Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tổ chức hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động tại công ty bao bì Nhựa Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.2 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lòch sử kế toán trải qua rất nhiều thời kỳ cơ bản khác nhau như thời kỳ mà
công việc của kế toán gắn liền với những phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin
giản đơn các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mang tính thống kê lại tài sản,
nguồn vốn, chi phí, thu thập, lợi nhuận ở phạm vi hẹp về tình hình hoạt động kết quả
kinh doanh chuyển sang thời kỳ phát triển vượt bậc của sự tính toán bằng khoa học
hiện đại về kỹ thuật. Xét trên diện rộng vi mô sự thay đổi này làm đảo lộn lại toàn
bộ hệ thống kế toán trước đây nó có sự ảnh hưởng và tầm quan trọng rất lớn đối với
hệ thống kế toán. Xét trên diện hẹp vi mô đối với các công ty sự thay đổi này cũng
làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mình do bởi hệ thống kế
toán thay đổi sẽ làm cho sự cạnh tranh về sản phẩm thay đổi như chất lượng và giá
cả của sản phẩm. Những nhân tố chất lượng và giá cả dựa trên cơ sở hao phí về lao
động sống và lao động cá biệt của doanh nghiệp.
Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
đánh giá nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp nó phản ảnh một cách tổng quát về
mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Mặt khác nó còn lại cơ sở để đònh giá bán
cho sản phẩm, phân tích chi phí và là căn cứ để xác đònh kết quả kinh doanh. Tuy
nhiên để xác đònh đúng được những nhân tố trên điều cấp thiết đối với mỗi nhà
quản trò là đưa ra được những phương pháp cụ thể xây dựng, tổ chức và tính toán
được chi phí và giá thành của sản phẩm sao cho chính xác.
Chính từ tính cấp thiết như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức hệ thống kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công Ty
Bao Bì Nhựa Sài Gòn” nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề về lý luận và sự

1
ứng dụng vào thực tiễn hiện tại của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công Ty Bao Bì Nhựa Sài Gòn.
2. Ý nghóa khoa học và thực tiễn
Chuyên đề đã phần nào góp phần làm rõ về cơ sở lý luận và áp dụng thực
tiễn về chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm về sản xuất bao bì


nhựa trong Cty Nhựa Sài Gòn. Đặc biệt là đã đưa ra được phương pháp tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động (ABC) thay vì trước đây sử dụng phương pháp
tính giá thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng.
Thực tế cho thấy phương pháp tổ chức hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng không phải là một phương pháp mới trên thế
giới xong lại là một phương pháp mới đối với nền kế toán của việt nam. Tuy nhiên
phương pháp tính toán này đã được đúc kết những kinh nghiệm quản lý của các
nước có hiệu quả nên nó có tính chất đặc thù chung và đặc thù riêng của nó.
3. Mục đích
Nhằm một bước cải thiện hơn về mặt lý luận tổ chức kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động (ABC). Mặt khác đưa ra phương pháp tính
toán mới mẻ hơn so với phương pháp cũ đã được áp dụng mà không mang lại hiệu
quả cao tại Công ty Bao Bì nhựa sài gòn nhằm góp phần thúc đẩy việc duy trì, phát
triển lâu dài của Công ty. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra được sự khác biệt lớn giữa
phương pháp tính giá thành trên cơ sở khối lượng và phương pháp trên cơ sở hoạt
động (ABC).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng hệ thống kế toán chi phí sản
xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động tại Công ty Bao
Bì Nhựa Sài gòn.

2
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề đã sử dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu như phương pháp
thống kê, chọn mẫu, so sánh, phân tích, quan sát. Nhưng phương pháp mang tính chủ
đạo vẫn là duy vật biện chứng và duy vật lòch sử.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra được cơ sở lý luận và vận dụng có tính sáng tạo (dựa trên nền tảng) một
số nội dung kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động tại
Công ty Bao Bì Nhựa Sài Gòn.

Chỉ ra được những nhược điểm quan trọng về tổ chức hệ thống chi phí và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động qua đó đưa ra được phương pháp có tính khả
thi hơn nhằm đắp ứng được yêu cầu của nhà quản lý
7. Bố cục Luận văn gồm 3 nội dung chính .
 Chương 1 : Cơ sở lý luận về việc tổ chức hệ thống kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động.
 Chương 2 : Thực trạng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty bao bì nhựa sài gòn.
 Chương 3 : Phương hướng tổ chức hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động tại Công ty bao bì nhựa sài gòn.

3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG

1.1 Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở
khối lượng.
1.1.1 Đặc điểm hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trên cơ sở khối lượng
Giá thành sản phẩm là gì ?
Bàn luận đến giá thành sản phẩm có thể thấy được rất nhiều quan điểm sau :
Quan điểm 1 : [5,10-11] “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính cho một đại lượng,
kết quả sản phẩm hoàn thành nhất đònh”. Quan điểm này đã đưa ra được những yếu
tố vật chất bên trong cấu thành nên bản thân sản phẩm và thực hiện giá trò của sản
phẩm, mặt khác cho thấy được nội dung cơ bản của giá thành sản phẩm và tiết kiệm
được chi phí sản xuất theo hướng tuyệt đối và tương đối là những biện pháp cơ bản
để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường doanh lợi. Chính những ưu điểm này mà
đôi khi người ta lầm tưởng rằng cứ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá thành hạ và tăng

cường được doanh lợi nhưng vấn đề chính là có mang lại được như vậy hay không?
Quan điểm 2 : [5.11-12] “Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào
trong các bộ phận cấu thành giá trò sản phẩm. Theo quan điểm này thì cần phải xem
xét và giải quyết sự hình thành và phát sinh của các loại chi phí : Chi phí cố đònh và
chi phí biến đổi. Hay nói cách khác là toàn bộ các đầu vào của các yếu tố vật chất
nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng không phân biệt nó nằm trong bộ
phận nào của các bộ phận thuộc giá trò sản phẩm.

4
Quan điểm 3 : [5,12-13] “Giá thành sản phẩm là biểu hiện mối liên hệ tương
quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong từng giai
đoạn nhất đònh”. Quan điểm này yêu cầu đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai
đoạn sản xuất hoặc bộ phận sản xuất mà ở đó có thể xác đònh được lượng chi phí
tiêu hao và kết quả sản xuất đạt được. Cho phép người quản lý luôn chủ động trong
việc xác đònh giá thành của từng loại kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất
đònh, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kòp thời hiệu quả đầu tư của từng loại công
việc, từng loại sản phẩm. Tuy nhiên quan điểm này không thể hiện được sự gắn chặt
chẽ toàn bộ các đầu vào có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm trong những
điều kiện nhất đònh và phạm vi nhất đònh do vậy không thể hiện được chức năng bù
đắp của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Từ những quan điểm trên ta có thể kết luận Giá thành sản phẩm là sự chuyển
dòch giá trò các yếu tố vật chất vào giá trò sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ và nó
bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp bất kể nó
thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trò sản phẩm. Như vậy, giá thành sản phẩm là
một đại lượng xác đònh, biểu hiện mối liên hệ giữa hai đại lượng là chi phí bỏ ra và
kết quả đã đạt được.
Chức năng giá thành sản phẩm.
Thông qua giá thành người ta có thể đánh giá được toàn bộ các biện pháp kinh
tế tổ chức, kỹ thuật mà các doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình sản xuất kinh

doanh và có thể đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất, khả năng phát triển và
việc sử dụng các yếu tố vật chất như thế nào?
Giá thành sản phẩm có rất nhiều chức năng như thước đo bù đắp chi phí. Đây
là vấn đề quan trọng nhất và được quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu
quả kinh tế được biểu hiện ra trước hết là doanh nghiêp có khả năng bù lại những
chi phí mà mình đã bỏ ra. [5,14]

5
Chức năng lập giá: Giá của sản phẩm được căn cứ vào giá trò sản phẩm. Việc
xây dựng giá cả quyết đònh khả năng bù đắp hao phí vật chất và tiêu thụ. [5,14]
Chức năng đòn bẩy kinh tế. Giá thành không chỉ thể hiện trong quá trình thực
hiện nguyên tắc hạch toán kinh tế doanh nghiệp mà thể hiện rõ nét và tích cực trong
nội bộ khi thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ [5,15-16]
Chi phí sản xuất là gì ?
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình mà các doanh nghiệp phải thường
xuyên đầu tư các loại chi phí khác nhau để đạt được mục đích là tạo ra được khối
lượng sản phẩm do vậy các loại chi phí phát sinh một cách thường xuyên, nó luôn
vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất.
“Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất đònh” [5,7]. Đònh nghóa này về bản chất thì giống với
giá thành sản phẩm cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất, nhưng khác so với giá thành sản
phẩm là về lượng tức là khi đề cập đến chi phí sản xuất thì sẽ không phân biệt cho
loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.
“Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
thực hiện quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm ở mọi
dạng thể có được của nó” [4,62]. Về mặt đònh tính chi phí sx là bản thân các yếu tố
vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo
nên sản phẩm. Về mặt đònh lượng là bản thân các yếu tố về vật chất của các yếu tố

vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác
nhau mà thước đo chủ yếu là thước đo tiền tệ.
Thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm phục vụ cho việc lập kế hoạch, ra
quyết đònh quản trò và kiểm soát nội bộ. Tập hợp chi phí và phân loại chính xác có ý

6
nghóa thiết thực trong việc đánh giá đúng thực tế sử dụng nguồn của doanh nghiệp
cũng như đưa ra các quyết đònh đầu tư và giá bán hợp lý. Do vậy việc tập hợp chi
phí để tính giá thành sản phẩm có ý nghóa thiết thực đối với quản trò cũng như cung
cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác đối với các đối tượng bên ngoài. Tuy
nhiên việc tập hợp chi phí gián tiếp cho từng loại sản phẩm luôn là mối lo ngại và
quan tâm đối với mối kế toán giá thành do bởi nó không thể tính trực tiếp vào đối
tượng tính giá thành như chi phí nhân công hay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đặc điểm hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trên cơ sở
khối lượng
Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung) được tập hợp vào các đối tượng chi
phí dựa trên các tiêu chí có ít hoặc không có mối quan hệ nhân quả với mức độ hoạt
động của bộ phận. Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ chi phí sản xuất chung
diện rộng duy nhất và tỷ lệ chi phí sản xuất chung theo bộ phận tức là theo hệ thống
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng sử dụng
phương pháp phân bổ dựa theo tiêu thức phân bổ cấp tổng thể hay bộ phận.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng phân bổ chi phí
gián tiếp dựa trên các tiêu thức đơn như tiền lương lao động trực tiếp hoặc số giờ
máy chạy, hoặc là theo Chi phí nguyên vật liệu chính…
Các chi phí gián tiếp như chi phí sử dụng máy, kiểm tra chất lượng, kiểm tra
tiến độ, mua, bảo dưỡng, giám sát và các chi phí phân xưởng chung (khấu hao nhà
xưởng, bảo hiểm, tiện ích và kho) được tập hợp như chi phí của các bộ phận phục
vụ. Các chi phí này lại được phân bổ cho các bộ phận sản xuất theo tỷ lệ đơn so với
số giờ lao động trực tiếp của từng bộ phận một cách đơn giản, hoặc đôi khi qua
những ý đồ phức tạp khó hiểu.


7
Để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung có thể sử dụng các tiêu thức như
tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp, với số giờ máy chạy, đơn vò nhiên liệu tiêu hao, số giờ công..
Các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở khối lượng
Tiêu thức phân bổ chi phí được xem là hợp lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau :
Phải gắn liền với sự phát sinh của chi phí được phân bổ.
Phản ánh mức chi phí chung sử dụng của mỗi bộ phận và mức lợi ích mà mỗi bộ
phận thụ hưởngvà tính đơn giản nhất quán và tiết kiệm.
 Giờ công lao động trực tiếp
Việc sử dụng giờ công lao động trực tiếp làm tiêu thức để phân bổ chi phí thường
cung cấp một cơ sở đònh hướng tốt hơn dựa vào các chi phí khác do bởi thời gian lao
động của công nhân trực tiếp liên quan chặt chẽ đến chi phí gián tiếp luôn có mối
liên hệ nhân quả tiền lương lao động trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Trong trường hợp tỷ suất lao động giống nhau, không có sự khác biệt chủ yếu
giữa tiêu thức giờ công lao động trực tiếp và tiền lương lao động trực tiếp. Nên việc
phân bổ chi phí gián tiếp theo phương pháp này là phù hợp hơn. Tuy nhiên nếu dựa
vào giờ công lao động trực tiếp nó sẽ không thể đúng được trong các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất với trang thiết bò không phải là tự động hoá mà chi phí của nó
rất thấp so với chi phí nhân công để vận hành máy móc thiết bò.
Việc sử dụng tiêu thức giờ công lao động trực tiếp có thể tạo ra những lệch lạc
lớn trong phân bổ chi phí sản xuất chung
 Tiền lương lao động trực tiếp
Để tính chi phí về tiền lương cần dựa vào hao phí thực tế về số lượng, chất lượng
lao động và đơn giá lương được quy đònh trong những điều kiện cụ thể. Số lượng lao
động mà đơn vò sử dụng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh gồm lao động
thường xuyên và lao động có tính chất tạm thời.

8

Phương pháp này để phân bổ chi phí gián tiếp cần sử dụng tiền lương lao động
trực tiếp của các công nhân sản xuất tạo ra sản phẩm. Như vậy đối với những sản
phẩm cần nhiều công nhân lao động hơn, tiền lương cao hơn sẽ phải gánh chòu phần
nguồn sử dụng nhiều hơn trong sản xuất và dung cấp dòch vụ và những sản phẩm
cần ít công nhân hơn nhưng lại đòi hỏi phải tự động hoá sản xuất tiền lương thấp
hơn thì gánh chòu phần ít hơn chi phí gián tiếp, nhưng thực tế lại không phải như vậy
do bởi nếu sử dụng máy móc tự động nhưng chi phí khấu hao, chi phí nhiên liệu sử
dụng cao hơn … thì chi phí gián tiếp phải nhiều hơn mới đúng.
 Số giờ máy chạy
Chi phí khấu hao, nhiên liệu xử dụng…. phụ thuộc vào việc sử dụng máy móc
thiết bò và thường biến động trực tiếp với việc sử dụng máy móc. Nhưng bên cạnh
đó nó cũng rất khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về sử dụng máy móc thiết bò.
Việc theo dõi mục đích sử dụng máy móc thiết bò cho một đối tượng chi phí cụ thể là
rất khó khăn, thời gian máy chạy không thể tính riêng chi từng đối tượng chi phí
được.
Chi phí gián tiếp được tập hợp vào các đối tượng chi phí dựa trên các tiêu chí có
ít hoặc không có mối quan hệ nhân quả với mức độ hoạt động của bộ phận. Sự phân
bổ chi phí như vậy có thể không chính xác và nhầm lẫn vì một sản phẩm có thể
gánh chòu quá nhiều chi phí trong khi các sản phẩm khác được đánh giá thấp hơn chi
phí thực tế.
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Mức phân bổ chi phí Chi phí sản xuất chung Số đơn vò của từng
sản xuất chung = thực tế phát sinh trong tháng x đối tượng theo
cho từng đối tượng Tổng số đơn vò của các đtượng tiêu thức được
được phân bổ tính theo tiêu thức lựa chọn
đựơc lựa chọn

9
VD1 : Số liệu tại Công Ty Z như sau :
Số lượng Sản phẩm hoàn thành X : 100, sản phẩm Y : 50

Số giờ công lao động trực tiếp và số giờ máy chạy được tập hợp (bảng 1.1)
BẢNG 1.1
DỮ LIỆU TẬP HP
Chi phí
X
Đơn vò sp
Y
Đơn vò sp
Tổng
cộng
Đ.giá
(đ)ù/giờ
Giờ công lao động trực tiếp
6giờ 4giờ 800giờ 15.000
Số giờ máy chạy
4giờ 3giờ 550giờ 40.000
Tổng chi phí sản xuất chung : 50.000.000 đ
Từ những giả thiết trên ta có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo một trong 2
cách sau :

10
 Giờ công lao động trực tiếp
50.000.000
Sản phẩm X = x 9.000.000 = 37.500.000
15.000 x 800

50.000.000
Sản phẩm Y = x 3.000.000 = 12.500.000
15.000 x 800
TC = 50.000.000


 Số giờ máy chạy
50.000.000
Sản phẩm X = x 16.000.000 = 36.364.000
550 x 40.000

50.000.000
Sản phẩm Y = x 6.000.000 = 13.636.000
550 x 40.000
TC = 50.000.000

Nếu lựa chọn tiêu thức phân bổ theo giờ công lao động trực tiếp, Chi phí sản
xuất chung phân bổ cho sản phẩm X : 37.500.000 Sản phẩm Y : 12.500.000, Nếu
lựa chọn tiêu thức phân bổ theo số giờ máy chạy Sản phẩm X : 36.364.000 Sản
phẩm Y : 13.636.000, Sản phẩm X chênh lệch giảm 1.136.000, sản phẩm Y chênh
lệch tăng 1.136.000.
Do vậy chỉ với việc đưa ra phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung dựa theo
tiêu thức giờ công lao động trực tiếp hay số giờ máy chạy thì chi phí của sản phẩm
này sẽ được tính vào chi phí cho sản phẩm khác và ngược lại.
Như vậy liệu các tiêu thức phân bổ theo hệ thống kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng có đem lại sự chính xác về giá thành
của sản phẩm hay không?

11
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá thành không chính xác là do cách thức phân
bổ chi phí, chi phí phát sinh từ bên trong các bộ phận sản xuất và chi phí được phân
bổ từ các bộ phận phục vụ cho các sản phẩm hầu như chỉ sử dụng tiêu thức phân bổ
theo cấp đơn vò hoặc dựa trên tiêu thức đơn và ít thể hiện mối quan hệ nhân quả như
phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu chính, số giờ máy chạy, số
giờ lao động trực tiếp.

Hệ thống tính giá thành trên cơ sở khối lượng có thể cung cấp giá thành chính
xác hơn và hợp lý hơn khi quá trình hoạt động của doanh nghiệp có những đặc điểm
sau:
Quy trình sản xuất đơn giản hoặc là giữa các chủng loại của sản phẩm và dòch vụ
ít có sự khác nhau.
Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí của sản phẩm
Quá trình chế biến đồng nhất giữa các chủng loại sản phẩm và dòch vụ
Kết Luận : Việc phân bổ chi phí sản xuất chung dựa vào số giờ công lao động
trực tiếp, số giờ máy chạy, hay tiền lương đều có thể dẫn đến không chính xác do
bởi một sản phẩm được sản xuất ra sẽ luôn luôn bò ảnh hưởng và bò chi phối bởi
nhiều nhân tố khác nhau. Nếu chúng ta cố gắng áp đặt sản phẩm đó vào một nhân
tố quyết đònh nào đó thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm
khác. Tuy nhiên tuỳ vào đặc điểm của từng ngành nghề mà ta có thể lựa chọn được
phương thức phân bổ mang tính thích hợp nhất.
1.1.2 Ưu nhược điểm của hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng.
1.1.2.1 Ưu điểm
Phương pháp này thuận lợi cho người quản lý quyết đònh sớm về giá bán sản
phẩm do bởi tính giá thành theo phương pháp phân bổ dựa vào tiêu thức khối lượng

12
sẽ giúp doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu của các tháng trước để đònh giá, xác
đònh giá bán nhanh chóng.
Phương pháp tính toán đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu và thích hợp cho việc đánh
giá hàng tồn kho để lập báo cáo tài chính. Chỉ cần xác đònh phân bổ dựa vào tiêu
thức nguyên vật liệu chính hay nhân công trực tiếp, số giờ máy chạy là có thể xác
đònh được chi phí sản xuất chung trong sản phẩm là bao nhiêu? Mà không phải mất
nhiều thời gian, nhân lực tính toán và theo dõi. Mặt khác nó có thể sử dụng nhất
quán từ năm này qua năm khác.
Ở những công ty có quy mô hoạt động chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ ít hơn

chi phí nhân công trực tiếp và khối lượng sản xuất là tương tự nhau phương pháp
phân bổ theo sản xuất chung có thể sẽ hợp lý hơn do bởi khi đưa ra quyết đònh sử
dụng phân bổ chi phí sản xuất chung phải tính toán đo lường và ghi nhận thông tin
chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại.
1.1.2.2 Nhược điểm
Tỷ lệ theo bộ phận cung cấp nhiều thước đo chi tiết hơn, đặc biệt nếu có các bộ
phận thực hiện các chức năng hoàn toàn khác nhau.
Phân bổ theo diện rộng thì đơn giản nhưng bỏ sót phân bổ chi phí của các bộ
phận phục vu.ï
Phương pháp tính giá thành này có thể dẫn đến giá thành không chính xác hoặc
là cao hơn thực tế hoặc là thấp hơn thực tế một cách đáng kể.
Giá thành thấp hơn thực tế : Chi phí cho sản phẩm cao nhưng giá thành tính được
thì thấp. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của một
doanh nghiệp (lỗ trong kinh doanh về mặt hàng đó).
Giá thành cao hơn thực tế : Chi phí cho sản phẩm thấp nhưng giá thành tính được
thì cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thò phần của công ty trên thò trường do
bởi khó mà cạnh tranh được so với các đối thủ khác.

13
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, tính toán
không chính xác giá thành một loại sản phẩm sẽ dẫn đến giá thành của tất cả các
sản phẩm khác cũng không được chính xác.
1.2 Hệ Thống kế toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hoạt
động.
1.2.1 Đặc điểm hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trên cơ sở hoạt động là gì?
Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung
gắn liền với mức độ hoạt động của đối tượng được phân bổ. Mức độ hoạt động của
một đối tượng nào đó là khả năng gây ra chi phí thuộc về một hoặc một số nguyên
nhân nhất đònh.

Dựa vào những nguyên nhân gây ra chi phí như số giờ máy chạy, số lần máy
chạy đơn vò nhiên liệu tiêu hao, số lượng nhân công trực tiếp, số giờ lao động trực
tiếp để tiến hành phân bổ những khoản thuộc chi phí cho từng đối tượng tính giá
thành.
1.2.1.1 Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên
cơ sở hoạt động là gì?
Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trên cơ sở hoạt động là
phương pháp xác đònh chi phí cho các đối tượng chòu chi phí trên cơ sở các hoạt động
chức năng đã thực hiện cho các đối tượng chòu chi phí, như số giờ lao động trực tiếp,
số giờ máy chạy, số lần cài đặt máy, số giờ kiểm tra kỹ thuật, số giờ kiểm tra chất
lượng sản phẩm, số lệnh sản xuất.
Tính giá thành trên cơ sở hoạt động là sự tập trung chi phí vào những trung tâm
hoạt động. Mỗi trung tâm đều được xem như là một phần của quy trình sản xuất.
Những chi phí theo hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ cho các đối tượng tính giá

14
thành như sản phẩm, dòch vụ theo số lượng hoạt động mà các đối tượng này đã sử
dụng.
1.2.1.2 Thủ tục phân bổ hai giai đoạn
Hệ thống tính giá thành trên cơ sở hoạt động (ABC) sử dụng cách tiếp cận hai
giai đoạn đơn giản, tương tự như hệ thống tính giá thành truyền thống nhưng mang
tính tổng quát hơn.
Thủ tục phân bổ chi phí hai giai đoạn là xác đònh CPSX chung cho các trung tâm
hoạt động chức năng hay các nhóm chi phí, rồi sau đó xác đònh CPSX chung cho các
đối tượng chòu chi phí.
 Giai đoạn 1 : Xác đònh những trung tâm hoạt động quan trọng liên quan đến
chi phí sản xuất chung và ghi nhận chi phí sản xuất chung cho mỗi trung tâm hoạt
động như:
Trung tâm tiếp nhận và cung ứng nguyên vật liệu, trung tâm hoạt động kỹ thuật
cơ điện, trung tâm cài đặt, trung tâm hoạt động KCS, trung tâm quản lý điều

hành chung, trung tâm thực hiện lệnh sản xuất…
 Giai đoạn 2 : Phân bổ chi phí của mỗi khu vực chi phí : CPhí sản xuất chung
được mở chi tiết để tập hợp và phân bổ chi phí của từng trung tâm hoạt động, kế
toán phải tính nhiều tỷ lệ phân bổ sản xuất chung như :Phân bổ chi phí theo các số
giờ máy chạy, số giờ cài đặt máy, thực hiện lệnh sản xuất, số lượng đơn đặt hàng….
Tương ứng với mỗi một trung tâm đã được xác đònh ở giai đoạn 1.
1.2.1.3 Khi nào cần hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trên cơ sở hoạt động.
Nguyên nhân làm cho hệ thống tính giá thành trên cơ sở khối lượng không còn
tin cậy và chính xác là do những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất. Trước đây để sản
xuất ra sản phẩm, nhu cầu của người sử dụng không cao nên kỹ thuật sản xuất

15
thường thủ công và mang nặng tính cơ bắp. Khi xã hội phát triển và tiến cao hơn
nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đơn thuần mà họ yêu
cầu sản phẩm phải ngày một lớn hơn về mẫu mã, chất lượng, chủng loại và phải có
sự tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất như công nghệ máy móc… Sự đổi mới công nghệ
nhằm hiện đại hoá và tăng cường sức sản xuất để làm cho sản phẩm có sự thay đổi
và như thế cũng kéo theo sự đòi hỏi giá thành của một sản phẩm phải có sự chính
xác để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
Do tình trạng không chính xác của hệ thống tính giá thành trên cơ sở khối lượng
càng gia tăng khi tính đa dạng của sản phẩm gia tăng vì vậy thông tin giá thành sản
phẩm không chính xác có thể dẫn đến những hậu quả chiến lược không được như
mong muốn ; chẳng hạn các quyết đònh sai về mặt hàng kinh doanh, đònh giá không
thực tế và phân bổ các nguồn lực không hiệu qủa. Vì vậy công việc đòi hỏi các cấp
quản trò cần phải có sự thay đổi trong nhận thức cũng như trong chiến lược hoạt
động kinh doanh của mình để làm sao mang lại hiệu quả trong công viêc bằng việc
tìm ra được hệ thống tính giá thành mới và chính xác hơn. Do đó hệ thống tính giá
thành trên cơ sở hoạt động đã được quan tâm tới.
ABC được thực hiện khi chi phí đo lường các hoạt động chức năng giảm, có thể

do các hệ thống xử lý bằng máy tính trong sản xuất. Ngày nay khi công nghệ phát
triển việc sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ không còn tồn tại thay vào đó là công
nghệ máy móc hiện đại đem lại năng xuất và chất lượng cho sản phẩm vì thế việc
theo dõi quy trình công nghệ này cũng đòi hỏi phải có hệ thống sử lý bằng máy tính
trong sản xuất .
Chi phí của lỗi đònh giá sai.
Việc xác đònh đúng giá thành của một sản phẩm có chức năng vô cùng quan
trọng như chức năng thước đo bù đắp chi phí, chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy
kinh tế vì vậy giá thành đã trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế có ý nghóa rất

16
quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Giá thành còn
là cơ sở giúp cho người quản lý đònh giá bán cho sản phẩm, dòch vụ và dùng để xác
đònh giá trò hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính và để xác đònh thu nhập thuần
(lợi tức thuần) trong một thời kỳ nhất đònh. Khi việc đònh giá cho một sản phẩm sai
sẽ dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh không tốt nhưng nếu chúng ta không quan tâm
đến việc xây dựng một phương pháp tính giá thành đúng và chính xác sẽ dẫn đến lỗi
đònh giá sai sản phẩm. Vì vậy hệ thống tính giá thành ABC được sử dụng thay thế
các hệ thống tính giá thành theo cơ sở khối lượng để tránh tình trạng chi phí của lỗi
đònh giá sai.
Tính đa dạng cao về khối lượng, qui mô, và độ phức tạp
Nhân tố kỹ thuật thay đổi tác động đến đối tượng lao động, tăng cường chất
lượng lao động và làm cho giá thành có sự thay đổi. Việc tạo ra những phương pháp
tính giá thành mới có hiệu quả và có khả năng thay thế cho phương pháp cũ sẽ được
sử dụng tạo ra những biến động trong cấu thành giá thành sản phẩm.
Những nhân tố kỹ thuật tác động đến tính chuyên môn hoá cao hơn đồng thời
với việc tăng cường trình độ lành nghề một cách thích đáng từ đó làm cho giá thành
sản phẩm có sự thay đổi. Mặt khác nhân tố kỹ thuật tác động đến thay đổi hoàn
thiện quy trình công nghệ, hệ thống quản lý được tăng cường và hoàn thiện cả về tổ
chức lẫn trang thiết bò, phương tiện kỹ thuật phục vụ.

1.2.1.4 Các bước để thiết kế hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở hoạt động
Bước 1 : Nhận diện các chi phí nguồn lực và các hoạt động chức năng.
Hoạt động chức năng cấp – đơn vò – hoạt động chức năng được thể hiện cho
từng đơn vò khối lượng sản xuất (vật liệu trực tiếp sử dụng, số giờ lao động trực tiếp,
lắp ráp một bộ phận).

17
Hoạt động chức năng cấp nhóm sản phẩm, hoạt động chức năng được thể
hiện cho từng nhóm sản phẩm chứ không phải cho từng đơn vò khối lượng sản xuất
(cài đặt máy, đặt hàng, sắp xếp sản xuất).
Hoạt động chức năng duy trì – sản phẩm – hoạt động được thực hiện để hỗ
trợ sản xuất sản phẩm quy đònh (thiết kế sản phẩm, quản lý phụ tùng, phát hành các
đơn đặt hàng thay đổi kỹ thuật).
Hoạt động duy trì – sản xuất – hoạt động được thực hiện để duy trì sản xuất
nói chung (bảo vệ, khấu hao nhà xưởng, quản lý phân xưởng..).
Các hoạt động chức năng và các cấp hoạt động
Hoạt động chức năng Các Cấp hoạt động
Chi phí nguyên vật liệu Cấp đơn vò
Giờ lao động trực tiếp Cấp đơn vò
Giờ máy chạy Cấp đơn vò
Số lượng lệnh sản xuất Nhóm
Số lượng bộ phận hợp thành Nhóm

Bước 2 : Xác đònh các CP nguồn lực cho các hoạt động chức năng
Xác đònh các nguồn lực và tiêu thức phân bổ sử dụng nguồn lực
Nguồn lực Phân bổ sử dụng nguồn lực
Nhân công Số lượng công nhân
Kho Số lượng mặt hàng được đặt
Kỹ sư Thời gian làm việc

Quản đốc Thời gian làm việc
Kế toán Thời gian làm việc
Ngiên cứu và phát triển Số lượng mã sản phẩm mới
Bước 3 : Xác đònh CP hoạt động chức năng cho các đối tượng chòu chi phí

18
Hoạt động Tiêu thức phân bổ hoạt động
Kiểm tra chất lượng sản phẩm Số giờ kiểm tra
Liên quan đến lao động Số lao động
Xử lý sản xuất Số loạt sản phẩm
Cài đặt máy Số giờ cài đặt
Hỗ trợ sản phẩm Số lượng sản phẩm
Chạy máy Số giờ máy chạy
Cung cấp tiền thưởng Chi phí nhân công trực tiếp
Thực hiện lệnh sản xuất Số lệnh sản xuất
Những hoạt động được hình thành từ cùng một sự kiện, chuẩn bò các yêu cầu sản
xuất, sắp xếp các loạt sản xuất, thực hiện kiểm tra phần đầu tiên, và di chuyển vật
liệu, tất cả có thể sử dụng cùng một tiêu thức phân bổ hoạt động.
VD2: Số liệu tại Công Ty Z như sau :
Số lượng Sản phẩm X : 100, sản phẩm Y : 50 .Chi phí giờ công lao động trực
tiếp, tiền lương lao động trực tiếp và số giờ máy chạy (Xem bảng 1.2)
BẢNG 1.2
TẬP HP DỮ LIỆU
Chi phí X Y
Tổng cộng
Giờ công lao động trực tiếp
6giờ 4giờ 800giờ
Tiền lương lao động trực tiếp
70.000 90.000 11.500.000
Số giờ máy chạy

4giờ 3giờ 550giờ
Chi phí cho một giờ máy chạy 40.000 đ/giờ. Chi phí giờ công lao động trực
tiếp 15.000 đ/giờ. Tổng chi phí sản xuất chung : 50.000.000 đ (cài đặt máy tính,
chi phí vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí KCS, Chạy máy, Thực hiện lệnh..)

19
Theo phương pháp ABC. Nhận diện các hoạt động chức năng các tiêu thức phân
bổ, sử dụng nguồn lực theo các hoạt động chức năng, các chi phí dự toán (Xem
Bảng 1.3)
BẢNG1.3
NHẬN DIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
Hoạt động chức năng Chi phí Tiêu thức phân bổ theo các hoạt
động chức năng
Chi phí quản lý phân xưởng 11.500.000 Số giờ công lao động trực tiếp
Thực hiện lệnh sx 5.000.000 Số lệnh sxuất được thực hiện
Chạy máy 22.000.000 Số giờ máy chạy
Kỹ thuật 7.000.000 Tỷ lệ thành phẩm hoàn thành
Đơn đặt hàng và Đóng gói 4.500.000 Số đặt hàng đóng gói
Tổng cộng 50.000.000

Các chi phí nguồn lực cho từng hoạt động chức năng sẽ được thể hiện như thế nào?
(Xem Bảng 1.4)
BẢNG1.4
CHI PHÍ NGUỒN LỰC CHO TỪNG HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
X Y Tổng cộng
Giờ công quản lý 6giờ 4giờ 800giờ
Thực hiện lệnh sản xuất 1lệnh x 20s.phẩm 1lệnh x 10 s.phẩm 10 lệnh
Chạy máy 4giờ 3giờ 550giờ
Kỹ Thuật 66%/ 100 sản phẩm 34%/50 sản phẩm 100%
Đơn đặt hàng Đóng gói 1đơn x 10 sp 1 đơn x 5 sp 15 đơn

Từ việc phân tích ra chi phí nguồn lực cho các hoạt động chức năng ta tính tỷ lệ
phân bổ theo các tiêu thức hoạt động. (Xem Bảng 1.5)


20
BẢNG 1.5
TỶ LỆ PHÂN BỔ THEO TIÊU THỨC HOẠT ĐỘNG
Chi phí Sử dụng nguồn lực Tỷ lệ phân bổ
Giờ công quản lý 11.500.000 800 giờ 14.375
Thực hiện lệnh sản xuất 5.000.000 10 lệnh 500.000
Chạy máy 22.000.000 550giờ 40.000
Kỹ Thuật 7.000.000 100% 7.000.000
Đơn đặt hàng Đóng gói 4.500.000 15 đơn 300.000
Tổng cộng 50.000.000



Tất cả những nhân tố trên ta có thể tính và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại
sản phẩm như sau : Sản phẩm X (Xem bảng 1.6), Sản phẩm Y (Xem 1.7).

BẢNG 1.6
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG PHÂN BỔ CHO SẢN PHẨM X
Số lượng : 100 sản phẩm
Tiêu thức phân bổ

(1)
Tỷ lệ phân
bổ
(2)
Sử dụng

nguồn lực
(3)
CPSXC
phân bổ
(4= 3 x2)
CPSXC đơn

(5 = 4 : SL)
Giờ công quản lý 14.375 6giờ x 100 8.625.000 86.250
Thực hiện lệnh sản xuất 500.000 5lệnh 2.500.000 25.000
Chạy máy 40.000 4giờ x 100 16.000.000 160.000
Kỹ Thuật 7.000.000 66% 4.620.000 46.200
Đơn đặt hàng, đóng gói 300.000 10 đơn 3.000.000 30.000
Tổng cộng 34.745.000 347.450







21
BẢNG 1.7
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG PHÂN BỔ CHO SẢN PHẨM Y
Số lượng : 50 sản phẩm
Tiêu thức phân bổ

0(1)
Tỷ lệ
phân bổ

(2)
Sử dụng
nguồn lực
(3)
CPSXC
phân bổ
(4= 3 x2)
CPSXC đơn

(5 = 4 : SL)
Giờ công quản lý 14.375 4giờ x 50 2.875.000 57.500
Thực hiện lệnh sản xuất 500.000
5lệnh
2.500.000 50.000
Chạy máy 40.000
3giờ x 50
6.000.000 120.000
Kỹ Thuật 7.000.000 34% 2.380.000 47.600
Đơn đặt hàng Đóng gói 300.000 5 đơn 1.500.000 30.000
Tổng cộng 15.255.000 305.100
1.2.1.5 So sánh hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trên cơ sở hoạt động với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở khối lượng.
Về căn bản hệ thống kế toán chi phí sản xuất theo ABC cũng giống như hệ thống
kế toán chi phí sản xuất trên cơ sở khối lượng. Chúng ta cũng tập hợp theo 3 khoản
mục chính
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên điều khác biệt căn bản ở phương pháp này chính là cách thức tập hợp

và phân bổ chi phí sản xuất chung theo những trung tâm hoạt động khác nhau và

22
tiêu thức lựa chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung khác nhau. Nó đa dạng hơn và
công phu hơn.
Phương pháp ABC
Theo phương pháp ABC được tập hợp theo những nguyên nhân gây ra chi phí, để
làm cơ sở phân bổ chi phí cho đối tượng tính giá thành. Công thức như sau :
Phân bổ chi phí

Chi phí tập hợp theo Nguyên nhân gây ra chi
cho từng đối tượng = trung tâm hoạt động x phí cho từng đối tượng
tính giá thành Tổng nguyên nhân tính giá thành
Các hoạt động chi phí gián tiếp như chạy máy, xử lý sản xuất, cài đặt máy, hỗ
trợ sản phẩm sẽ được phân thành cấp bậc chi phí như sau:
Hoạt động Cấp bậc chi phí
Chạy máy Tổng thể doanh nghiệp
Xử lý sản xuất Loạt sản phẩm
Cài đặt máy Loạt sản phẩm
Hỗ trợ sản phẩm Sản phẩm
 Phương pháp ABC tập hợp chi phí gián tiếp dựa trên các hoạt động phải gánh
chòu chi phí hơn là tập hợp chi phí một cách chủ quan theo phương pháp truyền
thống.
 Phương pháp ABC cải tiến ước tính chi phí gián tiếp bằng việc sử dụng các
tiêu thức phân bổ phức hợp để tập hợp chi phí của các hoạt động vào các sản phẩm
có liên quan đến nguồn tiêu dùng bởi các hoạt động này.
 Hệ thống ABC xác đònh nhóm chi phí các hoạt động chức năng hoặc các
trung tâm hoạt động chức năng chứ không phải các trung tâm chi phí bộ phận hay
tổng thể.
 Tiêu thức phân bổ mà hệ thống ABC sử dụng để xác đònh các chi phí hoạt

động chức năng cho các đối tượng chòu chi phí là các tiêu thức dựa trên một hoạt
động hay các hoạt động chức năng đã thực hiện cho các đối tượng chòu chi phí.
 Khi áp dụng phương pháp ABC, chi phí sản xuất chung chuyển dần từ những
sản phẩm có khối lượng sản xuất nhiều, giá trò cao đến những sản phẩm có khối
lượng sản xuất ít, giá trò thấp.
 Tập hợp chi phí gián tiếp theo những hoạt động khác nhau. Chi phí của mỗi
hoạt động được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp của hoạt
động đó.
 Phương pháp chi phí theo hoạt động dựa trên các tiêu chí có liên hệ với nhiều
hoạt động để phân bổ chi phí gián tiếp thay vì dựa trên một cơ sở đơn (Phương pháp
truyền thống)
 Phân bổ chi phí sản xuất chung: Phương pháp ABC phân bổ chi phí sản xuất
chung bằng cách xác đònh các trung tâm hoạt động, Việc ghi nhận chi phí cho mỗi

23
trung tâm và lựa chọn các nguyên nhân gây ra chi phí. Còn phương pháp truyền
thống thì phân bổ chi phí sản xuất chung dựa và những tiêu thức liên quan đến khối
lượng (tỷ lệ nguyên vật liệu chính, nhân công trực tiếp hay số giờ máy chạy…)

Phương pháp Giá thành trên cơ sở khối lượng
 Theo phương pháp tính giá thành sản xuất truyền thống thì các chi phí gián
tiếp như chi phí sử dụng máy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát, khấu hao nhà
xưởng, … được tập hợp như các bộ phận phục vụ. Các chi phí này sau được phân bổ
cho các bộ phận sản xuất theo tỷ lệ hoặc là số giờ lao động, hoặc là chi phí nguyên
vật liệu chính hoặc là số giờ máy chạy.
 Hệ thống tính giá thành truyền thống sử dụng các bộ phận hoặc các trung tâm
chi phí để tập hợp và phân bổ chi phí thay vì dùng các trung tâm chi phí, hệ thống
ABC dùng các hoạt động để tập hợp chi phí có nghóa là thay vì hỏi làm thế nào để
phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ cho các bộ phận sản xuất, hộ thống ABC
đòi hỏi hoạt động nào được thực hiện bởi các nguồn lực của các bộ phận phục vụ.

Chi phí nguồn lực được phân bổ cho các hoạt động trên cơ sở nguồn lực được sử
dụng để thực hiện các hoạt động là bao nhiêu.
 Điều thật sự khác là đã bỏ qua ảnh hưởng của các nhân tố gây ra chi phí. Khi
áp dụng giờ lao động trực tiếp làm căn cứ phân bổ dàn trải đều chi phí cho tất cả
sản phẩm
1.2.2 Ưu nhược điểm của hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trên cơ sở hoạt động
1.2.2.1 Ưu điểm
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng trung tâm hoạt động chi phí sẽ
làm tăng tính chính xác hơn đối với giá thành một sản phẩm đồng thời phản ánh
đúng được giá trò tạo ra mỗi sản phẩm đó. Tránh được trường hợp đội giá thành lên
quá cao hoặc giảm giá thành quá thấp của sản phẩm.
Việc thay đổi phương thức phân bổ chi phí sản xuất chung buộc đồng bộ trong xí
nghiệp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm để không ngừng hạ thấp giá
thành.
Qua việc phân tích tính toán giá thành theo ABC có lợi thế là chính xác hơn
phương pháp truyền thống giúp cho nhà quản trò phát hiện ra sản phẩm nào sẽ mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể điều chỉnh năng lực hoạt
động để đáp ứng nhu cầu sản xuất cần thiết đồng thời đưa ra quyết đònh chiến lược
kinh doanh đối với sản phẩm cũng như khách hàng.
Khi chi phí sản xuất chung được phân bổ trực tiếp đối với mỗi trung tâm hoạt
động như (trung tâm hoạt động KCS, trung tâm hoạt động kỹ thuật cơ điện…) giá
thành mỗi một loại sản phẩm sẽ phản ánh đúng được tính chất của nó điều này cũng
giúp cho doanh nghiệp nhận biết và so sánh hoặc có thể tính toán lại và đưa ra

24
những biện pháp thích hợp là nên giảm chi phí cho trung tâm nào và đầu tư thêm
vào trung tâm nào để đạt hiệu quả hơn.
Việc hạch toán chi phí theo các trung tâm hoạt động từ đó xác đònh giá thành sản
phẩm phù hợp cho việc quản lý chi phí theo nội dung và theo chức năng mà qua đó

kiểm soát chặt chẽ hơn việc phát sinh và sử dụng chi phí gắn liền với yêu cầu tiết
kiệm.
ABC giúp cho nhà quản trò kiểm soát các hoạt động gây ra chi phí một cách tốt
hơn. Với việc quản lý kinh doanh trên cơ sở hoạt động, họ chọn những dự án có khả
năng sinh lợi cao để cải tiến hoạt động. Bằng việc phân bổ chi phí hoạt động cho
các đối tượng chòu chi phí, các nhà quản trò sẽ nhận ra những sản phẩm, dòch vụ và
khách hàng có khả năng sinh lợi và không có khả năng sinh lợi. Sau đó họ sử dụng
việc quản lý chiến lược trên cơ sở hoạt động bằng việc ra các quyết đònh về giá, kết
cấu sản phẩm, thiết kế sản phẩm, các mối liên hệ với khách hàng và nhà cung cấp,
các quyết đònh về kỹ thuật để chuyển các sản phẩm và khách hàng không có khả
năng sinh lợi thành các sản phẩm khách hàng có khả năng sinh lợi.
Khi công ty áp dụng phương pháp ABC chi phí sản xuất chung chuyển dần từ
những sản phẩm có khối lượng sản xuất nhiều, giá trò cao đến những sản phẩm có
khối lượng sản xuất ít, giá trò thấp. Kết quả là giá thành đơn vò sản phẩm có khối
lượng sản xuất ít tăng lên so với cách tính trước.
Cung cấp những thước đo chính xác hơn về các chi phí phân bổ theo tiêu thức
hoạt động chức năng.
Giúp nhà quản trò nhận diện và kiểm soát các chi phí nguồn lực không được
sử dụng.
1.2.2.2 Nhược điểm
Phương pháp tính giá thành phức tạp hơn so với phương pháp truyền thống.
Chi phí duy trì cho hoạt động ABC là tốn kém hơn. Doanh nghiệp phải đầu tư
hơn về nguồn nhân lực để theo dõi tỉ mỉ, cẩn thận hoạt động chi phí phát sinh,.
Có những chi phí phát sinh ngoài các trung tâm hoạt động chính phải xếp chúng
vào trung tâm hoạt động khác, do vậy vẫn có những sản phẩm phải đội thêm chi phí
không hợp lý do trung tâm khác gây nên.
Quá trình quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động, những sự chống đối có tính chất
cá nhân và tổ chức vẫn có thể phát sinh làm cản trở việc sử dụng hiệu quả hệ thống
này. Đòi hỏi các nhân viên kế toán phải nhạy cảm với những điều kiện làm cho sự
chống đối đó phát sinh nhằm đưa ra các biện pháp tốt để vượt qua.

Có những chi phí có thể đòi hỏi phân bổ cho các bộ phận và sản phẩm trên cơ
sở những thước đo khối lượng chủ quan. Có những chi phí liên quan đến sản phẩm
cụ thể bò bỏ sót.

25

×