SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHẢN ỨNG HÓA HỌC”
I/ Đặt vấn đề:
Hóa học là khoa học nguyên cứu các chất và những biến hóa của chúng (phản ứng
hóa học). Vì vậy việc hình thành khái niệm phản ứng hóa học có mối liên hệ với các
khái niệm khác về chất và nguyên tố hóa học.
Những kiến thức về phản ứng hóa học giúp học sinh giải thích được các hiện tượng
trong cuộc sống hay trong sản xuất, Và qua đó có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh những
quan điểm của thế giới quan khoa học, làm phát triển được tư duy và khả năng thực hành
phản ứng hóa học.
Tóm lại những kiến thức về khái niệm phản ứng hóa học có tác dụng cả về mặt trí
dục lẫn đức dục.
Thế nhưng đối với học sinh THCS các em luôn cho rằng hóa học là môn khoa học
tự nhiên rất khó học, khó nhớ, từ khái niệm phản ứng hóa học đến chương trình phản ứng
hóa học, lại còn các điều kiện kèm theo để phản ứng xảy ra. Nhìn chung lại khuyết điểm
ở học sinh là không hệ thống được những kiến thức cơ bản cần lưu ý. Vì thế là giáo viên
dạy môn hóa học THCS tôi nhận thấy cần phải hệ thống một số vấn đề hóa học cụ thể
qua việc hình thành và phát triển một số khái niệm phản ứng hóa học. Nhằm giúp các
em học sinh THCS hiểu sâu sắc hơn, nắm vững kiến thức hơn và có hứng thú yêu thích
hơn đối với môn khoa học tự nhiên này.
II/ Giải quyết vấn đề:
1/ Phân loại khái niệm phản ứng:
Khái niệm loại phản ứng được hình thành và phát triển dần dần cùng với sự ra đời
và phát triển của các học thuyết hóa học.
Trên cơ sở thuyết nguyên tử_phân tử, phản ứng hóa học được phân thành các loại:
Hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi. . .. Tuy nhiên có những phản ứng hóa học thuộc một
trong các loại trên, nhưng chúng ta cần lưu ý cho học sinh nó lại có những tên riêng,
chẳng hạn phản ứng hóa học giữa ôxi với một đơn chất khác gọi là phản ứng ôxi hóa;
phản ứng hóa hợp giữa nước và một chất khác gọi là phản ứng hidrat hóa; phản ứng thế
một ôxit với một đơn chất có tên là phản ứng ôxi hóa_khử. Ngoài những phản ứng cơ bản
cần lưu ý với hoc sinh còn một vài phản ứng như; Phản ứng tỏa nhiệt; Phản ứng thu nhiệt.
. .
2/ Quá trình hình thành khái niệm phản ứng:
a/ Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này chúng ta cần hình thành cho HS những khái niệm mở đầu về hiện
tượng hóa học:
* Chứng minh được rằng chất mới tạo thành có tính chất đặc trưng riêng biệt khác
với những chất cũ . Nghóa là dựa vào dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bản chất để chứng
mimh có sự biến đổi chất này thành chất khác.
Ví dụ: SGK hóa học 8 trang 13
Than cháy là hiện tượng hóa học. Đốt đỏ than rồi đưa vào lọ khí ôxi, than bùng
cháy và có tia lửa bắn ra. Sau khi cháy hết than, để nguội, đổ nước vôi vào trong lọ,
Nước vôi vẫn đục, chứng tỏ có khí Cacbonic mới tạo ra.
* Cần phân biệt hiện tượng lý học và hiện tượng hóa học:
Ví dụ: Hoà tan muối ăn vào nước là hiện tượng lý học (SGK HH 8 trang 13) Nhưng
hòa tan vôi sống vào nước là hiện tượng hóa học. Muối tan được dung dòch muối có vò
mặn, nhưng vôi sống hòa tan vào nước ta được dung dòch trắng như sữa, có nhiệt tỏa ra
(sờ vào thấy nóng và có hơi nước bốc lên), dung dòch thu được nhờn tay trong khi vôi
không nhờn (SGK Hh 8 trang 13)
Thông qua cách giảng dạy và giải thích rõ ràng sẽ giúp HS dễ dàng tiếp thu được
khái niệm mới và nắm vững được khái niệm từ cơ bản, sẽ thuận lợi cho HS khi lónh hội
những kiến thức mới của hóa học. Bên cạnh đó giúp khả năng tư duy của HS phát triển.
b/ Giai đoạn 2: Nội dung của việc hình thành khái niệm ở giai đoạn 2 là:
* Đònh nghóa từng loại phản ứng:
Ở đây chúng ta cần cho HS nắm những khái niệm phản ứng hóa học một cách thô
sơ, đơn giản, mức độ chính xác thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với mức độ kiến thức
mà HS THCS được trang bò
Ví dụ: SGK HH 9 trang 30, 31
Muối tác dụng với axít tạo muối mới và axit mới. Phản ứng giữa muối và axit chỉ
xảy ra trong các trường hợp sau: Axit tạo thành yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit tham
gia phản ứng. Muối tạo thành không tan trong axit mới sinh ra.
Muối tác dụng với kiềm tạo thành muối mới và bazơ mới tính chất này của muối
được sữ dụng để điều chế, những bazơ không tan. Muối có thể tác dụng với muối tạo 2
muối mới. Để phản ứng xảy ra giữa 2 hợp chất thì trong sản phẩm phản ứng ít nhất phải
có một chất kết tủa.
Thực chất nội dung thí dụ là nói đến khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ở đây SGK chỉ đề cập tới điều kiện đủ, của loại phản ứng
này mà chưa nêu rõ điều kiện cần của phản ứng. Điều này có thể SGK muốn tránh đi sự
nặng nề về quan niệm cho HS. Vì thế trong quá trình truyền thụ kiến thức giáo viên cần
khéo léo nêu lên điều kiện cần của mỗi dạng phản ứng. Axit và muối điều kiện cần là
muối phải tan, muối và muối thì các muối tham gia phản ứng phải tan. Và đến đây ta có
thể mở rộng sự hiểu biết của HS là phản ứng trung hòa thực chất là phản ứng trao đổi.
Qua thí dụ với cách tiến hành theo trình tự căn bản, logic và hợp lý sẽ giúp HS thấy
hứng thú, nhẹ nhàn và lónh hội được kiến thức mới một cách nhanh chống và đầy tự tin
trong việc học môn hóa học cho tất cả các đối tượng HS kể cả :TB_Yếu_Kém.
* Giải thích sự biến đổi các chất trong phản ứng hóa học theo thuyết nguyên
tử_phân tử.
Ví dụ: SGK HH 8 trang 14: Nung nóng đường trắng trong ống nghiệm, đường nóng
chảy chuyển sang màu nâu rồi xẫm dần, đồng thời có hơi thoát ra. Một phần hơi này
ngưng lại thành những giọt nước trên thành ống. Cuối cùng trong còn một chất rắn màu
đen, vò nhạt không tan trong nước, đó là than. Đường cũng bò phân hủy thành nước và
than.
Khi giải thích chúng ta cũng dựa vào đặc trưng của dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu
bên trong của phản ứng.
* Tiếp tục chúng ta hình thành khái niệm phương trình phản ứng hóa học trên cơ sở
thuyết học nguyên tử_phân tử ; Đònh luật thành phần không đổi và đònh luật bảo toàn
khối lượng để biểu diển phản ứng hóa học.
Hai đònh luật hóa học cơ bản trên SGK HH 8 trang 36 chỉ nêu nội dung của đònh
luật mà không nêu thành đònh luật nhằm tránh gây áp lực cho học sinh khi học. Nhưng
cũng chính vì thế khi giảng dạy giáo viên không thận trọng, không coi đó là đònh luật thì
cũng dễ dàng dạy qua loa và làm cho HS không hiểu sâu sắc đònh luật. Thêm vào đó
phần ứng dụng của đònh luật thành phần không đổi cũng không rõ rệt, vì thế giáo viên
cần xây dựng thêm các bài toán để học sinh có cơ hội vận dụng thêm kiến thức của đònh
luật.
* Khi hình thành được khái niệm phương trình phản ứng hóa học giáo viên cần phải
làm cho HS thấy được rằng phản ứng hóa học phát sinh và phát triển cần phải có những
điều kiện nhất đònh, nghóa là lưu ý cho HS về các khái niệm, điều kiện phản ứng như:
Thí dụ:
- Để điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm ta đun nóng chất KaliClorat
2KClO
3
= 2KCl + 3O
2
(SGK HH 8 trang 57)
Ôxi hóa Lưu huỳnh điôxit thành lưu hùnh triôxit: SGK HH 9 trang
Đối với từng loại khái niệm điều kiện phản ứng mới xuất hiện người dạy cần khéo
léo dẫn dắt đưa HS đến đồng tình với sự xuất hiện của khái niệm điều kiện phản ứng.
Mặt khác người dạy cần khẳng đònh tầm quan trọng của các điều kiện phản ứng, từ đó
gây được sự chú ý cho HS và giúp các em tư duy hơn trong môn học.
III/ Kết thúc vấn đề:
Trong giảng dạy hóa học các khái niệm dần dần được xuất hiện và sau khi đã xuất
hiện chúng trở thành điểm tựa để truyền thụ kiến thức mới và để giáo dục thế giới quan
duy vật biện chứng cho HS.
Vì vậy việc hình thành khái niệm liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn cả về mặt trí dục lẫn đức dục
Vì thế trong giảng dạy nên tạo tâm lý cho HS tự tin với môn học, tự tin với môn
học mà mình tiếp nhận. Có sự đam mê và chăm chỉ khi học tập, đồng thời giáo viên phải
có phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng HS trong đó cần quan tâm giúp đỡ
nhiều nhất là HS: TB_Yếu_Kém.
Và với cách hình thành khái niệm phản ứng hóa học như trình bày ở phần II thì số
lượng HS lónh hội được kiến thức mới và vận dụng khi học hóa học ở các phần tiếp theo
của hóa học rất tốt và dễ dàng.
Long Đức, ngày 06 tháng 12 năm 2003
Người viết
*Ý kiến của hội đồng xét duyệt: