Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kỹ năng lắng nghe tích cực để giúp trẻ khi gặp khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.59 KB, 8 trang )

Chủ đề: Kỹ năng lắng nghe tích cực để giúp trẻ
khi gặp khó khăn
I.

II.

III.

IV.

Mục tiêu
 Về kiến thức
- Phụ huynh hiểu thế nào là lắng nghe tích cực và những rào cản đối với
lắng nghe tích cực trong việc giáo dục con cái.
- Phụ huynh có thể nhận biết được thế nào là lắng nghe tích cực và lắng
nghe không tích cực.
 Về kĩ năng
- Phụ huynh có thể lắng nghe tích cực những điều con cái chia sẻ để giúp
trẻ vượt qua khó khan gặp phải.
- Phụ huynh có các kỹ năng chuẩn bị tâm lý khi lắng nghe những điều
con cái nói.
- Phụ huynh có thể phân tích được lời nói cũng như tâm lý của con khi
nói
 Về thái độ
- Phụ huynh có thể bình tĩnh đón nhận, hiểu và thông cảm với con. Từ đó
tìm ra hướng giải quyết giúp con.
Đối tượng giáo dục của chủ đề
Phụ huynh học sinh THCS, là đối tượng có khoảng cách tuổi khá xa với con trẻ vì
vậy họ khó có thể hiểu được tâm lý của con khi nói chuyện cùng nhau. Họ cũng
hay áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Họ còn có những lo lắng về con của
mình.


Thông điệp của chủ đề
Độ tuổi Trung học cơ sở là một giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nhất.
Thế giới của các em sẽ rộng mở và phức tạp hơn, vì vậy các em sẽ gặp nhiều khó
khan hơn trong học tập cũng như các vấn đề khác.Cho nên các bậc phụ huynh luôn
lo lắng cho con mình khi bước vào độ tuổi này.Tuy nhiên, có những bấc phụ
huynh đã không thể hiểu con mình khi con thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách
nên đã đã dành cho con những lời nói những hành động tiêu cực khi con gặp khó
khăn, trở ngại.
Vì thế,để giúp các bậc phụ huynh không gặp phải điều khó sử như trên, nhà trường
tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề: “Kỹ năng lắng nghe tích cực để giúp trẻ khi gặp
khó khăn ” nhằm giúp cho các bậc cha mẹ có thể lắng nghe một cách tích cực để
tìm hiểu tâm lý của trẻ và những trải nghiệm cảm xúc của trẻ. Từ đó, các bậc phụ
huynh sẽ có cho mình những phương pháp giáo dục con cái hiệu quả nhất từ việc
lắng nghe tích cực những điều con chia sẻ khi gặp khó khăn.
Tài liệu và phương tiện hỗ trợ

1


 Phương tiện hỗ trợ

V.

- Giấy năng A0
- Slide bài học;
- Slide trò chơi;
- Tình huống sắm vai;
- Máy chiếu;
- Loa;
Hướng dẫn tổ chức hoạt động

1. Hoạt động 1:
a) Mục tiêu của hoạt động
Phụ huynh hiểu được thế nào là khái niệm lắng nghe tích cực và những
rào cản khi lắng nghe
b) Phương pháp
- Chơi trò chơi
- Thuyết trình
- Thảo luận tập thể
c) Phương tiện
- Slide, máy chiếu, loa, mic
d) Cách tiến hành
- Trò chơi truyền tin Bản tin: “ Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong
cong, có cái cánh co co, cổ cong, cẳng co, cánh cong ”
- Chia phụ huynh thành 4 nhóm có số lượng bằng nhau( nếu lẻ cử người
làm giám sát viên) và đứng thành 4 hàng dọc.
- Nhân viên Công tác xã hội nói thầm tin cần truyền nói trên cho 4 người
đứng đầu tiên của các hang.
- Yêu cầu 4 người này nói thầm lại cho người đứng sau mình, và người
đó lại tiếp tục truyền tin cho người đứng sau.
- Việc truyền tin chỉ được thực hiện bằng cách nói thầm giữa người đứng
trước và người đứng sau, người sau không được hỏi lại người trước. Độị
nào nhanh nhất và có thông tin chính xác với thông tin ban đầu thì đội
đó thắng.
 Sau trò chơi, nhân viên Công tác xã hội mời các bậc phụ huynh cho ý kiến
về việc lắng nghe và những rào cản làm cho việc lắng nghe trong trò chơi
trên không hiệu quả.
 Sau đó, nhân viên Công tác xã hội đặt câu hỏi: “ Đó là những rào cản trong
việc lắng nghe khi chơi trò chơi, và khi nói chuyện với trẻ thì những rào
cản trên phụ huynh có gặp phải chưa? Và phụ huynh nào còn có những trở
ngại khác khi nói chuyện với con không? Để phụ huynh trả lời và cùng

nhau thảo luận về vấn đề này.
 Nhân viên Công tác xã hội tổng hợp và nêu định nghĩa của lắng nghe tích
cực
2


 Định nghĩa: Lắng nghe tích cực là lắng nghe một cách chăm chú,

chân thành, gợi mở, bằng cả ánh mắt và trái tim để hiểu rõ được nội
dung và cảm xúc của người nói ( Hành trình Yêu thương)
 Những rào cản khi nói chuyện với con trẻ
- Phụ huynh dễ nổi nóng khi nghe con mình nói chuyện khi con gặp lỗi
- Phụ huynh muốn thể hiện suy nghĩ của mình nên không cho trẻ nói
- Phụ huynh mắc bận công việc nên vừa làm vừa nghe trẻ nói chuyện cho
nên không nghe rõ nội dung.
- Trẻ lo sợ nên nói không rõ (ngập ngừng, nói lắp,…)
- Trẻ im lặng không đáp lời lại
e) Kết luận
Qua trò chơi các bậc phụ huynh như được trải nghiệm và thấu hiểu roc
hơn về cách lắng nghe sao cho nghe trọn vẹn lời người nói cũng như trở
ngại của việc lắng nghe từ đó rút ra bài học về lắng nghe tích cực.
2. Hoạt động 2
a) Mục tiêu hoạt động
Giúp phụ huynh nhận biết những điều nên và không nên khi nói chuyện với
trẻ. Giúp phụ huynh biết được cách lắng nghe tích cực.
b) Phương pháp
- Điều tra bằng bảng hỏi.
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
c) Phương tiện

- Phiếu điều tra “ Những điều nên và không nên làm trong lắng nghe tích

cực.”
- Bút
- Slide, máy chiếu, loa, mic
d) Cánh tiến hành
 Phát cho mỗi phụ huynh bảng “ Những điều nên và không nên làm
trong lắng nghe tích cực.” Các phụ huynh làm theo yêu cầu: Hãy
đánh dấu “*” việc làm theo sự lựa chon của bạn là đúng và hãy giải
thích tai sao bạn chọn việc làm đó.
“ Những điều nên và không nên làm trong lắng nghe tích cực.”
Nên
Vừa nói chuyện với trẻ vừa
làm việc
Phán xét, chỉ trích, la mắng
trẻ
3

Không
nên

Tại sao?


Ngắt lời khi trẻ đang nói
Thuyết trình cho trẻ về điều
nên làm
Phản bác ý kiến của trẻ. Ra
lệnh cho trẻ
Kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói

Xác nhận thông tin bằng
cách nhắc lại câu nói của trẻ
Đổ lỗi cho trẻ mà không
xem xét rõ vấn đề
Nói liên tục mà không để trẻ
nói
Tìm những điểm mạnh cuat
trẻ để khuyến khích trẻ chia
sẻ
Đặt mình ở vị trí của trẻ để
đưa ra lời khuyên
Dừng xem tivi để tập trung
nghe trẻ nói
Tỏ ra thương cảm với trẻ
một cách quá mức
 Sau đó, tất cả cùng kiểm tra kết quả và thảo luận đưa ra đáp án chính

xác.
 Đặt vấn đề: Trong khi nói chuyện, chúng ta cần phải làm gì để người

nói hiểu được là chúng ta đang lắng nghe họ? Chia phụ huynh thành
các nhóm nhỏ với số lượng bằng nhau, yêu cầu cùng thảo luận nhóm
sau đó thuyết trình về vấn đề này.
 Nhân viên Công tác xã hội tổng kết và đề xuất “ 4 bước của lắng
nghe tích cực khi trẻ gặp khó khăn”
 Bốn bước lắng nghe tích cực khi trẻ gặp khó khăn
 Bước 1: Phản hồi
Để xác nhận thông tin bằng cách nhắc lại hoặc tóm tắc
nội dung câu chuyện, cảm xúc của trẻ.
 Bước 2: Xác nhận cảm xúc

Làm cho trẻ thấy được cảm xúc của họ là bình
thường, tự nhiên đối với con người, ai cũng có lúc sai
lầm, ai cũng có lúc nổi nóng,…
 Bước 3: Khích lệ
Phụ huynh cần tìm ra những điểm tốt của trẻ để khích
lệ.
 Bước 4: Cùng trẻ tìm giải pháp
4


Sauk hi lắng nghe tích cực, làm cho trở lại trạng thái
bình tĩnh, làm cho trẻ cảm thấy được khích lệ và mạnh
mẽ hơn, phụ huynh có thể tìm ra cách giải quyết vấn
đề của trẻ.

e) Kết luận

Qua phiếu điều tra các bậc phụ huynh có thể thấy được mình đã làm đúng
điều gì và sai ở chỗ nào khi nói chuyện với con, phụ huynh còn biết được
cách lắng nghe tích cực từ đó họ sẽ rút kinh nghiện khi lắng nghe con nói
chuyện khi trẻ gặp khó khăn.
3. Hoạt động 3
a) Mục tiêu hoạt động
Phụ huynh áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực vào xử lý tình huống giúp
giải quyết vấn đề khó khăn của trẻ.
b) Phương pháp
- Sắm vai xử lý tình huống
c) Phương tiện
- Mẫu giấy tình huống
- Slide

d) Cách tiến hành
 Chia các phụ huynh thành 5 nhóm để thảo luận thực hiện lắng nghe
tích cực để xử lý tình huống
Các tình huống
 Tình huống 1: H rất ngại khi đi qua đầu ngõ nhà mình,
vì mỗi lần đi qua các thanh niên trong quán café ở đó
trêu em là “ Bé bụng bự.” Em kể chuyện này với mẹ.
 L về nhà nói với ba: “ Con ghét bạn K vì bạ ấy cứ luôn
giật tóc con”
 Q nói vơi sba mẹ về giấy mời của nhà trường về việc
em không học thuộc bà nhiều lần trong tuần
 M nói với mẹ không muốn tham gia văn nghệ ở lớp vì
em không có váy đẹp.
 B kể với ông bà về việc bố mẹ thường xuyên cãi nhau
khiến em rất sợ.
 Các nhóm tham gia nhận xét, góp ý cách thức lắng nghe của nhau.
 Nhân viên Công tác xã hội tổng kết lại hoạt động sắm vai xử lý tình
huống.
e) Kết luận
Phụ huynh có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng về lắng nghe tích cực vào
việc xử lý các tình huống thực nghiệm. Từ đó giúp họ rút ra bài học nâng
5


cao kỹ năng lắng nghe tích cực trong cuộc trò chuyện với trẻ khi con gặp
khó khăn.
4. Hoạt động 4
a) Mục tiêu hoạt động
Tạo cơ hội cho phụ huynh tích hợp vận dụng kiến thức, kỹ năng lắng nghe
tích cực khi con gặp khó khăn sau khi kết thúc buổi sinh hoạt.

b) Phương pháp
Phương pháp dự án
c) Cách tiến hành
 Đề xuất cho phụ huynh về “ Kế hoạch thực hiện lắng nghe tích cực

với con”.

Kế hoạch thực hiện lắng nghe tích cực với con
1) Mục tiêu:

Xây dựng mối quan hệ tốt giữa phụ huynh và học sinh.
2) Thời gian thực hiện:
2 tháng
3) Nội dung kế hoạch:
- Một tuần phải nói chuyện cùng còn ít nhất 3 lần, có thể con tự bắt
chuyện với phụ huynh hoặc có thể phụ huynh chủ động bắt chuyện với
con.
- Phải áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực khi nói chuyện với con.
- Viết nhật kí sau khi nói chuyện cùng con với bất kỳ chủ đề nào.
6


Sau khi nói chuyện với con, hãy đưa cho con một phiếu đánh giá để
kèm theo nhật kí của phụ huynh. Sau đó gởi tất cả qua mail của nhân
viên CTXH để cùng trao đổi về khó khăn cũng như thuận lợi cho quá
trình.
- Sau khi kết thúc phải viết một bài thu hoạch về quá trình thực hiện cũng
như sự thay đổi trước và sau khi thực hiện kế hoạch.
- Duy trì những việc đã thực hiện trong kế hoạch cho tương lai
4) Tổng kết

- Sau khi kết thúc dự án, nhân viên Công tác xã hội cùng các bặc phụ
huynh cùng đánh giá và rút kinh nghiệm để sau này tiếp tục áp dụng với
con trẻ.
d) Kết luận
Phụ huynh có thể vận dụng các bài học sau khi kết thúc sinh hoạt điều này
sẽ làm cho buổi sinh hoạt có tính thiết thực cao.

VI.

Tổng kết về chủ đề
Lắng nghe bằng ánh mắt và trái tim một cách chân thành, gợi mở sẽ làm cho trẻ
cảm thấy được tôn trọng, được lăng snghe và thấu hiểu, tháo bỏ tâm lý e ngại,
phòng thủ để chuyển sang hướng giao tiếp cởi mở, tích cực hơn, giúp cho giao tiếp
của người lớn và trẻ có hiệu quả hơn. Giao tiếp tốt sẽ giúp xây dựng mối quan hệ
tốt giữa người lớn và trẻ.
Trẻ con cũng có tình cảm và thế giới nội tâm riêng và luôn mong muốn được cha
mẹ thấu hiểu.Lắng nghe con cái là kỹ năng mềm không phải bố mẹ nào cũng làm
được. Bố mẹ chỉ hiểu con khi mà lăng nghe ý kiến của con. Cha mẹ nên học cách
lắng nghe con cái để tìm hiểu tâm lý của trẻ và những trải nghiệm cảm xúc của trẻ,
lựa chon phương pháp giáo dục hiệu quả nhất dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ, có
vậy mới giúp con trưởng thành thật sự khỏe mạnh.

7


8




×