Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

kĩ năng dự phòng trong quấy rối tình dục cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.95 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

A. Mở đầu

“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Cuộc sống hiện đại được nâng lên, miếng cơm manh áo không còn quá chật vật,
người ta có điều kiện hơn để chăm sóc trẻ em, trước hết là con em mình, sau đến mọi trẻ
em trong xã hội. ‘’Trẻ em như búp trên cành’’, Bác Hồ dạy như vậy. Búp non là phần dễ
bị tổn thương nhất nhưng cũng là phần sáng nhất, đẹp nhất, giàu sức sống nhất. Cây có
xanh tươi, có thân cành vạm vỡ cũng nhờ từ búp.
Chính vì thế mà từ trong đạo lý truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể,
chúng ta luôn dành cho trẻ em mọi ưu tiên, mọi sự che chở, bảo vệ cao nhất. Nước ta
không chỉ tham gia các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều
trong các luật khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Khi thiết kế hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ, được biết trẻ đã được học rất nhiều
từ những bài học về kỹ năng sống ở trường: kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng phòng chống
đuối nước, kĩ năng tự vệ...nhưng trong đó các em chưa được học về kĩ năng nâng cao
việc dự phòng trong quấy rối tình dục và xâm hại tình dục. Chính vì vậy, em đã thiết kế
ra một hoạt động dạy kỹ năng sống về chủ đề: ’’ kĩ năng dự phòng trong quấy rối tình
dục cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi’’ trên địa bàn Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Vì đây là lần thiết kế hoạt động lần đầu tiên của em nên vẫn còn nhiều thiếu sót về
mặt kỹ năng và kiến thức giảng dạy. Em mong cô góp ý để bài thiết kế được hoàn thiện
hơn.

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 1



B. Nội Dung:
I. Mục Tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Giúp cho các em có những hiểu biết về quấy rối tình dục là như thế nào.
- Các em nhận biết được những hành vi nào là hành vi quấy rối tình dục.
- Các em nhận biết được đối tượng nào? Thời gian nào? Địa điểm dễ xảy ra quấy rối
tình dục.
- Trình bày hậu quả của quấy rối tình dục trẻ em về mặt thể chất và tinh thần.
- Nêu lên được tầm quan trọng của việc dự phòng trong quấy rối tình dục đối với bản
thân của mình.
- Giúp cho các em nhận thấy được những thiếu sót thông tin của các em trong việc ứng
phó với quấy rối tình dục của bản thân.
- Nêu được các tình huống có nguy cơ bị quấy rối tình dục trẻ em.
- Trình bày được những quy tác an toàn để tự bảo vệ bản thân.
- Xác định những người và địa chỉ tin cậy có thể giúp đỡ được các em trong trường hợp,
nguy cơ bị quấy rối tình dục.
- Vận dụng được những kiến thức trải nghiệm vào trong việc ứng phó quấy rối tình dục.
- Giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình trong việc ứng phó với quấy rối .
2. Mục tiêu về kỹ năng:
- Có kỹ năng xác định giá trị bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, , kĩ năng đương đầu với cảm xúc, với khó khan, kỹ năng
quan sát, lắng nghe.
- Xử lý được các tình huống có nguy cơ bị quấy rối tình dục và xâm hại tình dục trẻ em.
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 2



- Hình thành được kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Có kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh khi bản thân bị rơi vào tình
huống quấy rối hoặc bị xâm hại tình dục mà bản thân không thể tự xử lí được.
3. Mục tiêu về thái độ:
- Hình thành thái độ yêu quý, giữ gìn, bảo vệ bản thân và người khác.
- Có thái độ lên án, phê phán việc quấy rối tình dục trẻ em.
- Nâng cao ý thức của trẻ về sự chủ động trong chọn lựa những giải pháp tối ưu nhất để
cho mình có thể thoát được khi bị quấy rối hoặc bị xâm hại tình dục.
- Nâng cao nhận thức của HS về những nguyên nhân, cũng như ảnh hưởng của quấy rối,
xâm hại tình dục gây ra.
- Hình thành cái nhìn tổng quan của bản thân về việc dự phòng và ứng phó trong việc
bảo vệ bản than được an toàn.
- Có thái độ trách nhiệm trong việc tự trang bị kiến thức và kĩ năng về quấy rối tình dục
cho bản thân.
- Cảm thông, chia sẻ với những người bị quấy rối tình dục.
II. Đối Tượng Giáo Dục Của Chủ Đề:
Chủ đề được thiết kế dành cho đối tượng lứa tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Cụ thể là trẻ
em trên địa bàn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
III. Thông Điệp Của Chủ Đề:
• Trẻ em cần được bảo vệ khỏi quấy rối tình dục và có quyền được an toàn.
• Quấy rối tình dục trẻ em là sai trái. Trẻ em (hoặc người chưa thành niên) không bao
giờ có lỗi khi bị quấy rối hoặc xâm hại. Vì vậy, không được đổ lỗi cho trẻ em và người
chưa thành niên khi quấy rối hoặc xâm hại xảy ra.
• Trẻ em có thể bị quấy rối hoặc xâm hại tình dục dưới cả hai hình thức, có tiếp xúc và
không tiếp xúc.
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 3


• Cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể bị quấy rối tình dục.
• Kẻ quấy rối tình dục không có đặc điểm đặc trưng để có thể nhận biết.Chúng có thể là
bất kỳ ai.
• Em biết về cảm giác, ý nghĩ, phản ứng cơ thể và các dấu hiệu cảnh báo bên ngoài mà
có thể giúp em nhận biết một tình huống là an toàn hay không an toàn.
• Em biết những người xung quanh có thể hỗ trợ em, em có thể gặp họ thường xuyên và
tin tưởng ở họ. Em có thể đến gặp họ để nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ. Họ có thể giúp đỡ và
bảo vệ em khỏi sự quấy rối tình dục.
• Cộng đồng luôn sẵn sàng giúp đỡ em để giúp em được an toàn khỏi mọi hình thức
quấy rối tình dục.
IV. Phương Tiện Hỗ Trợ:
- Giấy A4, giấyA0, giấy nhớ
- Bút lông, bút dạ, bút viết
- Phiếu in sẵn tình huống thảo luận
- Tài liệu phát tay
- Máy chiếu
- Hội trường
- Xe di chuyển
- Tranh, ảnh minh họa
- Phiếu màu, hoặc thẻ màu
V. Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động:
* Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời (tùy theo hoạt động có thể linh hoạt thay đổi)
* Thời gian tổ chức hoạt (có thể thay đổi linh hoạt):

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 4


- Mỗi hoạt động diễn ra trong vòng 1h đến 1h30’ (kế hoạch hoạt động được xây dựng
thực hiện trong vòng 1 tháng, 1 tuần/ 2 buổi)
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Ô cửa bí mật” (20 phút)
a. Mục tiêu:
- Phần giới thiệu cần tạo ra bầu không khí tin cậy để trẻ em cảm thấy thoải mái và tích
cực về bản thân và các hoạt động.
- Giúp HS khởi động và giới thiệu vào chủ đề.
- Khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh tác động đến các em và sự
hiểu biết của tất cả các em từ 10 tuổi đến 15 tuổi về quấy rối tình dục.
b. Thông điệp:
• Quấy rối tình dục, thể chất, tinh thần và sự xao nhãng đều có hại cho sự trưởng thành
và phát triển của trẻ em và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai của các em.
• Trẻ em và người chưa thành niên cần được bảo vệ khỏi quấy rối và có quyền được an
toàn.
c. Cách tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:
+ HS sẽ tham gia trả lời câu hỏi do GV đưa ra, HS sẽ di chuyển tại phòng theo từng
câu trả lời A B C D E, mỗi bước đi đã được sắp xếp sẵn miễn sao đảm bảo các câu hỏi
đều được trả lời. (Câu hỏi đính kèm ở phụ lục)
+ Mỗi ô đáp án có đặt một chiếc ghế tượng trưng, trên lưng ghế có dán kí hiệu câu trả
lời A B C D E, khi HS bước đến ô đáp án nào thì có câu hỏi tiếp theo phù hợp với câu
trả lời của HS.
+ Các câu hỏi phát cho HS được ghi lên phiếu nhỏ, mỗi phiếu 1 câu, di chuyển đến câu
nào và chọn đáp án nào thì điền vào phiếu khảo sát.
+ Trò chơi diễn ra trong yên lặng, ai lên tiếng làm ôn ào thì bị loại, những ai hoàn thành
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN

SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 5


đầu đủ các câu hỏi là những người chiến thắng.
- Bước 2: HS chơi trò chơi.
- Bước 3:GV thảo luận lớp:
+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa?
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
+ Qua trò chơi các em nhận ra được điều gì?
- Bước 4: GV nhận xét và giới thiệu vào nội dung chủ đề và phát sổ tay nhật ký hành
trình tham gia các hoạt động.
d. Kết luận:
- Qua trò chơi các em đã biết được các yếu tố xung quanh tác động lên các em. Vì vậy,
các em cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quấy rối tình dục và
xâm hại tình dục để bảo vệ bản thân được an toàn.
2. Hoạt động 2: ’’Cơ thể em’’ (60 phút)
a. Mục tiêu:
- Chủ đề này dạy cho trẻ về các bộ phận cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục. Điều này
giúp cho trẻ nhận thức được toàn bộ cơ thể và cung cấp cho các em đầy đủ từ vựng để
mô tả những tình huống quấy rối tình dục có thể xảy ra.
b. Thông điệp:
- Em biết đúng tên của các bộ phận riêng tư trên cơ thể mình.
- Người khác KHÔNG ĐƯỢC nhìn hoặc chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể em,
trừ phi em bị thương hoặc em cần sự giúp đỡ để giữ vệ sinh cho những bộ phận đó.
c. Cách tiến hành:
Bước 1:


Giáo viên chia nhóm thành từng cặp nhỏ gồm 5 em 1 nhóm.

+ Yêu cầu trẻ làm việc theo cặp, vẽ cơ thể mình bằng phấn lên sàn hoặc sử dụng bút viết
bảng để vẽ lên giấy khổ lớn. (Nếu lớp học đông, bạn có thể để trẻ làm việc theo nhóm 6
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 6


hoặc 8 người và chỉ vẽ phác họa một thành viên trong nhóm. Các nhóm cần có tính
chuyên biệt về giới – có nghĩa là chỉ có các trẻ em gái trong cùng một nhóm với trẻ em
gái và trẻ em trai trong cùng một nhóm với trẻ em trai.)
+ Yêu cầu trẻ xác định các bộ phận “riêng tư” trên cơ thể bằng cách vẽ một hình tròn
hoặc một hình hộp xung quanh các bộ phận đó của cơ thể. Nhắc trẻ rằng, riêng tư có
nghĩa là “dành cho em” và không riêng tư có nghĩa là “dành cho tất cả mọi người”.
Thảo luận với cả lớp.
Bước 2: Giáo viên trình bày
+ Giải thích với trẻ rằng, một số bộ phận cơ thể thường được mọi người chấp nhận là
riêng tư. Đó là những bộ phận sinh dục của cơ thể. Các bộ phận sinh dục của cơ thể là
khác nhau giữa nam và nữ.
+ Chỉ vào các hình vẽ phác họa cơ thể trẻ trai và trẻ gái và yêu cầu học viên xác định và
đọc tên các bộ phân sinh dục của cơ thể bằng cách chỉ cho học viên những bộ phận đó
và cung cấp cho các em tên chính xác về giải phẫu học của các bộ phân đó – dương vật,
âm đạo và hậu môn. Đánh dấu những bộ phận này bằng bút dạ màu.
+ Đánh dấu những bộ phận cơ thể khác mà trẻ cũng coi là riêng tư (ví dụ: tóc, tay, chân)
bằng một chiếc bút dạ màu khác.
Bước 3: Giáo viên cho nhóm thảo luận những câu hỏi ( trong vòng 10 phút), sau khi
thảo luận xong từng nhóm sẽ lên trình bày ( thời gian trình bày trong vòng 5 phút) với

cấc câu hỏi như sau :
• Tại sao việc nhận biết và gọi đúng tên của các bộ phận riêng tư của cơ thể lại quan
trọng? (Mọi người có thể hiểu chính xác chúng ta muốn nói gì và đây là những tên đúng
của những bộ phận đó.)
• Khi nào thì ĐƯỢC nói về hoặc gọi tên của các bộ phận riêng tư của cơ thể? (Luôn là
ĐÚNG khi sử dụng tên đúng. Một số người có thể cảm thấy hơi ngượng ngùng khi họ
nghe thấy những từ này. Sự ngượng ngùng này không phải là do những từ ngữ mà
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 7


chúng ta đã sử dụng – những từ ngữ này là ĐÚNG.)
• Tại sao những bộ phận riêng tư của cơ thể chúng ta lại là riêng tư? (Chúng là những bộ
phận đặc biệt thuộc về chúng ta. Điều quan trọng là phải giữ cho những bộ phận này an
toàn và riêng tư cho tới khi chúng ta trưởng thành và tìm được một người đặc biệt để
chia sẻ những bộ phận đó với người ấy. Chúng ta không cần chia sẻ bộ phận riêng tư
của cơ thể mình cho tới khi đó.)
+ Sau khi các nhóm trả lời, GV cho các nhóm biểu quyết nhóm nào, trả lời đầy đủ các
câu hỏi và hay nhất sẽ giành phần thưởng.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và đánh giá.
d. Kết luận:
- Thông qua hoạt động nhóm giúp các em tự tin, mạnh dạn nêu lên quan điểm của riêng
mình, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa nêu lên được ý kiến của cá nhân mình.
- Giáo viên giới thiệu về các bộ phận riêng tư, kín đáo trên cơ thể của các em.
3. Hoạt động 3:’’ Tín hiệu cảnh báo’’ (80 phút)
a. Mục tiêu:
- Chủ đề này giúp trẻ em nhận thức được những cảm giác và những tín hiệu cảnh báo

của cơ thể (bao gồm các cảm giác lẫn lộn và đang thay đổi).
- Việc nhận ra và đáp ứng những cảm giác và tín hiệu cảnh báo của cơ thể có thể giúp
trẻ em hiểu được khi nào các em cần sự bảo vệ.
b. Thông điệp:
- Các tín hiệu cảnh báo mang đến cho em những thông điệp về tình trạng an toàn hoặc
không an toàn.
- Em cần hiểu và hành động theo những thông điệp này, đặc biệt, khi chúng làm em khó
chịu hoặc bối rối, em cần nói với người lớn hoặc bạn bè mà em tin cậy về điều đó.
c. Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu chung về bài học
+ Giải thích rằng, tín hiệu là điều gì đó mà gửi cho chúng ta một thông điệp
+ Giải thích rằng, cơ thể chúng ta có những tín hiệu mà gửi cho chúng ta những thông
điệp đặc biệt.
+ Giải thích thế nào là đụng chạm an toàn ( có thể là lời nói, cử chỉ, hành vi), thế nào là
đụng chạm không an toàn( có thể bằng lời nói, cử chỉ, hành vi).
Bước 2: Cô giáo tiến hành hoạt động nhóm
+ Giáo viên chia các em thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 7 thành viên
* Phát cho mỗi nhóm 1 giấy khổ lớn, yêu cầu mỗi nhóm liệt kê một số tín hiệu mà cơ
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 8


thể có thể nhận được. Ví dụ: khi em cảm thấy nóng, cơ thể em phản ứng như thế nào?
(Em thấy có mồ hôi trên da). Khi em cảm thấy lạnh, cơ thể em như thế nào? (Em thấy
nổi da gà và dựng tóc gáy). Khi em chạy nhanh, cơ thể của em phản ứng ra sao? (Tim
em đập nhanh, thở gấp).
* Thảo luận một số thông điệp mà có thể được gửi tới từ nhiều tín hiệu khác nhau, ví

dụ: toát mồ hôi ở tay: có thể do lo lắng hoặc sợ hãi. Xác định một số tín hiệu có thể
được xem như là những “tín hiệu cảnh báo” (Tín hiệu cảnh báo là một tín hiệu đi với
một cảm giác mà em không thích).
* Sau thời gian 10 phút thảo luận, các nhóm lần lượt lên thuyết trình về kết quả của
nhóm mình.
+ Giảng viên nhận xét và kết luận
* Công nhận rằng, những tín hiệu cơ thể không phải lúc nào cũng có nghĩa như nhau, ví
dụ: cùng một tín hiệu cơ thể có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những bối cảnh
khác nhau.
- Bước 3; Giáo viên cho chơi trò chơi’’ ghép tranh’’
+ Giáo viên chia các em thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm 12 thành viên đẻ tiến hành chơi.
* Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 5 phút tìm kiếm những từ khóa chỉ về sự đụng
chạm an toàn và không an toàn, sau khi tìm được các từ khóa thì các em sẽ nhanh chân
chạy lên và dán vào những hình các em cho là tương ứng. Kết thúc 5 phút, đội nào
nhanh hơn, dán được nhiều từ khóa đúng vào tranh hơn thì nhóm đó thắng và nhận được
một phần quà từ cô giáo.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và kết luận
d. Kết luận:
- Sự đụng chạm an toàn: là những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn
trọng, được quan tâm, chăm sóc, cảm thấy thoải mái và dễ chịu về mặt tâm lí và tình
dục.
- Sự đụng chạm không an toàn: Là những đụng chạm khiến cho đối phương khó chịu về
mặt tâm lí và tình dục.
- Trẻ có thể nhận ra cơ thể của mình phản ứng như thế nào và trẻ có thể cảm thấy ra sao
trong các tình huống an toàn và không an toàn không.

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 9


- Trẻ có thể nhận ra rằng cảm giác có thể thay đổi hoặc bị lẫn lộn khi ở trong những tình
huống an toàn và không an toàn không?
4. Hoạt động 4:‘’Quấy rối tình dục?’’ (90 phút)
a. Mục tiêu:
- Chủ đề này cung cấp thông tin cho các em kiến thức về quấy rối tình dục là gì?
- Nêu được các hình thức quấy rối tình dục, đối tượng, thời gian, địa điểm diễn ra quấy
rối tình dục.
- Tạo cơ hội cho các em học cách phân biệt giữa những động chạm AN TOÀN và
KHÔNG AN TOÀN (quấy rối tình dục).
b. Thông điệp:
- Quấy rối tình dục trẻ em là sai trái.
- Trẻ em không bao giờ có lỗi khi bị quấy rối tình dục, không được đổ lỗi cho trẻ em.
- Quấy rối tình dục xảy ra khi:
+ Một người nào đó động chạm vào bộ phận sinh dục của em, theo cách KHÔNG AN
TOÀN hoặc yêu cầu em động chạm bộ phận sinh dục của họ.
+ Một người nào đó cho em xem phim, ảnh hoặc nói về những bộ phận sinh dục trên cơ
thể theo cách KHÔNG AN TOÀN.
+ Một người nào đó yêu cầu em động chạm vào bộ phận sinh dục của chính em hoặc
của người khác
+ Một người nào đó làm cho em khó chịu về mặt tâm lí và tình dục như việc nam giới
nhìn chằm chằm, cố ý để lộ bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình
thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng tin nhắn gợi dục…
c. Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên trình bày
+ Giải thích nghĩa của từ quấy rối tình dục,và dự phòng quấy rối tình dục là gì?
Giáo viên chia nhóm thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 7 thành viên
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN

SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 10


+ Cho nhóm thảo luận AI có thể là người có hành vi quấy rối tình dục và AI là người có
nguy cơ bị quấy rối tình dục?
+ Nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi (trong vòng 7 phút)
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá
+ Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 tờ giấy và cho các em ghi hậu quả và ảnh hưởng
của quấy rối tình dục đối với các em là như thế nào?
+ Giáo viên yêu cầu các em chia sẽ những gì mình biết và ghi được cho cả lớp cũng
nghe.
Bước 2: Giáo viên cho các nhóm chơi trò chơi ‘’ Giải mã ô chữ’’:
• Nhằm mục đích: Giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học: về khái niệm, biểu hiện,
nguyên nhân, hậu qủa…
• Luật chơi:
Các nhóm có quyền chọn cho mình một ô số bất kì, trong ô số đó sẽ có một câu hỏi,
hoặc một hình ảnh liên quan tới vấn đề tình dục. Khi giáo viên đọc câu hỏi sau 10 giây
nhóm phải đưa ra đấp án, nhóm nào không đưa ra được đáp án đúng với đáp án của câu
hỏi thì bị trừ 1 điểm. nhóm thắng cuộc thì ngược lại.
Bước 3: Sau khi cho các em chơi xong thì tiếp tục cho những nhóm nhỏ thảo luận về
các tình huống và nêu ra các cách ứng phó :
• Tình huống 1: Trên đường đi học về, A thấy có một người thanh niên đi theo sau
mình và cởi quần phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt A.
Lúc này chị A sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 2: Một đám nữ sinh trên đường đi học về,đi ngang qua một quán cafe có
tụ tập một nhóm thanh niên. Lúc đó, những thanh niên tụ tập trong quán đã huýt saó
trêu ghẹo trêu ghẹo các nữ sinh.

Lúc này nhóm nữ sinh sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 3: Lan ( 15 tuổi) là cô gái nhà quê mới chuyển lên thành phố sống cùng bố
mẹ. Một hôm Lan đang đi học thì một có 2 thanh niên cứ đi theo cô và trêu ghẹo và
bình phẩm về ngoại hình và trang phục mà Lan đang mặc. Điều này làm Lan cảm thấy
rất khó chịu và bực bội.
Lúc này Lan sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 4: Một thanh niên chụp, ghép ảnh vùng nhạy cảm của nữ sinh và tung lên
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 11


mạng facebook kèm theo dòng chữ “chuyên bán dâm” xúc phạm danh dự và nhân phẩm
của cô gái này.
Bước 4: Sau khi kết thúc thời gian thảo luận (10 phút), mỗi nhóm cử một đại diện lên
thuyết trình về cách ứng phó mà nhóm đã thảo luận với nhau.
Bước 5: Giáo viên nhận xét và tổng kết
Bước 6: Giáo viên cho học sinh làm phiếu khảo sát
d. Kết luận:
-

Trẻ có thể phân biệt được những hành vi động chạm vào các bộ phận cơ thể khi

nào là AN TOÀN và khi nào là KHÔNG AN TOÀN không?
-

Trẻ có thể xác định được một số hành vi được coi là xâm hại tình dục không.


-

Quấy rối tình dục là cử chỉ, hành vi làm cho đối phương khó chịu về mặt tâm lí và

tình dục: như một người nam nhìn chằm chằm vào cơ thể một bạn nữ, liếc mắt đưa tình,
gợi ý quan hệ tình dục,…
-

Các biểu hiện của quấy rối: ( gồm 13 hành vi) nhìn chằm chằm, cố ý để lộ bộ

phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán
tỉnh bằng tin nhắn gợi dục…
5. Hoạt động 5: ‘’Phòng chống và giảm nguy cơ QRTD’’ (90 phút)
a. Mục tiêu:
- Nêu được các tình huống có nguy cơ bị quấy rối tình dục.
- Trình bày được quy tắc để tự bảo vệ bản thân.
- Giúp các học sinh có cơ hội để thực hành kỹ năng xác định các tình huống không an
toàn và giảm nguy cơ bị quấy rối tình dục (bằng cách giữ khoảng cách và trở lên tự tin
hơn).
- Giúp các em có trách nhiệm hơn đối với bản thân, đề cao cảnh giác trước các tình
huống có nguy cơ bị quấy rối tình dục.
b. Thông điệp:
- Em tin tưởng bản thân mình, cảm giác của em, phán đoán của em.
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 12



- Em cần kiểm soát tình huống để giữ khoảng cách an toàn.
- Em có thể tự tin và nói những gì em muốn, em cảm thấy và em nghĩ, trong khi vẫn
tôn trọng quyền của những người khác.
c. Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên giải thích: Giao tiếp là rất quan trọng để xây dựng và duy trì các
mối quan
hệ tốt đẹp. Việc chia sẻ những suy nghĩ và cảm giác với người khác là hết sức cần thiết
để giúp chúng ta được an toàn. Khi chúng ta cảm thấy thoải mái và an toàn với người
nào đó, chúng ta sẽ giữ khoảng cách gần hơn với họ. Ngược lại, khi chúng ta cảm thấy
không an toàn với người nào đó, chúng ta sẽ giữ khoảng cách xa hơn với họ. “Giữ
khoảng cách” là một cách hiệu quả để giữ an toàn cho bản thân. Đôi khi, chúng ta cần
phải lưu ý đến việc giữ khoảng cách với người khác để giữ an toàn cho mình.
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 7 thành viên.
+ Thảo luận nhóm ( trong thời gian 15 phút ).
Thảo luận những câu hỏi sau cho mỗi tình huống:
• Vì sao một người cảm thấy an toàn hay không an toàn?
• Những cảm giác đó như thế nào?
• Một người có thể làm gì và nói gì để tạo khoảng cách an toàn cho cho bản thân? (Tạo
khoảng cách, trong một số trường hợp, đòi hỏi người đó phải ĐI KHỎI khỏi tình huống
đó và điều này không phải lúc nào cũng làm được. Nếu điều đó xảy ra thì nên lập kế
hoạch xem mình sẽ làm gì để có thể ĐI KHỎI tình huống đó, ví dụ: lập kế hoạch là ĐI
đâu và sẽ CHIA SẺ với ai.)
Tình huống 1: Người bạn thân nhất của em khoe khoang về tình dục. Em cảm thấy bị
áp lực và khó chịu.

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 13



Tình huống 2: Em nhận thấy rằng, mối quan hệ của em với một người lớn tuổi, mà có
quan hệ thân thiết với gia đình em, đang thay đổi. Người đó yêu cầu em làm một số điều
cho ông ta như mát-xa cho ông ấy. Ông ấy thề là sẽ giữ bí mật việc đó.
Bước 3: Giáo viên trình bày
Bước 4: Giáo viên giải thích: Khi chúng ta thảo luận, điều đặc biệt quan trọng là phải
truyền đạt ý nghĩ và cảm giác để giúp chúng ta được an toàn. Trẻ em và người chưa
thành niên cần tự tin trong những tình huống khó khăn. Nếu phù hợp, giảng viên nên đề
cập tới những yếu tố về mặt văn hóa mà làm cho trẻ em và người chưa thành niên khó
khẳng định nhu cầu của bản thân. Giảng viên có thể hỏi học viên xem cộng đồng, nơi
các em sống, mong muốn các em làm gì và tại sao. Sau đó, cuộc thảo luận cũng có thể
xem xét những tình huống xảy ra mà các em cần tỏ ra mạnh mẽ và cách tốt nhất để các
em tỏ ra mạnh mẽ là gì.
Bước 5: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số thẻ màu, phát cho mỗi em 1 phiếu và sử dụng
phương pháp hoạt não, hỏi: ‘’ làm thế nào các em có thể thể hiện sự tự tin. Hãy liệt kê
tất cả các câu trả lời lên thẻ màu của các em (ví dụ: giữ bình tĩnh, nói rõ mình cần gì, kể
cả những từ như “không”, nói lên mình cảm thấy gì và giải thích tại sao, nhắc lại thông
điệp đó, tránh viện cớ, hãy lắng nghe những gì người khác nói.)
Bước 6: Giáo viên chia sẻ tình huống sau với các học viên và hỏi học viên xem
____(bạn gái A) có thể nói gì và làm gì để trỏe lên tự tin:
______(bạn gái A) từng thích tới nhà người bạn ______ (bạn gái B). Tuy nhiên gần đây,
bố______ (bạn gái B) bắt đầu bình phẩm về thân thể và cách ăn mặc của cô. Ông cũng
thường xuyên có những câu nói đùa chứa đựng ý nghĩa tình dục nhắm vào bạn gái đó.
______ (bạn gái A) cảm thấy không thể nói điều gì với ______ (bạn gái B) về người
cha của cô. Bạn ấy chỉ tiếp tục cố gắng tránh xa ông ấy nhưng giờ cô đã quyết định rằng
cô đã chịu đựng đủ rồi.
Bước 7: Cho các em sẽ chia sẻ cách giải quyết của bản thân mình cho các bạn trong lớp
biết.
Bước 8: Nhận xét và đánh giá.

d. Kết luận:
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 14


-

Bạn gái trong câu chuyện có thể tự bảo vệ mình bằng cách tin tưởng cảm giác, ý

nghĩ và những tín hiệu cảnh báo của mình. Hãy tự nhủ với chính bản thân, phải nói với
một người bạn hoặc với một người lớn đáng tin cậy và làm chủ tình huống bằng cách sử
dụng một chiến lược bảo vệ.
Đôi khi rất khó để tỏ ra tự tin với một người lớn tuổi hơn hoặc to lớn hơn. Nhưng
các em cần biết rằng, mọi người đều có quyền nói ra những hành vi quấy rối tình dục
của họ là không đúng.
6. Hoạt động 6:’’ Dự phòng ứng phó với quấy rối tình dục’’(90 phút)
a. Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu và nhận biết được hai quy tắc ứng phó với hành vi quấy rối tình
dục bao gồm quy tắc đồ lót và quy tắc năm ngón tay.
- Giúp nhóm viên trải nghiệm kĩ năng ứng phó với quấy rối tình dục.
- Nâng cao kĩ năng ứng phó với các tình huống chung của quấy rối tình dục và từng
trường hợp riêng biệt cho học sinh.
- Có kĩ năng đưa ra quyết định và kiên định.
b. Thông điêp:
- Các em tự tin, bản lĩnh ứng phó trước quấy tình dục.
- Các em không ai là người có lỗi khi bị quấy rối tình dục, nhưng các em là người
không biết tự bảo vệ bản thân khi không ứng phó được với kẻ quấy rối tình dục.

c. Cách tiến hành:
- Bước 1:Giáo giới thiệu sơ qua về mục đích của buổi học hôm nay cho nhóm xem
video về hai quy tắc nhằm tạo sự chú ý là tâm thế cho các em.
- Bước 2: Phát video về hai quy tắc:
+ Quy tắc 5 ngón tay: />+ Quy tắc đồ lót: />-Bước 3: Giáo viên hỏi lớp xem các em nghĩ gì khi xem đoạn video này? (" video này
hay, thấy dễ thương, em thấy nó hay mà chưa được học những điều này lần nào.....")
- Bước 4: Giáo viên giới thiệu cho lớp và các nhóm viên trong nhóm về nội dung tóm
tắt của quy tắc đồ lót và quy tắc 5 ngón tay trong video và vì sao cần ứng dụng hai quy
tắc này trong việc bảo vệ bản thân khi gặp trường hợp bị/chứng kiến quấy rối tình dục.
- Bước 5: Giáo viên chia nhóm thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 9 thành viên
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 15


+ Các nhóm thảo luận tình huống quấy rối tình dục nơi công cộng:
+ Giáo viên nêu ra yêu cầu và hướng dẫn các nhóm viên thực hiện: mỗi nhóm sẽ được
nhận một tình huống, sau đó cả nhóm sẽ thảo luận nhóm với nhau để đưa ra được cách
xử lý tình huống đó bằng cách đóng vai.


Tình huống 1: Trên đường đi học về, A thấy có một người thanh niên đi theo sau mình

và cởi quần phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt A.
Lúc này chị A sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 2: Một đám nữ sinh trên đường đi học về,đi ngang qua một quán
cafe có tụ tập một nhóm thanh niên. Lúc đó, những thanh niên tụ tập trong quán đã
huýt saó trêu ghẹo trêu ghẹo các nữ sinh.

Lúc này nhóm nữ sinh sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 3: Lan ( 15 tuổi) là cô gái nhà quê mới chuyển lên thành phố sống cùng bố
mẹ. Một hôm Lan đang đi học thì một có 2 thanh niên cứ đi theo cô và trêu ghẹo và
bình phẩm về ngoại hình và trang phục mà Lan đang mặc. Điều này làm Lan cảm thấy
rất khó chịu và bực bội.
Lúc này Lan sẽ xử lí như thế nào?
• Tình huống 4: Một thanh niên chụp, ghép ảnh vùng nhạy cảm của nữ sinh và tung lên
mạng facebook kèm theo dòng chữ “chuyên bán dâm” xúc phạm danh dự và nhân phẩm
của cô gái này.
+ Sau khi các nhóm đã thảo luận vài từng đại diện các nhóm đã lên trình bày sản phẩm
của nhóm mình.
-Bước 6: Giáo viên sẽ nhận xét và bổ sung cách xử lý cho từng nhóm
c. Kết luận:
Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, quấy rối tình đục em ( dù là
-

người lạ, người thân,người quen,) em cần:
Đúng ngay dậy
Nhìn thẳng vào kẻ quấy rối tình dục
Lùi ra xa để kẻ có không với tay được tới người mình
Nói to/ hét to và kiên quyết:’’ không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép…
Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết.
Bỏ đi ngay
Kẻ với người tin cậy
Nếu em bị cưỡng hiếp háy đến ngay cơ sở y tế gần nhất đẻ khám và chữa trị.
Phải nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị người khác quấy rối tình dục.
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 16


-

Khi bị quấy rối tình dục em hãy nhớ rằng em có quyền được bao vệ và được giúp.
7. Hoạt động 7:’’ KHÔNG- ĐI KHỎI- CHIA SẺ’’(90 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo cho trẻ cơ hội luyện tập chiến lược KHÔNG, ĐI KHỎI và CHIA SẺ.
- Điều cốt yếu là những chiến lược này cần phải cho trẻ luyện tập thường xuyên để
chúng có thể trở thành các phản ứng “tự động” của các em trong những tình huống
không an toàn.
b. Thông điệp:
Nếu em cảm thấy bị đe dọa hoặc bất an, em cần nói KHÔNG nếu có thể, ĐI KHỎI
nếu có thể và CHIA SẺ sự việc cho một người lớn đáng tin cậy về cảm giác của em và
vấn đề em gặp phải.
c. Cách tiến hành:
-Bước 1: Giáo viên trình bày:
+ KHÔNG: Nếu ai đó có hành động không tôn trọng quyền được an toàn và quyền
được tôn trọng thân thể của em thì em có thể nói “KHÔNG.” “ Dừng lại “Không được
làm thế.” “ Em không muốn làm thế.”
+ ĐI KHỎI: Nếu có thể, em nên ĐI KHỎI tình huống đó hoặc lên kế hoạch để có
thể ĐI KHỎI. Em nên đi tới một nơi hoặc tới gặp những người mà em cảm thấy an toàn.
+ KỂ: Nếu em cảm thấy bị tổn hại hoặc vẫn cảm thấy bất an thì em luôn luôn cần
CHIA SẺ với một người lớn đáng tin cậy về tình huống đó. Em kể câu chuyện càng sớm
thì càng dễ dàng nói chuyện hơn và cũng giảm nguy cơ gặp nguy hiểm. Chia sẻ. Không!
Một số bộ phận trên cơ thể của em là riêng tư. Nếu ai đó đụng chạm vào cơ thể em mà
khiến em cảm thấy thấy lo lắng, sợ hãi hay đau đớn, em có quyền nói KHÔNG. Nếu em
gặp tình huống mà khiến em cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, em nên ÐI KHỎI nơi đó. Nếu
em cảm thấy sợ hãi, không thoải mái hay khó chịu về một tình huống nào đó, em nên

CHIA SẺ cho một người lớn mà em tin tưởng về những cảm giác đó của mình. Những
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 17


người lớn đáng tin cậy sẽ ủng hộ và giúp đỡ em. Trong trường hợp em kể với một người
lớn đáng tin cậy nhưng họ không tin hoặc không giúp đỡ em, em nên kể với một người
lớn đáng tin cậy khác.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh đọc các chiến lược
Bước 3: Cả lớp luyện tập hoặc cùng đồng thanh đọc đi đọc lại các chiến lược để ghi nhớ
chúng. Trẻ có thể sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, để giơ ra mỗi khi nói ra
được một từ.
d. Kết luận:
- Các em có thể tự bản thân mình xác định được tình huống nào nguy hiểm để tự vệ và
trẻ cần áp dụng chiến lượt trong những trường hợp để rèn luyện kĩ năng phản xạ có điều
kiện.
8. Hoạt động 8: “Vẽ bàn tay” (30 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp các em xác định được những người và địa chỉ tin cậy có thể giúp các emtrong
trường hợp nguy cơ bị quấy rối tình dục
b. Thông điêp:
Những người em tin tưởng em có quyền dựa vào
c. Cách tiến hành:
-Bước1: GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy A4 và yêu cầu trẻ chọn và ghi tên năm người
lớn có mà trẻ em yêu mến và tin tưởng nhấtnhất và tạo ra một hình ảnh đại diện cho
người đó. HS vẽ và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra:
+ Ngón cái : Người em yêu thích nhất.

+ Ngón trỏ : Người em thích thứ 2.
+ Ngón giữ: Người em thích thứ 3.
+ Ngón áp út : Người em thích thứ 4.
+ Ngón út: Người em thích thứ 5.
- Bước 2: HS tiến hành trả lời câu hỏi trong vòng 5 phút.
- Bước 3: GV thảo luận lớp:
+ Giáo mời 1 vài bạn lên chia sẻ “bàn tay” của mình.
+ GV ghi nhận các ý kiến và nhận xét
d. Kết luận:
- Các em đã xác định được các giá trị của người thân xung quanh các em đối với bản
thân mình tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa nhận ra được.
9. Hoạt động 9:’’ Trải nghiệm’’ (Hay còn gọi là hoạt động vận dụng) (90 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh lứa tuổi từ 10-15 tuổi được trải nghiệm những kĩ năng dự phòng ứng
phó với quấy rối tìnhdục.
b. Thông điêp:
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 18


- ‘’Đi một ngày đàng, học một sang khôn’’
c. Cách tiến hành:
-Bước 1:
Giáo viên đưa ra các tình huống đời thực để cho học sinh được trải
nghiệm.
Tình huống: Kể về một bạn nữ học giỏi, khá trầm tính, ít giao tiếp với những người
xung quanh nên thường xuyên bị các bạn đem ra làm trò tiêu khiển như: nói xấu, gán

ghép và cao trào là bạn bị ghép ảnh khuôn mặt mình với cơ thể sexy của 1bạn nữ khác và
up lên mạng xã hội. Nếu là bạn nữ trong tình huống trên, bạn sẽ làm gì?
Tình huống: M (15 tuổi) vừa nghỉ học và được nhận vào làm việc tại một shop vải. Vào
ngày nọ, trong lúc giúp vị khách nam thử đồ, ông ta cố tình đẩy tay M vào vùng kín của
mình. Không dừng lại tại đó, vị khách còn cố tình cởi hết quần áo trước mặt M. M hoảng
hốt và không biết xử lý tình huống này như thế nào.
Tình huống : Lan ( 15 tuổi) là cô gái nhà quê mới chuyển lên thành phố sống cùng bố
mẹ. Một hôm Lan đang đi học thì một có 2 thanh niên cứ đi theo cô và trêu ghẹo và
bình phẩm về ngoại hình và trang phục mà Lan đang mặc. Điều này làm Lan cảm thấy
rất khó chịu và bực bội. Lúc này Lan sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống : A và B từng là người yêu của nhau. Trong thời gian quen nhau hai người
Dã từng chụp những hình ảnh nhạy cảm. Khi A đề nghị chia tay thì B liên tục đe dọa
sẽ phát tán những hình ảnh đó nếu A không quay lại. A lo sợ, không biết xử lý như thế
nào.
-Bước 2: Giáo viên cho từng học sinh lên đóng vai các tình huống đó, để cho các em ai
cũng được trải nghiệm.
-Bước 3: Giáo viên nhận xét và khen ngợi trẻ.
d. Kết luận:
- Các em đều hiểu được có những cách ứng xử, xử lí khá khéo léo khi giả sử mình rơi
vào trong trường hợp đó.
10. Hoạt động 10: ‘Tổng kết’ (60 phút)
a. Mục đích:
- Để ôn lại các thông điệp chính
- Trả lời bất cứ câu hỏi nào mà học sinh có thể đặt ra, và yêu cầu học sinh là phiếu tổng
kết đánh giá.
- Điều quan trọng là kết thúc lớp học một cách tích cực và vui vẻ.
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 19


b. Thông điệp:
Em có thể sử dụng một loạt các chiến lược để bảo vệ bản thân khi cảm thấy không
an toàn hoặc khi em bị quấy rối tình dục.
c. Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên trình bày những quan điểm và cho học sinh làm phiếu tổng kết
đánh
giá để nhìn nhận qua các buổi học thì các em có những nhận thức như thế nào về quấy
rối tình dục:
+ Giáo viên nhấn mạnh những điểm sau:
• Thủ phạm quấy rối tình dục sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi quấy rối tình dục và sự
tổn hại mà chúng gây ra. Không bao giờ được đổ lỗi cho trẻ em nếu quấy rối tình dục


xảy ra với các em.
Những tín hiệu cảnh báo sớm (như hai bàn tay đổ mồ hôi và bụng dạ nôn nao khó chịu)
là những tín hiệu cảnh báo của cơ thể, mà cho biết rằng, chúng ta đang cảm thấy không

an toàn. Hãy tin tưởng vào những tín hiệu đó.

Kẻ gây ra quấy rối tình dục có thể là bất cứ ai, thậm chí là người chúng ta biết và tin
tưởng.
• Thật khó nói “không” – nhưng việc kể lại những gì đã xảy ra thì không bao giờ là muộn
cả.
• Thật không dễ để kể ra những gì đã xảy ra nhưng đó là việc cần thiết.
• Mạng lưới hỗ trợ của em có thể giúp đỡ em nếu em cảm thấy không an toàn.
• Làm chủ tình huống bằng cách xây dựng kế hoạch hành động cho chính mình.
+ Tiến hành cho các em làm phiếu khảo sát

Bước 2: Giáo viên phát cho các em học sinh những phiếu đánh giá, yêu cầu các em làm
trong thời gian
Phiếu tổng kết đánh giá:
Tên: .........................................................................................................................................
Tuổi của bạn: ...........................................................................................................................
Nam/nữ: ..................................................................................................................................
1. Em thích bài học nào nhất:
..........................................................................................
2. Em hiểu quấy rối tình dục là : ................................................................................................

3. Em đã học những cách hữu ích nào để ứng phó với quấy rối tình dục cho bản thân: .....
4. Điều quan trọng nhất em học được thông qua các buổi học là: .......................................
5. Em muốn học nhiều hơn về: ..............................................................................................
6. Em sẽ chia sẻ những điều học mà mình học được bằng cách nào: ...................................
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 20


d. Kết luận:
Quấy rối tình dục đang là vấn nạn đáng được báo động hiện nay, để thoát khỏi quấy
rối tình dục bản thân các em phải trang bị được cho bản thân mình những kiến thuwcss
và kĩ năng nhất định.

C. KẾT LUẬN
Kỹ năng sống không phải học một buổi mà hình thành được mà phải thực hiện
thông qua hoạt động giáo dục của trường học có thể thực hiện tại môi trường gia đình
và xã hội. Việc lặp đi lặp lại hệ thống những hành vi trong hành động cụ thể hình thành

ở trẻ những thói quen và hành vi tích cực một cách vững chắc.
Dạy kĩ năng sống cho trẻ là việc hết sức cần thiết giúp cho trẻ có thể có them kiến
thức và kĩ năng trong việc ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống
xung quanh trẻ: Quấy rối tình dục, bị bắt cóc; bị đuối nước…
Quấy rối tình dục trẻ em đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối, nó để lại những ảnh
hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia đình mà là cả xã hội. Vậy thế
nào là quấy rối tình dục trẻ em, những trẻ em nào có nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình
dục, hậu quả của nó ra sao, làm thế nào để phòng tránh cho con em mình khỏi bị quấy
rối, xâm hại tình dục hay cần làm gì khi trẻ nói với bạn trẻ bị quấy rôi, xâm hại tình
dục?...Đây là một loạt những câu hỏi được đặt ra nhưng không phải ai cũng trả lời được,
có rất nhiều người còn ngại khi đề cập tới vấn đề này hay cho rằng nó sẽ chẳng bao giờ
xảy ra với con em mình, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.Chính vì thế, để phòng
ngừa và ngăn chặn quấy rối tình dục và xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vào cuộc của
cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của các nhân viên công tác xã hội và đặc biệt hơn
hết là sự tham gia, vào cuộc của các em, để các em có thể tự mình ứng phó với những
tình huống quấy rối tình dục có thể xảy ra với các em thông qua việc giáo dục kĩ năng
sống về chuyên đề’ dự phòng quấy rối tình dục trẻ em từ 10 tuổi – 15 tuôi’.

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. NXB
Đại học Sư phạm.
2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa Tâm lý –
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

3. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sư
phạm. 4. Công văn 463/BGDĐT-GDTX 2015 giáo dục kỹ năng sống cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông.
5. Lê Thị Lâm, Bài báo gửi tạp chí KNCN
6. Trang web:
-

/>
post9549....
- />- quấy rối tình dục ở việt nam
- />7. Trang video:
+ Quy tắc 5 ngón tay: />+ Quy tắc đồ lót: />
GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 22


PHỤ LỤC
Hình ảnh: Cơ thể em



















Ghép tranh
An toàn

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 23


-

Không an toàn



Giải mã ô chữ

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH


Trang 24


CÁC CÂU HỎI Ở HÀNG NGANG
1

B

A

T

C

O

C

D

U

D

O

3

D


U

O

N

G

V

A

4

H

O

A

N

G

S

O

G


B

U

C
E

O

M

S

2

5

C

U

O

N

6

B


O

D

I

7

T

R

E

U

G

H

8

I

M

L

A


N

G

A

I

H

E

T

E

M

P

H

I

9

K

E


L

10
11
12

P

H

O

D

A

M

D

E

D

O

A

E


P

X

13

N

G

E

X

1. Hàng ngang số 1: gồm 6 chữ cái, là động từ: Đem người khác đi một cách lén lút, bất

ngờ, mau lẹ rồi giấu kín ở một nơi không cho ai biết, nhằm đòi tống tiền hoặc những
mục đích khác.
Đáp án: BẮT CÓC. Chữ cái thuộc từ khoá được mở: chữ C.
2. Hàng ngang số 2: gồm 4 chữ cái, là động từ: Tìm mọi cách để làm cho người nào đó tin

theo, nghe theo và thuận lòng làm theo ý mình.
Đáp án: DỤ DỖ. Chữ cái thuộc từ khoá được mở: chữ U.
3. Hàng ngang số 3: gồm 9 chữ cái, đây là một trong những nơi có thể đem lại mối nguy

hiểm cho các bạn nữ khi đi 1 mình.
Đáp án: ĐƯỜNG VẮNG. Chữ

cái thuộc từ khoá được mở: chữ D.


4. Hàng ngang 4: gồm 7 chữ cái, là tính từ: Trạng thái không yên lòng do thấy trước điều

không hay nào đó có thể xảy ra.
Đáp án: HOẢNG SỢ. Chữ cái thuộc từ khoá được mở: chữ U.

GVHD: LÊ THỊ DUYÊN
SVTH: Lê Thị Thu Vui
Lớp: 14CTXH

Trang 25


×