Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.53 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
M UỞĐẦ
1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à
2. M c ích nghiên c uụ đ ứ
3. Yêu c uầ
4. Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a t iĩ ọ à ự ễ ủ đề à
4.1. Ý ngh a khoa h cĩ ọ
Ch ng 1ươ
T NG QUAN NGHIÊN C UỔ Ứ
1.1. C s khoa h c c a vi c ánh giá hi u qu s d ng t nông nghi pơ ở ọ ủ ệ đ ệ ả ử ụ đấ ệ
1.1.1. Khái ni m v t ai v t nông nghi pệ ềđấ đ àđấ ệ 4
1.1.2. Vai trò c a t ai trong s n xu t nông nghi pủ đấ đ ả ấ ệ 5
1.2. Nh ng v n c b n v hi u qu s d ng t nông nghi pữ ấ đề ơ ả ề ệ ả ử ụ đấ ệ
1.2.1. Hi u qu kinh tệ ả ế 6
1.2.2. Hi u qu v xã h iệ ả ề ộ 7
1.2.3. Hi u qu v môi tr ngệ ả ề ườ 7
1.3. Nh ng y u t c b n nh h ng t i hi u qu s d ng t nôngữ ế ố ơ ả ả ưở ớ ệ ả ử ụ đấ
nghi pệ
1.3.1. Y u t i u ki n t nhiênế ốđề ệ ự 7
1.3.2. Y u t i u ki n xã h iế ốđề ệ ộ 7
1.3.3. Các ch tiêu ánh giá hi u qu s d ng tỉ đ ệ ả ử ụ đấ 7
1.4. Tình hình nghiên c u hi u qu s d ng t nông nghi p trên thứ ệ ả ử ụ đấ ệ ế
gi i v Vi t Namớ àở ệ 10
1.4.1. Tình hình nghiên c u hi u qu s d ng t nông nghi p trên thứ ệ ả ử ụ đấ ệ ế
gi iớ 10
1.4.2. Nghiên c u qu n lý s d ng t b n v ng Vi t Namứ ả ử ụ đấ ề ữ ở ệ 11
1.4.3. Tình hình qu n lý v s d ng t nông nghi p t nh H T nhả à ử ụ đấ ệ ở ỉ à ĩ 13
Ch ng 2ươ 15
N I DUNG V PH NG PH P NGHIÊN C UỘ À ƯƠ Á Ứ 15
2.1. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 15
i


2.1.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 15
2.1.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 15
2.2. N i dung nghiên c uộ ứ 15
2.2.1. Nghiên c u các i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i có liên quanứ đ ề ệ ự ế ộ
n s d ng t nông nghi p trên a b n huy n K Anhđế ử ụ đấ ệ đị à ệ ỳ 15
2.2.2. Nghiên c u th c tr ng s d ng t nông nghi pứ ự ạ ử ụ đấ ệ 15
2.2.3. ánh giá hi u qu các lo i hình s d ng t nông nghi pĐ ệ ả ạ ử ụ đấ ệ 15
2.2.4. ánh giá ti m n ng t ai v xu t h ng s d ng t nôngĐ ề ă đấ đ à đề ấ ướ ử ụ đấ
nghi p h p lý trên a b n huy nệ ợ đị à ệ 16
2.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 16
2.3.1. Ph ng pháp i u tra thu th p s li uươ đ ề ậ ố ệ 16
2.3.2. Ch n a i m nghiên c u v phân vùng nghiên c uọ đị để ứ à ứ 17
2.3.3. S d ng h th ng ch tiêu ánh giá hi u qu s d ng tử ụ ệ ố ỉ đ ệ ả ử ụ đấ 18
2.3.4. Ph ng pháp x lý v phân tích s li uươ ử à ố ệ 19
Ch ng 3ươ 20
K T QU NGHIÊN C U V TH O LU NẾ Ả Ứ À Ả Ậ 20
3.1. i u ki n t nhiên, kinh t xã h iĐề ệ ự ế ộ 20
3.1.1. V trí a lýị đị 20
3.1.2. a hình, a m oĐị đị ạ 21
3.1.3. Khí h uậ 22
3.1.4. Thu v nỷ ă 24
3.1.5. Các ngu n t i nguyênồ à 25
3.1.6. Th c tr ng môi tr ngự ạ ườ 37
3.1.7. Th c tr ng phát tri n kinh t , xã h iự ạ ể ế ộ 37
3.2. Th c tr ng s d ng t nông nghi pự ạ ử ụ đấ ệ 51
3.2.1. Hi n tr ng s d ng t nông nghi pệ ạ ử ụ đấ ệ 51
3.2.2. C c u v di n tích cây tr ng trên các lo i hình s d ng tơ ấ à ệ ồ ạ ử ụ đấ 55
3.2.3. Di n bi n di n tích, n ng su t, s n l ng cây tr ng trên các lo iễ ế ệ ă ấ ả ượ ồ ạ
hình s d ng t nông nghi p c a huy n K Anh n m 2010 - 2012ử ụ đấ ệ ủ ệ ỳ ă 58
3.3. ánh giá hi u qu các lo i hình s d ng t nông nghi pĐ ệ ả ạ ử ụ đấ ệ 60

3.3.1. ánh giá hi u qu kinh tĐ ệ ả ế 60
3.3.2. ánh giá hi u qu xã h i c a các lo i hình s d ng tĐ ệ ả ộ ủ ạ ử ụ đấ 66
3.3.3. ánh giá hi u qu môi tr ng c a các lo i hình s d ng tĐ ệ ả ườ ủ ạ ử ụ đấ 69
3.3.4. ánh giá t ng h p c a các lo i hình s d ng tĐ ổ ợ ủ ạ ử ụ đấ 75
ii
3.4. ánh giá ti m n ng t ai v xu t ph ng h ng s d ng tĐ ề ă đấ đ à đề ấ ươ ướ ử ụ đấ
nông nghi p h p lý trên a b n huy nệ ợ đị à ệ 76
3.4.1. ánh giá ti m n ng t aiĐ ề ă đấ đ 76
3.4.2. Nh ng xu t v s d ng tữ đề ấ ề ử ụ đấ 80
3.4.3. M t s gi i pháp nh m nâng cao hi u qu s d ng t nôngộ ố ả ằ ệ ả ử ụ đấ
nghi p huy n K Anhệ ệ ỳ 83
K T LU N V KI N NGHẾ Ậ À Ế Ị 87
1. K t lu nế ậ 87
2. Ki n nghế ị 88
T I LI U THAM KH OÀ Ệ Ả 89
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CLĐ Công lao động
DC Chi phí trực tiếp
DP Khấu hao tài sản cố định
GO Giá trị sản xuất
H Cao
HCGO Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất
HCNVA Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất
HCVA Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất
HLGO Giá trị sản xuất trên lao động
HLNVA Thu nhập hỗn hợp trên lao động
HLVA Giá trị gia tăng trên lao động
IE Chi phí trung gian

L Thấp
Lúa ĐX Lúa Đông Xuân
Lúa HT Lúa Hè Thu
LUT Loại hình sử dụng đất
M Trung bình
NVA Thu nhập hỗn hợp
NVA/DC Hiệu quả đồng vốn
NVA/LD Gía trị ngày công lao động
T Thuế sử dụng đất
VA Giá trị gia tăng
VH Rất cao
VL Rất thấp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hướng gió thịnh hành, tốc độ gió(m/s) và chế độ nhiệt trung bình hàng
tháng trong năm huyện Kỳ Anh 23
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
Bảng 3.3. Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2008 – 2012 46
Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 47
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm 2012 52
Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 55
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng 59
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 62
iv
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT 64
Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 67
Bảng 3.11. So sánh mức đầu tư phân bón cho cây trồng được quy đổi ra lượng
(N, P2O5, K2O) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý 70
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số 72
Cây trồng huyện Kỳ Anh 72
Bảng 3.13. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 82

v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm
2012 53
Biểu đồ 3.2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 63
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời và ngành
nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, lao động nông nghiệp
chiếm mức rất cao so với tổng lao động của các ngành. Ngày nay, với sự phát triển
của đời sống kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số cộng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai, khiến cho quỹ đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người
hiện nay ở Việt Nam là rất thấp so với các nước.
Chính vì vậy, việc phải đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho con
người đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ phát triển của xã hội đang trở thành thách thức
lớn của nước ta hiện nay, cho nên việc đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay và là một hoạt
động có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trước những yêu cầu của thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần thay đổi
bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai. Từ luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật đất đai năm 1993, năm 1998, năm 2001 và luật đất đai năm 2003 cùng các
Thông tư, Nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đã và đang từng
bước đi sâu vào thực tiễn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng
chặt chẽ và khoa học hơn.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư
liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp không chỉ
còn đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay được
coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Mặt khác để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất xã hội phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Trong quá trình sử dụng, đất đai chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, tự nhiên
và con người, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất.
1
Việt Nam có khoảng 80% dân số sống nhờ chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển nông
nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy phát triển nông nghiệp làm tiền đề để
phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác. Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong thời gian gần đây Quốc hội
đang có dự thảo về nhiều chính sách bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp.
Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách Thành phố Hà
Tĩnh 52km về phía Nam. Tổng diện tích tự nhiên 104.186,73ha, chiếm 17,48% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và 01 thị trấn. Là một huyện mà sản xuất nông
nghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng
được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy
đủ nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây
thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, huyện Kỳ Anh đã thực hiện các chính
sách như: dồn điền đổi thửa, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia
đình, cá nhân và các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp. Song chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa mạnh mẽ, việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất hàng hóa trong
nông nghiệp đạt còn thấp. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất
trên địa bàn huyện là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại
học và sự hướng dẫn của của thầy giáo TS. Hà Xuân Linh tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục đích nghiên cứu

- Xác định loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn, phân tích đánh giá hiệu
quả sử dụng đất, xác định tiềm năng phát triển nông nghiệp cho huyện Kỳ Anh.
- Đề xuất phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của huyện.
2
3. Yêu cầu
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, đặc điểm về kinh tế - xã hội
của vùng nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng và xác định những mặt còn hạn chế
trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Xác định hướng phát triển sử dụng đất nông nghiệp của huyện thông qua
yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được các loại
hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Kỳ Anh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xây dựng hoàn chỉnh về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất, khai thác tối đa tiềm năng của đất nông nghiệp, bố trí hệ thống cây trồng
hợp lý theo hướng hiệu quả và bền vững cho huyện Kỳ Anh.
3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
trong các hoạt động, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, nghiên

cứu liên quan đến những khái niệm, những định nghĩa về đất. Một quan điểm
đầu tiên và khá hoàn chỉnh của Docutraiep (năm 1879) cho rằng: “Đất là vật thể
thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp
của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời
gian. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đề cập đến các yếu tố khác tồn tại trong môi
trường xung quanh, sau này đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều quan điểm
bổ sung như: nước của đất, nước ngầm, và vai trò của con người để hoàn thiện
khái niệm nêu trên. Một số quan điểm sau này của các nhà nghiên cứu: Học giả
người Anh là V.R William đã đưa thêm khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp
mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”, E.Mitchulich
(1923) cho rằng: “Đất chỉ là giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất
là khối hỗn hợp gồm các phần tử nhỏ cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho
thực vật”. Về vấn đề này Karmax đã viết “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ
biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của
sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt các thế hệ loài người kế tiếp nhau”. [14]
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm
thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa
hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống
của xã hội loài người. [7]
4
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ,
phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. [32]
Qua thực tiễn cho thấy diện tích đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
chỉ chiếm khoảng 9,07% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn cầu, đây là một yếu tố

quan trọng hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của loài người, tuy nhiên loại đất
này đang giảm mạnh về cả số lượng và chất lượng. Nước ta với diện tích đất nông
nghiệp khoảng 3,3 triệu ha, bình quân diện tích thuộc hàng thấp trên thế giới, đồng
thời diện tích đất trên phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền, với các hạn chế
như vậy, tình trạng diện tích đất hẹp, lao động dư thừa đây là một vấn đề luôn được
đặc biệt quan tâm. [18]
1.1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.
Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần rất quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng”. [10] Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu
sản xuất quan trọng với các đặc điểm cơ bản như sau:
Đất đai là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất,
nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật
nuôi để tạo ra sản phẩm. [8]
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, xuất hiện trước lao
động, là điều kiện tự nhiên của lao động là nơi các hoạt động sản xuất diễn ra, tạo ra
các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Đất đai có vị trí cố định,
chất lượng không đồng đều giữa các khu vực. [18]
1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Lịch sử phát triển của loài người cũng chính là lịch sử biến đổi của quá trình
sử dụng đất. Khi con người sống bằng các phương thức săn bắn, hái lượm, dựa vào
5
tự nhiên và thích ứng với tự nhiên để tồn tại, vấn đề sử dụng đất hầu như chưa được
hình thành. Khi xã hội phát triển, hình thức trồng trọt ra đời với những công cụ sản
xuất thô sơ, lúc này diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, cùng với
nó là sức sản xuất và tầm quan trọng của đất đai trong đời sống xã hội. Cùng với sự
gia tăng dân số, sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, các ngành nghề trong

sản xuất nông nghiệp cũng phát triển đa dạng do đó phạm vi sử dụng đất ngày càng
được mở rộng, yêu cầu sử dụng đất có hiệu quả cao thông qua các hình thức đầu tư,
bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhằm đảm bảo nhu cầu về lương thực
của hầu hết các nước trên thế giới. [5]
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chất
của hiệu quả phải xuất phát từ luận điểm của Triết học Mác và những nhận thức lý
luận của lý thuyết hệ thống, hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. [33]
1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Trong các hoạt động sản xuất của xã hội thường nhắc đến “Sản xuất có hiệu
quả”, “Sản xuất không có hiệu quả”. Sản xuất có hiệu quả là một phương hướng
phát triển cho mọi nền sản xuất, đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan
điểm về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên có thể hiểu về hiệu quả kinh tế như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù về kinh tế xã hội phản ánh mặt chất lượng
của hoạt động kinh tế và các đặc trưng của mọi hình thái kinh tế, xã hội. Quan điểm
về hiệu quả kinh tế ở các hình thái khác nhau sẽ không giống nhau tuỳ thuộc và
điều kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu mục đích của từng đơn vị sản xuất mà đánh giá
theo các góc độ khác nhau cho phù hợp. Tuy vậy mọi quan niệm về hiệu quả kinh tế
đều toát lên nét chung nhất đó là vấn đề tiết kiệm các nguồn nhân lực để sản xuất ra
khối lượng sản phẩm tối đa. [12]
Từ những vấn đề nêu trên có thể nói rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định, sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất, với lượng đầu tư, chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng
yêu cầu ngày càng tăng của xã hội. [11]
6
1.2.2. Hiệu quả về xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau, là tiền đề của nhau, là phạm trù thống nhất phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất

nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trong đất sản xuất
nông nghiệp. [1]
1.2.3. Hiệu quả về môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được tạo ra bởi các tác động của hóa học,
sinh học, vật lý… chịu ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố môi trường, hiệu quả môi
trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả về mặt hoá học, hiệu
quả về mặt sinh học và hiệu quả về mặt vật lý học.
Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, nó gắn liền với quá trình khai
thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. [6]
1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên gồm có: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời
tiết, môi trường sinh thái, tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước… có ảnh hưởng trực
tiếp mang tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất.
1.3.2. Yếu tố điều kiện xã hội
Bao gồm các yếu tố: Dân số, lao động, hạ tầng cơ sở, môi trường, chính sách các
yếu tố này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nào đó thì cần phải có
những chỉ tiêu cụ thể. Đây là thước đo để xem xét hoạt động đó là có hiệu quả kinh
tế hay không, có hiệu quả kinh tế hoặc có hiệu quả kinh tế thấp.
Để đánh giá hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp cần phải được xem xét
một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quả
chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
7
hội, hiệu quả môi trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như
một thể thống nhất và không thể tách rời nhau.
1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học được tính bao gồm

các sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả
kinh tế.
- Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường, chỉ tiêu này phản
ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắt
đầu ngay từ khâu sản xuất. Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá.
- Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là thước
đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại
sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về
không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất.
Tuy nhiên chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn
ngân hàng.
+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại
do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường
nội địa sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, thối hỏng, tránh cho người sản xuất
không bị người mua độc quyền, ép giá.
1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
- Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu
của người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá.
Sau là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, phù hợp với số vốn của người
nông dân.
8
- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa
phương, được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất
đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.
- Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời gian phù hợp từ nguồn vốn
tín dụng hoặc ngân hàng.
- Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sản

xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.
+ Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việc
bình đẳng giới và quyền trẻ em, không để cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn,
không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của chúng.
Rút ngắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em.
+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật và hương ước cộng đồng.
1.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về môi trường
Hệ thống sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Giữ đất không bị rửa trôi xói mòn: Thể hiện bằng sự giảm thiểu lượng đất
mất hằng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng
loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện.
+ Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô
nhiễm nguồn nước.
+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) che phủ liên tục
trong năm.
+ Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh
bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày ).
+ Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loài cây trồng bản địa vốn đã được chọn
lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; bổ sung một số loài mới đảm bảo
cân bằng sinh thái.
+ Hệ số đa dạng sinh học.
+ Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng.
9
Các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ
thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất các
tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy
khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng
số khác nhau.
1.4. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở

Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.500 triệu ha diện tích đất trồng trọt (chiếm
xấp xỉ 9,07% diện tích đất tự nhiên) trong đó diện tích 1.200 triệu ha đang thoái
hoá, diện tích bị xói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá rất lớn gây nên việc suy giảm về số
lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các yếu tố về mặt xã hội như
sự gia tăng dân số là một áp lực rất lớn đối với việc sử dụng đất trong đó việc sử
dụng đất nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về lương thực, nông sản, lâm sản.
Điều này đã đặt ra cho các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu hướng
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Nhiều chương trình nghiên cứu, dự án khai thác sử dụng đất trên thế giới đã
được triển khai ở các nước, mỗi chương trình có một mục tiêu khác nhau, nhưng
tựu chung lại các chương trình đều nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất đai
ngày càng có hiệu quả cao. [14]
Hàng năm các viện nghiên cứu khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra
một số giống cây trồng có năng suất cao, ổn định, nhằm sử dụng đất ngày càng hiệu
quả, nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp là đã tạo ra các giống cây trồng mới có
năng suất, chất lượng cao; Một hướng nghiên cứu khác được các nhà khoa học quan
tâm đó là việc nâng cao năng suất cây trồng bằng việc sử dụng các chế phẩm vi
sinh, hữu cơ với các chế độ sử dụng hợp lý, điều này đã đóng góp không nhỏ cho
việc tăng sản lượng lương thực trên toàn cầu, đồng thời góp phần cải tạo và bảo vệ
đất. [2]
Xu hướng chung của các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu có
hiệu quả với việc đảm bảo các yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường, thành tựu
10
trong hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu sử dụng đất dốc, đất gò
đồi, các mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả về mọi mặt trong sử dụng đất và
trong sản xuất nông nghiệp. [13]
Việc tìm ra các công thức luân canh, xen canh với các cơ cấu cây trồng phù
hợp cũng được các nhà khoa học cho là giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu

quả sử dụng đất. [16]
Việc hoạch định các chiến lược và thực hiện tốt các chiến lược, chính sách
cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất cây
trồng và hiệu quả sử dụng đất. [15]
1.4.2. Nghiên cứu quản lý sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Những đóng góp đó đã góp phần quan
trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập.
Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên
cứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu và cũng trong
giai đoạn này, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề
xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển
hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình
nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp cũng đề cập việc phát triển hệ
thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và công
nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn
đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn được các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm.
Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn,
phù hợp với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua và
trong thời gian tới. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp
nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Các nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hiện
11
nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao,
đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng
có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong phương thức luân canh như hoa, cây ăn quả,
cây thực phẩm cao cấp.
Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 -

4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới
tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, bố trí lại và
đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu
sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất.
Trong lịch sử canh tác nông nghiệp của nước ta, hệ thống sử dụng đất trồng
lúa nước ta là hệ canh tác khá bền vững. Hệ thống canh tác sử dụng đất dốc còn tồn
tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Những năm qua Việt Nam đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật,
kinh tế và tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng
tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao,
bố trí luân canh cây trồng, vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn
diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp khoảng 24,99 triệu ha, trong bối cảnh
chung của tình hình sử dụng đất trên thế giới và đặc thù của Việt Nam, trong những
năm qua Chính phủ, các Ban ngành, các địa phương và các nhà khoa học trong
nước đã đưa ra các vấn đề nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đây là
một trong những định hướng mang tính chiến lược trong công tác nghiên cứu nhằm
đưa ra các sản phẩm, các loại hình sử dụng đất hợp lý thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế. [3]
Ngay từ những năm sau cải cách ruộng đất các nhà khoa học đã nghiên cứu và
đưa vào áp dụng các loại giống ngắn ngày, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá
cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các vấn đề về luân canh, tăng vụ cũng đã góp phần
vào nâng cao sản lượng cây trồng thúc đẩy kinh tế phát triển.
12
Trong những năm gần đây với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã làm cho nền kinh tế nước ta
đạt nhiều kết quả tốt, tuy nhiên nhìn chung các công trình nghiên cứu về lĩnh vực
nông nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào vấn đề kỹ thuật canh tác, hiệu quả kinh tế;
Các vấn đề về xã hội và môi trường cũng đã đề cập đến tuy nhiên cũng còn nhiều

mặt hạn chế, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. [17]
1.4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn
90% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không
đủ lương thực đến chỗ là tỉnh chủ động được lương thực thậm chí có xuất khẩu gạo
và nhiều nông sản khác và gần đây là thủy sản. Như vậy, nông nghiệp, nông thôn
Hà Tĩnh đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của cả nước.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011, dân số Hà Tĩnh là
1.228.097 người, trong đó dân số nông thôn là 1.041.251 người, chiếm 84,78% dân
số cả tỉnh. Cũng vào thời điểm trên, diện tích đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là
447.000,55ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 121.167,01ha. Đất lâm nghiệp
351.147,19ha, đất nuôi trồng thủy sản là 4.052,71ha, đất làm muối 426,97ha, còn lại
đất nông nghiệp khác 206,67ha. Tổng số lao động là 643.928 người, trong đó lao
động nông nghiệp có 367.237 người, chiếm 57% lao động xã hội. Năm 2005 cả tỉnh
có 65.255,35ha đất trồng lúa, do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm
mạnh (so với năm 2005 giảm 258,97ha). Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa trong quá
trình phát triển cùng với phương thức quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất nông
nghiệp cũng chưa phù hợp, chưa có hiệu quả đã làm cho tình trạng hạn mức sử
dụng đất ngày càng giảm mạnh, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải
suy nghĩ và tháo gỡ để hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế phát
triển bền vững. Tính đến năm 2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh
còn lại 121.167,01ha, Số lượng giảm tập trung ở các huyện như Đức Thọ, Kỳ Anh,
Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh. Điều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp giảm
13
đều thuộc các vùng chuyên lúa có đất đai phì nhiêu. Phần lớn diện tích đất nông
nghiệp bị giảm đều sử dụng vào mục đích xây dựng khu công nghiệp các khu vui
chơi giải trí hoặc để hoang hóa. Việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp những
năm qua để thực hiện sự phát triển của tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là
việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh

nhà.
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển, việc thu hồi đất diễn ra ở hầu hết các địa
phương và chủ yếu là đất nông nghiệp dẫn đến diện tích đất trồng lúa giảm mạnh.
Trong tương lai khi dân số tăng lên thì việc phát triển công nghiệp đô thị ồ ạt, cộng
với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất sẽ là những yếu tố làm
cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, an ninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế,
môi trường và an ninh xã hội bị đe dọa nếu tỉnh không có những biện pháp kịp thời
để hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp. (số liệu thống kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh)
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hà Tĩnh bước đầu đã gắn
phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dần từng bước
xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá.
14
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nguồn số liệu được thu thập trong 7 năm, từ năm 2005-2012.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn huyện Kỳ Anh, trên
10 xã đại diện cho 3 vùng, định hướng phân chia vùng nghiên cứu dựa trên đặc điểm
về vị trí địa lý, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và theo tiềm năng phát triển
sản xuất nông nghiệp của từng vùng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh
Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa
hình, địa mạo), điều kiện xã hội, thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
tình hình về dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, xác định

những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
+ Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nghiên cứu cơ cấu và diện tích cây trồng trên các loại hình sử dụng đất.
+ Nghiên cứu diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình
sử dụng đất.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất.
+ Đánh giá các tác động đối với môi trường của các loại hình sử dụng đất.
15
+ Đánh giá tổng hợp của các loại hình sử dụng đất.
2.2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp
lý trên địa bàn huyện
2.2.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai
2.2.4.2. Nội dung đề xuất sử dụng đất nông nghiệp
+ Lựa chọn loại hình sử dụng đất.
+ Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất.
2.2.4.3. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng.
+ Giải pháp thị trường tiêu thụ nông sản.
+ Giải pháp về vốn đầu tư.
+ Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp.
+ Giải pháp khoa học kỹ thuật.
+ Giải pháp về giống.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu
liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện. Thông qua các phương tiện truyền

thông đại chúng, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh; phòng, ban chuyên môn
của huyện Kỳ Anh và các xã được lựa chọn làm điểm nghiên cứu có đầy đủ các yếu
tố mang tính đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Chủ yếu là các số liệu chưa được công bố chính thức, nguồn chủ yếu từ các hộ
nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm sản xuất, các thị
trường tại nông thôn, tổ chức dịch vụ cung ứng, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và
các tổ chức liên quan.
2.3.1.3. Phương pháp chuyên gia
Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành trong đánh giá và đề xuất
loại hình hợp lý.
16
2.3.2. Chọn địa điểm nghiên cứu và phân vùng nghiên cứu
- Tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn các xã đại diện cho các vùng trên
địa bàn huyện đảm bảo các yêu cầu:
+ Đại diện và theo tỷ trọng các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện.
+ Quỹ đất nông nghiệp ở mức trung bình khá.
+ Có điều kiện sản xuất, kinh tế, trình độ dân trí ở mức trung bình, mang tính
chất đại diện trong huyện.
+ Phân bố đều ở các phía theo vị trí địa lý: Đông, Tây, Nam, Bắc.
+ Đại diện đầy đủ về khoảng cách: Xa gần về giao thông, thuận lợi, khó khăn;
Căn cứ tình hình các điều kiện: Tự nhiên, xã hội và thế mạnh của vùng, cụ thể
các vùng nghiên cứu như sau:
- Vùng 1 (Vùng ngoài) gồm 8 xã: Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân, Kỳ
Giang, Kỳ Đồng, Kỳ Khang và Kỳ Phú trong đó có 3 xã giáp biển là xã Kỳ Xuân,
Kỳ Phú và Kỳ Khang. Đây là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, trồng lúa -
màu của huyện
- Vùng 2 (Vùng giữa, trong) gồm 19 xã: Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Thư, Kỳ Tân,
Kỳ Hoa, Thị Trấn, Kỳ Châu, Kỳ Hải, Kỳ Hưng, Kỳ Trung, Kỳ Hà, Kỳ Phương, Kỳ
Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Ninh, Kỳ Long, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh và Kỳ Nam trong đó:

+ Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Thư, Thị Trấn, Kỳ Châu, Kỳ Hải là vùng trọng điểm
sản xuất nông nghiệp, trồng lúa - màu của huyện.
+ Kỳ Tân, Kỳ Hoa là vùng sản xuất lúa lạc.
+ Thị Trấn Kỳ Anh và Kỳ Châu: Lúa màu và phát triển thương mại dịch vụ.
+ Kỳ Hải: Có tiềm năng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, có thế mạnh xuất khẩu,
chế biến.
+ Kỳ Hưng hiện tại trồng lạc nhưng tiềm năng phát triển kém.
- Vùng 3 (Vùng trên) gồm 6 xã: Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Hợp và Kỳ
Lạc là 6 xã thuộc chương trình 135. Tiềm năng chủ đạo là lâm nghiệp, cây công
nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
Địa bàn nghiên cứu chọn các xã: vùng 1 chọn Kỳ Phú, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, Kỳ
Khang; vùng 2 chọn Kỳ Châu, Kỳ Trung, Kỳ Ninh; vùng 3 chọn Kỳ Lâm, Kỳ Tây,
17
Kỳ Thượng; mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ; đảm bảo có đủ các thành phần: hộ giàu,
hộ trung bình và hộ nghèo.
- Phân tích, thống kê các điểm đã nghiên cứu và nội suy toàn huyện.
2.3.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.3.3.1. Hiệu quả về kinh tế được
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể dùng nhiều
chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên
cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu
hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh, có thể xác định hệ thống
các chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha).
+ Giá trị sản xuất GO/ha là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời
kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1ha đất.
GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm.
- Giá trị gia tăng VA/ha (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản
phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất. Để tính VA cần phải tính
được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC

(Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Vốn, phân bón, bảo vệ
thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân
hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…
VA = GO – DC hoặc VA = GO – IE
- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)
Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý)
cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1ha. Đây chính là phần
thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.
NVA = VA – DP – T
Trong đó: DP là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thường
tính cho 1000 đồng chi phí)
+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO = GO/DC
18
+ Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA = VA/DC
+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA = NVA/DC
Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng
chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này
sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi
hoặc 1 ngày công chuẩn).
+ Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/LD
+ Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD
+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLNVA = NVA/LD.
Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử
dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động.
2.3.3.2. Hiệu quả về xã hội
Để đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về mặt xã hội sử
dụng các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
+ Giá trị ngày công lao động nông nghiệp.

+ Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp.
+ Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất.
+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động.
2.3.3.3. Hiệu quả về môi trường
+ Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Khả năng bảo vệ xói mòn và cải tạo đất.
+ Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng, tỷ lệ che phủ.
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê thông thường,
sử dụng phần mềm tin học Excel để xử lý và tổng hợp số liệu.
Đối với thông tin, số liệu thứ cấp: Sau khi đã được thu thập toàn bộ các thông
tin này được kiểm tra đầy đủ, chính xác, sau đó được xử lý, tính toán phản ánh
thông qua thống kê, đồ thị hoặc bằng biểu đánh giá so sánh và rút ra kết luận.
19

×