Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ubuntu Linux: Hệ điều hành mạnh, giao diện thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.07 KB, 2 trang )

Ubuntu Linux: Hệ điều hành mạnh, giao diện thân thiện
(TNO) Từ bản phát hành đầu tiên
của vào ngày 20.10.2004 đến
nay, hệ điều hành mã nguồn mở
Ubuntu, một nhánh của Debian
Linux, có bước phát triển ngoạn
mục. Kết quả đó là nhờ hệ điều
hành này được nâng cấp, cập
nhật thường xuyên. Theo định kỳ,
mỗi 6 tháng có một phiên bản
Ubuntu mới được phát hành miễn
phí tại www.ubuntu.com .

Phiên bản chính thức hiện tại được cộng đồng Linux sử dụng rộng rãi là Ubuntu 7.10 (có tên
mã là Gusty Gibbon). Đây là hệ điều hành ổn định, phù hợp để cài đặt cho các máy tính có
cấu hình thấp.
Việc cài đặt Ubuntu 7.10 rất dễ dàng, kể cả đối với người không chuyên. Sau khi khởi động từ
ổ CD, Ubuntu sẽ mặc định chạy dưới dạng hệ điều hành không cần cài đặt vào ổ cứng (dạng
CD Live) để người dùng tìm hiểu trước khi quyết định có nên cài vào máy tính của mình hay
không. Có thể cài Ubuntu trên cùng một máy chạy Windows. Để cài chung, nên cài Windows
trước rồi cài Ubuntu trên một phân vùng ổ cứng riêng. Cách phân vùng ổ đĩa bằng Ubuntu
cũng không khó.
Khi quyết định cài vào ổ cứng, bạn chạy biểu tượng install trên màn hình nền, máy sẽ khởi
động lại. Sau khi vào màn hình cài đặt của Ubuntu, bạn có thể nhấn phím F2 để chọn ngôn
ngữ (có hỗ trợ tiếng Việt) để được hướng dẫn 7 bước cài đặt. Theo kinh nghiệm của người
viết, suốt quá trình cài Ubuntu, bạn nên kết nối internet để được cập nhật các gói bảo mật và
tiện ích cần thiết (nếu bỏ qua bước này thì khi chạy được khoảng 1 giờ kể từ khi cài xong,
trình cập nhật tự động của Ubuntu sẽ yêu cầu bạn thực hiện).
Một đặc điểm nổi bật của Ubuntu 7.10 là khả năng nhận diện và hỗ trợ các phần cứng cũng
như thiết bị ngoại vi khá tốt. Trong quá trình sử dụng Linux, đôi khi ta gặp tường hợp có một
biến thể nào đó của hệ điều hành này không nhận diện được một vài trong số các thiết bị như:


card màn hình, card mạng có dây và không dây, card âm thanh,… Bộ drive phong phú của
Ubuntu 7.10 có thể giúp giải quyết được vấn đề đó.
Giao diện của Ubuntu đẹp và thân thiện. Nếu từng sử dụng qua hệ điều hành Macintosh (Mac
OS), người dùng sẽ cảm thấy thích thú khi làm việc với giao diện Ubuntu. Ngoài các bộ tích
hợp sẵn, Ubuntu còn được cộng đồng phát triển ưu ái trang bị thêm bộ giao diện của Mac OS
và bộ hiệu ứng 3D Compiz “đẹp như mơ”, mà ngay đến Mac OS cũng chưa có được.
Hiệu ứng chuyển màn hình làm việc 3D Compiz của Ubuntu
Một trong những nhu cầu lớn nhất của người sử dụng máy vi tính là soạn thảo các loại văn
bản. Ubuntu 7.10 có tích hợp sẵn bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở nổi tiếng là
OpenOffice. Phần mềm này đủ khả năng đáp ứng những công cụ cần thiết trong công việc văn
phòng. Ngoài ra, người dùng vẫn có thể sử dụng tiện ích hỗ trợ cài đặt của Ubuntu để cài và
tìm hiểu phần mềm văn phòng khác là AbiWord. Tuy nhiên, gõ tiếng Việt trong các văn bản của
AbiWord là một vấn đề rất khó khăn. Để gõ được tiếng Việt trên hầu hết các ứng dụng của
Ubuntu, cần phải cài bộ gõ phù hợp. Bộ gõ phổ biến, dễ cài và dễ sử dụng cho Ubuntu là
xvnkb (có hướng dẫn rất nhiều và chi tiết về cách cài trên các diễn đàn của cộng đồng người
dùng Ubuntu).
Cùng với các ứng dụng phục vụ nhu cầu văn phòng, Ubuntu còn thể hiện sức mạnh ở các
phần mềm từ học tập, giải trí đến phần mềm dành cho máy chủ web và lập trình. Về đồ họa và
multinedia, Ubuntu 7.10 có những công cụ, tiện ích miễn phí cho người dùng. Còn một sự hỗ
trợ đáng lưu ý khác của hệ điều hành này là tiện ích Wine. Đây là công cụ giúp người dùng
chạy trực tiếp trong Ubuntu những phần mềm có định dạng exe, kể cả game 3D của hệ điều
hành Windows.
Bên cạnh Ubuntu, người dùng cũng có thể tải về các phiên bản khác vốn là biến thể của nó là
Xubuntu, Kubuntu, Edubuntu. Hiện tại, phiên bản mới 8.04 HardyHeron của Ubuntu và các
biến thể (bản bêta) đang được cung cấp tại địa chỉ trên. Tuy nhiên, nhà cung cấp khuyến cáo
không nên tải về, vì ngày phát hành phiên bản chính thức sắp đến gần.

×