Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng của dê địa phương giai đoạn từ 3 đến 9 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.69 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

BÙI THANH MINH
Tên đề tài:
“ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN TINH ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA DÊ TẠI ĐỊA PHƢƠNG GIAI ĐOẠN
TỪ 3 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Văn Bằng 2 – Chính Quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2014 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

BÙI THANH MINH
Tên đề tài:
“ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN TINH ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA DÊ TẠI ĐỊA PHƢƠNG GIAI ĐOẠN
TỪ 3 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2014 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Văn Thăng

Thái Nguyên, năm 2016



3

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, thực tâ ̣p và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp đại học.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
hướng dẫn Ts. Trần Văn Thăng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đoàn Kết, Yên Thủy, Hòa Bình,
các hộ gia đình chăn nuôi dê: Ông Bùi Xuân Tới, anh Bùi Văn Vừa, chị Bùi
Thị Thu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, anh em và gia đình đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả

Bùi Thanh Minh


4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

i

Mục lục

ii

Danh mục các bảng

iv

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu trong khóa luận

v

MỞ ĐẦU

Phần 1:

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài:

2


1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

3

Phần 2:

4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

4

2.1.1.Cơ sở di truyền của các tính trạng

4

2.1.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng

7


2.1.2.1. Khả năng sinh trưởng

7

2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đên khả năng sinh trưởng

9

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng

12

2.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và Việt Nam

13

2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

13

2.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam

18

2.2.3. Tình hình chăn nuôi dê ở Hòa Bình

24

Phần 3:


VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

27

3.2. Vật liệu nghiên cứu

27


5

3.2.1. Gia súc thí nghiệm

27

3.2.2. Thức ăn thí nghiệm

27

3.3. Nội dung nghiên cứu

27

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

27


3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

27

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng

28

3.4.3. Phương pháp đo kích thước các chiều và chỉ số cấu tạo thể hình

29

3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu

30

Phần 4:

31

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Sinh trƣởng của dê địa phƣơng ở giai đoạn 3-9 tháng tuổi

31

4.1.1. Sinh trưởng tích lũy

31


4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

34

4.1.3. Sinh trưởng tương đối

37

4.2. Kích thƣớc một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của dê giai
đoạn 3-9 tháng tuổi

38

4.3. Ảnh hƣởng của bổ xung thức ăn tinh đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi dê

43

Phần 5:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

46

5.1. Kết luận

46

5.2. Đề nghị


46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

I. Tài liệu tiếng Việt

48

II. Tài liệu tiếng anh

50

III. Tài liệu trích dẫn từ Internet

50


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân bố số lƣợng đàn dê trên thế giới năm 2009

14

Bảng 2.2.Tổng đàn dê và sản lƣợng các vùng trong cả nƣớc năm 2014 20
Bảng 2.3.Tổng đàn dê và sản lƣợng các vùng trong cả nƣớc năm 2015 20
Bảng 2.4. Khối lƣợng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg)


22

Bảng 2.5.Thống kê một số đàn gia súc huyện Yên Thủy từ năm 2012- 26
2016
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 3.2: Thành phần hóa học củathức ăn tinh dùngtrong thí
nghiệm
Bảng 4.1: Sinh trƣởng tích luỹ của dê nuôi thí nghiệm (kg)

28
28
32

Bảng 4.2: Sinh trƣởng tuyệt đối của dê nuôi thí nghiệm (g/con/ngày)

35

Bảng 4.3: Sinh trƣởng tƣơng đối của dê nuôi thí nghiệm (%)

37

Bảng 4.4: Kích thƣớc một số chiều đo của dê qua các giai đoạn tuổi

39

Bảng 4.5: Tăng khối lƣợng và kích thƣớc một số chiều đo của dê

41


trong 6 tháng thí nghiệm
Bảng 4.6: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của dê qua các tháng tuổi

42

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế khi bổ xung thức ăn tinh vào khẩu phần
.
cho dê giai đoạn sinh trƣởng

44


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG KHÓA LUẬN
A

Sinh trưởng tuyệt đối

BC

Dê Beetal x dê Cỏ

BTC

Dê Bách Thảo x dê Cỏ

C

Hệ số sinh trưởng


CSDT

Chỉ số dài than

CSKL

Chỉ sô khối lượng

CSTM

Chỉ số tròn mình

CV

Cao vây

ĐC

Lô đối chứng

DTC

Dài than chéo

TN1

Thí nghiệm 1

R


Sinh trưởng tương đối

t1

Thời điểm khảo sát ban đầu

t2

Thời điểm khảo sát kết thúc

TN2

Thí nghiệm 2

V1

Khối lượng ứng với thời điểm ban đầu

V2

Khối lượng ứng với thời điểm kết thúc

VN

Vòng ngực

X1

Số đo bô ̣ phâ ̣n khác (hoă ̣c toàn cơ thể ) lầ n 1


X2

Số đo bô ̣ phâ ̣n khác (hoă ̣c toàn cơ thể ) lầ n 2

Y

Sự phân hoá sinh trưởng của bô ̣ phâ ̣n này

Y1

Số

Y2

Số đo bô ̣ phâ ̣n này lầ n 2

đo bộ phận này lần 1


8

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Dê là loài gia súc nhai la ̣i nhỏ đươ ̣c nuôi ở nhiề u nước trên thế giới bởi
lẽ dê ăn đươ ̣c nhiề u loa ̣i lá cây , cỏ, không tranh giành lương thực với con
người. Dê có sức chiụ đựng tố t , sức đề kháng cao với bê ̣nh tâ ̣t và thời tiế t , khí
hâ ̣u, ít bệnh tật. Đầu tư ban đầu cho nuôi dê không cao, quay vòng vố n nhanh,
giá cả khá ổn định lại tận dụng được lao động và sản phẩm phụ nông nghiệp ,

phù hợp với vùng trung du, đồ i núi.
Tuy dê là đô ̣ng vâ ̣t ăn chủ yế u là cỏ , các loại lá cây nhưng trong cấu tạo
dạ dày của dê chia là 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong , dạ lá sách và dạ múi khế .
Trong đó da ̣ múi khế có tuyế n tiế t men tiêu hoá tương tự da ̣ dày của gia súc
dạ dày đơn, tức là tiêu hoá thức ăn bằ ng dich
̣ vi ̣ (chứa HCl và men pepsin). Vì
vâ ̣y chúng cũng có khả năng tiêu hoá và hấ p thu khá tố t đố i với mô ̣t lươ ̣ng
vừa đủ các loa ̣i thức ăn giàu tinh bô ̣t . Do đó viê ̣c bổ xung thức ăn tinh giàu
tinh bô ̣t cho dê là quan tro ̣ng giúp cung cấ p mô ̣t lươ ̣ng dinh dưỡng dồ i dào
cho con vâ ̣t đồ ng thờ i tâ ̣n du ̣ng tố t khả năng tiêu hoá thức ăn của da ̣ dày dê .
Nhưng trong thực tế ở các điạ phương , viê ̣c bổ xung thức ăn giàu tinh bô ̣t cho
dê còn chưa đươ ̣c chú tro ̣ng.
Với lơ ̣i thế có nhiề u đồ i núi , huyê ̣n Yên Thuỷ , tỉnh Hoà Bình đ ã hình
thành nghề chăn nuôi dê rấ t sớm . Dê thường đươ ̣c các nông hô ̣ cho ̣n nuôi là
loại dê cỏ, có tầm vóc nhỏ nhưng khả năng leo đồi núi tự kiếm ăn tốt phù hợp
với điạ hin
̀ h chăn thả là đồ i , núi đá ở địa phương . Cô ̣ng thêm đ ầu ra cho sản


9

phẩ m thuâ ̣n lơ ̣i là gầ n điạ bàn tiêu thu ̣ thiṭ dê lớn nhấ t nhì cả nước là tỉnh
Ninh Bình, giá cả thường xuyên ổn định ở mức cao đã tạo điều kiện cho nghề
nuôi dê phát triể n ổ n đinh
̣ ta ̣i điạ phương.
Tuy nhiên đàn dê tại địa phương chủ yếu được nuôi thành các đàn nhỏ
trong nông hô ,̣ kiế n thức về dinh dưỡng cho gia súc , cụ thể là cho dê còn hạn
chế nên viê ̣c chăn nuôi chưa đa ̣t hiê ̣u quả cao . Chủ yếu là chăn thả tự do trên
các sườn đồi, vách núi để dê tự kiếm thức ăn , không có sự bổ xung thêm dinh
dưỡng cho dê từ các nguồ n tinh bô ̣t sẵn có ta ̣i điạ phương như cám ngô , sắ n,

gạo...do đó đàn dê phát triể n khá châ ̣m, hiê ̣u quả chăn nuôi thấ p .Vì vậy, để có
cơ sở khoa học trong việc bổ sung thức ăn tinh cho dê đang sinh trưởng nhằm
tăng khả năng sinh trưởng của dê đáp ứng yêu cầ u sản xuấ t phát triể n đà n dê
thịt tại địa phương, chúng tôi tiế n hành đề tài :“Ảnh hưởng của việc b ổ sung
thức ăn tinh đ ến khả năng sinh trưởng của dê địa phương giai đoạ n từ 3
đến 9 tháng tuổi”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được việc bổ sung thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng
của dê địa phương giai đoạn từ 3 đến 9 tháng tuổi.
- Đánh giá đươ ̣c hi ệu quả kinh tế của viê ̣c bổ sung thức ăn tinh cho dê
điạ phương giai đoạn từ 3 đến 9 tháng tuổi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng trong việc
bổ sung thức ăn tinh cho dê địa phương giai đoạn sinh trưởng.


10

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn cung cấp thông tin về nuôi
dưỡng dê địa phương giai đoạn 3 đến 9 tháng tuổi cho giảng viên và sinh viên
ngành chăn nuôi tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn chăn nuôi dê sẽ
nâng cao thu nhâ ̣p cho người chăn nuôi dê ta ̣i điạ phương từ đó thúc đẩ y nghề
chăn nuôi dê phát triển hơn nữa tại huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.


11


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa họccủa vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất
của gia súc như: sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho thịt, cho sữa... phần lớn
đều là các tính trạng số lượng (Quantitative Character).
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó là sự sai khác nhau về
mức độ các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Vì vậy khi nghiên
cứu các tính trạng về năng suất của gia súc khác trong điều kiện chăn nuôi cụ
thể thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền và ảnh hưởng của môi trường
xung quanh tác động lên các tính trạng đó. Tính trạng số lượng hay còn gọi là
tính trạng đo lường như: kích thước các chiều đo, khối lượng cơ thể…
Theo Nguyễn Văn Thiện(1995)[10] thì bộ phận di truyền có liên quan
đến tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hay di truyền học
sinh trắc. Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan tới
kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi
trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation). Như vậy kiểu gen
quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai
lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Tính trạng có lợi
ích kinh tế như: tăng trọng, sức sống, tiêu tốn thức ăn… đều phụ thuộc vào


12

tính trạng số lượng mà tính trạng số lượng phải có môi trường thích hợp mới
biểu hiện hoàn toàn.
Theo quy luật di truyền: Sự biểu hiện kiểu hình chính là kiểu gen và

chịu sự tác động của môi trường.
P=G+E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình
G: Là giá trị kiểu gen
E: Là sai lệch môi trường
Mà giá trị kiểu gen lại hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và
át gen. Nên:
G=A+D+I
Trong đó:
G: Là giá trị kiểu gen
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation)
I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation).
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi
trường trong đó có hai loại môi trường chính:
- Sai lệch môi trường chung (General environmental deviation) (Eg) là
sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi.
Loại này có tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu...
Do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác
nhau trên một cơ thể.


13

- Sai lệch môi trường riêng (Special Environmental deviation) (Es) là
các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể
vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác
nhau của con vật. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ
như các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý... gây ra. Do vậy, đó là

sai lệch trong nhóm, trong cá thể trên một cơ thể.
Tóm lại: Quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường của một cá
thể được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (phenotyp Value)
A: Là giá trị cộng gộp (Additive Value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value)
I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental
deviation)
Es: Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental
deviation).
Vì vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi thì phải tác động về mặt
di truyền dưới hai hình thức:
- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp bằng cách chọn lọc.
- Tác động vào hiệu ứng trội và át gen bằng cách cho phối giống
tạp giao.


14

Bên cạnh đó, cần tác động về mặt môi trường bằng cách cải thiện điều
kiện chăn nuôi như: Thức ăn, thú y, chuồng trại... Trong cùng một điều kiện
môi trường, giống nào có giá trị kiểu hình cao hơn sẽ biểu hiện giá trị kiểu
gen (kiểu gen di truyền) tốt hơn.
2.1.2. Khả năng sinh trưởngvà các yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng
bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật.

Phát dục là quá trình thay đổi tăng thêm hoặc hoàn thiện thêm tính chất,
chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ
thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính
là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể.
Chambers (1990) [16] đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc
độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực
sự khi các tế bào mô cơ tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo.
Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ
thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích lũy nước, không có sự phát triển của thân, mô,
cơ.


15

Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến
khi cơ thể đã trưởng thành và được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn
trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như
vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế
bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính.
Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình hình thành và
phát triển. Sự hình thành, phát triển này không phải xảy ra hoàn toàn trong tế
bào sinh dục, cũng không phải hoàn chỉnh đầy đủ trong quá trình hình thành
phôi thai. Mà nó được hình thành, phát triển hoàn thiện trong quá trình phát
triển cơ thể của con vật. Đặc điểm của sinh vật là hấp thụ, sử dụng năng lượng
của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên

và phát triển. Quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di
truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường
sống. Quá trình phát triển đó gồm hai mặt sinh trưởng và phát dục.
Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng
và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có
ranh giới. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất
lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song
với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình
phát dục lại mạnh và ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật
có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục
khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kì bào thai, quá trình phát dục mạnh và
nhanh để hình thành nên các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá


16

trình sinh trưởng diễn ra cũng rất khẩn trương. Đến cuối giai đoạn bào thai thì
quá trình phát dục chậm lại và quá trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng
khối lượng, kích thước cho cơ thể. Như vậy hai quá trình này có mối liên hệ
chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở nên dị tật. Ngược lại, nếu sinh
trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc, chậm lớn.
Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc
người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các
chiều đo của cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân định
kỳ gia súc vào những thời điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo
gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài, giống và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh
trưởng phát dục thì không chính xác. Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đánh
giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên trọng lượng

hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể
tăng lên. Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng loài gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả
hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hay trong điều kiện môi
trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Các yếu tố chính
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê:
- Yếu tố giống - di truyền: Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ
bố mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di
truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh


17

hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục. Theo Acharya(1992)[15] hệ số di
truyền về tính trạng khối lượng của dê như sau:
Tính trạng

Hệ số di truyền

Khối lượng cai sữa

0,3- 0,5

Khối lượng 12- 16 tháng tuổi

0,5

Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao.
Để tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn những cá thể đực và cái

mang những tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh,
sức sản xuất cao…) cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở
các cá thể.
- Điều kiện khí hậu: Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể gia súc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong
cơ thể. Khí hậu nóng quá làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng.
Khi thời tiết thay đổi theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn
xanh là nguồn cung cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
của gia súc. Vì vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con
trong giai đoạn sinh trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt
nhất, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn.
- Mức độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp
lượng dinh dưỡng không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và
phát triển bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời. Dê con sẽ còi
cọc, chậm lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành
gọi là tình trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự sinh trưởng của con vật. Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa


18

dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy mỡ. Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động
sinh sản và sức sản xuất cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở
mức dinh dưỡng thấp trong giai đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển
chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn
và cân đối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức
ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt.
- Loại hình thức ăn: Thức ăn, dinh dưỡng là tiền đề tạo nên năng suất
vật nuôi, tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng
thức ăn cũng khác nhau để đạt được mức độ dinh dưỡng thích hợp. Mặt khác,

con vật có bản tính di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng
chống chịu sự thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt
một chất dinh dưỡng nào đó là yếu tố không thuận lợi của môi trường ngoại
cảnh thì những cá thể có kiểu di truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt
đó khi phải sống trong môi trường khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so
với những cá thể khác.
Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển
của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật
nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại
thức ăn tốt hơn.
- Chăm sóc: Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chuồng nuôi, không
khí, sự vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gia súc. Nếu
điều kiện chăm sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm
lớn, dễ mắc bệnh. Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho
thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng


19

lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ quá cao hay quá
thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê con. Nhiệt độ thích hợp về mùa
Đông là 10-12oC, với ẩm độ là 75- 85%.
Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển. Thiếu ánh
sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và còi
xương, con vật dễ bị bại liệt. Mặt khác, dê con rất cần sự vận động, vận động
giúp dê tổng hợp vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên
trong cơ thể. Nhưng nếu vận động quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy
động năng lượng cho hoạt động. Tốt nhất cho dê vận động 2 - 3 giờ/ ngày.
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng, người ta thường dùng các đại lượng sau:

- Sinh trưởng tích lũy: là thể tích, kích thước, khối lượng của toàn cơ
thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật nuôi tích lũy được tại các thời điểm sinh
trưởng, nghĩa là tại thời điểm tiến hành cân đo đong đếm.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của toàn cơ thể hoặc của từng bộ phận cơ thể vật nuôi trong một đơn vị
thời gian.
Công thức tính:
A=

W2 - W1
t2 + t1

Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)
W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc
t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc


20

- Sinh trưởng tương đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau
so với thời điểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm.
Công thức tính:
R(%) =

W2– W1
W2 + W1

× 100


2
Trong đó:
R : Là sinh trưởng tương đối (%)
W1: là khối lượng cân kỳ đầu
W2: là khối lượng cân cuối kỳ
Chúng ta có thể thấy rằng khả năng sản xuất của con vật có thể được
biểu hiện ở một vài bộ phận cơ thể nào đó. Do vậy, ta có thể dựa vào các số
liệu cân và đo gia súc ở những thời điểm khác nhau để ước tính khả năng sản
xuất của chúng. Bởi đặc điểm ngoại hình có liên quan đến sức khỏe và sức
sản xuất của con vật.
Kích thước một số chiều đo của cơ thể như vòng ngực, dài thân chéo,
sâu ngực, rộng ngực, cao vây, cao khum cho biết sự phát triển toàn diện của
cơ thể con vật. Thông qua kích thước các chiều đo này chúng ta có thể đánh
giá chính xác khả năng phát triển bộ khung xương, tầm vóc của con vật.
2.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
Dê là loài gia súc nhai la ̣i nhỏ , chúng được nuôi ở hầu khắp các châu
lục, chúng có mặt ở mọi v ĩ tuyến, chúng có thể sống trên những đỉnh núi cao


21

như Himalaya hoă ̣c trong những khu rừng ẩ m ướt thuô ̣c Tây Phi . Theo thố ng
kê của tổ chức FAO , số lươ ̣ng đàn dê trên thế giới năm 2009 là khoảng gần
900 triệu con . Sự phân bố của đàn dê này vào năm 2009 đươ ̣c triǹ h bày ở
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Phân bố số lƣơ ̣ng đàn dê trên thế giới năm 2009
STT
Châu lục

Số lƣơ ̣ng đầ u con
1

Châu Phi

294.871.078

2

Châu Mỹ Latinh

37.120.763

3

Châu Á

516.660.762

4

Châu Âu

15.911.631

5

Châu Đa ̣i Dương

3.404.339


Tổ ng số

867.968.573

867.968.573

Nguồ n: FAOSTAT(2010)[18]
Như vâ ̣y năm 2009 trên thế giới có khoảng 868 triê ̣u con dê. Trong đó
đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển với số lượng khoảng 811
triê ̣u con (chiếm 93,50%) và được nuôi nhiều ở các nước thuộc châu Á với
khoảng gần 517 triê ̣u con (chiếm 59,53% tổng đàn dê của thế giới), tiếp theo
là châu Phi có 295 triê ̣u con (chiếm 33,97% tổng đàn). Châu Mỹ Latinh có số
lượng dê đứng thứ 3 thế giới với khoảng 37 triê ̣u con - chiếm 4,3% tổng đàn
dê thế giới).
Theo thố ng kê của FAO (2015)[19], tổ ng đàn dê trên thế giới năm 2013
đã tăng lên đế n 1.005.603.000 con so với 751.632.000 năm 2000, từ đó cho
thấ y rằ ng nghề chăn nuôi dê đang ngày càng phát triển trên thế giới.
Nước nuôi nhiều dê nhiề u nh ất thế giới phải kể đế n là Trung Qu ốc với
152 triê ̣u con dê, sau đó là Ấn Độ với 126 triê ̣u con dê. Pakistan cũng là nước


22

có số lượng đàn dê rất lớn với 58,3 triê ̣u con dê. Tại các nước khu vực Đông Nam Châu Á có Indonêsia là nước có số lươ ̣ng đàn dê nhiề u nhấ t với khoảng
16 triê ̣u con dê, tiế p đế n là Philippine và Myanmar với khoảng 4,2 và 2,8 triê ̣u
con dê.
Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói “Dê là con bò của
nhà nghèo”, Peacok lại cho rằng “Dê là ngân hàng của người nghèo”. RM
Acharay Chủ tịch hội chăn nuôi dê Thế giới còn khẳng định: “Dê chính là cơ

quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”.
Qua đây, ta thấy được việc nuôi dê là nghề dễ phát triển kinh tế, thu lợi
nhuận nhanh và cao. Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn
hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm
pho mát mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về sản lượng thịt dê : Thông báo của FAO năm 2010 cho biết, sản
lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 281.559.122 tấn, thịt dê cừu đạt
13.047.874 tấ n. Trong đó, sản lượng thịt dê đạt 4.938.655 (chiếm 1,75% tổng
sản lượng). Khu vực các nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê cừu
nhấ t thế giới (10.100.070 tấn - chiếm 77,41% tổng sản lượng thiṭ dê, cừu trên
thế giới ), trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (7.671.760 tấn chiếm 58,80% tổng sản lượng). Nước cung cấp nhiều thịt dê , cừu nh ất là
Trung Quốc (3.867.315 tấn), Ấn Độ (718.560 tấn), Pakistan (425.000 tấn).
Sản lượng sữa dê : Sản lượng sữa các loại trên toàn thế giới năm 2009
đa ̣t đạt 696.554.346 tấn, trong đó sữa dê là 15.128.186 tấn. Cũng như thịt dê
cừu, sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất (12.155.611 tấn sữa
dê chiếm khoảng 80% và 66% tổng sản lượng sữa dê cừu trên thế giới ). Các


23

nước châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này với 8.909.416 tấ n sữa dê .
Trong các đ ứng đầu về sản lư ợng sữa dê sản xuấ t ra vẫn là Ấ

n Độ,

Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc vv...
Về số lượng các giống dê, theo Acharya (1992)[13] cho biết, toàn thế
giới có 150 giống dê, trong đó 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng
thịt, 5% giống dê kiêm dụng. Đặc biệt Châu Á là nơi chiếm nhiều giống dê
nhất, chiếm 42% số dê giống thế giới. Ấn Độ có 20 giống, Pakistan có 25

giống, Trung Quốc có 25 giống.
Đất nước Ấn Độ có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên
cứu về chăn nuôi dê rất được nhà nước quan tâm. Hàng năm Ấn Độ sản xuất
ra 1020 tấn sữa, 370 nghìn tấn thịt, 76 nghìn tấn da và 50 tấn lông. Tỉ lệ tăng
đàn dê ở Ấn Độ hàng năm là 3,29%. Tại Ấn Độ có viện nghiên cứu chăn nuôi
dê, Viện sữa quốc gia, các trường đại học và một số trung tâm nghiên cứu về
chăn nuôi dê.
Ở Trung Quốc, trước năm 1970 chăn nuôi dê phát triển chậm, từ năm
1978 chính phủ bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê nên tốc độ phát triển ngày
càng nhanh chóng. Trung Quốc có 12 trại dê giống sữa, điển hình là giống dê
sữa Ximong Saanen có thể cho 750 - 850 kg sữa/con/chu kỳ. Trung Quốc đã
sử dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năng suất sữa đã tăng
lên từ 80% - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai, đạt 300 kg
sữa/chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7 - 8 tháng. Ngoài ra ở trại giống trường Đại
học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng sữa dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại
Xixia tỉnh Shangdong là 750 kg/con/chu kỳ. Trung Quốc cũng là nước đã sử


24

dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê. Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ
kỹ thuật tách đôi hợp tử.
Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cũng được chính
phủ quan tâm. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc
gia được thiết lập. Theo M.B Beo, Philippin hiện nay đã đưa ra và đang tiến
hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê, với mục tiêu là đẩy
mạnh ngành chăn nuôi dê trong tương lai.
Ở Pháp, là nước có ngành chăn nuôi dê phát triển lâu đời với các giống
dê sữa đang có mặt ở khắp thế giới là Saanen, Alpine và Poitenvine. Tổng đàn
dê của Pháp là 900 nghìn con chủ yếu là nuôi lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được

chế biến thành pho mát ở gia đình hoặc ở các trang trại.
Ở Malaysia, chăn nuôi dê ở đây phát triển từ năm 1976 đến 1986, về số
lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2% nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên. Giống
dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20 - 25 kg. Họ đã nhập
tinh đông viên của các giống dê như Alpine, Saanen, Toggenburg từ nước
Đức để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trên cả nước.
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao
đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế
giới, hội chăn nuôi dê thế giới đã dược thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại
Massachusett của Mỹ, cứ 4 năm họp một lần.
Khu vực Châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ
(Samall Ruminant Production System Newok for Asia), địa điểm tại
Indonexia với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.


25

2.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Ở Việt Nam chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu là nuôi quảng
canh, tâ ̣n du ̣ng baĩ chăn thả tự nhiên, thiế u kinh nghiê ̣m và kiế n thức kỹ thuâ ̣t.
Phầ n lớn giố ng dê là dê cỏ điạ phương nhỏ con , năng suấ t thấ p . Nghề chăn
nuôi dê với qui mô trang tra ̣i lớn chưa hiǹ h thành. Gầ n đây do nhu cầ u thiṭ dê
tăng nhanh , giá bán cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc độ phát triển khá
nhanh
Năm 2001 cả nước có 550.000 con dê, trong đó miề n Bắ c có 407.300
con (chiế m 70%), miề n Nam có 165.000 con (chiế m 30%). Năm 2006 tổ ng
đàn dê của cả nước có

1.457.637 con, trong đó 55% phân bố ở miề n Bắ c


(801.400 con), 45% ở miền Nam (656.200 con) ( Tây Nguyên chiế n 8,1%,
Duyên hải miề n Trung chiế n 5,1%, Đông và Tây nam Bô ̣ chiế m 31,7%). Đàn
dê ở vùng núi phiá Bắ c chiế m 36,7% tổ ng đàn dê của cả nước và chiế m 64%
tổ ng đàn dê của miề n Bắ c . Cả nước sản xuất được khoảng 11.000 tấ n thiṭ dê
trong năm . Sản lượng sữa dê của nước ta không đáng kể

(khoảng 150-180

tấ n/năm) (Đinh Văn Bin
̀ h và cs, 2008)[2].
Từ năm 1993, Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn đã quyế t đinh
̣
giao nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu và phát triể n chăn nuôi dê đă ̣c biê ̣t là chăn nuôi dê
sữa, dê kiêm du ̣ng ở nước ta cho Trung tâm nghiên cứ u Dê và Thỏ Sơn Tây .
Và từ đây ngành chăn nuôi , đă ̣c biê ̣t là chăn nuôi dê sữa ở nước ta bắ t đầ u
khởi sắ c . Năm 1994, Trung tâm đã nhâ ̣p nô ̣i ba giố ng dê kiêm du ̣ng sữa -thịt
từ Ấn Đô ̣ đó là Beetal , Jamnapari và Barbari . Ba giố ng dê n ày được nuôi
thích nghi và đưa vào nhân giống chăn nuôi ở các nông hộ

. Đế n năm 2002,

Trung tâm la ̣i tiế p tu ̣c nhâ ̣p hai giố ng dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine và


×