Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THIẾT kế HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp hội THI tìm HIỂU “AN TOÀN GIAO THÔNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.35 KB, 19 trang )

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: HỘI
THI TÌM HIỂU “AN TOÀN GIAO THÔNG”
Phần 1: Mở Đầu
I. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội
quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho
mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao
thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia
đình mình và cho xã hội.
Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ
dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về
các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có
không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao
thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị
xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ
tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn
(quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng
tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là
ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.
Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện
pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành
và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban
ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường
phải suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông
cho xã hội đồng thời thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông?


Vì vậy em thiết kế hoạt động này với mong muốn thông qua các trò chơi, các câu
hỏi để tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết của các em hơn trong việc đảm bảo an
toàn giao thông khi tham gia giao thông.


II. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước là những công dân, những con người sẽ
xây dựng nước nhà sau này nên vững tuyên truyền vận động và cung cấp các kiến
thức cho các em là rất quan trọng, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho
các em. Và cũng bởi nguyên nhân của đa số tai nạn giao thông là từ ý thức của
người dân nên khi các em còn nhỏ chúng ta nên dạy cho các em những điều hay lẽ
phải phải uốn nắn các em ngay từ đầu, ông bà ta có câu là “ uốn cây từ thuở còn
non “. Đúng vậy, khi mà lúc nhỏ các em đã nhận thức đúng và hiểu được những tác
hại của tai nạn giao thông thì chắc chắn bây giờ và sau này các em sẽ chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những
năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết
vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy
chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông ?
III Phân tích nguyên nhân và sự cấp thiết của đề tài.
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao
thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là
mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ
khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với
việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ


mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông.
Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao
thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở
trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan
niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con

người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng
tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã
không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần
nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người
cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân
khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc
trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân.
Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến
sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng
tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành
giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc
độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường
không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm
tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.


Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên,
trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực
phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh,
có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học
sinh.
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên
truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao
thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy

thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp
hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao
thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này
cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này.
Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa,
đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Phần 2: Nội dung.
Tên hoạt động : chúng em với an toàn giao thông
I.

Mục tiêu
1. Nhận thức
- Nhận thức đúng đắn về những kiến thức về pháp luật an toàn giao thông
nói chung và xử lý các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.


- Chia sẻ các kỹ năng sống và cách ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.
2. Kỹ năng
- Bảo vệ mình và người khác khi tham gia giao thông.
- Rèn kỹ năng cần thiết về an toàn giao thông khi tham gia giao thông của
học sinh tiểu học.
- Đánh giá được hành vi tham gia giao thông của mình và người khác.
3. Thái độ
- Nghiêm chỉnh thực hiện luật an toàn giao thông.
- Không đồng tình với những hành vi,vi phạm luật giao thông.
II.

Công tác chuẩn bị
1. Phương diện vật chất

- Dự trù kinh phí cho hội thi.
- Dự trù cơ cấu giải thưởng ( giải nhất, giải nhì, giải ba và giải giành cho
-

khán giả )
Thiết kế sân khấu,âm thanh, chuông, bảng điểm, ánh sáng, câu hỏi
( dành cho các đội thi và khán giả ) băng hình, bàn ghế, cờ lưu niệm,
hoa, cờ, giấy mời, giấy vẽ, màu vẽ, giá đỡ , máy tính, máy chiếu….

2. Phương diện tổ chức
-

Họp ban tổ chức để bàn bạc cách tổ chức, giao nhiệm vụ cho từng

-

thành viên.
Dự trù đại biểu, ban giám khảo.
Người thiết kế câu hỏi, đáp án trên máy tính và trình chiếu.
Người dẫn chương trình, thư ký, người trao hoa, trao cờ lưu niệm,
người viết giấy mời, người trao giải, người trao hoa và tặng quà khán
giả.


Đối tượng tham gia: học sinh lớp 3,4,5 chia làm 3 đội, mỗi đội 6 học sinh (

III.

mỗi lớp 1 học sinh)
• Đội A: lớp 3.1+3.2+4.1+4.2+5.1+5.2.

• Đội B: lớp 3.3+3.4+4.3+4.4+5.3+5.4.
• Đội C: lớp 3.5+3.6+4.5+4.6+5.5+5.6.
Nội dung và hình thức
1. Nội dung
- Thông qua sự am hiểu về luật giao thông của các em.
- Luật giao thông đường bộ
- Thông tư của bộ giao thông vận tải quy định tốc độ và vận tải của xe cơ
giới khi tham gia giao thông các biển báo gió thông, các vạch quy định
-

trên đường.
Nghị định của chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.

2. Hình thức (thông qua hội thi)
IV.

Tổ chức tiến hành
1. Địa điểm : sân trường
2. Thời gian: từ 7h đến 11h ngày 15 tháng 12 năm 2016.

V. Hướng dẫn tổ chức hoạt động
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Văn nghệ chào mừng.

Ổn định tổ chức.
Tuyên bố lý do.
Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo.
Giới thiệu các phần thi.
Tổ chức hội thi.
Phần 1: Thi tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Gồm 10 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm. Ban giám khảo đọc câu hỏi học
sinh các đội suy nghĩ và trả lời trong vòng 30 giây. Đội lựa chọn câu hỏi sẽ
trả lời trước nếu sai hoặc quá thời gian thì sẽ nhường quyền trả lời cho đội


khác, các đội còn lại đội nào nhanh tay đưa tín hiệu trả lời trước sẽ giành
quyền trả lời nếu trả lời đúng sẽ mang về cho đội mình 5 điểm.
Phần 2: Thi xử lý tình huống.
Gồm 6 tình huống mỗi tình huống 20 điểm.
Đưa ra các đoạn băng, một câu chuyện hoặc một tình huống về hành vi,
vi phạm luật giao thông, mỗi đội được lựa chọn 2 lần thời gian suy nghĩ của mỗi
đội là 5 phút. Đội lựa chọn tình huống sẽ trả lời trước nếu sai đội nào nhanh tay
hơn sẽ giành quyền trả lời và nếu trả lời đúng thì sẽ mang về cho đội mình 10
điểm.
Phần 3: Thi tài năng an toàn giao thông
- Mỗi đội thể hiện phần thi tài năng tối đa là 15 phút/đội chơi
- Điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm
Trong đó:
+ Phần thi truyền tải đầy đủ nội dung ý nghĩa mang đến cuộc thi về pháp luật
ATGT, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông: 25 điểm
+ Tiết mục tài năng dự thi sinh động, có nét độc đáo và sáng tạo, có sức lôi
cuốn khán giả tham dự: 15 điểm
+ Hình ảnh minh họa, đạo cụ phục vụ tiết mục tài năng đa dạng, phù hợp với
nội dung dự thi: 10 điểm

- Nội dung: Thể hiện tài năng của đội chơi về các kiến thức, kỹ năng ứng xử
trong văn hóa giao thông.
- Hình thức:
+ Các đội sẽ thi phần tài năng thể hiện qua các hình thức sinh động thông qua:
khả năng hùng biện về thực trạng giao thông Việt Nam hiện nay, các giải pháp
nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông; hình thức sân khấu hóa: kịch, tiểu phẩm hài,
múa hát, vẽ tranh; yêu cầu nội dung phải liên quan đến các vấn đề cấp thiết đối với
an toàn giao thông hiện nay, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về ATGT.
Phần 4: Giao lưu với khán giả.


-

Phần này sẽ được bố trí xen kẽ giữa các phần thi với mục đích là giao lưu

thân thiện với khán giả, cổ động viên của các đội tuyển cùng đồng hành với
cuộc thi. Ban tổ chức sẽ đưa ra câu hỏi về chủ đề an toàn giao thông để
khán giả trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận 01 phần quà từ BTC.
Thời gian phần giao lưu cùng khán giả tối đa 15 phút
- Có 5 câu hỏi dành cho khán giả, mỗi câu trả lời đúng sẽ được một phần
quà từ ban tổ chức.
Phần 5: Sự am hiểu và tiếp thu của các em.
-

Sau tất cả các phần thi ban giám khảo sẽ kiểm tra lại sự am hiểu và kiến
thức về an toàn giao thông của mỗi đội, đại diện mỗi đội sẽ trình bày
những kiến thức mình đã tiếp thu và học được thông qua hội thi an toàn
giao thông này. Và nêu ra cảm nhận của mình về giao thông hiện nay
và các việc nên làm cũng như các biện pháp để cải thiện tình trạng an


-

toàn giao thông.
Sau khi đã lắng nghe trình bày của đại diện mỗi đội ban giám khảo sẽ
nhận xét, phân tích và giải thích những gì vướng mắc các em gặp phải.
Và thông qua đây ban tổ chức hội thi cũng kêu gọi toàn bộ mọi người
xung quanh nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông và
hướng tới một xã hội hạnh phúc ấm no.

Phần 6: Nhận xét và trao giải thưởng.
-

Ban giám khảo sẽ đưa ra nhận xét và đánh giá về hội thi, và nói lên
mong muốn và nguyện vọng của hội thi kêu gọi toàn thể tất cả những
em học sinh nói chung và người dân nói riêng tuân thủ luật giao thông ,
đặc biệt là các em học sinh những người công dân, người chủ tương lai


của đất nước sau này phải nhận thức được tác hại của tai nạn giao thông
và phải có ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông để đảm bảo
-

an toàn cho chính bản thân và gia đình xung quanh.
Tổng kết điểm của các đội.
Trao giải thưởng.
Bế mạc cuộc thi.

Phần 7: Bài tập về nhà
-


Sau cuộc thi và tìm hiểu về an toàn giao thông các em hãy vận dụng
kiến thức và những gì mình đã có và biết thêm, các em khi về nhà hãy
vận dụng nó vào những hoạt động tuyên truyền vận động mọi người
tham gia và có ý thức giao thông. Hãy ghi lại những gì mình đã làm

VI.

được để bữa sau chia sẻ với các bạn khác.
Tổng kết sau cuộc thi
Cuộc thi đã tổ chức như thế nào? Đã đạt được mục tiêu hay chưa? Tồn tại
hạn chế gì? Rút kinh nghiệm.

VII.
1.

Kết luận.
Bài học kinh nghiệm
- Ban giám hiệu nhà trường phải quan tâm hơn nữa trong công tác giáo
-

dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là một tấm gương chấp hành luật

-

giao thông để học sinh noi theo.
Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa
phương ủng hộ công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu


-

học.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, trao đổi với phụ huynh trong
các buổi họp phụ huynh về vấn đề an toàn giao thông cho con em họ.


-

Kiến thức về đi xe đạp không nhiều, không khó nhưng gần với cuộc
sống thực nên phải dạy cho các em lặp đi lặp lại nhiều lần lồng ghép

-

trong các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh am hiểu.
Tiết dạy an toàn giao thông phải nhẹ nhàng không nặng nề, tạo bầu

-

không khí vui vẻ để thu hút các em tham gia.
Giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức dạy học: trò chơi, hoạt động

-

nhóm, thực hành, trải nghiệm.
Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa chọn
kiến thức và kỹ năng cơ bản để hình thành cho học sinh của mình,
không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng

-


yêu cầu về an toàn giao thông về luật giao thông.
Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an toàn giao thông không nhất
thiết phải giống như những giờ học khác chủ yếu là để học sinh thấy

-

thoải mái trong giờ học.
Đặc biệt tạo ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ đối với người

-

đi xe đạp, đi bộ hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông.
Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông không

-

cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đến trường.
Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và giải quyết tốt
các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống
không an toàn và phòng tránh khi đi trên đường khi có nguy hiểm xảy

-

ra.
Làm tiền đề cho ý thức chấp hành luật giao thông sau này, làm nền tảng
cho thái độ tham giao giao thông an toàn, văn minh của một công dân

2.


khi các em lớn lên.
Những đề xuất và kiến nghị.
- Em thầm nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
hoặc lồng ghép các hoạt động này vào hoạt động đa dạng và phong phú
hơn nữa phù hợp với lứa tuổi của từng học sinh. Có thể giao lưu với các
trường lân cận thông qua hình thức đố vui để học, những tiết mục văn


nghệ có ý nghĩa về an toàn giao thông thì hiệu quả càng cao hơn nữa.
Và giáo viên cần phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong việc tham gia tổ chức các hoạy động an toàn giao thông có hiệu
-

quả.
Giáo dục an toàn cho học sinh tiểu học là sự cấp bách, thực tế và hoàn
toàn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu đẻ hình thành cho
các em những hiểu biết ban đầu về luật giao thông, có ý thức trong việc
chấp hành luật an toàn giao thông, các em cần biết những nguy hiểm để
tránh, các em có kỹ năng phòng tránh những nguy hiểm thường gặp khi
tham gia giao thông, nếu làm được như vậy em tin tưởng các em học
sinh tiểu học có thể tự đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Với
hoạt động ở trên em nghĩ rằng bước đầu mình đã góp phần nhỏ bé tham
gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức, và
ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách ứng xử văn minh khi tham gia
giao thông. Bởi vì an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống. NXB Đại học Sư phạm.

2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa
Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
3. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học
Sư phạm.


4. Công văn 463/BGDĐT-GDTX 2015 giáo dục kỹ năng sống cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông.
5. Luật 23/2008QH 12 của Quốc hội: Luật an toàn giao thông đường bộ.
6. vnexpress.net/cac-muc-phat-vi-pham-luat-giao-thong-tu-1-8/topic-21201.htm

I.

Câu hỏi phần thi tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng:
1. Khi ngồi trên xe máy, để đảm bảo an toàn chúng ta cần:
a. Đội mũ bảo hiểm
b. Hai tay bám chặt vào người ngồi trước
c. Quan sát cẩn thận trước khi lên xe máy
d. Cả 3 ý trên
2. Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ chúng ta cần:
a. Tiếp tục chạy
b. Chạy từ từ
c. Ngừng hẳn
d. Chạy từ từ rồi chạy nhanh
3. Khi đi bộ trên đường phố không vỉa hè, người đi bộ cần phải:
a. Đi sát dưới lòng đường bên tay phải
b. Đi sát dưới lòng đường bên tay trái
c. Đi giữa lòng đường
d. a và c đều đúng

4. Để an toàn khi đi trên đường phố cần:


Đi bộ bên trên vỉa hè, đi qua đường cần có người lớn dẫn dắt
Người ngồi trên xe máy cần đội mũ bảo hiểm và ngồi ngay ngắn
Đi xe đạp, xe máy không đi hàng 2 trở lên
Tất cả đều đúng
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta gồm những loại đường
a.
b.
c.
d.

5.

nào:
a. Đường quốc lộ
b. Đường tỉnh, đường quốc lộ, đường huyện, đường xã, đường đô

6.

7.

thị
c. Đường huyện, đường xã, đường đô thị
d. Tất cả đều sai
Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì:
a. Hình tam giác, viền đỏ
b. Viền đỏ, nền vàng, hình tam giác
c. Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, ở giữa vẽ hình màu đen

d. Viền đỏ, nền vàng, hình tròn
Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến. Để đảm bảo an toàn
khi đi xe đạp cần:
a. Đi xe đạp của người lớn
b. Chỉ đi xe đạp an toàn, phù hợp với mình, đi đúng luật giao

8.

thông
c. Đi xe đạp dàn hàng ngang
d. a và c đúng
Biển báo sau chỉ điều gì:

Cấm đi ngược chiều
Được phép đi ngược
Cấm dàn hàng ngang
Tất cả đều đúng
9. Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của ai:
a. Của mọi người dân
b. Của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức và xã hội
c. Của công an giao thông
d. Chính quyền địa phương
10. Biển báo sau đây chỉ điều gì:
a.
b.
c.
d.


I.


a. Cấm xe máy
b. Cấm ô tô
c. Cấm xe đạp
d. Xe đạp được phép đi
Câu hỏi giành cho khán giả
Chọn câu trả lời đúng:
1. Ở nước ta có những loại đường nào:
a. Đường bộ
b. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không
c. Đường bộ, đường thủy, đường hàng không
d. Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không
2. Biển sau cho biết điều gì:

Cấm đi đường này
Được phép đi đường này
Đường ưu tiên xe trọng tải lớn
Xe đi ngược chiều
Khi gặp tín hiệu đèn vàng ta sẽ:
a. Tiếp tục chạy
b. Chuẩn bị ngừng lại
c. Ngừng hẳn lại
d. Tất cả đều sai
Khi thấy người gặp tai nạn trên đường phố, ta cần:
a. Gọi người khác đến giúp đỡ
b. Gọi cảnh sát giao thông, cấp cứu nếu thấy tai nạn nghiêm trọng
c. Giúp đỡ tùy theo sức của mình
d. Tất cả đều đúng
a.
b.

c.
d.

3.

4.


II Câu hỏi phần thi xử lý tình huống.
Tình huống 1: Đèn xanh bật, ba mẹ con cùng sang đường. Mẹ và bé gái đi
theo vạch phấn trắng, còn bé trai chạy dưới lòng đường. Trong tình huống này ai
đúng? Ai sai? Vì sao?
Tình huống 2: có 2 bạn gái và 2 bạn trai đèo nhau trên xe đạp đi trên đường.
Bạn gái ngồi sau túm áo bạn, còn bạn trai đứng trên yên xe bám vào vai bạn trai
kia. Trong tình huống này ai đúng? Ai sai? Vì sao?
Tình huống 3: Điều gì sẽ xảy ra khi một người băng qua đường rất đông xe
cộ mà không chịu đứng lại quan sát hoặc đợi đèn dành cho người đi
Tình huống 4: Có 4 em học sinh đang định bang qua đường nhưng ở đó lại
không có làn đường dành cho người đi bộ và đèn giao thông . Vậy khi nào mới có
thể bắt đầu qua đường? Nên đi qua đường ở đâu? Làm sao để băng qua đường ở
những nơi không có làn đường dành cho người đi bộ?
Tình huống 5: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi
nhà.Trường em tổ chức buổi ngoại khóa về An toàn giao thông. Sau khi dự buổi
ngoại khóa, em suy nghĩ và trăn trở về những con số thống kê số vụ tai nạn giao
thông. Trên đường về nhà chúng em đang bàn luận sôi nổi về vấn đề này. Chợt
thấymột số anh chị học Trung học phổ thông đi xe máy kẹp ba, lại không đội mũ
bảo hiểm, người thì cầm ô, người thì nghe nhạc, còn lạng lách… Em băn khoăn
bảo : - Hình như các anh chị ấy không sợ tai nạn thì phải các cậu nhỉ, thấy họ vậy
mình thấy lo thay… !Lan thờ ơ nói: - Ôi dào, là do cậu lo xa quá thôi, chứ tai nạn
hay không là do số mệnh con người quyết định cả, có gì mà phải lo…Về nhà, em

cứ suy nghĩ mãi về câu nói của Lan. Em tự hỏi không biết cácbạn khác có suy nghĩ


giống Lan không nhỉ? Và những hành động của những anh chị đó gây nguy hiểm
như thế nào đếnbản thân họ và người xung quanh?
Tình huống 6: Anh và Quân là đôi bạn rất thân trong lớp 2 bạn ở lớp rất hòa
đồng và vui vẻ với mọi người. Trên đường đi học về cả 2 bạn thấy An và Minh đi
học về mà lại đi trái chiều, vừa đi vừa cười đùa, lạng lách trên đường. Nếu em là
An và Quân trong tình huống đó thì các em sẽ làm gì?
III.Câu hỏi dành cho khán giả:
Câu hỏi số 1: Câu hỏi 09: Em hãy cho biết hành động nào dưới đây sai khi đi xe
đạp?
a) Đi với tốc độ vừa phải, luôn quan sát tránh các chướng ngại vật trên đường
b) Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, hoặc bám, kéo các xe khác trên
đường
c) Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi vào làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ
(nếu có)
Đáp án: b) Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, hoặc bám, kéo các xe khác
trên đường.

Câu hỏi 02: Người điều khiển xe đạp điện, xe đạp máy, xe máy điện có bắt buộc
đội mũ bảo hiểm không?
a) Không phải đội mũ bảo hiểm
b) Phải đội mũ bảo hiểm
c) Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
Đáp án: c) Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.


Câu hỏi 03: Người đi xe đạp, xe máy điện có được đẩy kéo nhau hoặc kéo đẩy vật
gì khác trên đường không?

a) Được phép
b) Tùy từng trường hợp
c) Tuyệt đối không
Đáp án: c) Tuyệt đối không

Câu hỏi 04: Theo em, chơi đùa trước cổng trường có đúng quy định không?
a) Không đúng vì cổng trường là nơi có nhiều xe qua lại, dễ gây nguy hiểm cho các
em
b) Đúng vì các phương tiện khác sẽ biết rằng cổng trường là nơi có nhiều học sinh
và sẽ đi cách xa cổng trường
c) Đúng vì các bạn học sinh vẫn thường chơi đùa ở đây
Đáp án: a) Không đúng vì cổng trường là nơi có nhiều xe qua lại, dễ gây nguy
hiểm cho các em.

Câu hỏi 05: Khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh, em qua
đường như thế nào là đúng quy định?
a) Quan sát bên trái, bên phải một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có phương
tiện nào đang đến gần


b) Đi qua đường trên vạch kẻ dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết
và vẫn cần quan sát an toàn
c) Cả 2 đáp án trên
Đáp án: c) cả hai đáp án trên:


1




×