Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 93 trang )

Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

PGS.TS Lương Đức Long
Nguồn:
- Bài giảng “Tổ chức lao động và năng suất lao động”- Đỗ Thị Xuân

Lan- ĐHBK TPHCM
- Productivity Improvement In Construction, Clarkson H. Oglesby và
các tác giả, McGraw-Hill, 1989
- Construction Productivity: measurement and improvement, Adrian
J. J., Stipes Publshing L.L.C, 2004


Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG
• Các phương pháp
• Phương pháp lấy mẫu công việc
• Phương pháp nghiên cứu công việc
• Bảng câu hỏi/ Phỏng vấn

• Hệ thống theo dõi và báo cáo chi phí


Các phương pháp đo lường và đánh giá năng suất lao động trong thi công
xây dựng

CÁC PHƯƠNG PHÁP



CÁC PHƯƠNG PHÁP
• Phương pháp trực tiếp:
NSLĐ = Lượng sản phẩm/Lượng tài nguyên
sử dụng/ (Ouput/Input)
– NSLĐ = Lượng sản phẩm/ (Vât tư + nhân
công + máy thi công)
– NSLĐ = Lượng sản phẩm/ Chi phí nhân công
– NSLĐ = Lượng sản phẩm/ Giờ công lao động


CÁC PHƯƠNG PHÁP
• Phương pháp gián tiếp:
– Phương pháp lấy mẫu công việc (Work sampling)
– Phương pháp nghiên cứu công việc (Work study)
– Phương pháp Bảng câu hỏi/ Phỏng vấn


Các phương pháp đo lường và đánh giá năng suất lao động trong thi công
xây dựng

CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
CÔNG VIỆC (WORK SAMPLING)


Các định nghĩa về phương pháp
lấy mẫu công việc (1/2)
• Là phương pháp áp dụng lý thuyết và kỹ
thuật lấy mẫu theo phương pháp thống kê
để đo lường việc sử dụng thời gian của
công nhân

• Là phương pháp đo lường hiệu quả của
quản lý


Các định nghĩa về phương pháp
lấy mẫu công việc (2/2)
• Là phương pháp quan sát ngẫu nhiên để
có được thông tin về công việc thực hiện
• Là phương pháp sử dụng lý thuyết xác
suất thống kê để làm rõ các mặt của vấn
đề quản lý không hiệu quả tại hiện trường


Các phương pháp lấy mẫu
công việc (1/4)
• Phương pháp lấy mẫu công việc xem xét
việc sử dụng thời gian của công nhân
(field rating/field count)
• Phương pháp lấy mẫu công việc đánh giá
hiệu quả làm việc (productivity rating)
• Phương pháp lấy mẫu công việc trong
vòng 5 phút (5 minutes rating)


Các phương pháp lấy mẫu
công việc (2/4)
• Phương pháp lấy mẫu công việc xem xét việc
sử dụng thời gian của công nhân (Field rating,
Field count): quan sát chỉ thuần tuý phân loại
làm việc và không làm việc



Các phương pháp lấy mẫu công
việc (3/4)
• Phương pháp lấy mẫu công việc đánh giá
hiệu quả làm việc (Productivity rating): quan
sát phân loại nhiều nhóm loại công việc (ví
dụ: công việc hiệu quả, phụ trợ và không
hiệu quả )
Đánh giá hiệu quả làm việc bằng hệ số sử
dụng lao động (%):
số lần quan sát hiệu quả +1/4(số lần quan sát phụ trợ)
= ------------------------------------------------------------------------Tổng số lần quan sát


Các phương pháp lấy mẫu công
việc (4/4)
• Phương pháp lấy mẫu công việc trong vòng 5
phút (5 minutes rating): quá trình quan sát
ghi nhận liên tục công việc của một tổ đội


Các phương pháp đo lường và đánh giá năng suất lao động trong thi công
xây dựng

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU CÔNG
VIỆC XEM XÉT VIỆC SỬ DỤNG
THỜI GIAN CỦA CÔNG NHÂN



Phương pháp lấy mẫu công việc xem
xét việc sử dụng thời gian của công
nhân (1/2)
• Số quan sát ghi nhận được phải đối
chiếu với số lượng công nhân trong
tổ/đội (tối thiểu phải đạt được tỷ lệ 75%)
• Phân loại làm việc hay không làm việc
phải tức thời, không được suy đoán
• Thu thập số liệu ở các thời điểm ngẫu
nhiên, nên tránh khoảng thời gian 30’
khi mới bắt đầu làm việc và 30’ trước
giờ nghỉ


Phương pháp lấy mẫu công việc
xem xét việc sử dụng thời gian của
công nhân (2/2)
• Được ghi nhận là làm việc khi người
công nhân: tham gia trực tiếp vào
công việc, vận chuyển vật tư, thao
tác máy, giao nhận việc, hướng
dẫn/trao đổi về công việc, đọc bản
vẽ, đo đạc, kiểm tra…
• Được ghi nhận là không làm việc khi
người công nhân: chờ đợi vật tư, chờ
việc, chờ người khác xong việc, nói
chuyện, đi lại tay không,


Các phương pháp đo lường và đánh giá năng suất lao động trong thi công

xây dựng

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU CÔNG
VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM
ViỆC


Các nguyên tắc
• Số liệu thu thập theo quy trình dựa trên quy
luật của lý thuyết xác suất
• Một mẫu được lấy ra từ đám đông một
cách ngẫu nhiên thì sẽ có cùng một số
đặc điểm hay tất cả các đặc điểm của
đám đông ấy.
• Phải biết trước các thông số thời gian,
số lượng công nhân và dạng công việc
để xác định kích thước của mẫu.
• Thực hiện Work Sampling cho những công
việc quan trọng


Những yếu tố quan trọng
• Phải xác định rõ ràng mục đích của cuộc
khảo sát
• Kinh nghiệm của người quan sát
• Mức độ phức tạp của công việc
• Mật độ công trường
• Nhận thức của người công nhân



CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
(1/3)
• Lấy mẫu tổng thế
• Lấy mẫu chi tiết


CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY
MẪU (2/3)
• Phương pháp tổng thể: xem như
đám đông là tất cả công nhân ở
công trường và lấy mẫu toàn bộ
– Có thể lấy được mẫu lớn trong một
khoảng thời gian ngắn
– Cung cấp cho người phụ trách một
cái nhìn tổng thể về hiệu quả quản lý
công việc


CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
(3/3)
• Phương pháp chi tiết: chọn một số tổ đội
công nhân và lấy mẫu từ các tổ đội này.
– Sau một khoảng thời gian ngắn làm quen,
người quan sát có thể nhận diện được mỗi
thành viên của tổ, có thể ghi nhận được sự
vắng mặt không lý do.
– Cho một cái nhìn chính xác, chi tiết về công
việc đặc biệt là đối với những nguyên nhân
gây ra chậm tiến độ.



PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC
• Công việc hiệu quả:
Những công việc trực tiếp làm ra sản phẩm

• Công việc phụ trợ:
Vận chuyển vật tư hay dụng cụ lao động
Đọc bản vẽ
Giao và nhận việc
Một số công việc linh tinh

• Công việc không hiệu quả
Chờ đợi
Đi lại tay không
Ngưng việc không lý do hay vì lý do cá
nhân WS bieu mau.docx


Thời gian khảo sát
• Phải ấn định thời gian lấy mẫu sau
khi đã xác định đám đông lấy mẫu là
toàn bộ công nhân ở công trường
hay một số tổ/đội công nhân
• Phần lớn các cuộc khảo sát đều thực
hiện trong khoảng thời gian từ một
đến ba tuần và lập lại trong khoảng
thời gian thích hợp
• Cần phải chọn ngẫu nhiên thời điểm
lấy mẫu trong ngày



Chọn lựa người quan sát
• Có thể là nhân viên của nhà thầu hay chủ
đầu tư
• Có thể là kỹ sư hay kỹ thuật viên xây dựng
• Sau khi được chọn, phải được huấn luyện
để hiểu về phương pháp lấy mãu công việc
(Work Sampling) và đặc điểm của các
công việc.


CHỌN LỰA VÀ PHÂN NHÓM
CÔNG VIỆC
• Phải phân nhóm công việc để có thể
bao quát được tất cả các trạng thái và
tình huống
• Mọi sự việc quan sát được phải phù
hợp với một nhóm loại công việc
• Phải phân nhóm sao cho dễ quan sát
được và có sự đồng nhất
• Những người quan sát không nên có
đánh giá nhận xét bởi vì những đánh
giá nhận xét khác nhau giũa những
người quan sát có thể gây ra kết quả
khác biệt đáng kể.


×