Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP – THỂ HIỆN sự QUAN tâm, CHIA sẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.32 KB, 9 trang )

Giáo dục kĩ năng sống

Chuyên đề: KỸ NĂNG GIAO TIẾP – THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM, CHIA SẺ
1.
2.



-

Đặc điểm đối tượng: Học sinh cấp Tiểu học (từ 7 tuổi đến 11 tuổi)
Mục tiêu
Về kiến thức
Hiểu được thế nào là sự quan tâm, chia sẻ.
Ý nghĩa của việc quan tâm chia sẻ trong mối quan hệ với mọi người
Biết được cách thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
Về kỹ năng
Hình thành kỹ năng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ trong giao tiếp.
Có kỹ năng, giao tiếp ứng xử phù hợp.
Về thái độ
Thể hiện thái độ thiện chí, hợp tác trong giao tiếp.
Có thái độ yêu quý, quan tâm chia sẻ cảm xúc và khó khăn của người khác trong cuộc

sống.
3. Nội dung bài dạy
- Trong cuộc sống, ai cũng cần được quan tâm, chia sẻ và ai cũng biết quan tâm chia sẻ với
người khác, nhất là những lúc vui, buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống =>
Đi vào tìm hiểu các khái niệm: Thế nào là quan tâm? Thế nào là chia sẻ?
- Ý nghĩa tầm quan trọng của sự quan tâm, chia sẻ ra sao?
- Tại sao trong cuộc sống lại phải biết quan tâm, chia sẻ với mọi người?
 Sự quan tâm chia sẻ nó xuất phát từ lòng yêu thương con người. Nó giúp con người cảm



thấy ấm áp, yêu cuộc sống hơn, giúp cho con người có thêm sức mạnh để vượt qua những
khó khăn, thử thách trong cuộc sống, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm
thân thiết và tốt đẹp hơn.
4. Phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: máy chiếu, laptop, giấy (chơi trò chơi), phiếu ghi tình huống, bảng, phấn,

các dụng cụ cần thiết trong quá trình sắm vai, câu truyện kể.
- Phương pháp: chơi trò chơi, thuyết trình, kể chuyện, trải nghiệm (sắm vai), vận dụng.
5. Dự kiến hoạt động
5.1.
Hoạt động 1: Khởi động – trò chơi “Ai nhanh ai tài”
a. Mục tiêu: Khởi động trước khi vào bài học, giới thiệu bài.
b. Phương tiện: Giấy viết các câu ca dao - tục ngữ, nam châm, bảng.
c. Phương pháp: Chơi trò chơi.
d. Cách tiến hành:
- Giáo viên chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 học sinh và phổ biến cách chơi:

1


Giáo dục kĩ năng sống

+ Chia học thành 2 đội nhỏ gồm 5 người/đội. Có những câu ca dao, tục ngữ nói
về sự quan tâm, chia sẻ được xếp trên bảng.
+ Khi giáo viên hô bắt đầu thì 2 bạn đầu tiên của 2 đội sẽ lên chọn 1 câu ca dao
tục ngữ đúng với nội dung “Quan tâm, chia sẻ” rồi đính lên phần bảng của mình. Sau đó
quay về đập tay lên người thứ 2. Trò chơi cứ như thế cho đến khi hết giờ.
+ Đội nào có nhiều câu ca dao, tục ngữ hơn đội đó giành chiến thắng. Đội thắng


-

sẽ có thưởng, đội thua sẽ có hình phạt.
+ Thời gian chơi là 1 phút.
Học sinh chơi trò chơi.
Sau khi kết thúc trò chơi, Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: “Để giành chiến thắng

trong trò chơi vừa rồi, mỗi nhóm cần phải làm gì?”
- Học sinh trả lời và rút ra bài học qua trò chơi.
e. Kết luận: Để giành được thắng lợi trong trò chơi mọi người phải biết quan tâm, chia sẻ
với nhau, thể hiện tinh thần đồng đội, sự hiểu ý nhau.
 Từ đó dẫn dắt đi vào bài học: tìm hiểu sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau.
 Thế nào là quan tâm? Thế nào là chia sẻ? Và khi nào chúng ta lại quan tâm, chia sẻ với

a.
b.
c.
d.
-

nhau?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự quan tâm, chia sẻ.
Mục tiêu: Hiểu được thế nào là sự quan tâm, chia sẻ.
Phương tiện: Laptop, máy chiếu, hình ảnh, câu chuyện kể.
Phương pháp: Kể chuyện, thuyết trình.
Cách tiến hành:
Để hiểu sâu về nội dung, Giáo viên kể cho các em nghe các câu chuyện có liên quan “Bà

-


bán rau”.
Hỏi một số câu hỏi liên quan đến câu chuyện, trường hợp trên học được điều gì qua câu

5.2.

chuyện đó?
 Sau khi nghe câu chuyện, các em cảm thấy như thế nào? Các em có thể chia sẻ cảm xúc
cho cô biết được không?
 Các em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này?
e. Kết luận: Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra một bài học cần phải thể hiện sự quan tâm,
chia sẻ đối với người già – một bà cụ khó khăn trong cuộc sống, vất vả dầm mưa dãi
nắng để mưu sinh - cũng như với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
5.3.
Hoạt động 3: Ý nghĩa tầm quan trọng của sự quan tâm, chia sẻ.
a. Mục tiêu:
- Trải nghiệm về sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Hiểu được ý nghĩa của sự quan tâm, chia sẻ.
2


Giáo dục kĩ năng sống

b.
c.
d.
-

Phương tiện: Laptop, máy chiếu.
Phương pháp: Hồi tưởng, thảo luận, thuyết trình.
Cách tiến hành:

Giáo viên hỏi một số câu hỏi trong cuộc sống hằng ngày: chuyện trên xe bus – cách ứng
xử đối với người già, phụ nữ có thai, hay hồi tưởng lại xem hằng ngày mình đã được ông
bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh quan tâm, chia sẻ

-

như thế nào?
Chia lớp thành 2 nhóm tương ứng chia sẻ theo 2 nhóm người: gia đình và cộng đồng.

-

Giáo viên cho lớp thời gian suy nghĩ và hồi tưởng.
Giáo viên mời một số em ở 2 nhóm thay phiên nhau kể lại (chia sẻ) với lớp.
Sau đó Giáo viên sẽ hỏi một số câu hỏi để biết thêm cảm xúc của bản thân khi được

người khác quan tâm, chia sẻ.
e. Kết luận
- Trong cuộc sống, ai cũng cần được sự quan tâm chia sẻ, nhất là những lúc khó khăn,
hoạn nạn. Sự quan tâm chia sẻ sẽ giúp ta cảm nhận được một tình cảm tốt đẹp mà mọi
-

người xung quanh đã dành cho mình.
Chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp, yêu cuộc sống này hơn, giúp ta vượt qua cuộc sống này dễ

a.
b.
c.
d.
-


dàng hơn.
Hoạt động 4: Sắm vai
Mục tiêu: Giúp các em có được kỹ năng bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ phù hợp với lứa tuổi.
Phương tiện: Các dụng cụ hỗ trợ sắm vai.
Phương pháp: Sắm vai.
Cách tiến hành:
Gv chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một tình huống để nhóm cùng nhau

5.4.

thảo luận và chuẩn bị thực hành sắm vai:
 TH1: Một bạn trong lớp bị đau phải nhập viện vài ngày, không thể đi học.
 TH2: Gia đình một bạn trong lớp rất nghèo, mẹ bị đau nặng. Hôm nay trông bạn rất buồn
và mệt.
 TH3: Một bạn trong lớp đột ngột chuyển sang trường khác. Trông bạn rất buồn và mệt


mỏi.
TH4: Ông em rất thích đọc báo, nhưng hôm nay ông lại bị đau mắt không đọc được nên

rất buồn.
 Các em có thể quan tâm, chia sẻ các tình huống trên như thế nào?
- Gv cho thời gian các nhóm thảo luận, chuẩn bị thực hành sắm vai.
- Hết thời gian thảo luận, GV cho các nhóm lên đóng vai.
3


Giáo dục kĩ năng sống

-


Sau khi kết thúc hoạt động, GV cho cả lớp cùng nhau thảo luận lại xem xét, đưa ra những
nhận xét đánh giá (được, chưa được, bổ sung) cho nhóm bạn. Ngoài ra trả lời một số câu
hỏi như: Đối tượng được quan tâm, chia sẻ là ai? Vấn đề này là gì? Cảm xúc của các em

khi được mọi người quan tâm, chia sẻ như thế nào?
e. Kết luận: Sự quan tâm, chia sẻ cần được thể hiện thông qua các cử chỉ, lời nói, hành động
cụ thể và sao cho phù hợp với cuộc sống hằng ngày.
5.5.
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp các em vận dụng những gì đã học vào các tình huống trong cuộc sống
hằng ngày.
b. Phương tiện: Sách vở, mạng Iternet, báo, những đạo cụ cần thiết, người phụ diễn v.v.
c. Phương pháp: Vận dụng, sưu tầm, thực hành những câu chuyện/tình huống.
d. Cách tiến hành
- Giáo viên đưa ra một số tình huống thực tế ngay trên lớp.
- Gọi trực tiếp một vài em tương ứng với với số tình huống để giải quyết trực tiếp cho cả
lớp xem (Các em có thể sử dụng đạo cụ, hoặc có thể nhờ bạn trợ diễn hoặc có thể đứng


tại chỗ trả lời để đưa ra cách giải quyết hợp lý):
Trên đường đi học, em gặp một cậu bé đứng bên đường cứ nhìn chăm chăm vào cửa hàng
bánh ngọt, trông cậu bé rất đói bụng. Trên tay em lại có nguyên cái bánh ngọt. Trong



trường hợp này, em sẽ làm gì?
Trong giờ kiểm tra Toán, người bạn ngồi bên cạnh em bất ngờ bút bạn hết mực, trong cặp
lại chỉ có một cây duy nhất. Bạn ấy không biết phải làm sao? Trong khi em lại có 2 cây.




Trường hợp này, em giải quyết như thế nào?
GV yêu cầu HS sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương về về sự quan tâm, chia sẻ

-

với người khác.
Giao bài tập về nhà: HS thực hiện quan tâm, chia sẻ với những người thân trong gia đình,
thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày, nhất là khi có

e.
5.6.
a.
b.
c.
d.
-

chuyện vui, buồn, khi gặp khó khăn, hoạn nạn, khi đau ốm, bệnh tật.
Kết luận
Hoạt động 6: Trò chơi kết thúc “Ai mời – ai mời”
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học.
Phương tiện
Phương pháp: Chơi trò chơi.
Cách tiến hành
Giáo viên sẽ cho cả lớp cùng nhau tham gia trò chơi này.
Giáo viên triển khai cách thức chơi trò chơi
4



Giáo dục kĩ năng sống

-

Khi giáo viên hô “cô mời – cô mời”, cả lớp sẽ trả lời đồng thanh “mời ai – mời ai”
Giáo viên sẽ gọi một bạn bất kì trong lớp đứng dậy và phải trả lời một cụm từ em đó
thích nhất trong bài học. Sau đó em lại tiếp tục hô “tôi mời – tôi mời” và mời 1 bạn khác

e.

đứng lên trả lời. Trò chơi cứ như thế cho đến khi hết giờ.
Giáo viên cho học sinh chơi thử
Bắt đầu chơi trò chơi.
Thời gian chơi trong vòng 3-5 phút.
Kết thúc trò chơi Giáo viên hỏi “Học sinh rút ra bài học gì sau khi chơi trò chơi này?”
Kết luận: Sau trò chơi này, nó cũng cố những kiến thức đã được học trong bài học này,
giúp học sinh có thể ôn bài ngay tại lớp và hiểu thêm bài hơn.

PHỤ LỤC
1.

Bà bán rau

5


Giáo dục kĩ năng sống

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu,

lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có
lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
Ăn rau không chú ơi?
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt,
rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần
thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng
nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất
nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên
trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm
tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
-

Rau này bà bán bao nhiêu?
Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về
qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã.
Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

6


Giáo dục kĩ năng sống


Ảnh: Lê Thắng.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn
những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích
ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo
những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã
nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghĩ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống,
dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với
những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến
độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và
có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
7


Giáo dục kĩ năng sống

- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người
thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!
2. Video về kỹ năng quan tâm, chia sẻ: />
v=FkgMKMkvY1w&t=7s

3. Một số câu ca dao, tục ngữ phục vụ cho hoạt động 1:
- Lá lành đùm lá rách.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Anh em như thể tay chân.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Chia sẻ ngọt bùi.
- Tôn ti trật tự.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
-

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Thà rằng uống nước hố bom.

-

Còn hơn theo giặc, lưng khom, chân quỳ.
Đất có lề, quê có thói.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
Điểm

Nhận xét đánh giá của GVHD
8


Giáo dục kĩ năng sống

9




×