Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Chủ đề:
KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG CỘNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
( Từ 7-11 tuổi)
I.
MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu về kiến thức.
-
Liệt kê được một số nơi công cộng và một số tình huống giao tiếp thiếu văn
minh ở nơi công cộng.
Nêu được ý nghĩa của việc giao tiếp văn minh ở nơi công cộng.
Nêu được tác hại của giao tiếp thiếu lịch sự ở nơi công cộng đến bản thân và
những người xung quanh.
Liệt kê được một số biện pháp hạn chế những tình huống giao tiếp không
phù hợp ở nơi công cộng.
2.
Mục tiêu về kỹ năng.
-
Bước đầu hình thành được các kỹ năng tự nhận thức bản thân.
-
Có kỹ năng ứng xử phù hợp ở những nơi công cộng.
-
Có kỹ năng tư duy tích cực, tư duy phê phán.
-
Có kỹ năng giao tiếp khi làm việc nhóm.
3.
Mục tiêu về thái độ
-
Thái độ tôn trọng người khác khi giao tiếp với những người xung quanh.
-
Thái độ tin tưởng và trân trọng bản thân.
Thái độ nhìn nhận hành vi giao tiếp không phù hợp với những nơi công
cộng.
II.
ĐỐI TƯỢNG
Chủ đề thiết kế cho học sinh Tiểu học, độ tuổi từ 7- 11 tuối.
III.
NỘI DUNG
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
1
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
-
Khái niệm nơi công cộng.
Ý nghĩa của việc giao tiếp văn minh ở nơi công cộng.
Tác hại của việc giao tiếp không phù hợp ở nơi công cộng.
Biện pháp hạn chế những trường hợp giao tiếp không phù hợp ở nơi công
cộng.
Vận dụng giải quyết một số tình huống đơn giản và duy trì thái độ tích cực.
IV.
PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ.
-
Giấy A4, giấy A0.
-
Bút dạ, phấn viết.
-
Các bài tập tình huống.
-
Tranh ảnh minh họa.
Hoạt động 1: Khởi động – Nhận biết nơi công cộng.
Mục tiêu: Liệt kê được một số nơi công cộng.
Cách tiến hành:
Giáo viên dán một số bức ảnh những nơi công cộng và không phải nơi công cộng
để học sinh quan sát:
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
2
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Sau đó đưa ra một vài câu hỏi:
- Các em hãy nhìn xem đâu là nơi công cộng và ngược lại?( Nơi công cộng:
công viên, hồ bơi, sở thú, sân bay)
- Hãy kể một số nơi công cộng gần gũi với các em?
- Vậy nơi công cộng là nơi như thế nào?
Kết luận: Nơi công cộng là không gian dành chung cho tất cả mọi người, không
phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ... không chỉ có người Việt Nam
mà có cả người nước ngoài nữa.
Hoạt động 2: Các tình huống giao tiếp không phù hợp ở nơi công cộng.
Mục tiêu:
- Học sinh liệt kê được các tình huống giao tiếp không phù hợp ở nơi công
cộng.
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
3
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
- Trình bày được cảm xúc thường có khi gặp tình huống giao tiếp không phù
hợp ở nơi công cộng.
Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh trên bảng, thảo luận nhóm
2 người theo các câu hỏi sau:
+ Tranh minh họa điều gì?
+ Hành động của các bạn trong tranh có phù hợp không? Vì sao?
+ Theo em cần có hành vi như thế nào là phù hợp?
- Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ
sung thêm.
Tranh 1:
+ Tranh minh họa điều gì?( trong giờ chiếu phim, 1 bạn đứng dậy giơ tay lên và
cười lớn làm mọi người phải quay lại nhìn)
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
4
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
+ Hành động của bạn trong tranh có phù hợp trong rạp chiếu phim không? Vì
sao?( hành vi ấy là không phù hợp, vì trong lúc mọi người đang xem mình phải
giữ trật tự, không cười nói ồn ào)
+ Theo em cần có hành vi như thế nào cho phù hợp?( cần giữ trật tự để xem
phem khỏi ảnh hưởng đến người khác)
Tranh 2:
+ Tranh minh họa điều gì?( trong công viên, có một nhóm các bạn đang đá bóng và
reo hò)
+ Hành động của bạn trong tranh có phù hợp trong công viên không? Vì sao( Các
bạn làm như vậy là không đúng vì xung quanh các bạn còn có nhiều người).
+ Theo em cần có hành vi như thế nào cho phù hợp?(các bạn đó không được gây
ồn ào quá, nếu muốn đá bóng thì phải đến chổ sân dành cho đá bóng)
Tranh 3:
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
5
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
+ Tranh minh họa điều gì?(trong một cửa hàng, mọi người đang xếp hàng đợi đến
lượt mình thì có một bạn chen lên vị trí đầu tiên mặc dù bạn đến sau những người
khác)
+ Hành động của bạn trong tranh có phù hợp không? Vì sao( Hành động của 2 bạn
là không phù hợp vì mọi người đều bỏ công sức cũng như thời gian để xếp hàng
chờ đợi, ta không nên mất lịch sự như vậy, sẽ ảnh hưởng đến họ)
+ Theo em cần có hành vi như thế nào cho phù hợp?(Phải xếp hàng đợi đến lượt
mình,cho dù có vội cũng không nên chen lấn như vậy gây ảnh hưởng đến người
khác)
Kết luận:
- Như vậy bộc lộ cảm xúc thái qua khi xem phim, đá bóng, chen lấn xếp hàng
đều là những hành vi không phù hợp nơi công cộng mà các em cần tránh.
giao tiếp nơi công cộng đòi hỏi độ nhảy cảm rất cao đối với những người
xung quanh.
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
6
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
- Chúng ta không thể xem nơi công cộng như là nơi riêng tư của chúng ta
được. Những hoạt động giao tiếp không phù hợp nơi công cộng sẽ ảnh
hưởng xấu đến bản thân ta cũng như với những người xung quanh.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của giao tiếp văn minh nơi công cộng.
Mục tiêu: Học sinh nêu được lợi ích và ý nghĩa của việc giao tiếp văn minh ở nơi
công cộng.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hồi tưởng lại xem hàng ngày mình đã giao tiếp
bằng hành vi hay ngôn ngữ như thế nào ở những nơi công cộng?
- Học sinh hồi tưởng và chia sẻ theo nhóm 2 người.
- Giáo viên mời một vài học sinh kể trước lớp và yêu cầu các em cho biết cảm
xúc của các em cũng như thái độ của những người xung quanh khi các em
đã giao tiếp như thế ở nơi công cộng.
Kết luận:
Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp,
một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự
quý mến của mọi người.
Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản
chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích
ứng trong mọi thời đại.
Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển
dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn
định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh.
Hoạt động 4: Cách giao tiếp văn minh nơi công cộng.
Mục tiêu:
- Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể để
thể hiện đúng hành vi giao tiếp nơi công cộng.
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
7
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác( biết hợp tác vơi bạn bè để thể hiện ứng xử giáo
tiếp nơi công cộng vào các tình huống cụ thể).
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình
huống.
Nhóm 1: Tình huống 1: Em cùng các bạn đang ngồi trên xe buýt thì có một bà lão
dắt một em bé lên xe. Khi đó trên xe không còn chiếc ghế trống nào cả. Em sẽ...
Nhóm 2: Tình huống 2: Em đi xem phim cùng các bạn. Em muốn đi vào chỗ của
mình ở phía bên trong. Khi đó những ghế bên ngoài đã có người ngồi. Em sẽ...
Nhóm 3: Tình huống 3: Em đang ngồi cùng các bạn ở ghế đá công viên, bổng thấy
một phụ nữ đang mang thai đi ngang qua và có vẻ mệt mỏi, đuối sức. Em sẽ...
-
Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
Học sinh thực hành đóng vai: đại diện các nhóm lần lượt thể hiện.
Các học sinh dưới lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm và những học sinh thể hiện
tốt.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh thể hiện tốt.
Kết luận:
Trong cuộc sống, ai cũng cần giao tiếp một cách văn minh ở những nơi công
cộng. Giao tiếp nơi công cộng là sự giao tiếp làm bộc lộ rõ nét nhất sự lịch thiệp và
khả năng giao tiếp của mỗi người. Bởi vì các em phải hoàn toàn dựa vào chính
mình để tạo ra một ấn tượng – tốt hoặc xấu – trong mắt nhìn của những người mà
các em giao tiếp, hoặc thậm chí không hề giao tiếp mà chỉ là được nhìn thấy. Khi
giao tiếp lịch sự, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, tự nhận thức bản thân mình tốt
hơn.
Hoạt động 5: Biện pháp hạn chế những trường hợp giao tiếp không phù hợp ở
nơi công cộng.
Mục tiêu:
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
8
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Học sinh có khả năng xây dựng một kỹ năng giao tiếp tốt, hạn chế những
trường hợp giao tiếp không phù hợp ở nơi công cộng.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi: làm thế nào để hạn chế các tình huống giao tiếp
không phù hợp ở nơi công cộng?
- Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến
- Giáo viên ghi ý kiến lên bảng và tổng hợp.
Kết luận:
- Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp.
- Có thái độ, cử chỉ ân cần, nhiệt tình. Biết thể hiện cảm xúc của mình đúng
lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn
sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
- Biết chào hỏi.
- Biết tự trọng và tôn trọng người khác.
- Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm:
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
- Biết thích ứng.
- Biết hợp tác...
Hoạt động 6: Bài tập củng cố.
Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện để từng bước hình thành kỹ năng
giao tiếp phù hợp ở nơi công cộng
Bài tập củng cố:
- Học sinh ghi lại những tình huống giao tiếp thiếu văn minh mà mình đã gặp
trong vòng một tuần và cách giải quyết.
- Lập kế hoạch để hạn chế tối đa những tình huống giao tiếp thiếu văn minh
nơi công cộng
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
9
Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Kế hoạch rèn luyện:
Muốn có được kỹ năng giao tiếp văn minh ở nơi công cộng, trước tiên các em phải
rèn luyện giao tiếp ở nhà( tức là với các thành viên trong gia đình của các em) sau
đó là trường học và ở những nơi công cộng.
1.
2.
3.
-
Gia đình:
Lễ phép với những người lớn tuổi hơn( ông,bà,cha,me,anh,chị,...)
Nhường nhịn em nhỏ.
Kể chuyện tình hình học tập, vui chơi của em cho cả nhà cùng nghe để mọi
người được gần gũi và hiểu em hơn.
Hỏi các câu chuyện về các thành viên trong gia đình hay chuyện thời trẻ của
họ… những người lớn tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.
Phụ giúp gia đình làm những việc em có thể.
Nói chuyện nhỏ nhẹ, không lớn tiếng tỏ thái độ .
Trường học:
Lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi hơn trong trường.
Tôn trọng bạn bè, luôn giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn.
Nói câu “Cảm ơn”, “Xin lỗi” khi cần thiết.
Biết hợp tác với các bạn để học tập.
Những nơi công cộng:
Giữ gìn vệ sinh.
Tìm cách giúp đỡ những người khó khăn trong khả năng của mình.
Giữ trật tự những nơi cần sự yên tĩnh.
Nói chuyện lịch sử, hòa nhã, thân thiện với người khác.
Không phân biệt đối xử với những người kém may mắn hơn.
Sv: Nguyễn Mỹ Hoa – Lớp 14CTXH
10