Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học tư TƯỞNG tâm lý học THỜI kỳ cổ đại và sự RA đời của tâm lý học HIỆN đại với tư CÁCH là một KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.16 KB, 29 trang )

NHỮNG TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ
SỰ RA ĐỜI CỦA TÂM LÝ HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC
ĐỘC LẬP
Lịch sử tâm lý học theo quan điểm tâm lý học Mác xít là lịch sử phát sinh
hình thành và phát triển các tư tưởng, các trường phái tâm lý học từ thời cổ đại
cho đến ngày nay. Về cội nguồn của nó thì lịch sử phát triển tâm lý học đã gắn
liền với lịch sử phát triển của triết học. Quá trình ấy cũng gắn với sự những
thăng trầm, thành công và thất bại, lịch sử của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa
các trào lưu, các tư tưởng, các trường phái tâm lý học trong lịch sử nhân loại.
Trải qua nhiều chặng đường trong lịch sử, thời kỳ cổ đại cách đây hàng
chục ngàn năm, những nền văn minh lớn đã xuất hiện như: Ai Cập, Hy Lạp, La
Mã, Trung Hoa... và báo hiệu buổi bình minh của lịch sử về khả năng sáng tạo
vô tận của loài người. Đồng thời còn khẳng định đây chính là cơ sở của nền văn
minh hiện đại. Ăng-ghen viết: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc
La Mã thì không có châu Âu hiện đại”1.
Lịch sử Tâm lý học là một môn khoa học nghiên cứu sự hình thành và phát
triển của những tri thức, những hiểu biết về hiện thực tâm lý ở các giai đoạn
khác nhau của sự phát triển tri thức khoa học. Sự xuất hiện các tri thức khoa học
về tâm lý, các tư tưởng tâm lý học cổ xưa được xem như là sự xuất hiện những
kiến thức của nền văn minh nhân loại, mà nguồn gốc sâu xa là do lao động sáng
tạo của con người và xã hội loài người có được, tính tất yếu khách quan của sự
phát triển ấy cho thấy tất cả những tri thức của con người như là vật mang
những phẩm chất, thuộc tính tâm lý đặc biệt như là chủ thể của các hoạt động
tâm lý của mỗi chủ thể. Các hình thức tồn tại của tri thức tâm lý của nhân loại
rất đa dạng, phong phú với nhiều cấp độ khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với
nhau như các dạng ý thức thường ngày, những kiến thức về tâm lý người chứa
đựng trong tư tưởng của các nhà văn, nhà điêu khắc, nghệ thuật, hội hoạ và
trong các tư duy tôn giáo, sách kinh thánh mà loài người có thể chấp nhận như
một tiên đề của đời sống tâm linh. Sự phát triển tri thức về tâm lý như là kết quả
1


C. Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG, H. 1994. tr. 254


hoạt động nhận thức sáng tạo của con người trong tính trọn vẹn của nó, trong
quá trình biện chứng thực tế của nó ở các giai đoạn phát triển khác nhau của sự
tiến hoá văn hoá của nhân loại cũng chính là khách thể nghiên cứu của lịch sử
tâm lý học.
Để nghiên cứu tốt lịch sừ tâm lý học, làm rõ quá trình nảy sinh, hình
thành, phát triển của các tưởng tâm lý học trong lịch sử, cũng như đánh giá
chính xác công lao của các trường phái tâm lý tiêu biểu qua các giai đoạn cả
thành tựu và hạn chế của nó, thì cần phải nắm vững những nguyên tắc, phương
pháp luận cơ bản đó là: Nguyên tắc quyết định luận duy vật trong nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý; Nguyên tắc khách quan khoa học; Nguyên tắc thống
nhất tính lôgic và tính lịch sử và phát triển trong nghiên cứu lịch sử tâm lý học.
Cách đây hơn 20 thế kỷ, các nhà khoa học đã cho thấy cần phải nghiên
cứu thế giới tâm lý của con người, các tri thức đó tuy chưa khái quát thành một
hệ thống hoàn chỉnh, nhưng nó được phát hiện và từng bước nghiên cứu thông
qua các học thuyết, đồng thời đã tập hợp thành sách và tác phẩm cũng như
những tư tưởng tâm lý mang tính duy vật và để lại cho các giai đoạn lịch sử
sau này các giá trị to lớn về nghiên cứu tâm lý người. Trong lịch sử phát triển
tâm lý học những tên tuổi phải kể đến đó là Socate (470-399 TCN), với
phương châm “hãy nhận thức chính bản thân mình”, hay Democrite (460 370 TCN), với học thuyết về tâm hồn, ông được coi là đại biểu xuất sắc nhất
của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt là Aristote (384 - 322 TCN),
với tác phẩm “Bàn về tâm hồn” khảng định ông là một nhà tâm lý học vĩ đại
thời cổ đại Hy Lạp, đỉnh cao của tư duy khoa học thời đó.
Tác phẩm “Bàn về tâm hồn” đã trở thành tiền đề cho sự phát triển của các
giai đoạn về sau. Những tư tưởng tâm lý học cổ đại đã đặt nền móng cho sự
phát triển của khoa học tâm lý và được thể hiện qua các thời kỳ của lịch sử nhân
loại. Những nhu cầu nghiên cứu lĩnh vực tâm linh của con người ngày càng
được quan tâm sâu sắc.



Tuy nhiên lịch sử phát triển tâm lỹ học cho đến nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là
những tư tưởng tâm lý học phát triển trong lòng triết học, Tâm lý học chỉ trở
thành khoa học độc lập vào cuối thế kỷ XIX gắn với sự kiện của W.Wundt trong
việc tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên vào năm 1879. Khoa học
tâm lý học coi đó là cái mốc đánh dấu sự ra đời của tâm lý học với tư cách là
một khoa học độc lập. Trong phạm vi nghiên cứu của bộ môn, tiểu luận tập
trung làm rõ những tư tưởng tâm lý học thời kỳ Hy Lạp cổ đại và các thành tựu
khoa học là tiền đề cho sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc
lập.
PHẦN 1. NHỮNG TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC THỜI KỲ HY LẠP
CỔ ĐẠI
Từ xa xưa, sự phát triển của tâm lý học nằm trong lòng triết học, cho đến
khi con người nhận ra rằng có một loại hiện tượng là tâm hồn mà con người cần
phải đề cập và cần có một khoa học nghiên cứu riêng về nó thì tâm lý học dần
dần được tách ra để trở thành một khoa học độc lập.
Trong bối cảnh xã hội Hy Lạp có nhiều biến động lớn trên các lĩnh vực
như: Sự phát triển cực thịnh về kinh tế, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
khoạ học đó là: Toán học, Thiên văn học, Địa chất học và Y học. Mặt khác tình
hình chính trị cũng có những sự biến động lớn, gắn với cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc La Mã. Các triết gia trong xã hội Hy Lạp thời kỳ này cũng
đồng thời là các nhà tâm lý học, họ sớm có những tự tưởng về lĩnh vực khoạ
học con người, vấn đề tâm hồn được nhiều người tập hợp nghiên cứu và đưa ra
ánh sáng để lý giải. Các đại biểu là: Socrate (470 - 399 TCN); Democrit (460
-370 TCN); Platon (428 - 347 TCN); Aritstote (388 - 322 TCN). Vì vậy việc
nghịên cứu, tìm hiểu những tư tưởng tâm lý học thời kỳ Hy Lạp cổ đại có ý
nghĩa rất quan trọng một mặt chứng tỏ vấn đề tâm hồn của con người đã được
nghiên cứu từ rất sớm, mặt khác khẳng định tính tất yếu và điều kiện thực tế
cho nghành tâm lý học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập.

1.1 Học thuyết về tâm hồn của Democrite (460 - 370 TCN)


Ông xuất thân từ một gịa đình giàu có tại một thành phố thương mại lớn
của Hy Lạp và từng đi du Ịịch nhiều nơi để quan sát nghiên cứu. Trí tuệ của ông
được xẹm là bộ óc bách khoạ toàn thư. Chính Lênin đánh giá đây là đại bịểụ
xụất sắc của chủ nghĩa dụy vật thời cổ đạị. Thông qua thụyết “nguyên tử”
Democrite cho rằng: Tâm hồn là vật chất vận động, biến đổi theo qụy luật của
thế giới vật chất, tậm hồn không tách khỏi cơ thể, tâm hồn không phải là bất tử.
Vì thẹo quan điểm của ông thì ngụồn gốc tạo nên vũ trụ chính là cấc nguyên tử
- những hạt vật chật nhỏ nhất không thể phân chia được, mặt khác các nguyên
tử vận động không ngừng để tạo nên thế giới vật chất, nếu tách các nguyên tử ra
thì vật chất sẽ tiêu tan. Đây là một tư tưởng tiến bộ và khoa học thời kỳ này, với
cách lý giải như vậy ông khẳng định tâm hổn được cấu tạo nên từ các nguyên tử
lửa, nhẹ, hình cầu, nóng rực. Tính duy vật trong thuyết nguyên tử luận ấy cho
thấy lĩnh vực tâm hồn mà ông xem xét thể hiên cơ sở khoa học là lập trường
duy vật. Khi luận giải tâm hồn không phải là bất tử. Democrit cho rằng nó cũng
tuân theo quy luật của thế giới tự nhiên, sự vận động của các nguyên tử tạo ra
vô số các thế giới, các thế giới sinh ra và mất đi một cách tự nhiên và tất yếu
không phải do thượng đế, do đó tâm hồn khộmg phải là bất tử, mà có sinh ra và
mất đi.
Đề cập đến khía cạnh nhận thức của con người, ông cho rằng con người có
khả năng nhận thức được thế giới bên ngoài vì cơ thể dược cấu tạo nên từ chất
có từ bên ngoài, với cách đề cập này tư tưởng của ông biểu hiện sự ngây thơ
mộc mạc quan điểm về tự nhiên, gắn với tâm hồn con người khi nghiên cứu,
đây cũng là một giả thuyết khoa học mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm. Mặt
khác ông còn chia nhận thức của con người ra hai bậc là nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Nếu trước đó Socrate chỉ nêụ ra vấn đề tâm hổn và kêu gọi
mọi người cần tập trung nghiên cứu nó thì Democrit đã có nhiều vấn đề được
làm sáng tỏ hơn về tâm hồn. Theo ông thì nhận thức cảm tính là dạng nhận thức

mờ tối do các giác quan của con người đem lại, thông qua những cảm giác như:
thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Nhận thức lý tính là nhận


thức chân lý thông qua những phán đoán lôgic, dạng này thường đem lại những
kết quả đáng tin cậy. Đây thực sự là một phát hiện nổi bật trong việc đề cập yếu
tố tinh thần con người nói chung và quá trình nhận của mỗi cá nhân nói riêng.
Mặc dù học thuyết tâm hồn của ông vẫn điển hình là quan điểm tự nhiên thô sơ
rnáy móc, còn chứa đựng nhiều yếụ tố siêu hình và không khoa học, lĩnh vực xã
hội vẫn còn bị ảnh hưởng quan điểm duy tâm khi xem xét đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Tuy vậy những tư tương tâm lý học của ông để lại
nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu cho các thế hệ sau này như tâm hồn
gắn với cơ thể và vận động theo quy luật.
1.2 Học thuyết về tâm hồn của Platon (428 - 347 TCN)
Là nhà triết học duy tâm cổ Hy Lạp, ông được coi là sự mở đổu của siêu hình
học phương Tây, là học trò nổi tiếng của Socrate và được đứng vào hàng ngũ
bảy hiền triết của Hy Lạp. Platon sinh ra trong một gia đình quý tộc thuộc dòng
họ Aten, lớn lên ông tham gia quân đội, sau này là người sáng lập ra chủ nghĩa
duy tâm khách quan, là tác giả nổi tiếng của nhiều nội dung triết học cùng thời.
Ông là người đầu tiên sản sinh ra một hệ thống hoàn chỉnh của chủ nghĩa duy
tâm khách quan thông qua học thuyết về “ý niệm” - học thuyết về sự tồn tại
của các hình thức vô vật thể của các vật mà ông gọi là loài hay những ý niệm
và đồng nhất chúng với tồn tại. Chính điều này là cơ sở để ông đưa ra quan
niệm về tâm hồn khá sâu sắc và phong phú. Platon cho rằng; Tâm hồn được
xây dựng trên cơ sở của những ý niệm, vì ý niệm là cái duy nhất của thế giới,
nó là cái năng động và tích cực nhất, còn vật chất, con người là cái thụ động vô
nghĩa. Với ông thì tâm hồn là cái vận động nhất và có khả năng tự vận động.
Hồn nhập vào cơ thể có sứ mệnh điều khiển cuộc sống của cơ thể. Tâm hồn
không phụ thuộc vào cơ thể mà là cái có trước. Platon là người đầu tiên đưa ra
quan niệm cấu trúc của tâm hồn có ba phần với các chức năng khác nhau. Tâm

hồn tình cảm nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản của con ngưòi như ăn uống và
sinh sản, loại này có cả ở động vật và con người. Tâm hồn dũng cảm ý chí có
chức năng giúp đỡ phần tâm hồn tình cảm trong việc thoả mãn nhu cầu cơ bản


của con người. Tâm hồn lý trí nhằm giải quyết những vấn đề con người phù
hợp với thực tiễn hoàn cảnh, đồng thời điều khiển tất cả những hành vi của cơ
thể, đây là loại tâm hồn cao hơn các loại tâm hồn khác. Ba loại tâm hồn nạy có
quan hệ gắn bó vổi nhau, trong đố vai trò cơ bản chính là lý trí. Từ quan điểm
này ông đã luận giải về vấn đề con người một cách khoa học và tiến bộ hơn so
với những tư tưởng tâm hồn trước đây. Quan niệm về con người ông cho rằng
các hiện tượng trí tụệ, đạo đức trong con người phải được quan tâm nghiên
cứu. Đây là cơ sở để các nhaf tâm lý học sau này tâp trung làm rõ, đồng thời
hiện nay nội dung này vẫn còn mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay khi
nghiên cứu lĩnh vực tinh thần con người.
Tư tưởng về tâm hồn của Platon có sự phát triển tương đối phong phú,
một số vấn đề có sự nghiên cứu sâu sắc hơn so với những quan niệm trước đó,
là ông tổ của chủ nghĩa duy tâm triết học tây Âu, ông đã phê phận sự ngự trị
gần 200 năm của những con số của Pythagore và kéo các nhà triết học, tâm lý
học đi vào nghiên cứu đời sống hiện thực của con người như: Đạo đức, trí tuệ,
điều này có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý học nói chung và tâm hồn
của con người nói riêng. Mặt khác quan niệm về tâm hồn của ông có bước tiến
lớn, nhìn tâm hồn theo quan điểm cấu trúc, chức năng và thứ bậc khác nhau.
Đồng thời các vấn đề mà Platon nêu ra, đã gây nhiều sự tranh cãi khác nhau,
kích thích việc đi tìm cách giải thích mới, trong đó có vấn đề chăm no việc phát
triển trí tuệ, đạo đức con người. Thiết nghĩ, đây là một trong những lĩnh vực
được sự quan tâm nghiên cứu cùa các nghành khoa học, cũng như các quốc gia
dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế quan điểm của đang ta về
mục tiêu giáo dục - đào tạo là phát triển con người toàn diện, đức, trí, thể, mỹ,
lao động sản xuất, đấu trạnh cách mạng...hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư

tưởng đạo đức, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo và năng lực thực hành, góp
phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
1.3 Học thuyết về tâm hồn của Aristote (384 - 322 TCN)


Aristote là tác giả vĩ đại nhất của tâm lý học cổ đại. Ông sinh ra trọng một
gia đình tại cung đình của vua Maxêdoan. Năm 17 tuổi vào học viện Platon sau
đó làm nghề dạy học, nghiên cứu khoa học. Aristote là tác giả của nhiều tác
phẩm nổi tịếng như: Siêu hình học, Chính trị học, Đạọ đức học, Mỹ học, Vật lý
học và Tâm lý học. Trong đó tác phẩm tâm lý học đầu tiên trong lịch sử “Bàn
về tâm hồn” được xem là công trình vĩ đại trong thời kỳ này. Nếu Democrite
mới chỉ có tư tưởng về tâm hồn mang tính duy vật sơ khai mộc mạc thông qua
“Thuyết nguyên tử luận”, hay như Platon đề cập về tâm hồn có tính hệ thống
cấu trúc được xây dựng trên cơ sở các “ý niệm”, thì Aristote đã làm được nhiều
hơn thế, chính là bằng tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của ông.
Ngay cả phương pháp và nội dung đề cập của mình trong tác phẩm, ông đã thể
hiện tính khoa học và hệ thống khi nghiên cứu. Trước, tiên Aristote hệ thống
các quan điểm về tâm hồn trước đó như: Tâm hồn được cấu tạo nên từ các
nguyện tử, tâm hồn vận động cao nhất và có khả khả năng tự vận động, tâm
hồn đựợc tạo nên từ đất, nước, lửạ, khí, từ đó ông phê phán những quan điểm
không đúng, ông cho rằng có nhiều : cơ sở để nghi ngờ tâm hồn vận động.
Aristote lý giải nếu nói tâm hồn đau thương, vui vẻ, sợ hại là không đúng, mà
nên nói con người thông cảm, học tập, vui vẻ thông qua tâm hồn. Ông cho rằng
tâm hổn gắn chặt với triết học theo quan niệm của ông về vật chất và hình thức.
Khi đề cập tâm hồn, ông đưa ra quan niệm rất nổi tiếng là; Tầm hồn bao gồm
tri tuệ, tình cảm, suy nghĩ, các quá trình, các trạng thái tâm lỷ, các tác động từ
bên ngoài vào cơ thể. Vì vậy, muốn hiểu tâm hồn phải đi từ mối quan hệ giữa
cái bên ngoài tâm hồn, trong đó ông đặc biệt để ý tới mối quan hệ giữa tấm lý
và ý thức. Đây được coi là một khám phá rất mới mang mầu sắc của quan điểm
duy vật về tâm hồn. Ông cho rằng cội nguồn của cái tậm lý là từ bên ngoài,

đồng thời chỉ ra cơ chế nảy sinh của tâm hồn chính là hình thức của vật, đó là
khách thể mà con người tri giác được, hay sự copy dấu vết của vật đó trong cơ
quan cảm giác, như chân đạp trên đất sét. Điều kiện để có cảm giác là: Vật
đang tác động, có mồi trường trung gian và có một năng lực cảm giác, từ đó


ông khái quát về vai trò của hoạt động cảm tính là điểm khởi đầu tạo hình ảnh
tâm lý phức tạp, đồng thời chính ồng là người nêu ra năm cơ quan cảm giác
của con người mà ngày nay lâm lý học Mác xít vẫn tiếp tục nghiên cứu. Ông là
người đầu tiên xây dựng học thuyết về ba loại tâm hồn đó là: Tâm hồn dinh
dưỡng, tâm hồn càm giác và tâm hổn suy nghĩ. Trong đó, tâm hồn suy nghĩ chỉ
có ở người mà theo ông đây chính là năng lực của con người, đặc trưng của
tâm lý người. Với những nộì dung này ông khẳng định “lý thuyết về sự liên
tưởng” mà cơ chế diễn ra trong quá trình cảm giác, tri giác về sự vật là rất khoa
học, đồng thời vấn đề động cơ, động lực tâm lý người là nguồn gốc tính tích
cực bên trong - là sự vận chuyển của máu trong cơ thể, vì vậy mọi mong nuốn,
nguyện vọng liên quan đển mục đích của con người đều bị quy định bởi nhu
cầu. Các nội dung trên không những phản ánh sự phát triển vượt bậc trong
nghiên cứu tâm hồn con người, mà tư tưởng khoa học ấy có ý nghĩa cả lý luận
và thực tiễn trong xây dựng nhân cách nói chung và trong giáo dục huấn luyện
ở nhà trường và đơn vị nói riêng, vì theo Aristote nhiệm vụ huấn luyện giáo
dục là phải phát triển ba năng lực ứng vói ba loại tâm hồn mà ông đã đề cập.
Từ nghiên cứu này ông đưa ra định nghĩa tâm hồn là cáì "tự đích” của thân
thể tự nhiên có khả năng sống. Theo đó tâm hồn là yếu tố tích cực nhất, năng
động nhất của con người, mọi thân thể tự nhiên có khả năng sống đều có tâm
hồn, quan điểm này đã gây ra những tranh cãi giữa các trường phái khác nhau
trong đó có tâm lý học hiện đại ngày nay. Điều này muốn lý giải một cách
khách quan khoa học cần phải cố quan điểm lập trường phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa Mác Lênin, xem xét toàn diện, cụ thể mới đi đến một kết
luận chính xác các vấn đề thực tiễn nảy sinh.

Tóm lại, những tư tưởng tâm lý học thời kỳ Hy Lạp cổ đại có sự để ý
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh song chủ yếu xoay quanh vấn đề tâm hồn con
người. Từ thuở bình minh của loài người, các triết gia trong xã hội Hy Lạp
cũng đồng thời là nhà tâm lý học, các kết quả nghiên cứu ở thời kỳ này về tâm
hồn đã đặt nền móng cho các nhà khoa học sau này tâp trung làm rõ. Học


thuyết “Bàn về tâm hồn” của Aristote là công trình khoa học có ý nghĩa vô
cùng to lớn, với tính chất mở đầu cho việc nghiên cứu hiện tượng tinh thần con
người một cách toàn diện, những nội dung của học thuyết là cơ sở quan trọng
cho tâm lý học Mác xít tiếp tục nghiên cứu sau này.
PHẦN 2. CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC LÀ TIỂN ĐỂ CHO SỰ RA
ĐỜI CỦA TÂM LÝ HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC ĐỘC
LẬP
Vào cuối thế kỷ XIX, Những thành tựu của khoa học tâm lý trên tất cả các
lĩnh vực đã phá vỡ căn bản những quan niệm trước đó về kết cấu và thuộc tính
của vật chất, do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhìn nhận thế giới tinh thần
của con người. Những nghiên cứu đã đi đến chứng minh sự chuyển động quay
tròn của trái đất quanh mặt trời, những công bố lý thuyết về điện tử ánh sáng và
định luật di truyền, sự phát minh ra bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học, phát
minh ra đèn dây tóc nóng sáng...v.v. Đây cũng là thời kỳ phát hiện ra nguyên tử
có cấu trúc phức tạp và có thể phân chia được, hay phát hiện điện tử có khối
lượng biến đổi, sự phát hiện ra trung tâm vận động ngôn ngữ ở người. Đặc biệt,
sự kiện có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành tâm lý học như là một khoa
học độc lập là việc áp dụng các phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu các
hiện tượng tâm lý người. Những thực nghiệm tâm lý học các cơ qụan cảm giác
cũng như tâm vật lý học đã đo đạc và đưa ra những số liệu khách quan chính
xác về các hiện tượng tâm lý cũng như các khoa học khác, đồng thời các nhà
khoa học đã khẳng định sư tồn tại có thật của các hiện tượng tâm lý và kêu gọi
mọi người tập trung nghiên cứu giải đáp. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc

tìm kiếm đối lượng nghiên cứu của tâm lý học, đó cũng là đóng góp cửa những
nhà nghiên cứu tâm sinh lý học, tâm vật lý học như: H.Helmholtz (1821-1894),
Dubois Reymond, G.T.Fcchner (1801-1887), E.Weber (1795-1878) F.Donders
(1818-1889)…Trong đó vai trò của W.Wundt và phòng thực nghiệm tâm lý
học đầu tiên ra đời trên thế giới là cái mốc đánh dấu sự quyết định cho sự ra
đời của khoa học tâm lý với tư cách là một khoa học độc lập. Đây là những cơ


sở quan trọng cho việc nghiên cứu những hiện tượng tâm hồn con người sau
này.
2.1 Tâm sinh lý học giác quan
Giai đoạn này hiện tượng thuộc đời sống tậm linh của con người đã đựợc
tập trung nghiên cứu cụ thể hơn, trong đó những vấn đề như: hình ảnh cảm
giác của con người xuất hiện như thế nào? nguyên nhân do đâu? mối quan hệ
giữa các hiện tượng và hình ảnh tâm lý xuất hiện trong não người xa sao?...v.v
đã được dòng tâm sinh lý học giác quan tập trung nghiện cứu và lý giải. Đại
biểu tâm lý học người Đức: F.Helraholtz (1821 - 1894). Bằng thực nghiệm ;về
sự táp động của yếu tố bên ngoài tới các giáp quan ông khẳng định: Hoạt động
của các giác quan con người giữ vai trò quyết định của quá trình nhận biết sự
vật hiện tượng, không có các giác quan thì mọi hiên tượng của thế giới bên
ngoài con người sẽ không thể nhận biết đươc, đồng thời khẳng định chỉ có hai
hiện tượng tâm lý chủ yếu ở con người là cảm giác và tri giác. Hai hiện tượng
tâm lý này phản ánh thế giới tự nhiên bên ngoài thông qua hoạt động của não
người, điều này đồng nghĩa với việc cho rằng cảm giác, tri giác là hình ảnh
chủ quan về những hiên tượng khách quan có thể nói tập sinh lý học giác quan
ngay từ đầu đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa to lớn trong việc xác định, đối tựơng
nghiên cứu của tâm lý học mà bấy lây nay chưa có một môn học nào đề cập,
đó chính là hoạt động của cáp giác quan khi có sự tác động của thế giới bên
ngoài vào các giác quan và tạo ra xung động thần kinh trong não người và bản
thân giác qụan phải là một cái gì đó thì mới có thể có một hình ảnh tương ứng

về sự vật tác động vào chúng. Từ đó rút ra một nhận xét là trong thế giới các
hiện tượng tự nhiên có một loại hiện tượng mà từ thời cổ đại hy Lạp có các tư
tưởng đề cập đó là: Socrate, Democrit, Platon, Aritstote nhưng hiện nay vẫn
chưa có một khoa học nào đi vào nghiên cứu làm rõ. Bằng thực nghiệm là
dùng các lăng kính khác nhau cho người làm thí nghiệm tiến hành nhìn sự vật
trong phòng thực nghiệm, lúc đầu qua lăng kính nhìn sai sự vật đi, sau dần dần
tập nhiều lần nhìn được đúng sự vật, từ đó khẳng định một loại hiện tượng tâm


lý trong con người có thể có phương pháp và phương tiện nghiên cứu. Kết quả
công trình nghiên cứu này được tập hợp lại trong các tác phẩm nổi tiếng của F.
Helmholtz như "Quang học sinh lý học”, “Học thuyết về cảm giác nghe là cơ
sở sinh lý của lý thuyết âm nhạc”...v.v
Dòng tâm lý nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa kích thích vật lý, các quá
trình nảy sinh diễn ra trong hệ thần kinh và các quá trình cảm tính của con
ngựời. Khi nghiên cứu tri giác không gian, nhà sinh lý học vĩ đại người Đức đã
phát hiện ra vấn đề vai trò của kinh nghiệm trong quá trình nhận biết sự vật hiện
tượng khách quan. Tâm sinh lý học giác quan còn chỉ rõ trong tri giác của con
người có sự phối hợp của các cơ quan vận động, biến đổi trong cơ thể, chính
điều này mà con người có biểu tượng về không gian ba chiều với sự vật trọng
quá trình cảm giác, sở dĩ như vậy theo cách giải thích của tâm sinh lý học giác
quan là khi tri giác, mắt người nhìn sự vật hiện tượng tác động vào nó không
phải chỉ có một lần, mà mắt ngựời nhìn sự vật hiện tượng nhiều lần vận động
xung quanh vật thể, điều này chứng tỏ có sự phối hợp của các cơ quan vân động
trong não người. Hình ảnh cảm tính thu được trong tri giác đối với sự vật không
đơn thuần là do một cơ quan cảm giác đem lại mà có sự vận động phối hợp của
nhiều cơ quan cảm giác khác. Quan điểm tâm sinh lý học giác quan cho rằng
mắt nhìn thấy sự vật nhiều hơn hình ảnh phẳng đứợc ghi lại trên giấy hoặc
thông qua ống kính máy ảnh chụp lại vậtt thể là vì mắt người cảm nhận được,
phát hiện được các quan hệ đằng sau cái nhìn đó như: Độ lớn thực sự của vật,

chiều sâu của vật…v.v và những lần tri giác sau thì khác với những lần tri giác
trước, đồng thời hơn hẳn các lần tri giác trước. Như vậy, vấn đề đặt ra là tại sao
lại có sự khác nhau đó, tại sao lại có sự “hơn hẳn” đó. Theo ông là vì con người
đã có cái gọi là “kinh nghiệm” trong quá trình tri giác. Đây là một phát hiện rất
mới về nội dung nghiên cứu vai trò của cảm giác cũng như các cơ quan chức
năng của não người đối với quá trình nhận thức, đó là một hiện tượng tâm lý
trong con người cần nghiên cứu và xem đây là một trong những vấn đề về đối
tượng nghiên cứu của tâm lý học như đã đề cập ở trên. Quan điểm này cho thấy


trong quá trình nhận thức thì vai trò của nhận thức cảm tính là rất quan trọng,
nó vừa là tiền đề của nhận thức lý tính, đồng thời có quan hệ mật thiếl với quá
trình ấy. Mặt khác, tư tưởng này đã góp phần vào việc khắc phục những quan
điểm của thuyết bẩm sinh coi khả năng nhìn không gian của con người, coi tâm
lý con người là vốn có ở con người ngay từ lúc sơ sinh, hiện tượng tâm lý con
người là do thế hệ trước truyền lại. Một luận điểm duy vật khác rất nổi bật trong
quá trình hoạt dộng của tri giác không gian đó là trên cơ sở của các thao tác như
so sánh lập luận suy lý tổng hợp cảm ứng vận động của não người trong việc
quan sát, tri giác mới tạo ra một hình ảnh không gian ba chiều về sự vật hiện
tượng. Chính luận điểm này đã mở ra cho tương lai sau này một nội dung và
phương pháp nghiên cứu về sự phối hợp của các giác quan, về vai trò của cơ
quan vận động đối với cảm giác, tri giác. Đó cũng là sự phát hiện một vấn đề rất
to lớn là hoạt động tâm lý có tính quy luật diễn biến riêng và cần phải nghiên
cứu bằng phương pháp khách quan. Đến đây có thể khẳng định hoạt động tâm
lý có các quy luật diễn biến riêng, cần phải nghiên cứu bằng các phương pháp
khách quan. Công lao to lớn ấy của ông đã được đánh giá là người có bước tiến
mới trong lĩnh vực tâm lý học, nhờ vậy mà một phẩn tâm lý học, sinh lý học
hiện đại đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn về sau này.
Các công trình nghiên cứu của F.Helmholzt đã cho chúng ta những kết
luận vô cùng quan trọng đó là: Kích thích từ bên ngoài tác động trực tiếp vào

các giác quan con người tạo ra những xung động thần kinh trong các giác quan,
đây là nguyên nhân làm xuất hiện hình ảnh cảm tính của con người. Đồng thời
nhờ hoạt động của các giác quan mà con người có được nhhũng hình ảnh tương
ứng với sự vật hiện tượng khách quan, theo phương hướng nghiên cứu thực
nghiệm này mà về sau đã xuất hiện một phương hướng duy vật đã lôi kéo nhiều
nhà khoa học đi vào nghiên cứu sự phối hợp của các giác quan trong quá trình
tạo ra hình ảnh cảm tính. Khi nghiên cứu tri giác không gian. F.Helmholtz cho
rằng kinh nghiệm giữ vai trò quyết định trong việc hình thành sự nhận thức của
con ngưòri. Tức nhận thức của con người phụ thuộc vào hình ảnh khách quan


của sự vật hiện tượng và kinh nghiệm của cá nhân. Có thể nói giai đoạn này các
nhà nghiên cứu theo quan điểm tâm sinh lý học giác quan khẳng định rằng có
một loại hiện tượng tinh thần mà từ trước tới nay chưa có một khoa học nào
thực sự chuyên tâm nghiên cứu chúng, đó là hiện tượng tinh thần, tâm lý gắn
với đời sống hàng ngày của con người, đó là một hiện tượng tâm lý có thật tồn
tại một cách khách quan. Cùng với các kết quả nghiên cứu của F.Helmholtz,
nhiều nhà khoa học đã để ý đến những vấn đề lớn hơn đó là xác định đối tượng
nghiên cứu của khoa học tâm lý. Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho
việc thúc đẩy sự ra đời của khoa học tâm lý với tư cách là một khọa học độc
lập. Đó là vinh quang của F.Helmholtz là người đã có bước tiến mới trong lĩnh
vực tâm lý học. Các phát hiện của ông hoàn toàn đúng và được kiểm chứng
bằng thực nghiệm, tuy nhiên khi giải thích nguyên do của sự kiện đó, ông đã
mắc sai lầm là quay về với luận điểm duy tâm của “thuyết năng lượng chuyên
biệt’’, và cho rằng khi có một tác động vật lý vào một giác quan nào đó thì kích
thích này đã làm cho các năng lượng riêng chứa đựng trong các giác quan ấy
phóng ra làm cho ta cảm nhận được các kích thích ấy. F.Helmholtz cũng như
nhiều nhà khoa học thực nghiệm khác ở thời kỳ này đã dẫn đến những kết luận
tất yếu là: Mỗi giác quan không có cái gọi là “năng lượng chuyên biệt” mà ở
đây là mỗi giác quan có liên quan và thích ứng yới một loại kích thích như ánh

sáng liên quan đến mắt, âm thanh liên quan đến tai, mùi vị liên quan đến mũi và
lưỡi. Nói cách khác thì cảm giác, tri giác là các hiện tượngtâm lý phản ánh thế
giới tự nhiên bên ngoài con người thông qua hoạt động của não, là hình ảnh chủ
quan về hiên tượng khách quan bên ngoài. Các giác quan của con người cùng
với đường thần kinh hướng tâm, ly tâm và trung ương thần kinh tương ứng mà
sau này gọi là “bộ máy phân tích” của các cơ quan cảm giác chính là cơ sở sinh
lý của các hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên trong quá trình luận giải về vai trò của
từng giác quan trong quá trình cảm giác, tri giác thì F.Helmholzt còn nhiều hạn
chế, nhất là “kinh nghiệm” tham gia trong quá trình nhận biết sự vật hiện tượng,
ông cho rằng trong quá trình tri giác không giạn không cưỡng nổi vai trò của


kinh nghiệm con người, cho dù quá trình ấy có suy nghĩ hay có ý thức về hình
ảnh không gian đó đến mức nào đi nữa, thì vẫn tuân theo sự vật khách quan và
vốn kinh nghiệm của con người. Đây là một quan niệm vừa đúng lại vừa không
đúng. Đúng ở chỗ là những kích thích bên ngoài con người và kinh nghiệm con
người đều tồn tại khách quan không phải của một thế lực siêu nhiên nào ban
tặng trong khi tri giác, cảm giác. Không đúng ở chỗ F.Helmholzt không hiểu
được mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý thức trong con người. Vì vậy cảm
giác, tri giác theo ông là tượng trưng, là ký hiệu, cuối cùng thì lại quay về với
thuyết duy tâm “tượng trưng” và thuyết “năng lượng chuyên biệt” của P.
Murller. Theo thuyết này, khi có tác động vật lý vào một giác quan nào đó thì
kích thích này đã làm cho các năng lượng riêng chứa đựng trong các giác quan
ấy phóng ra làm cho ta cảm nhận được các kích thích ấy.
Như vậy tâm sinh lý học giác quan là một dòng tâm lý nghiên cứu làm rõ
mối quan hệ giữa kích thích vật lý, các quá trình nẩy sinh trong hệ thần kinhvà
các quá trình cảm tính của con người. Kết quả nghiên cứu đó khẳng định hoạt
động tâm lý có quy luật diễn biến riêng cần phải nghiên cứu bằng phương pháp
khách quan. Một vấn đề có ý nghĩa hơn cả là chỉ ra đối tượng nghiên cứu, đồng
thời có các điều kiện, phương tiện nghiên cứu hiện tượng tâm lý con người.

2.2 Tâm vật lý học
Tâm vật lý học cũng là một bộ môn khoa học có tư tưởng cho rằng các
hiện tượng tâm lý người có quy luật riêng, các quy luật ấy có thể nghiên cứu
bằng các thực nghiệm khách quan và có thể biểu đạt theo toán học được. Đại
biểu của dòng phái này là các nhà bác học người Đức G.Fechner (18081 1887)
và E.Weber (179511878). Tâm vật lý học là một dòng nghiên cứu đi sâu làm rõ
mối quan hệ giữa cường độ kích thích với hình ảnh tâm lý xuất hiện và biểu thị
bằng công thức toán học. Các nhà bác học nghiên cứu tâm lý học theo hướng
này cho rằng: Các quá trình, các hiện tượng tâm lý cũng giống như các hiện
tượng của quá trình tự nhiên có thể biểu đạt dược bằng công thức toán học, kết
quả nghiên cứu của tâm lý người theo phương pháp này cho thấy có thể tính


toán được các hiện tượng tâm lý đơn giản y hệt như các hiện tượng vật lý vậy
theo công thức: C = K.lgS. Khi nghiên cứu phản ứng của da và cơ bắp, E.
Werber đã tìm ra công thức về sự biểu thị mối tương quan giữa phản ứng cảm
tính và tác nhân kích thích từ bên ngoài vào cơ thể. Chỉ đến đây thôi chúng ta
cũng khẳng định giá trị và ý nghĩa trực tiếp của dòng phái tâm lý học này đối
với việc hình thành một khoa học tâm lý với tư cách là một khoa học độc lập. Vì
điều đó chứng tỏ rằng có một loại hiện tượng tâm lý tồn tại trong con người là
có thật, và như vậy phải có một khoa học ra đời để nghiên cứu nó. Mặt khác
phương pháp nghiên cứu tâm vật lý đã góp phần khẳng định rằng có thể và cần
phải nghiên cứu tâm lý bằng con đường thực nghiệm và có thể cần phải biểu
diễn các kết quả nghiên cứu tâm lý bằng các biểu thức định lượng. Chính đây là
cơ sở khoa học cho việc đưa ngôn ngữ toán học vào nghiên cứu và mô tả cũng
như chứng minh các kết quả nghiên cứu tâm lý người. Thông qua tư tưởng này
cũng cần phải nhấn mạnh rằng phương hướng đưa tâm lý học vào con đường
thực nghiệm và phải chú ý nghiên cứu cả các biẻu thức định lượng của các hiện
tượng tâm lý là một phương hướng duy vật cần được ủng hộ, theo quan niệm
này thì các phương pháp toán học trong tiến hành nghiên cứu tâm lý học từ giai

đoạn này về sau cũng được phát triển, nhất là trong vài chục năm gân đây, đồng
thòi khẳng định tính chính xác và đúng đắn khách quan của các kết quả nghiên
cứu tâm lý học. Thực tế cho tấy tất cả các công trình nghiên cứu tâm lý học từ
một bài báo khoa học đến nội dung tham luận hội thảo, hoặc từ một nghiên cứu
luận văn đến một công trình nghiên cứu của một nhóm tác giả đã được công bố
từ trước tới nay đều sử dụng phương pháp toán học trong việc nghiên cứu, các
số liệu thống kê của những con số trong quá trình nghiên cứu luôn luôn được sử
dụng một cách đa dạng và phong phú. Nói cách khác những con số toán học
trong nghiên cứu tâm lý học chính là những con số biết nói nhằm khẳng định
tính tất yếu của phương pháp này là không thể không đề cập tới, càng không thể
có một phương pháp nào thay thế được trong việc luận giải những vấn đề của
tâm lý học hiện nay. Nghiên cứu độ cảm ứng của da và các cơ bắp, dòng phái


này đã tìm ra tỷ lệ tương quan giữa kích thích vật lý và phản ứng cảm giác. E.
Weber đã nghiên cứu ngưỡng sai biệt của các cảm giác. Trả lời câu hỏi là cần
thêm bao nhiêu vào kích thích thứ nhất dể có được một cảm giác mới khi làm
thực nghiệm kích thích ép lên da của người, từ đó phân biệt với cảm giác trước
đó như thế nào. Và kết quả là với từng loại cảm giặc, tỷ lệ bổ sung kích thích
vào kích thích thứ nhất là một tỷ lệ không đổi. Ví dụ đối với cảm giác ánh sáng
tỷ lệ đó là 1/100, cậm giác lên bề mặt của da là 1/30, cảm giác nghe là 1/10
v.v... và điều cơ bản ở đây là có một kết luận rất quan trọng về tương quan giữa
cường độ kích thích và sự biến đổi của cảm giác là mối tương quan có tính quy
luật, khách quan. Hơn nữa, tính quy luật này có thể biểu diễn một cách chính
xác bằng cống thức toán học đó là: Cường độ của cảm giác tỷ lệ thuận với
lôgarít của cường độ kích thích. Đây là công thức được xem là sự khái quát đầy
đủ toàn bộ những nội dung cũa dòng phái nghiên cứu tâm vật lý. Kết quả nghiên
cứu này được xem như là một cánh én báo hiệu một thời đại mới, thời đại đưa
toán học vào nghiên cứu tâm lý học. Chính phương pháp tiếp cận các hiện
tượng, tâm lý học theo kiểu tính toán thực nghiệm mở ra những triển vọng mới

cho khoa học tâm lý, với tinh thần đó người ta gọi công thức củạ G.Fechner –
E.Weber là một trong những hòn đá tảng của nền tâm lý học mới. Cùng với sự
đóng góp cuă các nhà tâm sinh lý học giác quan, các nhà tâm vật lý học thực sự
là một thành tựu khoa học làm cơ sở tiền đề chọ sự ra đời của khoa học tâm lý,
không những vậy các tư tưởng cơ bản của các dòng phái tâm lý học đó còn là
căn cứ cho.vịệc hình thành và phát triển các quan điểm của tâm lý học Mácxit
như vịêc xây dựng quy luật về tính nhạy cảm của các giác quạn của quá trình
tậm lý nhận thúc. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu sự quan hệ giữa định tính và
định lượng trong các hiện tượng tâm lý người luôn là một vấn đề rất phức tạp
của phương pháp luận khoa học này. Trên thực tế có các kết quả nghiện cứu
khác nhau và các kết quả này có độ tin cậy khác nhau đều do các phương pháp
nghiên cứa đó tiến hành đúng hay sai mà thôi. Mặc dù vậy nếu tuyệt đối hoá
toán học, coi đây là phương pháp duy nhất trong nghịên cứu các hiện tượng tâm


lý người thì sẽ rơi vào luận điểm duy tâm chủ quan, thiết nghĩ đây chỉ là một
phướng pháp quan trọng, cần thiết trong việc làm sáng tỏ những vấn đề nghiên
cứu của khoa học tâm lý học. Ngày nay, rõ ràng là toán học đã đóng vai trò rất
quan trọng trong việc định hướng các kết quả nghiên cứụ. Cần phải thấy rằng ý
định sử dụng, để biểu thị, lượng hoá các hiện tượng tâm lý đã được đề cập từ
khá lâu và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau của tâm lý học. Vì trong việc khám phá đối tượng của tâm lý học các nhà
tâm vật lý học đã thể hiện những đóng góp rất lớn đó là: Các kết quả do tâm vật
lý học đem lại - minh chứng cho việc khẳng định các quá trình tâm lý là có thật,
có thể biểu đạt dược nó qua các cồng thức toán học. Đồng thời có thể nghiên
cứu các hiện lượng tâm lý bằng phương pháp thực nghiệm, phương pháp khách
quan, đây là một phương pháp cán được sự ủng hộ và cổ vũ rộng rãi trong các
nghiên cứa của lĩnh vực này
2.3 nghiên cứu thời gian phản ứng
Nghiên cứu thời gian phản ứng của cơ thể trước các kích thích từ bên ngoài

cùng với tâm vật lý và tâm sinh lý học giác quan xu hướng này đã góp phần
khẳng định thêm về sự tồn tại của thế giới tâm lý, đóng góp thêm các phương
pháp nghiên cứu về thế giới này, và góp phẩn từng bước cho quá trinh nhận
thức của loài người với thế giới khách quan. Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học
tưởng như không thể đo được vận tốc dẫn truyền của quá trình thần kinh. Đến
giai đoạn này có một hướng nghiên cứu nhằm làm rõ một vấn đề là từ khi có
kích thích đến khi con người phản ứng, thời gian diễn ra như thế nào? cái gì đã
diễn da trong tâm lý người làm cho quá trình này có sự phản ứng chậm của con
người trước các kích từ bên ngoài tác động vào các cơ quan của cơ thể. Các nhà
nghiên cứu tâm vật lý học đã chia bộ môn này ra thành hai bộ phận. Một bộ
phận nghiên cứu các mối tương quan có tính quy luật giữa hiện tượng vật lý và
hiện tượng tâm lý, bộ phận này theo G.Fechner gọi là tâm vật lý ngoài. Với ý
định đưa phương pháp toán học vào thực nghiệm và nghiên cứu mối quan hệ
giữa các hiện tượng sinh lý và các hiện tượng tâm lý. Ông gọi đây là bộ phận


tâm vật lý trong. Tuy nhiên G.Fechner và E.Weber chưa có các công trình
nghiên cứu nào đề cập về mối tương quan này. Sự phát triển của các dòng phái
tâm lý trong lịch sử như một dòng chảy tự nhiên, các vấn đề của khoa học nói
chung và của khoa học tâm lý nói riêng cũng lần lượt được giải đáp kịp thời. Vì
vậy, thời kỳ này có bộ môn chuyên nghiên cứu thời gian phản ứng của cơ thể
trước tác động của các kích thích từ bên ngoài đáp ứng yêu cầu này. Các công
trình nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và hiện tượng tâm lý tập
hợp thành hướng nghiên cứu thời gian phản ứng do nhà sinh lý học người Hà
Lan F.Đonders (1818 - 1889) thực hiện thành công trên cơ sở của sự kế thừa các
kết quả nghiên cứu của F.Helmholzt.
Năm 1850, bằng máy ghi vận động do F.Helmholzt chế tạo, người ta đã ghi
được thời gian của các cơ cử dộng, từ đó xác định được tốc độ dẫn truyền thần
kinh và nhận thấy rằng tốc độ dẫn truyền này không lớn như người ta tưởng, ví
dụ như thí nghiệm của P.Muller đã làm trước đây, ông coi quá trình này xảy ra

nhanh vô cùng và thậm trí xem nó có vận tốc như vận tốc của ánh sáng. Bằng
thực nghiệm là: Kích thích vào một chỗ nào đó trong dây thần kinh cách cơ gắn
bố với dây thần kinh ấy một khoảng nhất định nào đó, rồi do cử động của cơ, ta
được vận tốc dẫn truyền thần kinh trong dây thần kinh ấy và gọi là t x, hóa ra
vận tốc này không lớn lắm, ví dụ: vận tốc dẫn truyền thần kinh của dây thần
kinh vận động ở người là 60 – 120 m/s, của dây thần kinh cảm ứng thì khá hơn
một chút và của dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau chỉ là 1 – 30 m/s
Khi nghiên cứu thời gian phản ứng là t p, tức là thời gian từ khi cho kích thích
tác động vào giác quan nói chung đến khi có một phản xạ tương ứng. Kết quả
cho thấy là: tp > tx. Vì sao có sự chênh lệch đó xẩy ra? hay nói cách khác là
giữa vận tốc phản xạ và vận tốc dẫn truyền xung động thẩn kinh có sự khác
nhau là vì có quá trình tâm lý tham gia vào đó, mà các nhà khoa học thường gọi
đây là quá trình thần kinh diễn ra một cách phức tạp hơn mỗi khi có các kích
thích tác động vào cơ thể, trong hệ thần kinh có các pha bổ xung làm cho quá
trình phản ứng của cơ thể thường chậm lại. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu


các cung phản xạ cũng như cơ chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Đặc
biệt vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây là nhờ các công trinh nghiên cứu về
thời gian phản ứng mà một lần nữa khẳng định về sự có thật của các hiện tượng
khác với hiện tựợng sinh lý học trong sinh lý học thần kinh đã nghịên cứu ở
trên. Nhất là sự khác biệt giữa các hiên tượng tham gia vào sự kéo dài vận tốc
xung động thần, kinh với các hiện tượng cơ, lý, hóa của tâm vật lý học. Khi
nghiên cứu công thức: tp > tx, có thể dẫn ra một công thức khác tương tự để
khẳng định sự khách quan chính xác hơn của các kết quả thực nghiệm,này đó
là: tp = tx + tHTK, hoặc biến đổi thành công thức: tHTK = tp – tx, Trong đó: tHTK
chính là thời gian ẩn của phản ứng – thời gian ứng với việc xuất hiện một hiện
tựợng tâm lý tương ứng. Đến đây chúng ta càng khẳng định một cách chắc chắn
về sự tồn tại có thật của hiện tượng tâm lý người. Bằng thực nghiệm của mình,
F.Đonders cũng như các cộng sự của ông đã chia ra ba loại phản ứng tâm lý của

cơ thể đó là:
Phản ứng tâm lý giản đơn: Là phản ứng xẩy ra khi người tham gia thực hiện
biết sẽ nhận được kích thích nào và cần có phản ứng ra sao để trả lời trước các
tác động của kích thích ấy.
Phản ứng tâm lý lựa chọn: Là loại phản ứng khi cố các kích thích khác nhau
tác động vào cơ thể, chủ thể có sự lựa chọn thích hợp dể trả lời thông qua các
vận động khác nhau của các cơ quan trong hệ thần kinh trung ương.
Phản ứng tâm lý phân biệt: Là phản ứng khi có một vài kích thích, chủ thể
phải lựa chọn để phản ứng với một kích thích nào đó cho phù hợp với lính chất
của từng loại kích thích. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc rèn luyện và củng
cố các hoạt động phản xạ của chủ thể trước các kích thích tác động từ bên ngoài
tác động vào cơ thể trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, đồnng thời là căn
cứ để xây dựng và phát triển các loại chú ý, trí nhớ trong hoạt động của chủ thể,
nhất là trong huấn luyện quân sự ở nhà trường quân sự.
Như vậy với công thức t p > tx, cho phép ta khẳng định một vấn đổ rất quan
trọng khi so sánh giữa thời gian phản ứng và thời gian dẫn truyền, để xác định


thời gian phản ứng và đi đến khẳng định là trong phản xạ của con người có hiện
tượng tâm lý đã tham gia một cách tích cực nằm đáp lại các kích thích tác động
vào cơ thể thông qua não người. Nói cách khác, trong quá trình phản xạ của con
người, có quá trình thần kinh diễn ra một cách phức lạp, trong đó biểu thị bằng
các pha bổ sung trong não bộ, đó chính là các quá trình âam lý người. Tâm lý
người là một thành phần của họat động và là để điều khiển các hoạt động của
con nguời. Tâm lý là hình ảnh chủ quan của não người về thế giới khách quan.
Như vậy các nghiên cứu trên đây đã cho thấy sự xuấl hiện của dối tượng nghiên
cứu của tâm lý học và tất yếu đặt ra sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một
một khoa học độc lập.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của tâm sinh lý hợc các giác quan, tâm
vật lý học, nghiên cứu thời gian phản ứng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đã

dẫn đến những kết luận rất quan trọng đó là:
Các hiện tượng tâm lý là một hiện thực khách quan có thật, tồn tại theo những
quy luật riêng của nó, cần phải nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra quy luật hiện
thực của các hiện tượng tâm lý của con người.
Hiện tượng tâm lý người khác hẳn với các hiện tượng sinh lý đã nghiên cứu, đã
từng biết đến, cho đến nay chưa có một khoa học nào nghiên cứu.
Muốn phát hiện ra quy luật của các hiện lượng tâm lý phải có các phương pháp
khách quan và phương tiện tương ứng để nghiên cứu nó, đổng thời tiến hành tổ
chức nghiên cứu vấn đề này là mội yêu cầu bức thiết dặt ra nhằm làm sáng tỏ
các hiện tượng của đời sống tâm lý người. Có thể nói những nghiên cứu của
Helmholzt, Fechner, Weber, Đonders... đã thực sự là cơ sở quan trọng cho việc
đưa tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Chính những kết quả nghiên
cứu này đã tạo ra một cuộc cách mạng mới cho sự hình thành và phát triển của
khoa học tâm lý được đánh dấu vào năm 1879 gắn với tôn tuổi của W.Wundt.
2.4 W.Wundt và phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới
Có thể những tiền đề cho sự ra đời của một khoa học tâm lý đã được xác định
rõ, song vai trò quyết định của một cá nhân với tư cách một lãnh tụ của một


khoa học ở thời điểm này không ai khác ngoài con người mang tên W.Wundt.
Khẳng định trước hết muốn có khoa học, thì phải có đội ngũ những người làm
công tác nghiên cứu khoa học, đến đây thì thời điểm đã có phương hướng
nghiên cứu cụ thể đồng thời có điều kiện, phương tiện để thực hiện phương
hướng ấy, đây là sự phản ánh khách quan của sự tiến bộ xã hộị nói chung và của
khoa học nói riêng. Vì vậy sự xuất hiện của một nghành khoa học mới được
xem là một tất yếu khách quan.
W.Wunđt (1832 - 1920), ông sinh tại Đức, có nguồn gốc là con một gia đình
mục sư, sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào học Khoa y ở Trường Đại học
tổng hợp Đức và tốt nghiệp cử nhân y học tại đây. Ông bảo vệ luận án tịến sĩ
thành công vào năm 1856 khi mới vừa tròn 24 tuổị. Khi làm giảng viên của một

trựờng đại học, nhiệm vụ của ông chủ yếu là hướng dẫn cho sinh viên trong các
giờ học thực hành, đồng thời là phụ tá cho giáo sư F.Helmholzt. Trong quá trình
công tác tại trựờng. Wundt và Helmholzt đã từng có thời gian làm việc với nhau
nhiều năm nhưng do có sự khác nhau về dòng họ và lối tư duy cũng như thế giới
quan khoa học, vì vậy có nhiều quan điểm không thống nhất, chính điều này đã
khiến cho W.Wundt chuyển từ lĩnh vực y học sang nghiên cứu sinh lý học và
tâm lý học. Bằng chứng là quá trình này ông đõ có nhiều đóng góp to lớn trong
lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề của tâm lý và sinh lý học. Từ năm 1858 ông đa
biên soạn và cho xuất bản một loạt các tác phẩm tâm - sinh lý học và tâm lý học
xã hội rất nổi tiếng, nhiều công tình còn có giá trị rất lớn hiện nay. Đây cũng là
hai mảng chính mà ông đã nghiên cứu nhằm phục vụ cho sự ra đời của phòng
thực nghiệm tâm lý học của mình trên thế giới, các công trình nghiên cứu của
ông phải kể đến là:
Tác phẩm “Học thuyết về sự vận dộng của các cơ” 1858.
Tác phẩm “Tư liệu về lý thuyết tri giác cảm tính” 1862.
Tập giáo trình “Tâm lý học dưới góc độ của khoa học tự nhiên” 1862.
Tác phẩm “Những bài giảng về tâm hồn người, và dộng vật” 1863.


Tác phẩm "Cơ sở sinh lý học” 1873 - 1874.
Tác-phẩm “Tậm lý học dân tộc” với 10 tập: 1900... vv.
Đây là những nội dung cơ bản cho việc thành lập phòng thực nghiệm tâm lý
học của ông vào thời điểm bấy giờ, đặc biệt với công trình trọn bộ 10 tập của
ông về Tâm lý học dân tộc được cọi là cơ sở thực sự để tâm lý học ra đời. Mặt
khác những công trình nghiên cứu trên đây còn khẳng định tính tất yếu phải có
một đội ngũ cán bộ nhà khoa học, nhân viên, chuyên gia nghiên cứu nhằm tiến
hành các thực nghiệm và thực hiện những công trình nghiên cứu phức tạp của
lĩnh vực này. Đó cũng chính là điều kiện của việc đưa nghiên cứu khoa học
thành phong trào sâụ rộng có tính tổ chức trong xã hội.
Với tư cách là rnột khoa học độc lập, tâm lý học không chỉ gói gọn hoặc bó

hẹp ở một số nước, đồng thời những nội dung tâm lý học do W.Wundt đề cập
không chỉ ảnh hưởng và phát triển trong một số nước mà còn được mở rộng
khắp nơi trên thế giới, các nội dung tâm lý học này cũng không ngừng được
phát triển hoàn thiện trên các lĩnh vực. Ra đời tuy muộn nhưng có sự phát triển
nhanh, mạnh trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần con người, chỉ sau mười
năm, hình thức nghiên cứu sinh hoạt của những người lầm công tác ngành tâm
lý học mang tầm cỡ quốc tế đã ra đời. Đó là hội nghị về tâm lý học quốc tế mở
ra vào năm 1889 tại Paris (Pháp). Đây là điều kiện thận lợi cho sự phát triển của
những người làm công tác tâm lý học, là điều kiện để khích lệ trao đổi nhau trao
đổi ý kiến về sự phát triển của khoa học tâm lý trên thế giới.
Năm 1976 cũng tại Paris, Hội nghị quốc tế lần thứ 21 về tâm lý học lần đầu
tiên có sự tham gia của đoàn đại biểu Việt Nam do Gs.Ts. Phạm Minh Hạc làm
trưởng đoàn, từ đây nền tâm lý học của nước ta đã có bước phát triển mới, góp
phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của con
người, trực tiếp góp phần vào phát huy nhân tố con người Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần vào
sự phát triển chung của khoa học tâm lý học theo quan điểm Mác xít hiện nay.
Vào năm 1879 trong khi làm giáo sư triết học, W.Wundt đã tổ chức ra


phòng thực nghiêm tâm lý học đầu tiên trên thế giới. Tại đây ông đã công bố
một cương lĩnh mới về xây dựng một khoa học tâm lý: Xây dựng tâm lý học
thực nghiệm và tâm lý học xã hội. Đây được coi là cương lĩnh có ý nghĩa quyết
định dể tâm lý học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập.
Có thể nói trong hàng loạt các sự kiện diễn ra vào những năm cuối của thế
kỷ XIX thì sự kiện W.Wundt công bố một cương lĩnh mới về xây dựng một
khoa học lâm lý. Đồng thời, việc tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu
tiên trên thế giới vào năm 1879 là sự kiện nổi bật nhất. Chính sự kiện này đã ghi
nhận sự trưởng thành và phát triển đầy đủ của một nghành khoa học mới là tâm
lý học. Chính vì lẽ đó mà các nhà khoa học lấy đó như một cái mốc đánh dấu sự

ra dời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX thì sự kiện W.Wundt công bố một
cương lĩnh mới về xây dựng một khoa học tâm lý đã mở ra thời kỳ mới cho sự
phát triển của khoa học tâm lý. Trên cơ sở cương lĩnh mới, W.Wundt đã chủ
trương đi vào nghiên cứu và phát triển tâm lý học thực nghiệm và tâm lý học xã
hội.
Về tâm lý học thực nghiêm ông chủ yếu nghiên cứu các vấn đề tâm sinh lý
học các giác quan và tâm vật lý học, trong đó chuyên nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý giản đơn như: cảm giác, tri giác và sau này có nghiên cứu cả tư duy,
cũng như các quy luật tâm lý nhằm ứng dụng vào lĩnh vực điện ảnh, hội hoạ Đây là nội dung ông gọi là phương pháp sinh lý học.
Với tâm lý học xã hội (tâm lý học dân tộc), ông tập trung nghiên cứu tính
dânn tộc, tâm lý học dân tộc, nghiên cứu tinh thẩn dân tộc thông qua các truyện
cổ tích, thuần thoại. Theo W.Wundt nhữmg tư tưởng tâm lý học dân tộc tồn tại
qua các sản phẩm văn hoá như: Truyện cổ tích, truyện dân gian, thuần thoại,
phong tục tập quán của dân tộc... Vì vậy, để hiểu được tâm lý học dân tộc phải
đùng phương pháp thuật lại và suy diễn qua các sản phẩm văn hoá.
Tâm lý học của W.Wundt được thể hiện trên một số quan điểm cơ bản
sau:


Thứ nhất, toàn bộ tâm lý học của ông xuất phát từ quan niệm coi con
người là một thể thống nhất tâm - vật lý. Trong đó có những hiện tượng có thể
thấy được như các cử động, mắt nhìn, tay sờ...Từ các cảm giác ấy nhờ ý chí của
con người mà có những liên kết mới như biểu tượng, sau cảm giác biểu tượng
thì có tình cảm là tổ hợp của những gì thỏa mãn và những gì không thỏa mãn.
Tình cảm ở đây theo ông là kết quả của việc ý thức có phản ứng với các cảm
giác và liên kết các cảm giác.
W.Wundt cho rằng trung tâm tân lý người là một điểm cố định của ý thức được
bao quanh bởi các vòng tròn như: Vòng tiêu cự, Vòng chú ý, Trường ý thức,
Ngưỡng ý thức. Đây là tư tưởng cơ bản mà W.Wundt đề cập trong việc nghiên

cứu tâm lý người, đồng thời cũng là cơ sở để ông đưa ra các nội dung tư tưởng
quan trọng tiếp theo.
Thứ hai, tất cả các hiện tượng tâm lý đều ở trong vòng các hiện tượng tinh
thần của con người và đều xuất phát từ ý thức, coi tâm lý, ý thức là cái thứ nhất,
mọi cái trong thực tại đều bắt nguồn từ ý thức. Ý thức, ý chí ở đây có hạt nhân
là cái mà ông gọi là “tổng giác”, nghĩa là có cái gì đó do ý thức thêm vào các
cảm giác, tri giác, cái thêm ấy hoàn toàn do chủ quan của ý thức, ý chí con
người quyết định. Do đó, tâm lý học do ông chủ trương thực chất là tâm lý học
duy tâm, tâm lý học nội quan, là tư tương ý chí luận trong nghiên cứu tâm lý
học.
Một khái niệm cơ bản trong toàn bộ tư tưởng của ông là: “tổng giác” - là
hạt nhân của ý thức, ý chí của con người. Tổng giác là một cái gì đó không thể
hiểu được nó là cái vốn có trong thế giới nội tâm của con người. Tổng giác
phản ứng với những cái do cảm giác, tri giác mang lại, giúp ta cảm thấy những
cái xẩy ra trong mình. Thế là theo ông nhờ có “tổng giác” mà con người có đủ
mọi thứ do mình tạo ra, và tất cả những cái đó không liên quan gì đến hoạt
động với thế giới bên ngoài. Tổng giác tạo thành con người tí hon và ở trong
con người thể xác, đồng thời điều khiển con người thể xác bên ngoài. W.Wundt
quan niệm con người tí hon được tồn tại và nhận thức theo nguyên tắc đóng kín


bên trong thế giới nội tâm. Mỗi người tự hiểu lấy chính mình, không ai có thể
hiểu mình bàng chính bản thân mình. Với phương pháp nội quan là duy nhất
trong nghiên cứu, quan sát và tự thể nghiệm trong chính mình, do vậy thực chất
tâm lý học của ông vừa là phương pháp duy tâm nội quan vừa là phương pháp ý
chí luận và vì vậy ông chính là nhà tâm lý học nội quan.
Như vậy trong nội dung tâm lý học của W.Wundt đề cập đã có bước phát
triển mới trên một số lĩnh vực đó là vấn đề của “tâm lý, ý thức”, tâm lý gắn với
ý thức và luôn xuất hiện cùng với ý thức người. Mặc dù còn có những hạn chế
về lập trường, phương pháp luận, song ông đã khêu gợi một hướng nghiên cứu

mới của lĩnh vực tâm lý người, vấn đề ý thức đựợc xem là nội dung trung tâm
của tâm lý học mà ngày nay khoa học tâm lý vẫn luôn phải tập trung quan tâm
nghiên cứu. Mặt khác, tất cả những vấn đề nghiên cứu về tâm lý học thực
nghiệm của W.Wundt là tâm lý học các giác quan và tâm vật lý học trong đó
những hiện tượng tâm lý như cảm giác, tri giác và tư duy trong tâm lý học đã
thực sự được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và hoạt động xã hội, nhất là
lĩnh vực điện ảnh, hội hoạ, trang trí. điều đáng quan tâm ở đây là các nội dung
về tâm lý học của ông đều đặt ra không phải chỉ dừng lại ở tư tưởng tâm lý, mà
đều khẳng định: Tâm lý là một hiện tượng tồn tại có thật, phải nghiên cứu nó,
phải có phương pháp nghiên cứu rõ ràng và phải có phượng tiện nghiên cứu
phù hợp. Những kết quả nghiên cứu về các vấn đề này đều có liên quan đến các
môn khọa học khác, đến đây khẳng định tiền đề đầy đủ cho sự ra đời của khoa
học tâm lý với tư cách là rnột khoa học độc lập.
Trên cơ sở sự ra đời phòng thực nghiệm tâm lý học của W.Wundt và cũng
theo sáng kiến của ông, năm 1880 viện tâm lý học đựợc thành lập. Viện này đã
nhanh chóng trở thành trung tâm đào tạo các nhà tâm lý học cho các nựớc trên
thế giới như: Đức, Nga, Pháp, Mỹ... sau sự kiêụ này các phòng thực nghiệm tâm
lý học trên thế giới lần lượt ra đời và tính đến năm 1920 có khoảng 100 phòng
thực nghiệm trên thế giới được thành lập và đưa vào hoạt động. Mặc dù cương
lĩnh của W.Wundt là đúng hay sai, song nó có ý nghĩa to lớn và quyết định đưa


×