Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản than tại mỏ tây nam khe tam thuộc xã dương huy thành phố cẩm phả tỉnh quảnh ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THANH TÙNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN
CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG SAU KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THAN TẠI MỎ TÂY NAM KHE TAM THUỘC
XÃ DƢƠNG HUY, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNH NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:

Chính quy
Khoa học Môi trƣờng
Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THANH TÙNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN
CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƢỜNG SAU KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THAN TẠI MỎ TÂY NAM KHE TAM THUỘC
XÃ DƢƠNG HUY, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNH NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:

Chính quy
Khoa học Môi trƣờng
K44 - KHMT
Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS TS. Lƣơng Văn Hinh

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN

Trong toàn bộ quá trình học tập tại Trường Đại học Nông lâm và thực
hiện luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành khoa học môi trường với đề tài
:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường
sau khai thác khoáng sản than tại mỏ Tây Nam Khe Tam thuộc xã Dương
Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảnh Ninh”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Lời đầu tiên, tôi xin cám ơn đến toàn thể các thầy cô trong khoa Môi
trường trường Đại học nông lâm, tập thể anh chị em tại viện kỹ thuật và
công nghệ môi trường.
Tôi gửi lời cám ơn đến PGS .TS: Đỗ Thị Lan là Trưởng khoa Môi
trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
tham gia thực tập tại Công ty CPTM và Kỹ thuật Việt-Sing.
Tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Lƣơng Văn Hinh đã
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tôi trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp –
khoa Môi Trường,trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơnCông ty CPTM và kỹ thuật Việt-Sing, Tổng công ty
Than Đông Bắc và đặc biệt là Công ty TNHH một thành viên 35đã giúp đỡ
tôi về việc cập nhật số liệu và khảo sát mô hình thực nghiệm tại hiện trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình , người thân, bạn bè
đã luôn động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Phạm Thanh Tùng


ii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng ....................................... 22
Bảng 4.2: Độ ẩm trung bình các tháng............................................................ 23
Bảng 4.3. Lượng bốc hơi trung bình các tháng năm 2015 .............................. 23
Bảng 4.4: Lượng mưa trung bình các tháng.................................................... 24
Bảng 4.5. Số giờ nắng trung bình các năm tại ................................................ 24
Bảng 4.5: Tốc độ gió trung bình các tháng năm 2015 .................................... 25
Bảng 4.6: Vị trí lấy mẫu không khí ................................................................. 38
Bảng 4.7: Kết quả quan trắc môi trường không khí mỏ Tây Nam Khe Tam
ngày 26/01/2016 .............................................................................. 39
Bảng 4.8. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt mỏ Tây Nam Khe Tam
ngày 26/01/2016. ............................................................................. 42
Bảng 4.9. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng đất........................................... 44
Bảng 4.10. Thành phần và tính chất dinh dưỡng của đất trong khu vực ngày
30/12/2015 ....................................................................................... 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã Dương Huy – TP.Cẩm Phả - T.Quảng Ninh... 19
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác than mỏ Tây Nam Khe Tam và các
nguồn ô nhiễm môi trường chính .................................................... 33
Hình 4. 3: Hoạt động khai thác Than làm thay đổi kết cấuđịa tầng................ 34
Hình 4.4: Hoạt động khai thác Than ảnh hưởng tới nguồn nước.(suối
Lép Mỹ) .......................................................................................... 35
Hình 4.5: Ảnh hưởng từ việc khoan,nổ mìn. .................................................. 36
Hình 4.6: Hoạt động sản xuất tới môi trường không khí. ............................... 36
Hình 4.7: Hoạt động chặt phá rừng để khai thác Than. .................................. 37



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HDH

Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá

NĐ – CP

Nghị Định – Chính Phủ

QĐ - BTNMT

Quyết Định - Bộ Tài Nguyên Môi
Trƣờng

TT - BTNMT

Thông Tƣ - Bộ Tài Nguyên Môi
Trƣờng


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
2.2.2. Chức năng của môi trường [10] .............................................................. 7
2.2.3. Suy thoái môi trường............................................................................... 7
2.2.4. Tiêu chuẩn môi trường ............................................................................ 8
2.2.5. Tình hình khai thác than [11] .................................................................. 8
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.3.1. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than trên Thế giới ........ 9
2.3.2. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than tại Việt Nam ...... 11
2.3.3. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than tại Quảng Ninh .. 12


vi

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................... 16
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 16

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 16
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 16
3.3.1. Các phương pháp chung ........................................................................ 16
3.3.2. Các phương pháp cụ thể ........................................................................ 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội của mỏ Tây Nam Khe Tam
xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .................................. 19
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
4.2. Tổng quan về khu mỏ Tây Nam Khe Tam .............................................. 31
4.2.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 31
4.2.2. Vị trí địa lý khu mỏ ............................................................................... 32
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn gây ô nhiễm ........................... 32
4.3. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu ............................................ 33
4.3.1. Các vấn đề môi trường ở mỏ Tây Nam Khe Tam do khai thác than .... 33
4.3.2. Môi trường không khí tại mỏ Tây Nam Khe Tam. ............................... 38
4.3.3. Môi trường nước mỏ Tây Nam Khe Tam. ............................................ 40
4.3.4. Môi trường đất mỏ Tây Nam Khe Tam. ............................................... 43
4.3.5. Tác

động chính khi kết thúc khai thác mỏ .............................................. 43

4.4. Đề xuất và lựa chọn phương án phúc hồi môi trường sau khai thác than...... 46


vii

4.4.1. Đề xuất phương án phục hồi môi trường .............................................. 46

4.4.2. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường ............................... 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin
tồn tại khách quan với ý muốn con người mà con người có thể sử dụng trong
hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày
nay, việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong
đó có tài nguyên khoáng sản nói chung và than nói riêng được xem là mục
tiêu rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của nước ta.
Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó
các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang
ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc
sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải phải bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
Than đá đáp ứng khoảng 1/3 trong tổng nhu cầu năng lượng thế giới.
Tới nay, theo tính toán, than đóng góp tới 41% trong tổng nguồn nhiên liệu
cho sản xuất điện trên thế giới.Tại Việt Nam, ngành Than Việt Nam đã có
lịch sử khai thác hơn 100 năm với trữ lượng rất lớn đặc biệt tập trung chủ
yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng

than cả nước.
Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng
rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai thác và sử dụng than. Nếu như quá
trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây
ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp
đã ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của con người.


2

Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp CNH- HĐH đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể
không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn
tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô
nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiễm biển ảnh
hưởng tới tài nguyên sinh vậtvà sức khoẻ cộng đồng.
Phòng chống ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và
khó khăn đòi hỏi mọi người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô
nhiễm. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để hồi phục môi trường hiện nay là
rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lƣơng Văn Hinh, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài : “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi
trường sau khai thác khoáng sản than tại mỏ Tây Nam Khe Tam thuộc xã
Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảnh Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
Nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm và cải tạo phục hồi môi trường sau giai
đoạn khai thác khoáng sản. Với mục đích đưa môi trường theo hướng “bằng”
hoặc “hơn” so với trước thời điểm khai thác trên địa bàn mỏ Tây Nam Khe Tam.
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá chung về hiện trạng môi trường trước và sau khai thác than,
làm căn cứ đề xuất các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường.
- Đề xuất các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường và hệ sinh
thái, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi
cho con người
- Chuyển đồi sử dụng đất đối với diện tích mỏ sẽ ngừng khai thác, xây
dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường


3

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học, đại
diện cho khu vực mỏ than Tây Nam Khe Tam.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng môi trường của mỏ than mỏ
than Tây Nam Khe Tam..
- Phương án phục hồi môi trường, giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực
tế, có tính khả thi, phù hợp với mỏ than Tây Nam Khe Tam..
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở cho các nghiên cứ tiếp theo về việc
lựa chọn ra các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường phù hợp nhất. Áp dụng
với các vùng có điều kiện tương tự.
- Vận dụng được những kiến thức về môi trường, lập kí quỹ hay cải tạo
phục hồi môi trường đã học và được áp dụng vào thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta đánh giá được các ảnh hưởng của việc
khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường, làm cơ sở cho việc đánh giá
đối với các mỏ lân cận và từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo, phục hồi môi

trường thích hợp.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Khoảng sản Việt Nam số 60/2010/QH12 được Quốc Hội ban
hành ngày 17/11/2010.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phát vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật khoáng sản.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT về cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác
nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi

trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.


5

- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 07 năm 2009 của Bộ
Công Thương quy định quy chuẩn quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ
lộ thiên.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 v/v
bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 21/12/2008 về việc ban
hành quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường của bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường:
+ QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn.
+ QCVN 03 :2008/BTNMT: Chất lượng đất. Giới hạn tối đa cho phép
của kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
+ TCVN 5326 :2008 –Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.2.1.1. Khái niệm về môi trường
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [3]
2.2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”.


6

- Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện của của các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ
đa dạng sinh vật trong nước. [2]
- Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí
sạchthay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi
trườngxung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng
giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm
sạch,có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem ô nhiễm
môitrường không khí.[2]
- Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gâyra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệpvà
những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý cácchất
cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọngcủa các
chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được
phát ra không đúng lúc, đúng chỗ khác nhau của tiếng ồn phụ thuộc vào

những vị trí khác nhau và trong những thời điểm khác nhau.Tiếng ồn là tổng
hợp của nhiều thành phần khác nhau được tổng hợp trong sự cân bằng biến
động. Mỗi thành phần có vai trò riêng trong việc gây ồn.
Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất
lợi làm ảnh hưởng đến conngười và môi trường sống của con người gồm đất
đai, công trình xây dựng và động vật nuôi trong nhà. [2]


7

2.2.1.3. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch
sẽ, phòng ngừa hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố
môi tường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường,
khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học.
2.2.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảovệ môi trường.[3]
2.2.2. Chức năng của môi trường [10]
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

2.2.3. Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động của
tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá
khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng.


8

Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội có tác động điều chỉnh các hoạt động
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn
cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình...
2.2.4. Tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2015: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. [2]
2.2.5. Tình hình khai thác than [11]
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh

thái đầm lầy nơi xã thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi
hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá
là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản
phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể
đốt cháy được.
Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro người
ta phân thành nhiều loại than, nhưng chủ yếu được chia thành 5 loại chính:
than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài và than nâu. Mỗi loại than
lại có những ưu nhược điểm riêng và nhìn chung không thể thay thế được cho nhau.


9

Trong than đá, các nguyên tố cấu thành bao gồm các thành phần:
cacbon, hidro, lưu huỳnh, oxy, nito, tro, xỉ. Ngoài thành phần hóa học, người
ta còn đánh giá đặc tính của than đá dựa trên thành phần công nghệ bao gồm:
độ ẩm, hàm lượng cốc, hàm lượng bốc, hàm lượng tro, nhiệt trị nhiên liệu.
Than làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim. Gần đây
than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất
dẻo, sợi nhân tạo. Than chì dùng làm điện cực, dùng để sưởi ấm. Than có tính
chất hấp thụ các chất độc vì thế người ta gọi là than hấp thụ hoặc là than hoạt
tính có khả năng giữ trên bề mặt các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung
dịch. Dùng nhiều trong việc máy lọc nước, làm trắng đường, mặt nạ phòng
độc... Ngoài ra, than dùng làm điêu khắc, vẽ tranh, mỹ nghệ.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than trên Thế giới
Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển
từ nửa sau thế kỉ XIX. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến
4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ
yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng

Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên),
Ba Lan. Theo EIA, trữ lượng than trên toàn thế giới là 930.423 triệu tấn. Các
quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới là Mỹ 28%, Nga 18%, Trung
Quốc 13%, các quốc gia Ấn Độ (90 tỷ tấn), Australia (90 tỷ tấn), Nam Phi (50
tỷ tấn), Đức (7,3 tỷ tấn) có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các
nước khác trên thế giới. [14]
Thế giới khai thác hơn 7 tỷ tấn, Châu Á và Châu Đại Dương chiếm tỷ
trọng lớn nhất đến hơn 4 tỷ tấn, các nước dẫn đầu là Trung Quốc 2,79 tỷ tấn,
kế đến là Mỹ 1,1 tỷ tấn và Canada 0,76 tỷ tấn. Theo Cơ quan Thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA – Emergy Information Administration) từ năm 1970 đến năm


10

2004, nhu cầu than đã tăng 110%, trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung
bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu
thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Theo đà này,
nhu cầu dùng than sẽ tăng gấp 3 lần từ đây đến năm 2050. Dự đoán trong
tương lai, trong khoảng năm 2005 – 2030 các nước phát triển sẽ tiêu thụ 74%
lượng gia tăng tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế giới. So sánh với tỷ lệ
tiêu thụ tương lai, lấy mốc 2005 là gốc, có thể nhận thấy vào thời điểm năm
2030 lượng khí thiên nhiên sẽ gần tăng đến mức 1,7%, than đá sẽ tăng suốt
với mức độ khoảng 2,9%, dầu lửa giảm khoảng 3,5%. Tuy nhiên ước tính tỷ
lệ lượng nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng từ 80,9% lên 82%, đặc biệt là than đá,
nhu cầu dự tính tăng mạnh lên 73%. Nếu vẫn tiếp tục khai thác như hiện nay
thì 131 năm nữa than thế giới sẽ cạn kiệt.[9]
Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia luôn là nước xuất khẩu than lớn nhất thế
giới chiếm 25,4% lượng than xuất khẩu, kế đến là Indonesia, Nga, Trung
Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Côlômbia, Cananda, Ba Lan. Ở hầu hết các nước,
than được khai thác phần lớn không xuất khẩu mà chủ yếu dùng trong nước

hoặc nhập khẩu than cho nhu cầu năng lượng, chủ yếu là điện. Theo báo cáo
của BP statistical Review, hiện nay than cung cấp 26% nhu cầu năng lượng
toàn cầu và hơn 40% năng lượng để phát điện trên thế giới. [14]
Cùng với việc khai thác và sử dụng than quá mức dẫn đến hậu quả là
môi trường đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Than là thứ nhiên liệu hóa
thạch thải ra nhiều khí CO2 khi đốt nhất, gây ra ô nhiễm môi trường và những
hệ quả tiêu cực nặng nề khác. Quá trình khai thác và chế biến than đá sản sinh
ra một lượng lớn khí thải, khói bụi, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm không
khí, nguồn nước, đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe cộng
đồng. Mỗi năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ô nhiễm
không khí do khói bụi công nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá.


11

2.3.2. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than tại Việt Nam
Theo Tập đoàn Công nghiệpThan Khoáng sản Việt Nam –
VINACOMIN, trữ lượng than Việt Nam rất lớn,hiện có trên 30 mỏ than hầm
lò đang hoạt động. Trong đó có 8 mỏ có trữ lượng lớn, có công nghệ và cơ sở
hạ tầng hoàn chỉnh, với sản lượng tương đối lớn: 900 - 1300 ngàn tấn/ năm.
Các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 500 ngàn tấn/ năm.Quảng Ninh
cókhoảng 10,5 tỷ tấnthan, có 5 mỏ lộ thiên lớn có công suất từ 1 triệu tấn
đến trên 3 triệu tấn/ năm (Hà Tu, Núi Béo,Nam Khe Tam,Cao Sơn và Đèo
Nai), trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng
than đang khai thác trên cả nước), chủ yếu là than antraxit với trữ lượng than
phân bố chủ yếu ở độ sâu 500m trong khi lượng than ở các mỏ lộ thiên lại rất
nhỏ khoảng 300 triệu tấn. Hơn nữa, Việt Nam có khoảng 210 tỷ tấn chủ yếu
là than Asbitum thích hợp cho việc sử dụng trong ngành công nghiệp nồi hơi,
nhưng phần lớn lượng than này nằm ở Đồng bằng châu thổ sông Hồng khó
khai thác do ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng tới

lượng nước ngầm cao. Các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn và
riêng than bùn phân bố hầu hết ở cả ba miền khoảng 7 tỷ m3 chủ yếu tập trung
ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn
BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn. [8]
Theo EIA sản lượng khai thác than Việt Nam năm 2007 là 49,4 triệu
tấn, trong đó: mức tiêu thụ là 17 triệu tấn chiếm khoảng 35% sản lượng
than; nhập khẩu: 493 triệu tấn chiếm khoảng 1% sản lượng than; xuất khẩu:
32,6 triệu tấn chiếm khoảng 64% sản lượng than. Với sản lượng than hiện
nay, Việt Nam đang đứng thứ 6 trong các nước châu Á và thứ 17 trên thế
giới; chiếm 0,69% sản lượng thế giới, đứng thứ 9 trong các nước xuất khẩu
than. [8]


12

Đa số các nước sản xuất than cho nhu cầu trong nước, chủ yếu để sản
xuất điện, tại Việt Nam phần lớn than được xuất khẩu, còn lại sử dụng làm
chất đốt sinh hoạt chiếm 1,5%/năm và sử dụng để phát điện. Theo chiến lược
phát triển của ngành than, khối lượng xuất khẩu than sẽ giảm để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu trong nước.
Các hoạt động khai thác, chế biến kinh doanh và tiêu thụ than đều có
những tác động xấu đến môi trường, không khí, âm thanh, đất đai và gây ô
nhiễm nguồn nước. Ở các mỏ lộ thiên (5 mỏ lớn và hàng chục điểm khai thác
lộ vỉa nhỏ) hàng năm người ta bóc từ 25 triệu đến 40 triệu mét khối đất, đá sử
dụng hàng chục ngàn tấn thuốc nổ. Đó là những nguồn gây ô nhiễm không
khí, là nguyên nhân tàn phá môi trường, đa dạng sinh học, tàn phá rừng, là
nguồn phát thải bụi, làm bồi lấp sông hồ. Các mỏ hầm lò (7 mỏ lớn và hàng
chục mỏ hầm lò nhỏ) với hệ thống đường lò dài hàng trăm km dưới sâu lòng
đất có thể gây ra nứt nẻ bề mặt địa hình, hạ thấp mực nước ngầm hoặc làm

mất nước mặt ở một số nơi trong khu vực khai thác. Khí thải từ hệ thống
thông gió của hầm lò thoát ra là nguồn phát thải khí CO, CH 4. Nước thải từ lò
và các mỏ lộ thiên chảy ra là nguồn ô nhiễm nước mặt. Các nhà máy tuyển
than với công suất hàng triệu tấn than nguyên khai một năm là nguồn phát
thải tiếng ồn, bụi và ô nhiễm nước mặt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
dân cư khu vực lân cận. Hệ thống cảng, bến bãi chế biến, xuất than và tiêu thụ
than nằm ở bờ biển và rải rác dọc theo các bờ sông cũng là nguồn phát thải
gây ô nhiễm môi trường. [15]
2.3.3. Hiện trạng môi trường do khai thác và sử dụng than tại Quảng Ninh
Bể than Quang Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu
cách đây gần 100 năm dưới thời Pháp thuộc. Quảng Ninh tập trung khoảng
67% trữ lượngthan toàn quốc. Than được khai thác chủ yếu ởtrên một vùng
rộng lớn kéo dài từ Phả Lại – Đông Triều theo hình cánh cung về đến Hòn


13

Gai, Cẩm Phả và đảo Kế Bào có chiều dài 130km, diện tích dải chứa than này
là 1300km. Than đá ở Quảng Ninh là loại than Antraxit (khoảng 3,3 tỷ tấn) có
tỷ lệ độ tro 19,09%, tỷ lệ cacbon 91,72%, chủ yếu được khai thác lộ thiên
chiếm khoảng 60% vì vậy các mỏ than lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng,
đến cuối giai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng. Tuy trữ lượng địa
chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ
tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay
đến 2020 mới ở mức 500-600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là 150m. Còn từ -150m đến -300m cần phải tiến hành thăm dò địa chất. [15]
Theo VINACOMIN với vận tốc khai thác than như hiện nay thì trữ
lượng than được dự báo ở Quảng Ninh chỉ còn có thể khai thác khoảng 243
năm nữa, tuy nhiên theo EIA chỉ còn 3 năm nữa than Việt Nam sẽ cạn kiệt.
Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2
triệu tấn than nguyên khai/năm, 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên

2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai,
Núi Béo. Trong khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn
nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2000 ha, có 1 mỏ mới tổng diện
tích 175 km2 , chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ
Long và Cẩm Phả. [15]
Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp lại
khôngđầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau
khai thác. Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn
phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh
chịu hậu quả.
Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động
xấu về môi trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá
thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1


14

tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ.
Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng
mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí,
Cẩm Phả…
Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo
ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ
than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học
tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với
các yêu cầu bảo vệ môi trường.Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi
trùng và bụi trong không khí v.v…
Công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô
nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ

thiên đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp
tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm
tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái.
Hiện nay trong khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn
nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là
175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và
thị xã Cẩm Phả. Trong giai đoạn 1970 – 1997, các hoạt động khai thác than ở
Hòn Gai, Cẩm Phả đã làm mất khoảng 2.900ha đất rừng các loại (trung bình
mỗi năm mất 100 – 110ha) , trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ
đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 4,7%
(2005) và 2,7% (2015). [15]
Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng
chủ yếu về phía Tây – Nam (khoảng 100ha) và phía Tây (25ha). Sau 1975
việc khai trường và bãi thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía Tây –


15

Bắc 265ha và phía đông 75ha. Đông Triều (Quảng Ninh) đang đối mặt vớigần
7.000ha lúa và hoa màu ở Đông Nam hạn hán và thiếu nước nghiêm
trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thoái
, gây cạn kiệt dòng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng
lòng hồ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận.
Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị
bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó
có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ PH đều ở mức dưới 3,5 (tiêu chuẩn từ
PH:5 – 5,5).Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng
suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thuỷ sản trong
tương lai gần.



16

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Vấn đề về môi trường xung quanh khu vực mỏ than Tây Nam Khe
Tam xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
+ Mỏ than Tây Nam Khe Tam tạixã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại mỏ Tây Nam Khe Tam xã Dương Huy, thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Thương mại và Kỹ thuật Việt- Sing.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Dương Huy, thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Tổng quan về mỏ Tây Nam Khe Tam.
-Thực trạng môi trường khu vực mỏ than Tây Nam Khe Tam.
- Đề xuất và lựa chọn phương án phục hồi môi trường sau khai
thác than.
3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Các phương pháp chung
3.3.1. 1. Phương pháp phân tích
Thu thập và sử dụng có chọn lọc các tài liệu sẵn có, các tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình khoáng sản vùng mỏ Tây Nam

Khe Tam.


×