Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.41 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh
thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc
mới tự cường tự lập”. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vì
thế tất cả chúng ta luôn cần phải dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương
yêu, quan tâm đặc biệt và một nền giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất.
Thực tế ở nước ta hiện nay, các bậc phụ huynh, nhà trường và hầu hết mọi người
đều luôn muốn con mình học thật tốt, đạt được điểm số thật cao, làm toán giỏi, làm
văn hay,… Những kiến thức mà trẻ tiếp thu trong những năm đầu đời – giai đoạn từ 0
– 8 tuổi là vô cùng quan trọng cho sự phát triển tư duy, khả năng học hỏi của trẻ sau
này. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết kiến thức quan trọng mà trẻ tiếp thu ở
độ tuổi này nên là những kĩ năng sống căn bản của một con người như: kĩ năng nói,
kĩ năng đọc và các kĩ năng xã hội…
Hiện nay nhiều trẻ em học rất giỏi, là học sinh của các trường chuyên, lớp chọn,
thậm chí đạt giải trong các cuộc thi nhưng thái độ với mọi người lại không hề đúng
phép, không hòa đồng với bạn bè, thiếu tôn trọng người lớn,…
Tôn trọng là một trong những chuẩn mực đầu tiên và là phẩm chất đạo đức nhỏ
nhưng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của các em sau
này. Việc trang bị cho các em kỹ năng tôn trọng là cần thiết để làm nền tảng giúp các
em hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt. Vì thế em chọn “Kỹ năng thực
hiện nguyên tắc tôn trọng học sinh tiểu học” giúp cho các em nhận biết, ghi nhớ
được những hành động thể hiện sự lễ phép, kính trọng, coi trọng mọi người, mọi vật,
và chính bản thân mình.


PHẦN NỘI DUNG
I/ MỤC TIÊU:
* Về kiến thức:
- Nhận biết được các hành động đúng, sai khi tôn trọng hay thiếu tôn trọng.
- Rèn luyện sự lễ phép, tôn trọng cho học sinh.


- Giúp học sinh biết tôn trọng chính bản thân mình.
* Về kỹ năng:
- Nâng cao kỹ năng tôn trọng.
- Hình thành kỹ năng tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân.
* Về thái độ:
- Luôn lễ phép, tôn trọng mọi người.
- Tôn trọng chính bản thân.
- Không bằng lòng với những hành vi thiếu tôn trọng mọi người xung quanh.
II/ THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ:
Trong cuộc sống, việc tôn trọng người khác thể hiện phẩm chất đạo đức tốt,
lối sống lành mạnh. Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự , phẩm giá , và
lợi ích của người khác.
Người biết tôn trọng người khác là người sống tự trọng , biết tôn trọng mình
và tôn trọng mọi người xung quanh , không xúc phạm, làm mất danh dự người
khác.
Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở nên lành mạnh, trong
sáng và tốt đẹp hơn. Vì vậy cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi , mọi lúc cả
trong cử chỉ , hành động và cả trong lời nói.


III/ ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Chủ đề này được thiết kế cho nhóm trẻ có độ tuổi từ 4 – 7 tuổi, cụ thể là các học
sinh lớp 2/1 trường Tiểu học Hồng Quang – Đà Nẵng.
IV/ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ DẠY HỌC
- Máy tính
- Slide bài học
- Slide trò chơi
- Tình huống sắm vai
- Máy chiếu
- Loa

- Bánh, kẹo, phần quả nhỏ cho các em tham gia hoạt động.
V/ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Nhận diện đối tượng cần phải tôn trọng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được các đối tượng mà mình cần phải tôn trọng.
- Rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh, phát biểu trước tập thể,…
b. Phương tiện:
- Slide
- Loa
- Máy chiếu.
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các em suy nghĩ và trả lời xem mình cần tôn trọng những ai.


- Sau khi các em trả lời xong, giáo viên chiếu lại slide với hình ảnh những người
khác nhau, những vật dụng, con vật, các em học sinh,… và yêu cầu các em xem
hình, thảo luận chung và trả lời lại câu hỏi trước đó.
- Giáo viên tóm tắt lại những đối tượng cần được tôn trọng: “Chúng ta tôn trọng
tất cả mọi người, mọi con vật và mọi thứ xung quanh chúng ta”.
d. Kết luận:
- Qua hoạt động này, các em nhận biết được những đối tượng bản thân cần tôn
trọng.
- Tất cả mọi người, mọi vật đều phải được tôn trọng.
2. Hoạt động 2: Nhận biết những hành động thể hiện sự tôn trọng.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết những hành động thể hiện sự tôn trọng.
- Rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh, phát biểu trước tập thể,…
b. Phương tiện:
- Slide
- Loa

- Máy chiếu
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho xem hình ảnh và yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi
xem các em nên hành động như thế nào để thể hiện sự tôn trọng mọi người.
+ Chào hỏi, thưa gửi người lớn tuổi
+ Giúp đỡ mọi người (giúp các cụ qua đường, làm việc, giúp đỡ bạn bè khi
gặp khó khăn…)


+ Tặng quà, thăm hỏi ông bà
+ Giúp mẹ làm việc nhà
+ Giúp đỡ người khuyết tật
+ Học tốt
+ Không gây gổ, đánh nhau
+…
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động.
d. Kết luận:
- Học sinh nhận biết được các hoạt động thể hiện sự tôn trọng mọi người.
- Các em luôn phải biết tôn trọng mọi người.
3. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tôn trọng qua trò chơi
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn luyện những kiến thức vừa học.
- Thực hành kỹ năng tôn trọng.
- Giải tỏa mệt mỏi, năng động, tích cực hoạt động hơn.
b. Phương tiện:
- Hộp bút
- Vở
- Một số đồ dùng học sinh khác
- Phần quà nhỏ



c. Cách tiến hành:
- Giáo viên phổ biến yêu cầu trò chơi “Yêu cầu từ cô”: Giáo viên gọi “Cô muốn,
cô muốn”, học sinh sẽ trả lời “Muốn gì? Muốn gì?”. Sau đó giáo viên đưa ra yêu
cầu và gọi một học sinh thực hiện yêu cầu đó , học sinh được gọi sẽ thực hiện yêu
cầu đó sao cho thể hiện được sự tôn trọng.
- Sau khi học sinh thực hiện hành động được yêu cầu, giáo viên nhận xét và sửa
lỗi ngay nếu hành động đó chưa thể hiện sự tôn trọng.
- Ví dụ :
+ Giáo viên yêu cầu bạn A cho cô đem mượn hộp bút, bạn A khi đưa cho cô
phải đưa bằng hai tay.
+ Giáo viên yêu cầu bạn B hát một bài, bạn B phải đứng lên, trước khi hát
phải thưa cô,…
- Trao thưởng cho những bạn tham gia và làm tốt.
d. Kết luận:
- Việc tôn trọng được thể hiện qua những hành động hết sức nhỏ trong đời sống
thường ngày.
- Các học sinh phải luôn chú ý tôn trọng tất cả mọi người.
4. Hoạt động 4: Nhận diện những hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng, không
được làm
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được các hành động thiếu tôn trọng mọi người.
- Rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh, phát biểu trước tập thể,…


b. Phương tiện:
- Slide
- Loa
- Máy chiếu.

c. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho xem hình ảnh và yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân, trả lời xem
các hành động nào thể hiện sự thiếu tôn trọng mọi người.
- Các học sinh phát biểu, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động.
d. Kết luận:
- Các em học sinh cần tránh thực hiện những hành động thể hiện sự thiếu tôn
trọng mọi người.
- Biết phê phán, bài trừ những hành động thiếu tôn trọng mọi người.
5. Hoạt động 5: Sắm vai
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn luyện những kiến thức vừa học.
- Thực hành kỹ năng tôn trọng qua tình huống cụ thể.
b. Phương tiện:
- Slide
- Loa
- Phần quà nhỏ
c. Cách tiến hành:


- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút để giải
quyết tình huống giáo viên nêu ra, phân vai lên bảng thể hiện cách giải quyết cảu
nhóm mình.
+ Nhóm 1: Trong giờ học, cô giáo đang giảng bài thì Mai và An ngồi nói
chuyện riêng, ăn bánh và cười khúc khích làm ảnh hưởng đến giờ học. Nếu các
em là bạn Thành ngồi gần hai bạn các em sẽ làm gì?
+ Nhóm 2: Trong lớp 2/1 có bạn Bình bị khuyết tật vận động nhẹ ở chân nên
đi lại không được bình thường. Một số bạn trong lớp thường tỏ ra không thích và
không chơi với Bình. Nếu em là bạn cùng lớp với Bình, em sẽ làm gì?
- Hai nhóm bổ sung, nhận xét cho nhau sau khi mỗi nhóm sắm vai xong.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết.
- Trao thưởng cho nhóm xử lí tình huống và sắm vai tốt hơn.
d. Kết luận:
- Các học sinh phải luôn chú ý tôn trọng tất cả mọi người.
V/ TỔNG KẾT:
- Giáo viên cho học sinh nêu cảm nhận sau tiết học.
- Giáo viên cho học sinh nêu những kiến thức mình rút ra được sau tiết học.
- Giáo viên tổng kết lại buổi học: “Khi ta tôn trọng mọi người, mọi con vật, đồ vật
xung quanh ta , ta sẽ nhận lại nhiều hơn sự tôn trọng, nhiều hơn sự yêu thương từ
mọi người, mọi con vật, đồ vật dành cho ta”.
- Trao thưởng cho các bạn hoạt động tích cực trong giờ học.


PHỤ LỤC
Slide sử dụng trong giảng dạy






×