Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHẬN BIẾT các QUY ĐỊNH về AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.06 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục kĩ năng sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành nhân cách của một con người. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học là một trong những việc làm hết sức cần thiết trong
giáo dục hiện nay. Tùy theo từng độ tuổi, các em sẽ được học những kĩ năng
khác nhau. Nếu ở độ tuổi mầm non, các em được học cách giao tiếp với người
lớn, cách giao tiếp với bạn cùng trang lứa, cách tự bảo vệ mình khi ra đường
một mình…thì ở độ tuổi tiểu học , trẻ sẽ được học cách tự bảo vệ bản thân và
giúp đỡ những người xung quanh
Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học kỹ năng sống cho con,
tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ
năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi Tiểu học
việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy những kỹ năng
sống cần thiết cho trẻ Tiểu học là những kỹ năng gì?

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa kỹ năng và hành động nên trong việc dạy
con có được những hành động theo yêu cầu của người lớn thì cho rằng trẻ đã có
kỹ năng, điều đó hoàn toàn chưa đúng. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, khi bạn
cho trẻ đi chơi, bạn nhắc trẻ con hãy bỏ rác vào thùng rác và trẻ thực hiện theo
những gì bạn nói thì đó là hành động. Phần lớn những trẻ ở lứa tuổi Tiểu học
đều có những hành động đơn giản diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: Chào
hỏi, cảm ơn, xin lỗi…nhưng đó nhiều khi vẫn là những hành động làm theo yêu
cầu của người lớn và để những hành động đó trở thành kỹ năng cho trẻ thì đòi
hỏi phải có một quá trình. Khi hành động đó trở thành kỹ năng chính là lúc trẻ
nhìn thấy rác tự nhặt cho vào thùng rác hoặc trẻ gặp người lớn tự chào hỏi… mà
không cần người lớn phải nhắc nhở nữa.


Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến hành vi và ý
thức của con người. Thế nên việc xây dựng Kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn
là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể


hiện mình.
Bên cạnh việc được giáo dục về các kỹ năng như : giao tiếp, ứng xử,...
thì các em cũng nên được các thầy cô giáo và gia đình trạng bị cho những kiến
thức về các vấn đề như : cách xử lý khi có người lạ đột nhập vào nhà, cách xử lý
khi bị bỏng, bị điện giật,... Và một trong những vấn đề nóng hổi của thời đại
công nghệ hiện nay là An toàn khi tham gia giao thông, trẻ phải được người lớn
cung cấp kiến thức về những vấn đề này để trẻ không phải bỡ ngỡ khi tham gia
giao thông.
Và dưới đây, em xin thiết kế một hoạt động về dạy cho trẻ những kiến
thức căn bản khi tham gia giao thông đường bộ


KỸ NĂNG : NHẬN BIẾT CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
I.Mục tiêu chủ đề
* Về mặt kiến thức:
- Giúp cho các học sinh lớp 3,4,5 kiến thức, sự hiểu biết về các loại biển báo,
vạch kẻ đường, luật an toàn giao thông căn bản nhất.
- Tạo cho các em có sự hiểu biết về những nguy cơ tiềm ẩn khi điều khiển
phương tiện lưu thông trên đường.
- Liệt kê về các luật, các quy định cơ bản trong việc tham gia giao thông tại địa
phương.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành khi tham gia giao thông
* Về mặt thái độ:
- Thay đổi thái độ của các em trong việc chấp hành luật an toàn giao thông tại
địa phương.
- Biết quý trọng thân thể của bản thân và người khác.
- Cho các em sự nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông cũng như thái độ
điều khiển xe đạp, đi đứng cẩn trọng, từ tốn và hạn chế sự đùa nghịch.
- Giúp các học sinh cái nhìn khách quan, tập trung chú ý đến những loại biển

báo xuất hiện trên đường để có cách thi hành đúng luật.
* Về mặt kĩ năng:
- Tạo nên trong các học sinh tiểu học khả năng ứng phó trước những sự kiện
diễn ra trên đường, đặc biệt là trước những tình huống giao thông nguy hiểm.


- Giúp các em học sinh có được tư thế điều khiển và ngồi trên xe đạp hợp lí; hạn
chế những hành vi đùa giỡn, trọc nghẹo nhau khi đang điều khiển phương tiện
giao thông.
II. Đối tượng giáo dục của chủ đề
Chủ đề được thiết kế dành cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học ( lớp 3,4 ,5)
III.Nội dung:
- Trang bị những kiến thức về các loại biển báo, vạch kẻ đường, luật an toàn
giao thông căn bản nhất.
IV.Tài liệu và phương tiện hỗ trợ
- Máy chiếu
- Các hiệu lệnh, biển báo giáo thông
- Tranh ảnh minh họa
- Các video
- Xe đạp mini loại xe nhỏ có 4 bánh
- Giấy, bút
V.Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Bước 1.Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết được các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.
b.Nội dung:
- Giáo viên ổn định lớp học
- Giáo viên giới thiệu bài học ngày hôm nay



- Giáo viên hỏi “ Theo các em, có những phương tiên nào tham gia giao thông
trên đường bộ?
- Các em trả lời
- -Giáo viên nhận xét câu trả lời của các em
c. Kết luận
- Như các em đã biết và qua câu trả lời của các bạn thì có rất nhiều các phương
tiện thường xuyên tham gia giao thông trên đường bộ : Xe thô sơ ( xe bò, xe
đạp,...). xe cơ giới ( xe máy, ô tô, xe tải, xe đạp điện,....)
Bước 2 : Kết nối
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiệu lệnh, biển báo tín hiệu đèn giao thông.
a.Mục tiêu: Học sinh biết được các biển báo thông dụng và tín hiệu đèn giao
thông.
b.Nội dung:
* Cách thực hiện:
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh, cho các em xem và phổ biến về hệ thống các
loại biển báo giao thông đường bộ với các em và sau đó đặt câu hỏi: “ Các em
hãy nêu cách nhận biết các loại biển báo” :
+ Biển báo hiệu lệnh
+ Biển báo chỉ dẫn
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm.
- Các em trả lời
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận
Biển báo hiệu lệnh: là biển báo với mục đích báo hiệu cho người tham gia giao
thông phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Cách nhận biết: Hình tròn- nền màu xanh da trời- kí hiệu chỉ dẫn màu trắng
nằm bên trong hình tròn.
Biển báo cấm: là biển báo được đặt ven đường biểu thị những điều mà người
tham gia giao thông không được làm, cấm không được làm.



Cách nhận biết: Biển báo hình tròn- Viền đỏ- Nền trắng, đỏ hoặc xanh- kí hiệu
màu đen hoặc trắng- thường có gạch chéo màu đỏ.
Biển báo nguy hiểm là loại biển báo giao thông có hình dạng riêng,có tính chất
báo hiệu cho người tham gia giao thông biết tính chất nguy hiểm của đoạn
đường phía trước để họ tránh và phòng ngừa hay kịp xử lý.
Cách nhận biết: Biển báo có hình tam giác – nền biển màu vàng – viền màu đỏ kí hiệu màu đen
Biển báo chỉ dẫn: Với người tham gia giao thông biển báo chỉ dẫn giao thông
là loại biển báo hướng di chuyển cho các phương tiện hay hướng dẫn những
phương tiện tham gia giao thông biết những hướng đi cần thiết, những điều có
ích khác.
Cách nhận biết: Biển báo có hình vuông hoặc hình chữ nhật đứng – có nền xanh
da trời – kí hiệu màu trắng, đen hoặc vàng.
Biển phụ: là biển báo được đặt kèm với các biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu
lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển cấm ở trên nhằm chú thích thêm cho người tham gia
giao thông hiểu rõ hơn về các loại biển báo phía trên đó.
Cách nhận biết: Biển báo có hình chữ nhật –viền đen – kí hiệu màu đen hoặc
đỏ.
Kí hiệu vạch kẻ đường giao thông: Để tăng khả năng thông đường, đảm bảo
an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ. Có 2 loại vạch kẻ đường là
vạch đứng và vạch nằm ngang.
Cách nhận biết: Những vạch kẻ đường thường được ghi dưới mặt đường, kí
hiệu màu trắng hoặc vàng.
-Sau khi kết luận lại cho các em thì giáo viên tổ chúc cho lớp chơi trò chơi
Tổ chức trò chơi: “Em và biển báo” để các em nhận biết được các biển báo
giao thông thông dụng.
Hướng dẫn cách chơi:
+ Chia các em thành 2 đội. Mỗi đội 6 đến 7 em.



+ Trong thời gian 3 phút thảo luận, các em lên và dán những chiếc biển báo đã
được phát sẵn vào các nhóm (vd: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo
chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh,...) lên trên bảng trong vòng 3 phút.
-Tổ chức trò chơi “Đèn giao thông” để giúp các em nhận biết được các tín hiệu
đèn giao thông.
Hướng dẫn cách chơi:
+ Một người cầm bảng tín hiệu đèn giao thông (đèn xanh, đèn vàng, đèn
đỏ).
+ Một người thực hiện động tác di chuyển tương ứng với bản tín hiệu đèn giao
thông được giơ lên. Khi tín hiệu đèn xanh thì xoay tay đều đặn, đèn vàng xoay
tay chầm chậm, đèn đỏ thì dừng lại không xoay tay nữa.
c. Kết luận :
Các em biết không, việc nhận biết các biển báo và các hiệu lệnh giao thông
rất là quan trọng trong việc tham gia giao thông, các em phải luôn ghi nhớ để có
thể chấp hành tốt khi đi ra đường. Những đứa trẻ ngoan là những bạn chấp hành
tốt luật giao thông.
Hoạt động 3: Các tình huống nguy hiểm khi đi trên đường phố
a.Mục tiêu:
- Xác định được các tình huống nguy hiểm và cách xử lý khi tham gia giao
thông đường bộ.
b. Nội dung:
-Giáo viên cho các em xem các video có tình huống nguy hiểm khi tham gia
giao thông
+ Video có nội dung đi hàng ba gặp xe tải lớn.
+ Video có nội dung đi ngược chiều
+ Video có nội dung gặp người lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông
trên đường phố.
Giáo viên đặt câu hỏi cho các em sau khi xem video tình huống:
- Các em hãy nêu tình huống nguy hiểm mà các em vừa được xem.



- Từ những tình huống trên các em cho anh chị biết mình nên làm gì khi gặp
tình huống như vậy?
- Các em trả lời
- Giáo viên nhận xét và kết luận lại
c.Kết luận:
+ Tình huống 1: Các bạn trong đoạn video đã vi phạm đi dàn hàng ba và gặp
phải tình huống nguy hiểm. Vì vậy khi tham gia giao thông các em không nên
đi dàn hàng hai (đối với những con đường nhỏ, nguy hiểm, ghồ ghề) và đặc biệt
không dàn hàng ba.
+ Tình huống 2: Các bạn trong đoạn video đã vi phạm đi ngược chiều. Vì vậy
khi nhìn thấy biển báo cấm đi ngược chiều thì các em phải tuân thủ để không
xảy ra tình huống nguy hiểm như bạn trong đoạn kịch trên.
+ Tình huống 3: Bạn trong đoạn video đã gặp một người khác đang lạng lách
đánh võng khi đang đi trên đường. Nếu gặp phải tình huống như vậy thì các em
phải dừng lại và đứng sát vào lề đường bên phải,đợi cho đến khi họ đi qua thì
các em mới bắt đầu đi tiếp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đi bộ và qua đường an toàn.
a.Mục tiêu:
- Các em biết được cách đi bộ và qua đường an toàn để phòng tránh được tai
nạn giao thông.
- Giúp các em học sinh biết được các đặc điểm an toàn và không an toàn của
đường phố.
b.Nội dung:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho các em trả lời lần lượt những câu hỏi liên quan đến
việc đi bộ và qua đường an toàn:
+ Các em hãy cho chị biết các em đi bộ như thế nào thì được coi là đúng cách?
+ Khi đang đi bộ trên đường chúng ta không nên làm gì?
+ Khi nào thì chúng ta được phép qua đường?

+ Khi qua đường chúng ta phải chú ý những điều gì?


- Giáo viên nhận xét
c.Kết luận:
- Khi đi bộ chúng ta nên đi sát lề đường bên tay phải của mình. Không nên nô
đùa, chạy nhảy dưới lòng đường. Không dàn hàng 2, hàng 3 trở nên khi đi bộ
trên đường.
- Khi có dấu hiệu đèn đỏ thì chúng ta mới được phép qua đường. Đối với vùng
nông thôn, địa phương không có đèn báo hiệu giao thông thì các em nên quan
sát cẩn thận, nhìn trước nhìn sau. Quan sát thấy đường vắng xư hoặc có xe đi từ
xa chúng ta mới được phép qua đường.
Bước 3 : Thực hành
Hoạt động 5: Cách ngồi an toàn trên xe đạp và xe máy:
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết được cách ngồi an toàn trên xe đạp và xe máy.
b. Nội dung:
- Sử dụng hoạt động sắm vai để mô phỏng tình huống.
- Giáo viên hướng dẫn cho các em lên sắm vai theo tình huống về các tư thế
ngồi trên xe đạp và xe máy.
+ Tình huống 1 : Một bạn chở một bạn nhưng bạn ngồi sau ngồi quay lưng lại
với bạn chở
+ Tình huống 2 : Một bạn đi xe mà thả hay tay
+ Tình huống 3 : Một bạn đi xe chở thêm hai bạn phía sau
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Các em hãy cho cô (thầy ) biết những tư thế ngồi trên xe mà các bạn vừa mô
phỏng, kiểu ngồi nào là đúng, kiểu ngồi nào là sai?
- Các em trả lời, nhận xét về các bạn đóng vai
- Giáo viên nhận xét,
c. Kết luận:

- Khi ngồi trên xe đạp, xe máy; các em chú ý không được ngồi quay lưng lại với
người lái xe, không ngồi một bên, không gác chân lên yên xe, không buông một


hoặc hai tay khi lái xe, không đùa giỡn khi ngồi trên xe đạp hoặc xe máy.
Không chở quá 2 người trên một chiếc xe.
Bước 4 : Vận dụng
Hoạt động 6 : Vận dụng
a.Mục tiêu:
- Giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung
- Giáo viên yêu cầu học sinh
+ Lúc về nhà, kể lại cho cả nhà nghe về những gì đã học và nói với cả nhà là
phải thực hiện đúng với những gì thầy cô giáo đã dạy để đảm bảo an toàn cho
tất cả mọi người
+ Sưu tầm những tình huống vi phạm an toàn giao thông, chỉ ra chỗ vi phạm và
viết vào giấy rồi đưa cho bạn bên cạnh xem.
c. Kết luận
- Các em phải luôn ghi nhớ những gì đã được học để biết cách tham gia giao
thông an toàn cho mình và mọi người. Bên cạnh đó, phải cùng kêu gọi mọi
người trong gia đình và mọi người xung quanh chấp hành tốt luật giao thông.
Các em hãy cùng nhau chung tay thực hiện một cuộc sống không có vi phạm an
toàn giao thông.
VI. Tổng kết :
Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ "An toàn giao thông là hạnh phúc
cho mọi nhà" như là lời nhắc nhở,cũng là lời cảnh cáo với người tham gia giao
thông hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn và hạnh phúc cho mình
cũng như gia đình mình. Không phải tự nhiên "An toàn Giao Thông" lại trở



thành chủ đề nóng của xã hội mà là do một sự hiểu biết còn hạn chế về những
luật lệ giao thông đường bộ và số người chết trong tai nạn giao thông. Vẫn còn
nhiều người chưa ý thức được những nguyên tắc khi tham gia giao thông, chưa
chấp hành đúng quy định.
Riêng về phần học sinh, sinh viên chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường
tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành
nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo
cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân
tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó
làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những
người xung quanh.
Tóm lại,tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết.Vấn đề
này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã
hội này.Hy vọng một ngày gần đây,tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu
tối đa,đem lại niềm vui cho những ai tham gia giao thông.An toàn giao thông
hiện nay là vấn đề mà Đảng và nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn
tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh.Mỗi công dân phải tự giác chấp
hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn
minh,hiện đại.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:"Người có đức mà không có tài
làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng".Chính vì
vậy,chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân.
Đồng thời ,qua chủ đề này , đã giúp cho các em học sinh tiểu học nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề giao thông. Học sinh nắm bắt được các
kiến thức về một số luật cơ bản, cũng như các biển báo trong khi tham gia giao
thông. Bên cạnh đó các em hiểu được các tư thế ngồi an toàn trên xe máy và xe
đạp. Học sinh còn được tiếp cận và tự mình thử sức, trải nghiệm các tình huông
sắm vai khi tham gia giao thông.



LỜI KẾT
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học là một nhiệm vụ đang được ngành
giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong các trường Tiểu học. Dạy trẻ Tiểu
học kỹ năng sống không phải là ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn
mà là dạy trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện chúng đúng
cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ mới được hình thành và nó sẽ theo trẻ
đến suốt cuộc đời.
Việc dạy cho trẻ biết về các biển báo, các hiệu lệnh giao thông, cách ngồi
xe an toàn,... là một việc làm rất cần thiết và mang một ý nghĩa nhất định. Cần
phải trang bị cho trẻ một lượng kiến thức vừa đủ về vấn đề này để trẻ có thể
chấp hành tốt và nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng chấp hành với trẻ.
Trong quá trình dạy phải tạo cho trẻ hứng thú học tập để trẻ có thể dễ tiếp thu.
Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là việc dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là
việc đưa hành động vào ý thức, nếu làm được điều này thì bố mẹ hay thầy cô
giáo đều có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách đơn giản. Phải có những hoạt
động dạy kỹ năng sống thật sự thiết thực, mang tính giáo dục cao nhưng phải
thật gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp thu để dễ đi vào nhận thức của trẻ, phù hợp với lứa
tuổi Tiểu học.


PHỤ LỤC





×