Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG bắt cóc ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.5 KB, 8 trang )

KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẮT CÓC Ở TRẺ EM

PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:


Về kiến thức:

- Nhận biết được những biểu hiện, hành vi bắt cóc của kẻ xấu
- Học sinh nhận biết được những đối tượng có thể gây nguy hiểm cho học sinh;
- Biết được cách xử lý tình huống trước và khi đang gặp nguy hiểm.


Về kỹ năng:

- Nâng cao kỹ năng phòng ngừa các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
- Xử lý được tình huống nguy hiểm khi có nguy cơ và khi đang bị bắt cóc.
- Hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân.


Về thái độ:

- Đề cao, cảnh giác phòng chống khi người lạ tới dụ giỗ, lôi kéo.
- Giữ bình tĩnh khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.
II.ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
- Chủ đề này được thiết kế cho học sinh tiểu học, cụ thể là các bạn học sinh lớp 2/3
trường Tiểu học Hồng Quang – Đà Nẵng. v ì các em là 1 trong những đối tượng mà
dễ bị kẻ xấu nhắm tới để thực hiện những hành vi phi pháp vì vậy chúng ta cần trang
bị những kỹ năng cần thiết cho các em bên cạnh việc học văn hóa để các em phát
triển toàn diện hơn.
III. THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ:


Chủ đề hướng tới cho các em học sinh nhận biết rằng mọi nguy hiểm có thể đến với
các em, xung quanh các em có rất nhiều người xấu đội lốt người tốt để dụ giỗ gây
nguy hiểm cho các em. Vì vậy, việc trang bị những kỹ năng cho bản thân mình là hết


sức cần thiết để giúp mình vượt qua những tình huống khi không có người lớn bên
cạnh.
II. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
- Slide bài học
- Tình huống sắm vai
- Máy chiếu
- Máy tính
- Loa
- Quà
IV.HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


HĐ1: xem tranh
a. Mục tiêu:
- giúp các em nhận biết được những đối tượng có thể bắt cóc các em.
b. Phương pháp:
- Xem hình ảnh cụ thể với nhiều nghề khác nha, nhiều dạng người khác nhau.
- Nhận biết đối tượng
- Thảo luận
c. Phương tiện:
- Slide ảnh, máy chiếu , máy tính.
e. thời gian: 5 phút
d. Cách tiến hành:
- Cho HS xem hình nhiều đối tượng với nhiều cách hóa trang khác nhau hay
những ngành nghề khác nhau



- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Trong những người dưới đây ai là người xấu có thể thực hiện hành vi bắt cóc?
- Cho học sinh thảo luận và sau đó trả lời.
- Giáo viên nhận xét, trao quà cho nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất
e. kết luận:
- những đối tượng xấu họ có thể giả dạng thành người tốt để dụ giỗ các các em, họ có
thể giả làm ông bà già để nhờ các em giúp đỡ, họ không chỉ bịt kín mặt mà họ cũng
có thể là những người ăn mặc rất lịch sự để đánh lừa các em vì vậy các em phải tuyệt
đối cảnh giác với tất cả mọi người mà em không quen biết.

HĐ2: sử dụng mật mã với bố mẹ
a.
mục tiêu: các em biết cách sử dụng mật mã với gia đình của mình
b.
Phương pháp: thảo luận .
c.
Phương tiện: máy tính
d.
thời gian: 10 phút
e.
Cách tiến hành.
Giáo viên hỏi học sinh: Tại sao chúng ta nên sử dụng mật mã với gia đình
của mình?
Cho học sinh thảo luận và trả lời.
-

Cho học sinh thiết lập mật khẩu với người bạn ngồi bên cạnh và chỉ có 2 người
biết.


- Giáo viên nhận xét, giải thích v à trao qu à: Nhiều tên bắt cóc thường giả danh người
nhà của các em, hoặc là người được bố mẹ của các em nhờ đón, để lừa các em và giáo
viên để đưa đi.Do đó, khi các em đi học các em nên lập cho mình và ba mẹ 1 mật
khẩu. Mật khẩu này chỉ bố hoặc mẹ và người nào hay đón các em biết được mật khẩu
này. nếu ai đó được ba mẹ nhờ đón thì các em hãy hỏi mật khẩu , nếu họ trả lời sai thì các
em tuyệt đối không nên đi theo.

e. Kết luận: việc thệt lập mật khẩu giữa học sinh và gia đình sẽ nâng cao tính cảnh giác
của học sinh, từ đó các em có thể tránh được 1 số tình huống nguy hiểm khi gặp phải.

a.

H Đ3: Những cách phòng tránh tình huống bị bắt cóc.

Mục tiêu:
- Biết cách phòng tránh bị bắt cóc.


- trình bày được các cách phòng chống bị bắt cóc.
b. Phương pháp:
- Thảo luận
c. Phương tiện:
- slide bài giảng
d. thời gian: 10 phút.
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi:”theo các em để phòng tránh bị bắt cóc thì chúng ta sẽ làm
gì?”
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét trao quà:
+ Không nói chuyện, nhận đồ với người lạ:khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận các em thì phải

chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người như là: cảnh sát, lính cứu
hỏa, nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ.
+ Các em phải để mắt tới… cha mẹ: khi các em đi đâu đó với bố mẹ như: siêu thị, công
viên, đị dạo phố, đi chợ… thì các em phải luôn chú ý quan sát bố mẹ, trong tầm qan sát
của bố mẹ nêu khuất khỏi tầm nhìn thì các em phải gọi thật to lên
+ Các em phải tự phòng vệ
Nếu các em không biết võthì các em phải biết “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp
cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to:
“Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có
cơ hội để các em chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người
lạ.

+ Luôn luôn nhớ số điện thoại của ba mẹ:
Các em phải nhớ thật chính xác số điện thoại của ba mẹ để đề phòng trường hợp xấu có
xảy ra thì các em có thể nhờ bảo vệ, công an… gọi về cho ba mẹ. Ít nhất các em phải nhớ


được 2 số của người thân trong gia đình. nếu bạn nào sợ quên thì các em hãy viết số điện
thoại của ba mẹ mình bỏ vào trong cặp của mình.
e.Kết luận: khi trang bị cho mình nhưng kiến thức cơ bản về cách phòng tránh bị bắt cóc
thì các em có thể biết cách xử lí khi xảy ra các tình huống như vậy.


a.

HĐ 4: các tình huống kẻ xâu có thể thực hiện hành vi bắt cóc.

Mục tiêu:
- Các em có thể nhận biết được những tình huống mà các em gặp nguy hiểm
- Các em biết được cách xử lí.

- Nhận biết được những biểu hiện, hành vi bắt cóc của kẻ xấu
- Biết được cách xử lý tình huống trước và khi đang gặp nguy hiểm.
- b. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
c. Phương tiện:
- giấy Ao
- bút
- nam châm
- slide, máy chiếu
d. thời gian: 40 phút
e. Cách tiến hành:
- Giáo viên sẽ chiếu trên bảng các tình huống và chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy
Ao và bút cho 4 nhóm thảo luận về 4 tình huống bên dưới. trong vòng 10 phút.
-Giáo viên quan sát và hỗ trợ.
- Tình huống 1: có 1 người phụ nữ rất hiền hậu tới cho kẹo thì các em sẽ làm như thế
nào?


- Tình huống 2: đang đứng trước cổng trường chờ bố mẹ đón về thì có 1 người lạ mặt
tới nói rằng: bố mẹ có việc bận và nhờ cô(chú) đến đón và muốn đưa các em đi mua
kẹo bánh và sau đó đưa về nhà, thì các em sẽ làm như thế nào?
- Tình huống 3: khi đang đi chơi trong siêu thị hay công viên mà bị lạc bố mẹ thì các
em sẽ làm gì?
- Tình huống 4: các em sẽ làm sao nếu có 1 người nào đó tới lôi các em đi?
- giáo viên cho đại diện mỗi nhóm lên trình bày về tình huống của nhóm
- Giáo viên nhận xét và kết luận từng tình huống và trao quà ,cụ thể:
Tình huống 1: lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ rồi sau đó, nhanh chóng
trở lại với người đang đi cùng các em.Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm
thuốc mê, các em ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, các em không nhận
bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không

cho phép nhận”. Sau đó các em hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để
tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.
Tình huống 2: lễ phép từ chối, hỏi mật khẩu(nếu có) và chạy nhanh đến phòng chú bảo
vệ.
Tình huống 3 : các em phải đứng nguyên tại chỗ, nếu khá lâu mà không thấy ba mẹ thì
chạy tới gặp chú bảo vệ hoặc các cô nhân viên bán hàng để nhờ sự giúp đỡ, cung cấp
thông tin của bố mẹ như số điện thoại, địa chỉ….
Tình huống 4 : Có nhiều trường hợp những tên bắt cóc táo tợn lôi các em đi. Nhiều bạn
do sợ nên không dám khóc. Có bạn chỉ khóc to làm người ngoài đường tưởng các em
nhõng nhẽo bố mẹ.Do đó, các em phải kêu khóc thật to, đồng thời la lớn, kêu “Cứu cháu
với” để được giúp đỡ, vùng vẫy thật mạnh.

e. Kết luận:
- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống nguy hiểm cho các em vì vậy trang bị cho
mình 1 vài kỹ năng là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em thoát khỏi 1 vài tình huống
nguy hiểm.
H Đ5: sắm vai.
a. Mục tiêu:

Có kỹ năng xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm.
b. Phương pháp:
-

Sắm vai


c. Phương tiện:

đạo cụ: bánh kẹo, khẩu trang, mũ…
d. Thời gian: 30 phút.

e. Cách tiến hành:
-

-

Giáo viên cho 4 nhóm sắm vai lại 4 tình huống mà nhóm đã trình bày, chuẩn bị
trong vòng 5 phút.
Giáo viên cho từng nhóm lên sắm vai và hỗ trợ nhận xét ngay trong bài sắm vai
của các em.
Khen ngợi,trao quà và kết luận.

V. TỔNG KẾT:
- Giáo viên tổng kết lại bài học.
- Khen ngợi các em
- Ra bài tập về nhà cho các em là học thuộc số điện thoại của người thân(ba mẹ, anh,
chị,…)và số địa chỉ nhà.

Hình ảnh sử dụng trong bài học ở hoạt động 1:




×