Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.47 KB, 22 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI 1, 3, 6, 19, 20, 21 – Chương trình Lịch sử 11 ban cơ bản

Câu 1. Chủ nghĩa tư bản ở Nhật phát triển nhanh chóng vào:
A. 30 năm đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. 30 năm cuối thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Câu 2. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với cuộc chiến
tranh đế quốc nào?
A. Chiến tranh Đài Loan
B. Chiến tranh Trung - Nhật
C. Chiến tranh Triều Tiên
D. Chiến tranh Nga - Nhật
Câu 3. Năm 1901, Ca-tai-a-ma Xen đã thành lập tổ chức nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản
B. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản
C. Đảng Dân chủ Nhật Bản
D. Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản
Câu 4. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về các công ti độc quyền xuất hiện ở
Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt,...
B. Có khả năng chi phối, lũng đoạn kinh tế Nhật Bản
C. Có khả năng chi phối, lũng đoạn chính trị Nhật Bản
D. Do tầng lớp samurai xây dựng và quản lý
Câu 5. Minh Trị đã tiến hành cải cách kinh tế nào dưới đây?


A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường
B. Cấm mua bán ruộng đất tư
C. Ban hành chính sách hạn điền


D. Dân chủ hóa lao động
Câu 6. Đại biểu của tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới của
Nhật hoàng Minh Trị?
A. Quý tộc tư sản hóa
B. Võ sĩ samurai
C. Địa chủ phong kiến
D. Thương nhân
Câu 7. Sự bóc lột của tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Công nhân đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống
B. Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng với các quốc gia phương Tây
C. Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản
D. Công nhân đường sắt bãi công (1898)
Câu 8. Minh Trị ban hành hiến pháp mới vào năm nào?
A. 1869
B. 1888
C. 1889
D. 1898
Câu 9. Cho các chính sách:
1) Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây
2) Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
3) Thủ tiêu chế độ Mạc phủ
4) Ban hành hiến pháp mới thủ tiêu chế độ quân chủ lập hiến
Những chính sách có trong cải cách chính trị của Minh Trị là:


A. 2, 4
B. 2, 3
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 4
Câu 10. Cho các chính sách:

1) Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây
2) Thực hiện chế độ trưng binh thay cho chế độ nghĩa vụ quân sự
3) Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển
Trong số những chính sách trên, có mấy chính sách đúng với cải cách quân sự của
Minh Trị?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 11. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật đầu thế kỉ XX là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
D. Chủ nghĩa quân phiệt phát xít
Câu 12. Cho bảng dữ liệu sau:
Sự kiện
1. Chiến tranh Đài Loan
2. Chiến tranh Trung - Nhật
3. Chiến tranh Nga - Nhật
Sự kiện diễn ra đúng với thời gian là:
A. 1 - a, 2 - b, 3 - c

Thời gian
a. 1874
b. 1894 - 1895
c. 1904 - 1905


B. 1 - b, 2 - c, 3 - a
C. 1 - b, 2 - a, 3 - c

D. 1 - a, 2 - c, 3 - b
Câu 13. Chọn sự kiện diễn ra năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất:
A. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân sang phía Đông
chống lại Nga
B. Mĩ Tuyên chiến với Đức
C. Quân Pháp phản công và giành chiến thắng trên sông Mác-nơ
D. Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng quân Áo - Hung tấn công
Nga quyết liệt
Câu 14. 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất
vào thời gian nào?
A. Tháng 7/1917
B. Tháng 9/1917
C. Tháng 7/1918
D. Tháng 9/1918
Câu 15. Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước:
A. Đức, Áo - Hung
B. Đức, Áo - Hung, Ý
C. Anh, Pháp, Nga
D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 16. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào dưới đây chưa từng tham gia phe Hiệp ước?
A. Nga
B. Thổ Nhĩ Kì
C. Ý
D. Nhật Bản


Câu 17. Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

D. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân
Câu 18. Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là:
A. Mâu thuẫn giữa Anh, Pháp với Nga
B. Các nước đế quốc muốn tiêu diệt nước Nga Xô viết
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” với các nước đế quốc “già” về thuộc
địa
D. Mĩ muốn bành trướng lãnh thổ sang châu Á và châu Phi
Câu 19. Cho các mệnh đề:
1) Trận đánh kéo dài từ tháng 2 đến tháng 10/1916
2) Quân Đức không hạ nổi thành Véc-đoong, buộc phải rút lui
3) 70 vạn quân Đức chết và bị thương trong trận đánh
4) Quân Đức tấn công Véc-đoong hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp
Các mệnh đề phản ánh đúng trận Véc-đoong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. 1, 2, 3
B. 1, 3
C. 2, 4
D. 2, 3, 4
Câu 20. Nguyên nhân sâu xa khiến Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (từ
1917) là:
A. Cuộc chiến tranh tàu ngầm gây cho Mĩ thiệt hại
B. Mĩ muốn chia thành quả khi chiến tranh kế thúc
C. Mĩ thấy cần phải kết thúc chiến tranh vì phong trào cách mạng ở các nước
dâng cao


D. Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công tàu Mĩ
Câu 21. Cho các sự kiện:
1) Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
2) Đức tuyên chiến với Pháp
3) Đức tuyên chiến với Nga

4) Anh tuyên chiến với Đức
Thứ tự thời gian các sự kiện trên diễn ra là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 2, 4
C. 2, 3, 4, 1
D. 3, 2, 4, 1
Câu 22. Cho các mệnh đề:
1) Vị thế của Nhật Bản được nâng cao ở khu vực Đông Á
2) Châu Âu được hưởng lợi trong chiến tranh
3) Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức
4) Vị thế của Nhật Bản được nâng cao ở Thái Bình Dương
Số mệnh đề phản ánh đúng kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 23. Cho bảng dữ liệu sau:
Sự kiện
1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
2. Mĩ tuyên chiến với Đức
3. Đức đầu hàng phe Hiệp ước

Thời gian
a. Tháng 11/1918
b. Tháng 7/1914
c. Tháng 4/1917


Sự kiện diễn ra đúng với thời gian là:
A. 1 - a, 2 - b, 3 - c

B. 1 - b, 2 - c, 3 - a
C. 1 - b, 2 - a, 3 - c
D. 1 - a, 2 - c, 3 - b
Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức
nặng nề đối với nhân loại: khoảng (1).................. người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa,
(2)................... người chết, trên (3).................... người bị thương.
Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống:
A. (1) 1,3 tỉ, (2) 6 triệu, (3) 10 triệu
B. (1) 1,1 tỉ, (2) 6 triệu, (3) 9 triệu
C. (1) 1,5 tỉ, (2) 10 triệu, (3) 20 triệu
D. (1) 1,7 tỉ, (2) 60 triệu, (3) 90 triệu
Câu 25. Nước Nga Xô viết đã kí Hòa ước Bret Litốp (3/3/1918) với quốc gia nào?
A. Mĩ
B. Đức
C. Anh
D. Pháp
Câu 26. Nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, kết thúc cuộc Chiến tranh
thế giới thứ nhất vào thời gian nào?
A. Ngày 3/10/1918
B. Ngày 29/9/1918
C. Ngày 11/11/1918
D. Ngày 6/12/1918
Câu 27. Đầu thế kỉ XX, Nhật khẳng định quyền thống trị trên bán đảo Triều Tiên,
Mãn Châu và nam đảo Xa-kha-lin sau cuộc chiến tranh với quốc gia nào?


A. Triều Tiên
B. Trung Quốc
C. Mĩ
D. Nga

Câu 28. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra vào thời gian nào?
A. Tháng 10/1917
B. Tháng 11/1917
C. Tháng 10/1918
D. Tháng 11/1918
Câu 29. Điều nào dưới đây nói về cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
A. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đề ra chính sách bình quân ruộng đất
B. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á
D. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đề ra quyền bình đẳng nam nữ
Câu 30. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Dân chủ tư sản
C. Vô sản
D. Phong kiến
Câu 31. Cho các sự kiện liên quan đến Cách mạng Tân Hợi 1911:
1) Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
2) Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
3) Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc
Thứ tự thời gian các sự kiện trên diễn ra là:
A. 1, 2, 3


B. 1, 3, 2
C. 2, 3, 1
D. 2, 1, 3
Câu 32. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về Trung Quốc Đồng minh hội:
A. Đây là chính đảng của giai cấp vô sản Trung Quốc
B. Ra đời tháng 8/1905

C. Cương lĩnh của Hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn
D. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân
quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày
Câu 33. Cho các mệnh đề liên quan đến cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất
(1898):
1) Cuộc vận động do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh
đạo
2) Vua Quang Tự đồng tình và ủng hộ cuộc cải cách
3) Phong trào phát triển chủ yếu dựa vào lực lượng nhân dân mà không dựa vào các
tầng lớp quan lại, sĩ phu
4) Cuộc Duy tân vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp
phong kiến
Số mệnh đề đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên
quốc (1851 - 1864)?
A. Lãnh đạo khởi nghĩa là Hồng Tú Toàn
B. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc


C. Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh)
D. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Sơn Đông, sau đó rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây
Câu 35. Nội dung nào dưới đây đúng với Điều ước Tân Sửu (1901) mà triều đình
Mãn Thanh đã kí kết?
A. Các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh
B. Nhượng Hồng Công cho Anh
C. Mở 5 cửa biển cho các nước đế quốc vào tự do buôn bán

D. Quốc hữu hóa đường sắt
Câu 36. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là:
A. Cách mạng dân chủ tư sản
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 37. Hạn chế lớn nhất của Hiến pháp năm 1911 được Quốc dân đại hội (Trung
Quốc) thông qua ở Nam Kinh là gì?
A. Chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
B. Chưa xác định chủ quyền của Trung Quốc
C. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân
D. Quy định người đứng đầu chính phủ không phải qua dân bầu
Câu 38. Cho bảng dữ liệu sau:
Sự kiện
1. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống
Trung Hoa Dân quốc
2. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương
3. Quốc dân đại hội bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng
thống

Thời gian
a. Ngày 10/10/1911
b. Ngày 29/12/1911
c. Ngày 6/3/1912


Sự kiện diễn ra đúng với thời gian là:
A. 1 - a, 2 - b, 3 - c
B. 1 - c, 2 - a, 3 - b
C. 1 - b, 2 - a, 3 - c

D. 1 - a, 2 - c, 3 - b
Câu 39. Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911) đối với lịch sử Trung Quốc là:
A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ ở Trung Quốc
C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong
kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
D. Lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa nhân dân lao động lên nắm chính
quyền
Câu 40. Cuộc vận động Duy tân năm 1898 ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời
gian nào?
A. Từ ngày 11/6 đến 21/9/1898
B. Từ ngày 19/7 đến ngày 29/10/1898
C. Từ ngày 17/9 đến ngày 27/12/1898
D. Từ ngày 16/1 đến ngày 26/4/1898
Câu 41. Khi Pháp xâm lược (từ 1858), cơ hội thuận lợi nhất để quân dân ta đánh đuổi
thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc là vào thời gian nào?
A. Năm 1859
B. 10 tháng đầu năm 1860
C. Giữa năm 1861
D. Cuối năm 1861


Câu 42. Thực hiện cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế đã ra lệnh
giải tán nghĩa binh ở các tỉnh thành nào?
A. Gia Định, Vĩnh Long, Hà Tiên
B. Hà Tiên, Biên Hòa, Định Tường
C. Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang
D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa


Câu 43. Cho bảng dữ kiện:
Nhân vật

Dữ kiện

1. Phạm Văn Nghị

A) Chỉ huy đánh Pháp trên cả 3 kì (Bắc, Trung, Nam).

2. Nguyễn Trung Trực

B) Đốc học Nam Định xin vua được ra chiến trường.

3. Nguyễn Tri Phương

C) “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây”.

Dữ kiện phù hợp với nhân vật là:
A. 1 - B, 2 - C, 3 - A
B. 1 - A, 2 - B, 3 - C
C. 1 - B, 2 - A, 3 - C
D. 1 - A, 2 - C, 3 - B

Câu 44. Điều nào dưới đây không có trong những điều khoản chính của Hiệp ước
Nhâm Tuất (5/6/1862)?
A. Triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Triều đình nhượng hẳn cho Pháp đảo Côn Lôn.
C. Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì.
D. Triều đình mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho thương nhân Pháp

và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán.


Câu 45. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà vào
thời gian nào?
A. Ngày 31/8/1858
B. Ngày 1/9/1858
C. Ngày 9/2/1859
D. Ngày 17/2/1859

Câu 46. Từ tháng 2/1861 đến tháng 3/1862, Pháp đã chiếm các tỉnh theo thứ tự thời
gian là:
A. Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường
B. Gia Định, Vĩnh Long, Biên Hòa, Định Tường.
C. Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long.
D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Câu 47. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai vào năm?
A. 1872
B. 1873
C. 1882
D. 1883

Câu 48. Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận ba tỉnh miền Tây là đất thuộc
Pháp vào năm nào?
A. 1862
B. 1867
C. 1873
D. 1874



Câu 49. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
A. Đà Nẵng là vùng đất rất giàu tiềm năng, có thể giúp Pháp đứng chân lâu dài ở Việt
Nam
B. Cửa biển Đà Nẵng tương đối rộng, tàu chiến Pháp có thể ra vào dễ dàng
C. Chiếm Đà Nẵng sẽ tạo bàn đạp để đánh Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn
đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng trong việc đánh chiếm toàn bộ nước ta.

Câu 50. Cho các sự kiện:
1) Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết giữa Pháp với triều đình nhà Nguyễn.
2) Đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng)
của địch trên sông Vàm Cỏ Đông.
3) Hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ
Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch.

Trình tự thời gian của các sự kiện trên là:
A. 2 – 1 – 3
B. 2 – 3 – 1
C. 3 – 2 – 1
D. 3 – 1 – 2

Câu 51. Viên chỉ huy quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất là:
A. Gác-ni-ê
B. Giăng Đuy-puy
C. Hăng-ri Ri-vi-e
D. Ri-gôn đơ Giơ-nui-y


Câu 52. Nhà cải cách tiêu biểu nhất ở nước ta cuối thế kỉ XIX là:

A. Phạm Phú Thứ
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Nguyễn Lộ Trạch
D. Đinh Văn Điền

Câu 53. Vị tướng chỉ huy cuộc chiến đấu trong thành Hà Nội lần thứ nhất là:
A. Hoàng Tá Viêm
B. Nguyễn Tri Phương
C. Hoàng Diệu
D. Lưu Vĩnh Phúc

Câu 54. Điều nào dưới đây không đúng với nội dung Hiệp ước Hác-măng (1883) mà
triều đình Nguyễn kí với Pháp?
A. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình
Thuận.
B. Bắc Kì (gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì giao cho triều đình
quản lí.
C. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
D. Mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do
triều đình nắm giữ.

Câu 55. Cho các mệnh đề:
1) Từ năm 1867, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình
Huế.
2) Nhà Nguyễn từ bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng”.


3) Nhà Nguyễn bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật.
4) Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả
chiến phí cho Pháp.


Có mấy mệnh đề phản ánh đúng tình hình Việt Nam từ năm 1867 đến trước khi thực
dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 56. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) diễn ra ở đâu?
A. Hà Nội
B. Hà Tĩnh
C. Nghệ An
D. Thanh Hóa

Câu 57. Cho các sự kiện:
1) Toàn bộ cửa Thuận An lọt vào tay giặc.
2) Vua Tự Đức qua đời.
3) Các quan trấn thủ Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành, Nguyễn Trung,… hi sinh trong
chiến đấu.

Trình tự thời gian của các sự kiện trên là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 1 – 3


C. 2 – 3 – 1
D. 1 – 3 – 2

Câu 58. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai gắn với tên tuổi của các
nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Tri Phương, Trương Quang Đản
B. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc
C. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc
D. Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản

Câu 59. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí vào thời gian nào?
A. Ngày 11/5/1884
B. Ngày 25/8/1883
C. Ngày 6/6/1884
D. Ngày 19/5/1883

Câu 60. Cho các sự kiện:
1) Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
2) Trận đánh của khoảng 100 binh sĩ triều đình ở cửa ô Thanh Hà
3) Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất

Trình tự thời gian của các sự kiện trên là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 1 – 3
C. 2 – 3 – 1
D. 1 – 3 – 2


Câu 61. Cho các mệnh đề:
1) Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
2) Chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu
nghiêm trọng.
3) Nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp bị đình đốn.

Có mấy mệnh đề phản ánh đúng tình hình Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX trước khi

bị thực dân Pháp xâm lược?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 62. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là
A. khởi nghĩa Hương Khê.

.

B. khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. khởi nghĩa Ba Đình.
D. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 63. Điều nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Căn cứ chính của khởi nghĩa ở Quảng Bình và Hà Tĩnh.
B. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp
cuối thế kỉ XIX.
C. Người có vai trò lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa là Đinh Công Tráng.
D. Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc càn quét của
Pháp.


Câu 64. Điều nào dưới đây phản ánh không đúng đặc điểm của phong trào Cần
vương trong giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888):
A. Phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
B. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra trên phạm vi rộng lớn.
C. Phong trào phát triển mạnh nhất ở Bắc Kì và Trung Kì.
D. Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và

Hà Tĩnh.

Câu 65. Cho các nhân vật:
1) Đinh Công Tráng;
2) Hà Văn Mao;
3) Cao Thắng;
4) Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu)

Các thủ lĩnh nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Ba Đình gồm:
A. 3, 4
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 1, 2

Câu 66. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt vào năm nào?
A. 1886
B. 1887
C. 1888
D. 1890


Câu 67. Cho các sự kiện:
1) Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc.
2) Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh.
3) Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh.

Trình tự thời gian của các sự kiện trên là:
A. 3 – 1 – 2
B. 2 – 1 – 3
C. 2 – 3 – 1

D. 1 – 3 – 2

Câu 68. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Tôn Thất Thuyết
B. Phan Đình Phùng
C. Đinh Công Tráng
D. Nguyễn Đức Hiệu

Câu 69. Cho các mệnh đề:
1) Tháng 10/1894, theo thỏa thuận của hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế.
2) Tháng 12/1897, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai.
3) Đến tháng 2/1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Có mấy mệnh đề phản ánh đúng diễn biến phong trào nông dân Yên Thế?
A. 0
B. 1


C. 2
D. 3

Câu 70. Cho các sự kiện:
1) Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương
2) Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn
Mang Cá và tòa Khâm sứ
3) Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

Trình tự thời gian của các sự kiện trên là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 1 – 3
C. 2 – 3 – 1

D. 1 – 3 – 2

Câu 71. “Bình Tây Đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân Nam Bộ phong cho ai?
A. Nguyễn Trung Trực
B. Nguyễn Tri Phương
C. Trương Định
D. Phan Thanh Giản

Câu 72. Trương Định hy sinh năm nào?
A. 1862
B. 1863
C. 1864
D. 1867




×