Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sinh học 10 - Tiết 21 THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM SỰ THẨM THẤU VÀ TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.89 KB, 7 trang )

Tiết 21
THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM SỰ THẨM THẤU
VÀ TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO

I/ MỤC TIÊU
1/ Cơ bản
-Học sinh có thể quan sát thấy hiện tượng thẩm thấu để củng cố kiến
thức đã học.
-Rèn luyện cho học sinh tính cần thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm,
vận dụng lý thuyết để giải thích thực nghiệm.
2/ Trọng tâm
Quan sát được kết quả và giải thích kết quả.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Khoai lang sống và chín.
-Đĩa petri, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nước cất, đường đậm đặc.
-Hạt ngô đã ủ, xanh mêtilen, đèn cồn, kính hiển vi, kim mũi mác, lame,
lamel, đĩa kính, lưỡi lam, ….
2/ Học sinh
HS chuẩn bị kiến thức về tính thấm chọn lọc của màng sống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1/ Kiểm tra
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2/ Tiến trình bài dạy
-GV chia học sinh thành các nhóm, hoặc mỗi nhóm 04 học sinh.
-GV bàn giao dụng cụ, thiết bị cho các nhóm.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự
thẩm thấu


GV yêu cầu học sinh nhắc lại các
thao tác trong thí nghiệm về sự thẩm
thấu và trình bày kết quả của thí
nghiệm.







Hs trình bày trình tự các thao tác
và kết quả thí nghiệm:
-Phần khoai trong cốc A: không có
nước.
-Phần khoai trong cốc B: mực
nước dung dịch đường dâng cao.
-Phần khoai trong cốc C: mực
dung dịch đường hạ thấp.

-Chúng ta sẽ giải thích như thế nào
về kết quả thí nghiệm?
GV giải thích kết quả:
-Ở phần khoai B: Các tế bào sống
tác động như một màng thẩm thấu
có chọn lọc. Nước cất có thế năng
thẩm thấu cao hơn dung dịch đường
chứa trong tế bào củ khoai. Nước đã
vào củ khoai, vào trong ruột củ
khoai bằng cách thẩm thấu làm cho

mực nước dung dịch đường dâng
cao.
-Các tế bào của củ khoai C đã bị
giết chết do bị đun sôi. Chúng không
còn tác động như một màng bán
thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm
thấu không diễn ra (chúng trở nên
thấm một cách tự do). Một lượng
dung dịch đường khuếch tán ra
ngoài. Kết quả là mức dung dịch





















đường trong khoang củ khoai hạ
thấp.
-Trong khoang của củ khoai A vẫn
không có nước. Điều đó chứng tỏ sự
thẩm thấu không xảy ra khi không
có sự sai khác về nồng độ giữa hai
mặt của các mô sống.
Hoạt động 2: Thí nghiệm về tính
thấm của tế bào sống và chết
GV yêu cầu học sinh mô tả các
bước tiến hành thí nghiệm:







-GV lưu ý, nên ngâm các hạt đã
đun sôi và chưa đun sôi riêng để



-Dùng kim mũi mác tách 10 phôi
hạt ngô đã ủ 1 – 2 ngày.
-Lấy 5 phôi đun sôi cách thủy 5
phút.
-Đem tất cả các phôi nhuộm
xanhmêtylen khoảng 2 giờ.
-Rửa sạch phôi.

-Dùng lưỡi lam cắt thành lát mỏng
để làm tiêu bản tạm thời.
-Quan sát dưới kính hiển vi.



Lớp làm tiêu bản để quan sát.

Sau khi học sinh quan sát xong,
mô tả kết quả:
tránh nhầm lẩn và phải đun sôi đúng
cách.
GV giới thiệu và đưa cho lớp các
hạt bắp đã chuẩn bị trước và yêu cầu
lớp làm tiêu bản để quan sát.
-Kết quả quan sát như thế nào?



-Tại sao lại có kết quả như vừa
nêu?
GV bổ sung, nhận xét:
-Phôi sống không nhuộm màu là
do màng tế bào sống có khả năng
thấm chọn lọc, chỉ cho những chất
chất cần thiết qua màng vào trong tế
bào.
-Phôi bị đun sôi (chết) màng sinh
chất mất khả năng thấm chọn lọc
nên phẩm màu thấm vào, chất

-Lát phôi sống không nhuộm màu.
-Lát phôi đun cách thủy (chết) bắt
màu sẫm.
Hs liên hệ trả lời







-Chỉ có màng sống mới có khả
năng thấm chọn lọc.
nguyên sinh bắt màu.
-Từ thí nghiệm trên, chúng ta có
thể rút ra kết luận gì?
3/ Thu hoạch: Học sinh làm bài thu hoạch theo câu hỏi gợi ý ở SGK.
4/ Dặn dò: Ôn bài chuẩn bị cho tiết bài tập (kiến thức về ADN)
5/ Nhận xét, đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy















×