Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

thi nghiem ve dao dong và tinh em diu cua ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.05 KB, 9 trang )

Bài 12
Thí nghiệm dao động ô tô
Trình bày: Đỗ Tiến Minh


Thí nghiệm ô tô
12.1 Chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô
• Khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng sẽ nảy
sinh dao động ở phần được treo và không được treo
• Dao động của phần được treo sẽ xác định tính êm dịu
chuyển động của ô tô
• Tính êm dịu chuyển động của ô tô được đặc trưng bởi khả
năng ô tô chuyển động lâu dài trên đường mà không gây
mệt mỏi cho người lái và hành khách
• Dao động của ô tô thường được đặc trưng bởi:
- chu kỳ dao động
- tần số dao đông
- biên độ dao động
- gia tốc và tốc độ tăng trưởng gia tốc
• Tác động của các chỉ tiêu riêng biệt trên lên cảm giác của
con người là khác nhau vì vậy chưa xác định được chỉ tiêu
duy nhất nào để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô
mà thường phải dùng vài chỉ tiêu trong các chỉ tiêu trên


Thí nghiệm ô tô
12.2 Nghiên cứu độ êm dịu chuyển động của ô tô trong phòng thí
nghiệm
a. Phương pháp và thiết bị tạo dao động
• Phương pháp tạo dao động gồm có:
- ghìm chặt vỏ ô tô xuống sâu, sau đó thả ra đột ngột để vỏ


xe dao động
- nâng toàn bộ xe lên 50-60 mm bằng bệ nâng chuyên dùng
rồi thả xe đột ngột
- ô tô đứng trên mặt phẳng dao động theo chu kỳ nhờ cơ
cấu biên tay quay
- đặt bánh xe ô tô trên trống lệch tâm hoặc trên trống có các
gờ nổi
- đặt bánh xe trên băng chuyển động có các mấp mô khác
nhau


Thí nghiệm ô tô
b. Thiết bị tạo dao động


Thí nghiệm ô tô
1. Vấu tạo dao động có biên dạng, kích thước tùy theo mục
đích thử nghiệm mô phỏng các loại đường khac nhau: bê tông,
sỏi đá, đất, vv
2. băng chuyển đông trên có gắn ụ mấp mô
3. Động cơ điện để dẫn động băng giấy ghi dao động
4 Băng giấy ghi dao động tại các vị trí khác nhau của ô tô
5, 6,7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Các thanh truyền trên có đầu ghi dao
động loại cơ khí
14. Trống chủ động dẫn động băng tải đồng thời để đặt bánh
xe sau của ô tô
16. Trống di động dọc theo băng tải để đỡ bánh trước
18. Trống để căng băng tải
15, 17. Thiết bị hỗ trợ chống võng băng tải



Thí nghiệm ô tô
c. Các bước tiến hành thí nghiệm
• Chuẩn bị:
- cho xe lên băng tải, bánh sau đặt trên trống chủ động
14
- dịch chuyển trống 16 để đỡ bánh trước
- cố định bằng cáp
• Lựa chọn các vấu phù hợp vởi mục tiêu thí nghiệm
• Khởi động động cơ điện để trống 14 dẫn động băng tải
2 và băng giấy ghi dao động 4
• Ghi lại dao động của các vị trí trên xe như hình dưới
đây
d. Xử lý kết quả
• Trên đồ thị đo được có thể xác định được:
- chu kỳ dao động của vỏ ô tô T
- chu kỳ dao động của bánh xe Tbx
- biên độ dao động (các chuyển vị) Z1, Z2, và Z3
- Từ đó tính được tần số dao động f = 1/T


Thí nghiệm ô tô
Các đường cong dao động của ô tô được ghi trên bệ thử


Thí nghiệm ô tô
12.3 Nghiên cứu chuyển động của ô tô trên đường
• Khi thí nghiệm trên đường để xác định độ êm dịu của ô
tô, người ta đo:
- gia tốc thẳng đứng và gia tốc ngang

- các chuyển dịch thẳng đứng của vỏ và bánh ô tô
• Gia tốc vỏ xe được đo bằng gia tốc ký đặt ở các vị trí
khác nhau
• Gia tốc góc được đo bằng dụng cụ con quay
• Chuyển dịch vỏ xe được đo bằng quay phim hoặc chụp
ảnh các điểm phát sáng được gắn trên ô tô
• Thí nghiệm được xác định cả khi không tải và đầy tải
• Tốc độ thí nghiệm xác định theo loại xe và đường
- với đường nhựa tốt:
+ xe con từ 50 đến 70 và 90 km/h
+ xe khách và xe tải từ 30 đến 90 km/h


Thí nghiệm ô tô
- với đường nhựa xấu:
+ xe con từ 30 đển 45, 60 và 70 km/h
+ với xe khách và xe tải từ 40 đến 45 hoặc 60km/h
- với đường đất xấu tốc độ thí nghiệm chỉ còn 10, 20 và 30
km/h
• Chiều dài đoạn đường thí nghiệm là:
- 1000 m với đường nhựa tốt
- 700, 500 và 250 m với đường xấu hơn



×