Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả xử lý nước thải tại công ty 618 thành viên trực thuộc tổng công ty than đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 60 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÊ NGỌC SƠN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI CÔNG TY THAN 618 - THÀNH
VIÊN TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY THAN ĐÔNG BẮC’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÊ NGỌC SƠN


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI CÔNG TY THAN 618 - THÀNH
VIÊN TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY THAN ĐÔNG BẮC’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K44 - KHMT - N01
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016
: PGS - TS Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong toàn bộ quá trình học tập tại Trường Đại học Nông lâm và thực
hiện luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành khoa học môi trường với đề tài “Đánh

giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động khai thác than tại Công
ty 618 - trực thuộc Tổng Công Ty Than Đông Bắc” tôi đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Lời đầu tiên, tôi xin cám ơn đến toàn thể các thầy cô trong khoa Môi
trường - trường Đại học nông lâm, tập thể anh chị em tại viện kỹ thuật và
công nghệ môi trường.
Tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS - TS Đỗ Thị Lan hướng dẫn
khoa học chính, đồng thời là trưởng khoa môi trường - trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tham gia thực tập tại viện kĩ thuật
và công nghệ môi trường.
Tôi xin cám ơn công ty môi trường Việt - Sing, Tổng công ty Than
Đông Bắc và đặc biệt là Công ty TNHH MTV 618 đã giúp đỡ tôi về việc cập
nhật số liệu và khảo sát mô hình thức nghiệm tại hiện trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thái nguyên, ngày

tháng năm2016

Sinh viên

Lê Ngọc Sơn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm nước thải hầm lò mỏ than và các tác động đến môi trường ... 15
Bảng 3.1. Chất lượng nước thải trước xử lý của mỏ than 618 ........................ 32

Bảng 3.2. Chất lượng nước thải đã qua xử lý của mỏ than 618 ...................... 34


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tổ chức bộ máy Công ty TNHH MTV 618 ...................................... 8
Hình 1.2. Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò công ty 618 .................. 9
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Đông Triều ........................................................ 21
Hình 3.2. Nước thải hầm lò, mỏ than chưa qua xử lý ..................................... 31
Hình 3.3. Hiện trạng Mn trong nước thải trước và sau xử lý.......................... 35
Hình 3.4. Bể quan trắc sau xử lý ..................................................................... 36
Hình 3.5. Hiện trạng công nghệ xử nước thải hầm lò công ty 618 ................. 38
Hình 3.6. Trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ than 618...................................... 38
Hình 3.7. Bể lắng đứng kết hợp lamen ........................................................... 39
Hình 3.8. Nước thải ra môi trường sau xử lý của mỏ than 618 ...................... 41
Hình 3.9. Diễn biến của giá trị pH trong nước thải mỏ than của công ty
TNHH MTV 618 ............................................................................. 42
Hình 3.10. Diễn biến của nồng độ TSS trong nước thải mỏ than của
công ty 618 ...................................................................................... 42
Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng Fe trong nước thải mỏ than công ty TNHH
MTV 618.......................................................................................... 43
Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước thải mỏ than của công ty
TNHH MTV 618 ............................................................................. 44


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chú thích

BYT

Bộ y tế

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy sinh học

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NQ


Nghị quyết



Nghị định

MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn việt nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TSS

Hàm lượng chất rắn lơ lưng

TDS

Tổng chất rắn hòa tan


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
4.2. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở pháp lý và khoa học của đề tài......................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài .............................................................. 5
1.3. Tổng quan về Công ty Than 618. ............................................................... 7
1.3.1. Lịch sử hình thành ................................................................................... 7
1.3.2. Tổ chức bộ máy ....................................................................................... 7
1.3.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ................................................................. 8
1.3.4. Công nghệ sản xuất ................................................................................. 9
1.3.5. Nhu cầu sử dụng nước và xả thải của đơn vị ........................................ 10

1.3.5.1. Như cầu sử dụng nước ....................................................................... 10
1.3.5.2. Nhu cầu xả nước thải ......................................................................... 10
1.2. Tổng quan về phát thải ô nhiễm nước trong khai thác khoáng sản. ........ 11
1.2.1. Quy trình khai thác hầm lò .................................................................... 12


vi

1.2.2. Sự hình thành nước thải trong quá trình khai thác than hầm lò ............ 14
1.2.3. Tính chất của nước thải mỏ than hầm lò. .............................................. 14
1.3. Tác hại của nước thải trong quá trình khai thác than đối với con người........ 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Đông triều......................... 17
2.2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động khai thác
han tại Công Ty 618 - thành viên trực thuộc Tổng Công Ty Than Đông Bắc 17
2.2.3. Đánh giá hiện trạng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
tại công ty TNHH MTV 618. .......................................................................... 18
2.2.4. Đề xuất biện pháp công nghệ xử lý bảo vệ môi trường tại công ty
TNHH MTV 618. ............................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp thống kê........................................................................... 18
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh. ............................................................... 18
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 18
2.3.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 19
2.3.5. Phương pháp thực nghiệm, phân tích.................................................... 19

2.3.6. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Đông Triều .......................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
3.1.2. Kinh tế xã hội khu vực huyện Đông Triều............................................ 26


vii

3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do hoạt động khai thác tại Công ty
618 - thành viên trực thuộc Tổng Công ty than Đông Bắc ............................. 31
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải sản xuất ............................................ 31
3.2.1.1. Hiện trạng nước bề mặt khu vực sản xuất.......................................... 35
3.2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm ..................................................... 36
3.2.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt của công ty .......................................... 36
3.3. Đánh giá hiện trạng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại
công ty TNHH MTV 618 ................................................................................ 37
3.3.1. Công nghệ xử lý nước thải mỏ công ty TNHH MTV 618.................... 37
3.3.2. Hiệu suất xử lý nước thải hầm lò tại mỏ than 618 ................................ 41
3.4. Đề xuất biện pháp công nghệ xử lý bảo vệ môi trường tại công ty TNHH
MTV 618 ......................................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48
1. Kết luận ....................................................................................................... 48
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
II. Tài liệu nước ngoài


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử của nhân loại, chưa bao giờ vấn đề môi trường được quan
tâm mạnh mẽ như hiện nay bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ
phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển các mặt xã
hội và bảo vệ môi trường sống, đó cũng chính là phát triển một cách bền vững
và lâu dài.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các ngành công nghiệp
khai thác khoáng sản cũng gia tăng. Sự phát triển đó cũng sinh ra một số ảnh
hưởng tiêu cực, mà một trong những hệ quả đó là sinh ra một lượng lớn chất
thải gây ô nhiễm cho môi trường và hoạt động sống của con người
Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như xử lý nước thải
mỏ, hệ thống phun sương dập bụi. các bể chứa dầu mỡ, kho chứa chất thải
nguy hại trong hoạt động khai thác than là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực
tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề nan giải đang ở mức cảnh
báo. Các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý triệt
để, hiệu quả vận hành chưa cao. Các nhà đầu tư, khai thác than còn chưa chú
trọng một cách nghiêm túc vấn đề bảo vệ môi trường.
Hiện nay đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm khắc phục, xử lý tình trạng
ô nhiễm nguồn nước từ các khai trường trong quá trình sản xuất, khai thác
khoảng sản ở các mỏ và vùng lân cận chưa đáp ứng được tình trạng ô nhiễm
mặc dù mỗi giải pháp đều có ưu - nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều
kiện cụ thể.


2


Theo “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có
xét triển vọng đến năm 2030” đến năm 2015 cơ bản đạt chỉ tiêu chính về môi
trường vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, địa điểm du lịch v.v…), đến năm
2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên địa bàn vùng mỏ. Tuy
vậy, hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng đủ để xử lý lượng nước thải được
hình thành hiện nay và trong tương lai của ngành than. Công nghệ xử lý mới
được hiện đại hóa ở quy mô nhỏ.
Thực tế nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường của mỏ than 618
khu vực Đông Triều cho thấy môi trường đất, nước, sức khỏe con người…
đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước thải mỏ gây ra
những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động
khai thác than mặc dù công ty đã có những biện pháp xử lý khắc phục hậu quả
ô nhiễm tuy nhiên những biện pháp đó chưa đạt hiệu quả tốt, do đó tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và hiệu quả xử lý nước thải
tại Công ty 618 - thành viên trực thuộc Tổng Công ty Than Đông Bắc” là
vấn đề cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước thải phát sinh trong quá
trình khai thác than hầm lò của công ty 618 - Đông Triều - Quảng Ninh (thành
viên trực thuộc Tổng Công ty Than Đông Bắc), từ đó đề xuất biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm trong quá trình khai thác than hầm lò tại công ty than 618
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than
gây ra.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực
sản xuất.


3


4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tổng thể về ô nhiễm môi trường nước khu vực khai thác mỏ
của công ty than 618 - thành viên trực thuộc tổng công ty than Đông Bắc.
- Đề xuất công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm nước khu vực khai thác, góp phần bảo vệ môi trường mỏ.
4.2. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đó vào thực tế
- Bổ sung tư liệu cho học tập.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý và khoa học của đề tài
Một số văn bản pháp lý liên quan đến môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014. (ban hành 23/06/2014)
- Luật tài nguyên nước năm 2012. (ban hành 21/06/2012)
- Luật hóa chất năm 2007. (ban hành 21/11/2007)
- Nghị quyết - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của bộ chính trị về
bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa;
- Nghị định 19/2015 - NĐ/CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính
phủ về việc: “Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ
môi trường”;
- Nghị định 18/2015- NĐ/CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định 59/2015/NĐ - CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định 25/2013/NĐ- CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 về việc thu phí
bảo vệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định 179/2013/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính
phủ về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài Nguyên
về Môi trường, gồm:
 08:2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;


5

 09: 2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm;
 14:2008/QCVN-BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt;
 40:2011/QCVN - BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp;
- Các bộ tiêu chuẩn ngành;
- TCN 51 - 84 về thiết kế, tính toán các công trình xử lý nước thải
- TCN 51 – 2006 về thiết kế, tính toán các công trình xử lý nước thải
1.2. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài
+ Khái niệm về môi trƣờng
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 môi
trường được định nghĩa như sau: “môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (1)
+ Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng
Theo khoản 8 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng

xấu đến môi trường và sinh vật(1)
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc nặng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng
môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải), lỏng (nước thải), chất thải rắn hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các
dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng gây tác
động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu.
- Nƣớc thải sản xuất trong khai thác than hầm lò.


6

Là nước thải do các hoạt động sản xuất khai thác than hầm lo sinh ra
như đào lò, nước thu tại các vỉa than, nước thẩm thấu qua các lớp đất đá, nước
chảy trên mặt bằng các khu khái thác, nước rửa than….
- Các thông số đặc trƣng của nƣớc thải công nghiệp khai thác than
hầm lò
Đặc trưng của nước thải công nghiệp khai thác than hầm lò là hàm lượng
cặn lơ lửng lớn và có trị số PH thấp thường ở môi trường axit do trong than có
gốc lưu huỳnh (SO2), đặc biệt còn có các kim loại nặng cao như Mn, Fe…(8)
- Hàm lƣợng chất rắn
Tổng chất rắn là thành phần đặc trưng nhất của nước thải, nó bao gồm
các chất rắn lơ lửng có thành phần đặc trưng nhất của nước thải, nó bao gồm
các chất rắn không tan lơ lửng (SS), chất keo và hòa tan.
Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt ≥ 10-4 mm có thể lắng và không lắng
được (dạng keo)(8)
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và hóa học (COD);

Mức độ nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ có thể xác định theo lượng oxy cần
thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí và
được gọi là nhu cầu oxy cho quá trình sinh hóa.
Nhu cầu oxy hóa học COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn
toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước
thải. Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hóa BOD không đủ để phản ánh khả năng oxy
hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa trong
nước thải.(8)
- Oxy hòa tan:
Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải trước và sau xử lý là chỉ tiêu rất
quan trọng. Trong quá trình xử lý hiếu khí luôn phải giữ nồng độ oxy hòa tan
trong nước thải từ 1,5 - 2 mg/l đề quá trình oxy hóa diễn ra theo ý muốn và để


7

hỗn hợp không rơi vào tình trạng yếm khí. Oxy là khí có độ hòa tan thấp và
nồng độ oxy hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ muối có trong nước
- Trị số pH:
Trị số pH cho biết nước thải có tính trung hòa, tính axit hay tính kiềm. Quá
trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao động
của trị số pH. Quá trình xử lý hiếu khí yêu cầu pH trong khoảng 6,5 đến 8,5.(8)
- Lƣu huỳnh
Trong nước thải khai thác than, lưu huỳnh thường tồn tại ở dạng gốc
SO42-, do đặc tính trầm tích Cacbon trong than mà lưu huỳnh thường xuất hiện
trong các mỏ than hầm lò, và quá trình khai thác than, lưu huỳnh bị oxy hóa
và hòa tan trong nước làm cho pH của nước thải rất thấp.(8)
- Các kim loại nặng
Trong nước thải khai thác than có rất nhiều kim loại nặng nhưng đáng
chú ý nhất là sắt (Fe) và Mangan (Mn), các kim loại này có sẵn trong các vỉa

than do trầm tích Cacbon sinh ra và hòa tan vào nước thải mỏ trong quá trình
khai thác than, các kim loại trên tồn tại trong nước thải mỏ than ở dạng ion.(8)
1.3. Tổng quan về Công ty Than 618.
1.3.1. Lịch sử hình thành
Công ty than TNHH MTV 618 là một thành viên của Tổng Công ty
than Đông Bắc, được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 2010 theo quyết định số
773/QĐ - BQP của Bộ Quốc phòng. Là đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ
khai thác than để đảm bảo an ninh năng lượng theo yêu cầu của nhà nước và
xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
1.3.2. Tổ chức bộ máy


8

Tổ chức bộ máy công ty TNHH MTV 618 được sắp xếp theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

PHÓ GIÁM ĐỘC
KỸ THUẬT

Các phòng:
- Kỹ thuật
tổng hợp
- Cơ điện vận
tải
- Phòng
XDCB


Các phân xưởng:
Xây dựng cơ bản
Các PX khai thác
PX sang tuyển vận tải
PX vận tải hầm lò, thông gió,
quản lý mỏ.
Phòng ĐH sản xuất

PHÓ GIÁM ĐỘC
GIÁM SÁT AN TOÀN

Các phòng:
-Kế toán hành chính
- Tổ chức lao động
- Kế hoạc vật tư
- ăn phòng mỏ

Các phòng:
- Kỹ thật an
toàn mỏ
- Phòng bảo
vệ quân sự

Hình 1.1. Tổ chức bộ máy Công ty TNHH MTV 618
1.3.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty Than 618 - Tổng Công ty
than Đông Bắc là khai thác, chế biến và kinh doanh than.
Khu mỏ Hồ thiên được tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt
Nam giao cho Tổng Công ty than Đông Bắc quản lý, thăm dò và tổ chức khai

thác than, phân thành 2 khu vực: khu Đông và khu Tây, ở giữa 2 khu là khu
vực cấm khai thác.
Với đặc điểm phân bố và khả năng huy động tài nguyên của khu mở Hồ
Thiên cũng như điều kiện áp dụng công nghệ khai thác than hiện nay, giai
đoạn đầu khai thác tầng lò từ mức + 160 ÷ LV, thiết kế chọn lọc công suất
khai thác hầm lò khu Đông là 300.000 tấn/năm than nguyên khai.


9

1.3.4. Công nghệ sản xuất
Quy trình khai thác than hầm lo khu mỏ Hồ Thiên của Công ty TNHH
MTV 618 được trình bày như sau:
MỎ THAN

San gạt mặt bằng
SCN và xây dựng
nhà xưởng

Chất thải rắn, bụi,
nước thải sinh hoạt
của công nhân

Lắp đặt thiết bị
đào mỏ

Khoan đào lò

Lắp đặt điện
nước, các thiết

bị trong lò

Khoan nổ mìn

Đào lò khai thông

Đào lò chuẩn bị

Lò chợ khẩu than

Đất đá thải đào lò, bụi,
nước thải sinh hoạt của
công nhân

Bụi, khí thải độc hại (CH4,
CO… nước thải có tính
axit)

Than nguyên khai
Khoan khẩu than

Sàng tuyển than

Bụi, ồn, rung, xít thải

Vận chuyển tiêu
thụ

Phát sinh bụi, ồn, khí đọc
hại trong khai trường và

dân cư xã Tràng Lương

Hình 1.2. Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò công ty 618


10

1.3.5. Nhu cầu sử dụng nước và xả thải của đơn vị
1.3.5.1. Như cầu sử dụng nước
- Về nguồn cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt
của khu mỏ than Hồ Thiên là nguồn nước tại vị trí đầu nguồn của dòng suối
Cầu Mỏng.
- Về nhu cầu sử dụng nước: lượng nước hút từ suối Cầu Mỏng lên
trung bình trong tháng vào khoảng 6000m3/ng.đêm. Lượng nước này được
dùng để sản xuất và sử dụng các khu nhà ăn vệ sinh, tắm rửa
1.3.5.2. Nhu cầu xả nước thải
 Nƣớc thải sản xuất
Nước thải của khu mỏ than Hồ Thiên phát sinh chủ yếu từ quá trình sử
dụng nước chống bụi trong hầm lò, nước phục vụ các xưởng nhà đèn và nước
tưới đường, chống bụi trên mặt bằng. Lượng nước thải của khu mỏ than Hồ
Thiên được theo dõi thực tế tại các cửa hầm lò. Số liệu cụ thể như sau:
Nước thải phát sinh từ quá trình chống bụi trong hầm lò
Nước thải phát sinh từ nước phục vụ các xưởng nhà đèn
Nước thải phát sinh từ quá trình sử dụng nước tưới đường
và phục vụ trên mặt bằng

24m3/ngày
12m3/ngày
48m3/ngày


 Nƣớc thải sinh hoạt
Do khu mỏ khai thác Hồ Thiên tổ chức cho công nhân ở tập thể tại khu
vực khai trường mỏ nên lượng nước thải sinh hoạt tương đối lớn. Vào thời
điểm hiện tại, tổng số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại khu mỏ Hồ
Thiên vào khoảng 1100 người. Nếu tính trung bình mỗi công nhân sử dụng 35
lít/người/ngày thì lượng nước vào khoảng 35m3/ngày
 Nƣớc mƣa chảy tràn
Khu vực mỏ Hồ Thiên là địa dạng đồi núi cao xen kẽ các suối do vậy
mặt nước sau khi mưa được tập trung vào hệ thống các suối rồi chảy ra sông
Tràng Lương và một phần ngấm vào lòng đất.


11

1.2. Tổng quan về phát thải ô nhiễm nƣớc trong khai thác khoáng sản.
Trên thế giới và ở nước ta quá trình khai thác than là ngành công
nghiệp tác động trực tiếp đến tài nguyên lòng đất và nhiều yếu tố môi trường
như đất, nước, không khí, rừng và các loại sinh vật, cảnh quan… Môi trường
các vùng khai thác và chế biến than dễ bị suy thoái và ô nhiễm. Than ở Việt
Nam được khai thác hơn 100 năm nay, đã tạo tiền đề cho sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế khác, nguồn lợi kinh tế do than mang lại tuy rất lớn
nhưng hoạt động khai thác than lại ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên
thiên nhiên và môi trường sống. Đặc biệt các hoạt động khai thác, vận tải,
sang tuyển, bốc dỡ, cung ứng than đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô rộng
lớn và mức độ nghiêm trọng. Các hoạt động phát triển than đã làm suy thoái
và ô nhiễm không khí, đất và nước.
Hoạt động khai thác than tại các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh đã và đang
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cảnh quan xung quanh
các vùng mỏ. Nhiều khảo sát và nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế, xã hội đã được thực hiện trong những

năm gần đây đối với các mỏ than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Nước thải từ các mỏ than đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt,
nước ngầm. Vùng mỏ Quảng Ninh hàng năm đã thải vào môi trường một khối
lượng lớn nước thải mỏ, từ các moong nước, từ các bãi thải và các nhà máy
tuyển than. Theo số liệu điều tra hàng năm mỏ than Đông Triều đã thải ra
6.106 m3 nước thải. Riêng khu vực Cẩm Phả thải ra 9.106 m3 nước thải sinh
hoạt. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực rất lớn vì
nước thải mỏ được thải trực tiếp ra môi trường, chưa qua công đoạn xử lý.
Nước thải từ các mỏ than thường có độ khoáng hóa cao khoảng 3000mg/l,
nước có tính axit khá mạnh (pH= 2 - 5,5). Mặt khác bãi thải đất đá lộ thiên
cũng làm tăng độ axit của nước khi chảy qua.


12

Để ngành than phát triển bền vững, ngoài việc đầu tư áp dụng những
công nghệ sản xuất tiên tiến, có năng suất cao, ít gây ô nhiễm môi trường, còn
cần phải quan tâm xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và áp
dụng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ thích hợp để xử lý và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nói chung, đặc biệt là môi trường nước và khí, vì nước và
khí là hai yêu tố không thể thiếu cho sinh hoạt của con người, và cho các hoạt
động sản xuất, dịch vụ, giải trí khác.
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động khai thác than
là nước từ hoạt động dập bụi, nước từ các mỏ than, trong hoạt động sàng
tuyển, rửa than và sinh hoạt của cán bộ công nhân. (Đặng Xuân Thường,
2013, luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, trường ĐHNL Thái Nguyên).
1.2.1. Quy trình khai thác hầm lò
Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò có thể được hiểu đơn giản là
tập hợp các công việc chuẩn bị khai thác than, cần được thực hiện trong một
khu khai thác.

Quy trình công nghệ khai thác than ở lò chợ được chia thành công tác
chính và các công tác phụ. Các công tác chính là các khâu tách than khỏi khối
nguyên ban đầu, phá vỡ than đến cỡ hạt cần thiết, xúc bốc và vận tải than, chồng
thiết bị vận tải theo tiến độ của gương lò chợ, cung cấp vật liệu, máy móc, thiết
bị, năng lượng vào lò chợ, thông gió, chống bụi, thoát, chiếu sáng, thông tin liên
lạc… Như vậy, với các dạng công nghệ khai thác than khác nhau.
Các quá trình cơ bản của khai thác hầm lò bao gồm:
- Mở vỉa: Là quá trình phá hủy các lớp đất đá bao quanh vỉa than để tạo
thành ruộng, chuẩn bị cho công tác khai thác, quá trình này thường được sử
dụng bằng áp lực (kíp, mìn...). Lớp đất đá bao quanh gọi là đá mỏ, được vận
chuyển đem đổ thải tại các khu vực quy định.
- Khẩu than: là quá trình phá vỡ than từ khối nguyên ban đầu ra các


13

khối nhỏ xúc bốc, vận chuyển than ra khỏi hầm lò. Công tác khẩu than có thể
được thực hiện bằng phương pháp thủ công, khoan nổ mìn, cơ khí, thủy lực…
Việc lựa chọn phương pháp khấu trước hết phụ thuộc vào các tính chất của
than và các lớp đá vây quanh, đồng thời phụ thuộc vào các yêu cầu về chất
lượng than và chi phí để khai thác mỏ.
- Chống giữ lò chợ: Việc chống giữ lò chợ là một giai đoạn quan trọng
trong khai thác hầm lò, nó là giai đoạn ảnh hưởng đến an toàn và tiến độ khai
thác. Việc chống giữ lò chợ là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật để
gia cố thành lò, ngăn cho các vách đá khỏi bị sập đổ.
- Điều khiển áp lực mỏ lò chợ: khi tiến hành các công tác khai thác
than, trạng thái cân bằng của các lớp đất đá bị phá hủy, chúng rạn nứt và có
thể đổ sập vào hầm lò.
Để ngăn những biến dạng lớn và sự sập đổ của đá vào không gian công
tác cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh sự xuất hiện

của áp lực mỏ. Những biện pháp đó là một trong những quá trình sản xuất
quan trọng và được gọi là điều khiển áp lực mỏ. Trong các gương lò chợ dài ở
các vỉa dốc thoải và dốc nghiêng, điều khiển áp lực mỏ chủ yếu là điều khiển
áp lực của đá vách
- Các công đoạn cuối của mỏ là chợ: khi khẩu than theo từng dải dọc lò
chợ, sau mỗi dài khẩu cần phải chuẩn bị thiết bị để khẩu dải than tiếp theo.
Các công đoạn liên quan đến chuẩn bị thiết bị để khấu dải than tiếp theo và di
chuyển chúng về phía gương lò được gọi là các công đoạn cuối
Các công đoạn cuối đặc trưng là: chuẩn bị khấu(khám), dựng vì chống
tăng cường ở đầu lò chợ giáp với lò chuẩn bị, di chuyển bộ truyền động của
máng cào, tháo và lắp các chân cột chống của lò chuẩn bị xếp cũi…
Thành phần và khối lượng của các công đoạn cuối rất khác nhau, phụ
thuộc vào công nghệ khấu than, sơ đồ khấu, hình dạng và kích thước tiết diện
lò chuẩn bị giáp với lò chợ kết cấu vì chống của chúng…


14

Lắp ráp và tháo thiết bị mỏ lò chợ: Việc lắp ráp và tháo tổ hợp thiết bị
lò chợ là quá trình vận tải, lắp ráp và tháo rời các thiết bị trong lò chợ như các
vì chống lò, máy móc, cáp, tời…
1.2.2. Sự hình thành nước thải trong quá trình khai thác than hầm lò
Khí khai thác than hầm lò người ta đào các lò trong lòng đất, dùng các
biện pháp kĩ thuật để lấy than ra. Nước ngầm, nước chứa trong các lớp đất đá
chảy ra các đường lò rồi theo hệ thống thoát nước đưa ra khỏi lò hoặc dẫn vào
các hầm chứa nước tập trung rồi dùng bơm để bơm ra ngoài. Loại nước thải
này được gọi là nước thải hầm lò. Nước thải hầm lò có lưu lượng lớn và nồng
độ ô nhiễm cao. Nước thải mỏ than hầm lò được sinh ra từ 4 nguồn chính:
- Nước tàng trữ trong các khe nứt của đất đá, trong các vỉa than.
- Nước thẩm thấu qua các lớp đất đá.

- Nước rửa trôi chảy tràn bề mặt khai trường.
- Nước ngầm.
1.2.3. Tính chất của nước thải mỏ than hầm lò.
Quá trình lưu nước trong các đường lò, quá trình nước di chuyển đã
kéo theo các lớp hợp chất trên bề mặt tiếp xúc trong lò, kết hợp với các điều
kiện vật lý, hóa học, sinh học đã hình thành ra dạng nước thải mỏ than hầm
lò. Nước thải mỏ than hầm lò có thể mang tính axit hoặc trung tính, phần
nước có chứa Fe, Mn và TSS khá cao. Nhiều tài liệu nghiên cứu giải thích
nguyên nhân chính gây ra nước thải có tính axit cao, hàm lượng Fe, Mn, SO42trong nước thải mỏ cao như sau: Trong quá trình khai thác than, các hoạt động
khai thác đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn hiếu khí, có khả năng phân hủy
prit và lưu huỳnh dưới tác dụng của oxy không khí và độ ẩm theo các phản
ứng sau:
FeS2 + 7/2 O2 + H2O = FeSO4 +H2SO4 (1)
2FeSO4 + ½ O2 + H2SO4

Fe2(SO4)3 + H2O (2)


15

FeS2 + Fe2(SO4)3

3FeSO4 + S0 (3)

S0 + H2O + 3/2 O2

H2SO4 (4)

Fe2(SO4)3 + 2H2O


Fe(OH)SO4 + H2SO4 (5)

Đây cũng là nguyên nhân làm cho hàm lượng các kim loại (Fe, Mn) và
các ion SO42- tang cao trong nước thải mỏ.
Như vậy trong quá trình khai thác, các đường lò tiếp xúc nhiều với than
như lò xuyên vỉa, lò đi trong than thì nước thải tại các đường lò này mang tính
axit càng mạnh đối với các cửa lò có thời gian tồn tại lâu. Tại các đường lò
đào trong đá, nếu ít liên hệ với các đường lò than thì nước ở đây là trung tính,
nhưng chứa nhiều Fe, Mn do tiếp xúc với đất, đá.
Như vậy, nước thải mỏ than hầm lò có thể mang tính axit hoặc trung
tính, nhưng đa phần nước có chứa Fe, Mn, sunphat (SO42-) và TSS khá cao.
Đối với nước thải hầm lò mỏ than tại khu vực Quảng Ninh, nước thải
mỏ than hầm lò có tính axit, hàm lượng than và bùn đất trong nước thải cao
tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước và thời điểm xả thải nước ra môi trường.
Bảng 1.1. Đặc điểm nước thải hầm lò mỏ than và các tác động đến môi trường
Thông số

Giá trị, mg/L

Tác động môi trƣờng

pH

2-7

Hòa tan kim loại

Sắt (Fe)

100 - 300


Gây đục và màu nước, tang pH làm oxy
hóa và kết tủa sắt.

Mangan(Mn)

2 - 30

Làm giảm chất lượng nước

Kim loại nặng

1 - 200

Thay đổi thành phần động thực vật làm
giảm chất lượng nước.

Tổng chất rắn

100 - 30.000

Làm giảm chất lượng nước.

Thành phần và tính chất nước thải hầm lò một số mỏ của TKV năm
2015 được nêu ở bảng 1.1.


16

1.3. Tác hại của nước thải trong quá trình khai thác than đối với con người

Nƣớc. (Fe và Mn, các kim loại nặng khác):
Nước chứa sắt và mangan hàm lượng thấp không ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Những nguồn nước này khi tiếp xúc với oxy không khí trở
nên đục và tạo cảm quan không tốt đối với người sử dụng, do sự oxy hóa Fe2+
và Mn2+ thành Fe3+ và Mn4+, tồn tại dưới dạng oxyt có kích thước rất nhỏ lơ
lửng trong nước.
Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt (II) cao sẽ làm
cho nước có vị tanh, và nếu tiếp xúc với không khí thì nhanh chóng chuyển
sang màu vàng của sắt (III), làm tăng độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng.
Nước có hàm lượng mangan cao sẽ gây ra hiện tượng nhiễm độc. Khi
bị nhiễm độc Mn, nạn nhân thường có biểu hiện như rối loạn tâm lý, rối loạn
thần kinh dẫn đến căn bệnh Parkinson (run chân tay). Run nhẹ có thể làm việc
được nhưng năng suất lao động giảm. Run nặng không làm việc được sẽ ảnh
hưởng đến cuộc sống. Khi mổ tử thi những nạn nhân bị nhiễm độc Mn cho
thấy thần kinh trung ương bị tổn thương. Liều tối thiểu gây ngộ độc Mn đối
với người rất khó xác định, xong những người thường xuyên tiếp xúc với
không khí chứa khoảng 2 - 5 mg/m3 nhận thấy có những tác động bất lợi.
Các kim loại nặng khác như chì (Pb), cadimi (Cd), thủy ngân (Hg), asen
(As) gây ngộ độc trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây lở loét, ung thư…
Đánh giá chung: nước thải từ các hoạt động khai thác và sản xuất than
có chung đặc trưng mang tính axit cao, hàm lượng chất rắn và kim loại nặng
cao hơn quy chuẩn rất nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi
và môi trường. Cần phải xử lý nước thải đạt đúng tiêu chuẩn cột B QCVN
40:2011/BTNMT nếu nước thải không dùng cho sinh hoạt và đạt tiêu chuẩn
cột A QCVN 40:2011/BTNMT nếu nước thải sau xử lý được dùng cho mục
đích sinh hoạt.


×