Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

KẾ TOÁN CHI PHÍ dựa TRÊN HOẠT ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.12 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN
HOẠT ĐỘNG

LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA HỌC: K33
MÔN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
SINH VIÊN: ĐÀO DUY HIỆP



Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity-based Costing - ABC)
là phương pháp thay thế phương pháp kế toán truyền thống. Trước đây
mọi người vẫn cho rằng khách hàng mua sản phẩm với khối lượng lớn,
khách hàng trung thành là những khách hàng mang lại lợi nhuận cao.
Những nghiên cứu về lợi nhuận khách hàng tiết lộ rằng những nhận định
như trên chưa hẳn đã đúng. Phương pháp ABC xác định toàn bộ nguồn
chi phí hoạt động, sau đó phân bổ những chi phí đó theo sản phẩm và
dịch vụ dựa trên khối lượng hoạt động hay giao dịch xảy ra trong quá
trình cung cấp dịch vụ hay sản phẩm. Chính vì vậy phương pháp ABC
có thể giúp các nhà quản lý tối ưu hóa giá trị đầu tư của cổ đông và nâng
cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Dù Robert S.Kaplan, giáo sư Baker Foundation tại Trường kinh
doanh Harvard (đồng thời là thành viên Khoa kinh doanh của trường từ
năm 1984) được xem là cha tinh thần của công cụ ABC, nhưng ông lại
là người đầu tiên thừa nhận là công cụ này không hoàn toàn chính xác.
Ông cho rằng “những ý tưởng và những xu hướng mới thường phát triển
đồng thời tại những địa điểm khác nhau”. Cùng với Thomas Johnson,


nhà tư vấn và là giáo sư đại học, đồng tác giả của cuốn sách nổi
tiếng Relevant Lost, ngay từ giai đoạn đầu tiên, ông đã có cơ hội gặp gỡ
những tổ chức và con người khác nhau. Nhờ đó, ông đã nhận thấy một
số khó khăn của họ, khi sử dụng những phương pháp tính toán chi phí
truyền thống.
Chẳng hạn, giữa thập niên 80, công ty John Deere nhận thấy
phương pháp phân bổ tổng chi phí truyền thống đang nảy sinh nhiều vấn
đề. Trên thực tế, giữa thập niên 80 này, các công ty nảy sinh một nhu
cầu về những phương pháp tính toán chi phí và giá cả mới. Điều này
cũng xuất phát từ thực tế là vào thời điểm lúc đó xuất hiện sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt hơn trong môi trường kinh doanh. Cùng với tốc độ
phát triển ngày càng nhanh của kỹ thuật sản xuất, nhiều công ty nhận
thấy các phương pháp tính toán chi phí truyền thống không chính xác.
Trên hết, tốc độ phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin
cũng ảnh hưởng đến tầm quan trọng của công cụ ABC.


Năm 1988, hệ thống quản lý chi phí ra đời nhằm giải quyết tình
trạng thiếu hụt các phương pháp tính toán chi phí truyền thống và sự
không chính xác khi tính chi phí thực tế của một sản phẩm hoặc một
dịch vụ của các phương pháp tính toán chi phí truyền thống hiện hữu. Sự
thiếu hụt chủ yếu xuất phát từ các nguồn và chi phí cần thiết cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ. Những nguồn trực tiếp gắn liền với sản phẩm hoặc
dịch vụ cụ thể được gọi là “chi phí trực tiếp” như nguyên vật liệu trực
tiếp và số giờ công lao động trực tiếp. Những nguồn gián tiếp góp phần
tạo ra sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được gọi là “chi phí sản xuất
chung” hay có thể hiểu là những chi phí không thể tính trực tiếp vào sản
phẩm được sản xuất ra như chi phí quảng cáo và các loại thuế tài sản.
Đối với các tổ chức hiện đại, nhà quản lý phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt hơn và chi phí công nghệ cao hơn. Do đó, nếu dựa trên

các dữ liệu không chính xác của các hệ thống tính toán chi phí truyền
thống thì nhà quản lý thường đưa ra những quyết định không chính xác.
Còn đối với các công ty sản xuất nhiều sản phẩm và dịch vụ thì rủi ro
càng cao.
Lý thuyết:
Chi phí dựa trên hoạt động là gì?
Chi phí dựa trên hoạt động (ABC) không làm thay đổi cách tính
toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và số giờ công lao động trực tiếp
để sản xuất sản phẩm hoặc phân phối dịch vụ. Tuy nhiên, ABC làm thay
đổi triệt để cách tính toán chi phí sản xuất chung. Mục đích chính của
ABC là chia những hoạt động và chi phí gián tiếp thành những nhóm chi
phí có ý nghĩa, phản ánh chính xác chi phí thực tế của một sản phẩm
hoặc dịch vụ. ABC giúp các nhà quản lý quyết định hòa hợp các dòng
sản phẩm, định giá cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ, nhận biết lời lỗ
thực tế và đánh giá các công nghệ mới… Để hiểu rõ vấn đề, bạn hãy
xem hình minh họa thực tế ở cuối của công cụ này.


Một trong những khó khăn cơ bản của công cụ ABC là vấn đề áp
dụng vì để nhận biết và phân phối đúng các hoạt động hoặc quá trình là
điều không dễ dàng, hơn nữa, nó đòi hỏi rất nhiều công sức. Yêu cầu của
ABC là nhà quản lý phải hoạch định các quá trình xuyên suốt công ty.
Một trở ngại quan trọng không kém nữa là vấn đề thu thập và xử lý hệ
thống dữ liệu cần thiết với chi phí hợp lý. Trong nhiều năm qua, trên thị
trường xuất hiện nhiều phương pháp luận, kim chỉ nam và sách hướng
dẫn thực hiện công cụ ABC, nhưng sự thật là chưa có phương pháp nào
hoàn toàn chính xác. ABC phải phù hợp với từng tổ chức tùy theo chiến
lược và yêu cầu riêng. Có lẽ cách tốt nhất để áp dụng thành công là tiếp
cận công cụ ABC như một kế hoạch cải tiến liên tục cho đến khi những
cải tiến ngày càng lớn mạnh này không còn biện minh cho sự phát triển

hơn nữa hoặc chi phí thu thập dữ liệu.
Khi nào sử dụng công cụ ABC
Nhà quản lý có thể sử dụng công cụ ABC khi thấy công ty mình có
những dấu hiệu sau:



Doanh số tăng nhưng lợi nhuận giảm.
Một số sản phẩm cho lãi ròng cao nhưng các đối thủ cạnh tranh
không nhảy vào.



Tỉ lệ chi phí sản xuất chung quá cao và giờ làm thêm tăng.



Dòng sản phẩm đa dạng.



Cạnh tranh khốc liệt, chi phí khắc phục sai sót cao.



Khó giải thích lãi ròng sản phẩm.



Các nhà quản lý chuyên môn đề nghị giảm sản xuất những sản

phẩm sinh lời.




Chi phí lao động trực tiếp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi
phí.

So sánh cách tính toán chi phí truyền thống với các tính toán chi phí
dựa trên hoạt động.
Chi phí sản xuất chung khác biệt là kết quả của cách tính toán không
chính xác cố hữu của tỷ lệ chi phí sản xuất chung tính trên sản lượng.
Qua hai đơn đặt hàng, chúng ta thấy việc sử dụng tương đối nhân công
trực tiếp không phản ánh việc sử dụng tương đối những dịch vụ hỗ trợ
sản xuất khác.
Hai đơn đặt hàng mới
nhất có những yêu cầu
sau
Số giờ công lao động trực
tiếp
Chi phí nguyên vật liệu
Số giờ thiết kế sản phẩm
Số máy vận hành
Số giờ máy hoạt động
Các tính toán chi phí
truyền thống
Dựa trên số giờ công lao
động trực tiếp. Nhân công
trực tiếp dự kiến làm việc
trong 4000 giờ.


20.000 đơn vị/hộp C52

10.000 đơn vị/hộp W29

42

21

40,000

35,000

10

25

2

4

24

20


Tổng chi phí dự kiến

1,020.000€


Tổng giờ công lao động
trực tiếp dự kiến

4,000h

Tỷ lệ chi phí chung sản
xuất dự kiến

1,020.000€/4,000h =
255€/h

Chi phí sản xuất chung trên
mỗi đơn đặt hàng

42h x 255€/h = 10,710€

21h x 255€/h = 5,355€

10,710€/20,000 = 0.5355€

5,355€/10,000 = 0.5355€

20% x 40,000€ = 8,000€

20% x 35,000€ = 7,000€

20€/h x 10h = 200€

20€/h x 25h = 500€


70€/máy x 2 máy = 140€

70€/máy x 4 máy = 280€

Khấu hao và bảo trì máy
móc

3€/h x 24h = 72€

3€/h x 20h = 60€

Khấu hao nhà máy, các
loại thuế, bảo hiểm…

2€/h x 24h = 48€

2€/h x 20h = 40€

Chi phí sản xuất chung
khác

1.5€/h x 24h = 36€

1.5€/h x 20h = 30€

8,496€

7,910€

8,496€/20,000 = 0.4248€


7,910€/10,000 = 0.7910€

Chi phí sản xuất chung
trên mỗi hộp
Dựa trên mỗi chi phí phát
sinh
Mua, dự trữ, và vận
chuyển nguyên vật liệu
Nghiên cứu và thiết kế sản
phẩm
Lắp đặt máy móc

Chi phí sản xuất chung trên
mỗi đơn đặt hàng
Chi phí sản xuất chung
trên mỗi hộp


Các phương pháp kế toán chi phí dựa trên tính toán các chi phí gián
tiếp. Ích lợi của phương pháp ABC có thể kể tới như sau:
Xác định khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối tạo ra lợi nhuận
nhiều nhất và ít nhất.
• Xác định những yếu tố làm gia tăng hay làm giảm hiệu quả hoạt
động tài chính.
• Dự báo một cách chính xác chi phí, lợi nhuận và những nguồn
lực khi xuất hiện những thay đổi về dung lượng sản xuất, mô
hình tổ chức của công ty và chi phí nguồn lực.
• Dễ dàng xác định các nguyên nhân gốc rễ của các hoạt động tài
chính kém hiệu quả.

• Theo dõi chi phí hoạt động và quy trình hoạt động.
• Trang bị cho cấp quản lý những dữ liệu báo cáo chi phí quý giá
cho việc cải thiện hoạt động.
• Hỗ trợ quản trị và điều chỉnh tổ hợp tiếp thị.
• Tăng khả năng đàm phán với khách hàng.
• Định vị sản phẩm tốt hơn.
Với phương pháp ABC, chi phí phục vụ một khách hàng có thể xác
định một cách chắc chắn. Sau khi trừ ra chi phí sản phẩm và chi phí
phục vụ từng khách hàng, sẽ tính được lợi nhuận khách hàng mang lại.
Phương pháp ABC tính toán chi phí khách hàng và chi phí sản phẩm
riêng biệt, giúp xác định chính xác lợi nhuận mỗi khách hàng mang lại
và giúp định vị sản phẩm và dịch vụ tương ứng.


Ứng dụng phương pháp ABC có thể giúp nhân viên nắm rõ toàn bộ
chi phí liên quan, giúp họ có thể phân tích chi phí và xác định những
hoạt động nào mang lại giá trị cộng thêm và hoạt động nào không, qua
đó cải thiện hiệu quả hoạt động. Đây là một quy trình hoàn thiện liên tục
bắt đầu từ việc phân tích chi phí, cắt giảm những hoạt động không tạo ra
giá trị cộng thêm và qua đó đạt được hiệu xuất chung.


ABC giúp công ty tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đáp ứng nhu cầu
của thị trường với chi phí cạnh tranh. Phân tích lợi nhuận sản phẩm và
lợi nhuận do khách hàng mang lại, phương pháp này đã góp phần tích
cực vào quá trình ra quyết định của cấp quản lý; công ty có thể nâng cao
hiệu xuất hoạt động và giảm chi phí mà không hy sinh giá trị mang lại
cho khách hàng. Nhiều công ty cũng sử dụng phương pháp ABC trong
quá trình triển khai thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard).
Phương pháp ABC giúp công ty mô hình hóa tác động của việc cắt

giảm chi phí và kiểm soát chi phí tiết kiệm được. Nhìn chung, ABC là
một phương pháp năng động thúc đẩy sự cải tiến diễn ra liên tục. Với
ABC, bất kì công ty nào cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí
và liên tục tạo thêm giá trị cho cổ đông và khách hàng.
Hơn nữa, Robert Kaplan và Steven Anderson đã đưa ra phương
pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động theo thời gian. Đây là phương
pháp nhằm tránh những khó khăn khi triển khai những dự án ABC quy
mô lớn. Trong mô hình này, cấp quản lí có thể dự đoán nguồn lực cần có
cho từng giao dịch, sản phẩm, hay khách hàng thay vì dựa vào những
cuộc thăm dò nhân viên tốn ngân sách và thời gian. Phương pháp kế
toán chi phí dựa trên hoạt động theo thời gian đơn giản hơn do nó chỉ
yêu cầu 2 thông số cho từng nhóm nguồn lực:
1. Giá trị trên từng đơn vị thời gian sử dụng để cung cấp nguồn lực
cho hoạt động công ty (X). X = Tổng chi phí nhân sự/Tổng thời lượng
làm việc của nhân viên.
2. Dự báo thời gian hoạt động. Mất bao nhiêu thời gian để thực
hiện từng hoạt động riêng lẻ trong chuỗi hoạt động (dự báo được cấp
quản lý đưa ra).
Phương pháp này giúp vượt qua những vấn đề kỹ thuật liên quan
tới việc thực hiện thăm dò nhân viên: thực tế là khi được hỏi dành bao
nhiêu thời gian cho các hoạt động, nhân viên thường báo cáo những tỉ lệ
phần trăm khi cộng lại đều ra con số 100. Cấp quản lý nên tính vào thời
gian nhàn rỗi hay không được sử dụng. Phương pháp này cũng sử dụng
công thức tính thời gian, đặc điểm cho phép mô hình ABC phản ánh
mức độ phức tạp trong việc hoạt động của doanh nghiệp bằng cách chỉ


ra sự khác biệt về thời gian khi sử lý những đơn hàng, khách hàng và
hoạt động khác nhau.



Phương pháp ABC có thể được trình bày như sau:
Các bước thực hiện của phương pháp ABC
* Thứ nhất, nghiên cứu các hoạt động tạo ra chi phí tại mỗi trung tâm
chi phí, lập danh sách các hoạt động khác nhau. Sau đó, chi phí tại mỗi
trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với
hoạt động được phân bổ.
* Thứ hai, trong từng loại hoạt động, cần xác định các tiêu chuẩn đo
lường sự thay đổi của mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được
xem là tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay
các đối tượng chịu chi phí. Các tiêu chuẩn thường sử dụng để phân bổ
là: số giờ lao động trực tiếp của công nhân, tiền lương công nhân trực
tiếp, số đơn đặt hàng, số đơn vị vận chuyển,…
* Thứ ba, các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ phải đựoc tập hợp
tiếp tục vào một “trung tâm phân nhóm”. Tuỳ theo tính chất kỹ thuật của
sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí mà tiếp tục phân thành các
nhóm nhỏ để tính giá thành.
Như vậy, có thể nói rằng, phương pháp ABC có thể biến một chi phí
gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí
xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp
lý giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những báo cáo về giá
thành sản phẩm, dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều so với phương
pháp truyền thống.
Một ví dụ minh hoạ cho phương pháp ABC.
Công ty RIVYCO sản xuất 2 loại sản phẩm là R và V, chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng loại
sản phẩm trong kỳ như sau:


Số

lượng
Chi phí nguyên Chi phí nhân công
sản
Số
giờ
sản phẩm
Tổng giờ vật liệu trực tiếp trực tiếp đơn vị
Chỉ
công/sp
sản
xuất
công
đơn vị sản phẩm sản
phẩm
(giờ)
(cái)
(1000đ)
(1.000đ)
Sản phẩm R 10.000
2
20.000 45
20
Sản phẩm V 5.000
2
10.000 25
20
Cộng
30.000 Tên
phẩm/
tiêu


Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là: 450.000 (nghìn
đồng).
Theo phương pháp truyền thống, Công ty RIVYCO đã sử dụng tổng thời
gian lao động trực tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho
2 sản phẩm.
Tỷ lệ chung phân bổ của công ty như sau:
= Tổng chi phí sản xuất chung/ Tổng số giờ công lao động trực tiếp
= 450.000/30.000 = 15.
Với tỷ lệ phân bổ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được
tính như sau:
Chỉ tiêu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng

Sản phẩm R
45
20
30
95

Sản phẩm V
25
20
30
75

Như vậy, trong trường hợp này, công ty RIVYCO chỉ xem xét đến thời

gian lao động mà không xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác đến
chi phí sản xuất chung của công ty. Do vậy, vì hai sản phẩm này có cùng
lượng thời gian lao động như nhau nên chúng được phân bổ một lượng
chi phí sản xuất chung bằng nhau (= 30).


Giả sử công RIVYCO vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc
phân tích các hoạt động được xác định có 4 hoạt động xem như là các
nhân tố nguyên nhân của sự phát sinh chi phí sản xuất chung.
- Các số liệu có liên quan đến 4 hoạt động này được phân bổ cho các
hoạt động như sau:

Hoạt động

Chi phí sản Khối lượng thực hiện hoặc công
xuất
chung việc
phát
sinh Sản phẩm Sản phẩm
Tổng số
(1000đ)
R
V
102.000
300
200
500

Số máy móc (cái)
Số lần kiểm tra chất lượng

220.000
(lần)
Giờ máy hoạt động (giờ)
112.000
Nguyên vật liệu được giao
16.000
(lần)
Cộng
450.000

10.000

5.000

15.000

6.000

14.000

20.000

120

80

200

-


-

-

Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động:
Chi phí sản xuất chung Tổng số lần thực Tỷ lệ cho 1 lần
phát sinh (1000đ)
hiện hoặc công việc hoặc 1 công việc
Số máy móc (cái) 102.000
500
60
Số lần kiểm tra
220.000
15.000
14
chất lượng (lần)
Giờ máy hoạt
112.000
20.000
10
động (giờ)
Nguyên vật liệu
16.000
200
50
được giao (lần)
450.000
Hoạt động



Xác định chi phí chung cho từng sản phẩm:
Sản phẩm R
Hoạt động

Sản phẩm V
Số lần
Số
lần
thực
CPSX
thực hiện Tổng
hiện
Tổng CPSXC
C đơn
hoặc
CPSXC
hoặc
CPSXC đơn vị
vị
công việc
công
việc
300
18.000 1,8
200
12.000 2,4

Số máy móc (cái)
Số lần kiểm tra chất lượng
10.000

(lần)
Giờ máy hoạt động (giờ)
20.000
Nguyên vật liệu được giao
200
(lần)
Cộng

140.000 14

5.000

60.000 6

14.000 140.000 28

6.000

120

0,6

224.000 22,4

70.000 1,4

4.000

0,8


226.000 45,2

Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, nếu công ty RIVYCO phân bổ chi
phí sản xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất
chung phân bổ cho một đơn vị sản phẩm R và V đều bằng 30 (nghìn
đồng), trong khi đó lẽ ra phải phân bổ cho sản phẩm R là 22,4 (nghìn
đồng) và cho sản phẩm V là 45,2 (nghìn đồng). Vậy, theo cách chọn chi
phí nhân công trực tiếp (số giờ công lao động trực tiếp) làm tiêu thức
phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên đã làm cho chi phí
sản xuất của sản phẩm R tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất sản
phẩm V giảm xuống. Kết quả là làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu
chính xác.
Khi định giá bán, công ty sẽ bị lỗ ở sản phẩm V mà không biết (vì chi
phí đơn vị sản phẩm V bị tính thấp đi). Vì vậy, bằng cách phân bổ chi
phí sản xuất chung dựa trên hoạt động làm căn cứ chúng ta sẽ có thể xác


định chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và do vậy các số liệu
chi phí đơn vị sẽ chính xác hơn.
Tóm lại, phương pháp kế toán chi phí dựa trên các hoạt động đã cải tiến
các hệ thống xác định chi phí của một doanh nghiệp, đó là:
- Phương pháp xác định chi phí này làm thay đổi căn cứ để phân bổ các
chi phí chung cho các sản phẩm. Hay nói đúng hơn là thay vì các chi phí
được phân bổ theo lao động trực tiếp thì chúng được phân bổ theo các
phần của các nhân tố nguyên nhân được dùng cho sản phẩm hoặc công
việc đòi hỏi.
- Phương pháp xác định này thay đổi về bản chất rất nhiều loại chi phí
sản xuất chung ở chỗ là những chi phí này được xem là có bản chất gián
tiếp nhưng nay được gắn liền với các hoạt động riêng biệt và do vậy
được tính trực tiếp vào từng sản phẩm.

Tuy nhiên, phương pháp ABC khá phức tạp và tốn nhiều công sức hơn
phương pháp truyền thống. Song, với khoa học công nghệ thông tin phát
triển như hiện nay đã làm giảm nhiều thời gian, công sức cho việc áp
dụng phương pháp này. Do vậy, phương pháp kế toán chi phí dựa trên
hoạt động sẽ là tất yếu để các nhà quản trị doanh nghiệp vận dụng.


THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Dưới đây là bảng câu hỏi gồm 16 câu (được gửi đến các nhà doanh
nghiệp VN) chủ yếu liên quan đến ba mảng lớn sau: phương pháp tính
giá thành hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp; mục đích của việc tính
giá thành; mức độ tin cậy của thông tin chi phí giá thành để ra quyết
định. 500 bảng câu hỏi được gởi ngẫu nhiên bằng thư và bằng email tới
các doanh nghiệp, kết quả có 339 doanh nghiệp trả lời, đạt 67.80%.
Nội dung chính được
Số lượng DN
Kết quả (%)
hỏi
Doanh nghiệp áp dụng 339
100
phương pháp tính giá
TDC
Doanh nghiệp áp dụng 0
0
phương pháp tính giá
ABC
Mục đích tính giá 243
71,68
thành nhằm phục vụ

cho việc lập báo cáo
tài chính
Do kế toán tính, nhà 96
28,32
quản trị không quan
tâm
Dựa vào thông tin chi 101
29,79
phí giá thành để ra
quyết định
Ra quyết định dựa vào 238
70,21
các phương pháp khác
(kinh nghiệm, thông
tin thu thập từ bên
ngoài …)
Mức độ tin cậy của 72
21,24
thông tin chi phí giá


thành phục vụ cho việc
ra quyết định
Kết quả từ mẫu thống kê trên cho thấy: Phương pháp TDC đang
được phần lớn các doanh nghiệp áp dụng, phương pháp ABC chưa được
áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tính giá thành mục đích
chủ yếu là phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của nhà
nước và thậm chí ban giám đốc không quan tâm đến thông tin giá thành
và chủ yếu ra quyết định dựa vào kinh nghiệm và những nguồn thông tin
khác. Chỉ có 29.79% nhà quản lý ra quyết định có dựa vào thông tin chi

phí giá thành nhưng mức độ tin cậy rất thấp, 21.24%. Phần lớn các
doanh nghiệp ra quyết định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nguồn
thông tin khác có tỷ lệ rất cao, 70.21%.
Kế toán quản trị nói chung và việc tính giá thành ở nước ta chưa
được coi trọng và nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề này có thể chia
thành các nhóm sau: a. Môi trường kinh tế nước ta hiện nay Sau hơn 25
năm cải cách kinh tế, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt,
thu được nhiều thành quả to lớn và phát triển nhanh chóng trong khu
vực, tuy nhiên các doanh nghiệp của chúng ta mới được thành lập chủ
yếu từ sau đổi mới kinh tế nên nhỏ về quy mô lẫn ít về số lượng, công
nghệ lạc hậu, kiến thức quản kinh tế còn kém so với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Riêng về trình độ quản lý kinh tế của chúng ta vẫn
còn chịu ảnh hưởng cơ chế của thời kỳ bao cấp, tâm lý trông chờ vào
nhà nước, chưa dám mạnh dạn đổi mới tư duy quản lý vẫn còn tồn động.
Có nhiều ngành nghề hiện nay xét về khía cạnh khoa học kỹ thuật, công
nghệ không thua kém gì các nước phát triển nhưng trình độ quản lý kinh
tế của các doanh nghiệp Việt Nam thì còn kém xa. Mặc dù chúng ta
chuyển sang kinh tế thị trường nhưng nền kinh tế thị trường của chúng ta
chưa thật sự hoàn chỉnh và sự cạnh tranh chưa thật sự diễn ra gay gắt.
Một số ngành nghề hiện nay vẫn được nhà nước bảo hộ, một số ngành
nghề vẫn hưởng nhiều ưu đãi hơn các ngành nghề khác. Tuy nhiên, việc
bảo hộ hay ưu đãi của nhà nước không thể kéo dài mãi được vì sự toàn
cầu hóa và bằng chứng là chúng ta đã gia nhập WTO từ năm 2007. Theo
báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012 của WEF cho


thấy Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,24 điểm, xếp
hạng 65 trong 142 nước được xếp hạng, giảm so với năm 2010-2011
Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, xếp hạng 59,
tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo năm 2009-2010 và mức 4,1

điểm trong báo cáo năm 2008-2009
Từ kết quả trên cho thấy so với các nước trong khu vực Đông Nam
Á chỉ số GCI của Việt Nam chỉ cao hơn hai nước trong khu vực đó là
Campuchia và Philippines. Tuy nhiên, về biến động của chỉ số này thì
Việt Nam có sự biến động rất mạnh qua các thời kỳ, chứng tỏ rằng nền
kinh tế của nước ta có những yếu tố biến động bất thường qua các giai
đoạn và hiện nay chỉ số này có xu hướng giảm đi so với năm trước. Trên
đồ thị cho thấy một số nước có nền kinh tế phát triển ổn định như Trung
Quốc, Singapore, Brunei thì chỉ số GCI của các nước này rất ổn định và
tăng lên qua các giai đoạn. b. Tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới Sau
gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đi vào quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa, tuy nhiên công nghệ sản xuất còn rất lạc hậu đứng thứ 133
trong 142 được đánh giá chỉ số cạnh tranh toàn cầu, thấp nhất so với các
nước trong khu vực [15]. Ngành sản xuất công nghiệp của nước ta còn
nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với các
nước trong khu vực và thế giới về chất lượng cũng như chủng loại. Các
công ty của chúng ta quy mô còn nhỏ bé, sản xuất lạc hậu, sức cạnh
tranh không đủ mạnh, điều này tác động không nhỏ đến tư duy quản lý
của các nhà quản lý doanh nghiệp. Tư duy quản lý của các doanh nghiệp
nước ta vẫn còn lạc hậu rất nhiều so với các nước trên thế giới. c. Giáo
dục đại học và đào tạo Kế toán quản trị nói chung và phương pháp ABC
không phải là mới đối với các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam
đây là vấn đề còn mới và chưa được quan tâm đúng mức. Theo PGS.TS
Nghiêm Văn Lợi, kế toán quản trị ở nước ta hiện nay vẫn chưa được
quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị
doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới, nếu chỉ bằng kinh nghiệm của mình các nhà quản
trị khó có thể kiểm soát và đánh giá được hoạt động của từng bộ phận
trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phát triển với quy mô lớn, đa
dạng hóa sản phẩm, hoạt động trong phạm vi rộng để hạn chế rủi ro và

đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay từ bây giờ,


các doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài,
coi kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu để thực hiện quản trị
doanh nghiệp một cách bài bản mới có thể hy vọng không bị thua trên
sân nhà.
Môi trường kinh tế của Việt Nam đã thay đổi sâu sắc kể từ khi cải
cách kinh tế 1986. Sự toàn cầu hóa và việc gia nhập WTO đã thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn ngay cả thị
trường nội địa cũng như thị trường thế giới. Việc sản xuất và cung ứng
hàng hóa dịch của các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô ngày càng
lớn, phức tạp hơn, đa dạng hơn. Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp áp
dụng phương pháp tính giá thành hiện đại, điển hình là phương pháp
ABC. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển đã tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất cũng như
cung ứng hàng hóa, dịch vụ như hiện nay, việc áp dụng phương pháp
tính giá thành truyền thống không còn phù hợp nữa. Hầu hết các quyết
định của nhà quản trị trong việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm, quyết định
về giá bán đều có liên quan đến chi phí sản xuất cũng như cung ứng sản
phẩm đến người tiêu dùng. Thông tin chi phí không chính xác sẽ dẫn các
nhà quản trị đến quyết định sai lầm. Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp Việt Nam nên lựa chọn phương pháp tính giá thành chính xác
hơn thay thế phương pháp tính giá thành truyền thống. ABC là một mô
hình tính giá thành chính xác và cung cấp thông tin linh hoạt đáng tin
cậy mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn.


Nguồn :
● />● />Tài liệu:

● Koeraad Tommissen – Tư vấn quản lý một quan điểm mới – NXB TH
TPHCM 2008
Advertisements
● Tài liệu môn học của Thầy Đoàn Ngọc Phi Anh- Trưởng khoa Kế

Toán trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
● Trương Bá Thanh, 2008, Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Giáo
dục.



×