Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị chiến lược nghiên cứu ngân hàng vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.81 KB, 27 trang )

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Lớp: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Doanh nghiệp nghiên cứu: Ngân Hàng Vietcombank
Mục Lục:

Trang

Phần A: Giới thiệu Vietcombank……………………………………… 3
I.
Giới thiệu chung về Ngân hàng Vietcombank
II.
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
Phần B: Phân tích môi trường bên ngoài……………………………. 6
I.
Môi trường vĩ mô………………………………………………...6
1. Nhân tố chính trị - pháp luật
2. Nhân tố văn hóa - xã hội
3. Nhân tố công nghệ
4. Nhân tố kinh tế
II.
Môi trường ngành………………………………………………..9
1. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
2. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
4. Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Phần C: Phân tích nội bộ doanh nghiệp…………………………… 13
I.
Sản phẩm và thị trường
II.
Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị
Phần D: Lựa chọn chiến lược………………………………….… 17


I.
Ma trận SWOT
II.
Ba chiến lược cạnh tranh …………………………… 18
1. Chiến lược dẫn đầu bằng chi phí
2. Chiến lược khác biệt hóa
3. Chiến lược
III. Các chiến lược tăng trưởng………………………….21
1. Chiến lược chuyên môn hóa
2. Chiến lược đa dạng hóa
3. Chiến lược tích hợp
4. Chiến lược cường độ
5. Chiến lược liên minh hợp tác
1


Phần E: Đánh giá chiến lược………………………………………… 25
I.
Đánh giá chung
II.
Một số vấn đề dặt ra trong việc thực hiện chiến lược của
Vietcombank .

A. Giới thiệu Vietcombank
I.

Giới thiệu chung về Vietcombank

- Thành lập từ năm 1963, Vietcombank là một trong những ngân hàng
thương mại lớn nhất tại Việt Nam, hoạt động uy tín trong các lĩnh vực tài

trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng và
các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Song song với việc phát triển
thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với những khách hàng là
những tổng công ty và các doanh nghiệp lớn, Vietcombank cũng là ngân
hàng tiên phong trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm và dịch vụ thẻ tại Việt
Nam. Với hơn 20 năm không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, nâng
cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thẻ cũng
như phát triển mạng lưới ĐVCNT và ATM bao phủ rộng khắp toàn quốc,
Vietcombank luôn giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu chiếm thị phần phát
hành và thanh toán thẻ áp đảo trên toàn thị trường.
- Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng duy nhất phát hành thẻ American
Express, ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ American Express tại Việt
Nam, góp phần mang tới cho chủ thẻ cơ hội tiếp cận tới hàng triệu Đơn vị
chấp nhận thẻ của American Express trên toàn thế giới cũng như mang hàng
triệu chủ thẻ American Express trên toàn thế giới đến với Việt Nam.
- Vietcombank đã vinh dự được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng có thành
tích xuất sắc nhất trong hoạt động thẻ và có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của thị trường thẻ Việt Nam” do Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam trao
tặng, “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất” do Tổ chức Guinness
Việt Nam ghi nhận, giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”, “Sao vàng đất
Việt” và các giải thưởng khác do các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế
trao tặng.
- Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2009 bao gồm 1 hội sở chính,
1 sở giao dịch, trên 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn
quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, một công ty con
tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh,3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại

2



diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa
dạng hóa với 1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận thẻ của
Vietcombank trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi
mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
- Vietcombank hoạt động chính trong lĩnh vực dịch vụ tài chính:
+ Trọng tâm là các hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền
thông là ngân hàng bán buôn (chuyên kinh doanh phục vụ khách hàng là các
doanh nghiệp).
+ Hoạt động ngân hàng bán lẻ bao gồm: Hoạt động trong lĩnh vực tiêu
dùng; dịch vụ cho vay gắn với bất động sản, cho vay cầm cố, cho vay mua
nhà; kinh doanh dịch vụ tài chính….
+ Bảo hiểm bao gồm: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân
thọ, tái bảo hiểm…
+ Ngân hàng đầu tư: Kinh doanh và đầu tư chứng khoán; hoạt động quản lý
tài sản/ quỹ đầu tư…
+ Dịch vụ tư vấn mua, bán, chia tách và sát nhập công ty….
+ Và một số dịch vụ tài chính khác….
- Bên cạnh đó, VCB cũng có các hoạt động phi tài chính như: Kinh doanh và
đầu tư bất động sản; đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng;
nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy
tờ có giá trị khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước, vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động
vốn khác theo quy định.
- Các hoạt động tín dụng: cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng các phương tiện
thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong
nước vàquốc tế, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh

toán cho khách hàng.
- Một số hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền
tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và USD,
kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, cung ứng các
dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty
trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ….
II. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược:
3


Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chưa chính thức đưa ra triết lý kinh
doanh của mình. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng
với kinh nghiệm hoạt động trải qua 45 năm, VCB đã xác định tầm
nhìn chiến lược như sau:
Xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn tài chính hướng khách hàng, hoạt
động đa năng trên phạm vi trong nước và quốc tế, mang lại cho khách hàng
những dịch vụ tốt nhất, hài hòa lợi ích giữa cổ đông và cán bộ công nhân
viên trong mục tiêu chung vì một Việt Nam thịnh vượng.
Tầm nhìn 2020:
Phấn đấu trở thành 1 trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất khu vực
châu Á (không bao gồm Nhật Bản) vào năm 2015-2020.
Sứ mạng kinh doanh của VCB
- Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt
- Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng
- Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường.
Mục tiêu cụ thể:
Vietcombank xác định cho mình các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở
mô thức hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB
Holdings) cùng với kỳ vọng có được sự đóng góptích cực của các cổ đông
mới, đặc biệt là các cổ đông/ đối tác chiến lược trong và ngoài nước:

- Hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động
kinhdoanh “lõi”của NHTMCP NTVN:
• Hoạt động ngân hàng thương mại – duy trì vị thế dẫn đầu
trong lĩnhvực kinh doanh chủ đạo và truyền thống này của
NHTMCP NTVN (ngân hàng bán b uô n ; ki n h do a n h vố n
( t r ea s u r y ) ; d ị c h vụ t ha n h t o á n ; t à i t r ợ t h ư ơ n g m ạ i
( t r a d e finance); tài trợ/đầu tư dự án…);
• Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ
vàd o a n h n gh i ệ p vừ a & n hỏ ; n gâ n hà n g đ ầ u t ư ( t ư vấ n ,
m ô i g i ớ i , ki n h do a n h c h ứ n g khoán, quản lý quỹ đầu tư…); dịch
vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác.
• Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn
đấu nângchỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan
trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA”
theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

4


- Đẩy mạnh việc phát triển Tập đoàn thông qua hoạt động mua bán và
sáp nhậpcông ty; đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính có khả năng sinh lợi
cao; đầu tư/quản lýđầu tư, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.
- Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh
tế làmmục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.
- Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp
với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực: nghiên
cứu chiến lược; quản trị rủi ro;quản trị tài chính, kiểm tra/kiểm toán nội
bộ.
- Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách
minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất
trong hoạt động kinhdoanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công
nghệ hiện đại.
- Bảo vệ quyền lợi cổ đông , đặc biệt chú trọng đến lợi ích của các cổ
đông thiểusố.
- Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân
tài; ứng dụnghệ thống khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao
động phù hợp; xây dựngđội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn
cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.

B. Phân tích môi trường kinh doanh
I.
Môi trường vĩ mô
1. Nhân tố chính trị - pháp luật
- Chính trị: sự tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp
+ Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế
giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng
và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
+ Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm
đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân
hàng phát triển.
+ Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại
Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo
điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
+ Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công,
bãicông…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanhnghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư
vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân Hàng
5



- Pháp luật:
+ Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ củaluật
pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng,
mộtngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành
Ngân hàng đượcđiều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp
luật, hơn nữa các Ngân hàngthương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của
Ngân hàng Nhà Nước.
+ Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:
• Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992)
• Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
• Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 -7.2000)
• Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)
• Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)
Việt Nam đang dần hoàn thiện Bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các
chính sách kinh
doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng
được hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch.
2. Nhân tố văn hóa- xã hội:
- Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc
thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân
hàng cung cấp ngày càng tăng.
- Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những
quyluật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình
kinh tế lạm phátthì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
- Tốc độ đô thị hoá cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới)
cùngvới cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do
Ngân hàngmang lại gia tăng. Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ dẫn
đến nhu cầu vốn, tài chính tăng.

3. Nhân tố công nghệ
- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội
cũngnhư thách thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng
các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với sự phát triển kinh
tế của đất nước, đổi mới và hội nhập, hệ thống kỹ thuật – công nghệ của
ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng..

6


- Các Ngân hàng nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng
trongnước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong
nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.
- Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt
độngkinh doanh của Ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép
Ngân hàng đổimới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức
phân phối, và đặc biệt là pháttriển các sản phẩm dịch vụ mới. Ngân hàng nào
có công nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với
các Ngân hàng khác.
- Điển hình khi Ỉnternet và Thương mại điện tử phát triển, nhu cầu sử dụng
các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng, vì vậy việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin như chữ ký số, thanh toán điện tử liên ngân hàng,
hệthống thanh toán bù trừ điện tử ...để đưa ra các dịch vụ mới như: Hệ thống
ATM,Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking…sẽ giúp cho các
ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự
trung thành ở khách hàngcủa mình.
4. Nhân tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Vietcombank:

• Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng:
Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay
từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách
tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành Ngân
hàng cũng như đến nền kinhtế.
Việc khan hiếm nguồn tín dụng, lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng mạnh
đến hoạt động của VCB. Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7/2008 cũng chứng
kiến sự biến động mạnh mẽ trong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la
Mỹ (USD).
• Đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giádầu
mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã tạo môi
trườngthuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế. Một số nhà đầu cơ và tập
đoàn tài chính đa quốc gia với tài sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị
trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào sản xuất quan trọng lần lượt
là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền tệ và tài sản tài chính của các
quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng nói
chung và VCB nói riêng.
• Lạm phát và tăng trưởng:

7


Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung
Quốc,với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình
quân đầu ngườicủa VN cũng tăng khoảng 10%/năm trong vòng 5 năm qua.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân
tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua.
Vụ Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu (cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa vay) của hệ thống ngân hàng tính đến 31-7-2008 là
3,64% (số tuyệt đối là10.886 tỉ đồng), tăng 1% so với 2007. Hiện nay, nhà
nước đang đứng trước bài toán giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng.
• Sụt giảm trên thị trường chứng khoán
Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại
cổ phiếu có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội. Đến cuối năm
2008, giá trịcác chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường trong nước có nhiều lo ngại
trướcnguy cơ thâm nhập của những “cá mập” quốc tế
Kết luận: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát
triển của ngân hàng VIETCOMBANK ở mọi khía cạnh và mọi góc độ.
II.
Môi trường ngành
1. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Vietcombak huy động vốn từ các nhà cung ứng: dân chúng, cổ đông, các
doanh nghiệp, các ngân hàng khác, các đối tác lien minh chiến lược … và
chịu sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này.
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hệ thống Ngân hàng thương mại và
Vietcombank phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách của NH
Nhà nước thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính
sách tỷ giá, chính sách về lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ.
• Các tổ chức, khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng: quyền lực
thương lượng của họ không cao do mức độ tập trung không cao và
đặc điểm sản phẩm hàng hoá/dịch vụ.
• Huy động vốn từ các ngân hàng khác: Vietcombank có sự liên doanh,
liên kết với nhiều ngân hàng khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển
nhưng do Vietcombank là ngân hàng hàng đầu tại VN nên quyền lực
thương lượng vẫn nghiêng về Vietcombank.
2. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng


8


Khách hàng của Ngân hàng có hai loại. Đó là khách hàng đi vay vốn và
khách hàng cung cấp vốn – tức người đi gửi tiền.
• Đối với khách hàng đóng vai trò cung cấp vốn thì quyên thương lượng
là khá mạnh. Bởi sự phát triển và tồn tại của ngân hàng dựa trên đồng
vốn huy động được của khách hàng. Với chi phí chuyển đổi ngân
hàng thấp nên nguy cơ thay thế của ngânhàng ở Việt Nam, đối với
khách hàng tiêu dùng là khá cao.
• Đối với khách hàng đi vay vốn lại khác, quyền lực thương lượng
củahọ yếu hơn so với các Ngân hàng. Khi vay vốn, khách hàng cần
phải trình bày các lýdo, giấy tờ chứng minh tài chính… Và việc có
vay được vốn hay không còn phải phụthuộc vào quyết định của Ngân
hàng
3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
- Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt khi hàng loạt tổng
công ty là các khách hàng ruột của Vietcombank ráo riết thành lập ngân
hàng, công ty tàichính. Ngân hàng Nhà nước vừa đồng ý nguyên tắc thành
lập cho 4 ngân hàng mới vớiquy mô rất lớn và sẽ tiếp tục cấp phép. Các
ngân hàng nước ngoài HSBC, ANZ và Standard Charterred Bank cũng đã
nộp đơn xin thành lập ngân hàng con tại Việt Nam.Vietcombank sẽ chịu áp
lực về sự ra đi của các khách hàng lớn và các nhân viên chủ chốt khi hàng
loạt ngân hàng thành lập mới dự kiến cần tới hàng ngàn nhân sự cao cấp từ
cấp trưởng phó phòng chi nhánh.
- Vietcombank có sự cạnh tranh với tất cả các ngân hàng trong ngành trong
đó đối thủ cạnh tranh chính và trực tiếp là: ACB và Eximbank
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:Techcombank, BIDV, Agribank, VP Bank,
ABB, …..
-Phân tích một số đối thủ cạnh tranh lớn:

+ Ngân hàng Vietin: Ngân hàng Vietinbank có hệ thống trải rộng toàn quốc
với :
• 3 sở giao dịch
• 150 chi nhánh
• Trên 1000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
• 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và
Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH
MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty
TNHH MTV Công đoàn.

9


• 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm
Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV: Ngân hàng thương
mại gồm 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy
ATM và hàng chục ngàn điểm máy cà thẻ POS trên phạm vi toàn lãnh thổ,
sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Trong đó có 2 đơn vị chuyên
biệt:
• Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam
Kì Khởi Nghĩa)
• Ngân hàng bán buôn (quản lý các dự án Tài chính nông thôn do WB
tài trợ), phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở
Giao dịch 3).
+ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Agribank: NH Agribank là ngân
hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng với
hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước
ngoài tại Campuchia, Agribank hiện có 9 công ty trực thuộc, đó là: Tổng

Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ (PCC),
Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại
(Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty
Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty
cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty Kinh doanh lương thực và Đầu tư
Phát triển.
- Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện
của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường
sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ.
Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và
khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở
văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những
rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là
hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Tuy
nhiên ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn,
dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống
Internet banking).
- Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối toàn cầu của ngân hàng ngoại.
Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước phải
trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự...có quy mô
lớn. Tuy nhiên ngân hàng trong nước có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với

10


khách hàng có sẵn và Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với
mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ.
4. Đe dọa từ sản phẩm thay thế
- Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không
cao

lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa
đơn trongcác gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, họ thường chuyển
sang sử dụngmột ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch
vụ ngoài ngân hàng.
- Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác: Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở
ngânhàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như
giữ ngoại tệ, đầutư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào
kim loại quý (vàng, kimcương…) hoặc đầu tư vào nhà đất hoặc các khoản
đầu tư khác
Do đó sự đe doạ từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế đối với VCB và các ngân
hàng khác là rất lớn
Kết luận: Cường độ cạnh tranh của ngành Ngân hàng ở VN mạnh. Các ngân
hàng tại Việt Nam cạnh tranh rất gay gắt, nhưng do mức lợi nhuận cao, quan
trọng và ngành ngân hàng có xu hướng phát triển nên ngành này vẫn có sức
hấp dẫn cao.
III. Bảng tổng hợp môi trường bên ngoài
Các yếu tố thuộc môi trưởng kinh
doanh bên ngoài
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Các cơ hội
Việt Nam gia nhập WTO
Kinh tế VN phát mạnh mẽ
Thương mại điện tử ngày
càng phát triển ở Việt Nam

Hệ thống phân phối rộng
khắp
Điều kiện chính trị, pháp
luật
của Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế thế
giới
11

Mức độ
quan trọng

Phân loại

Điểm
quan
trọng

0.085
0.035
0.03

3
4
4

0.255
0.14
0.12


0.02
0.03

3
3

0.06
0.09

0.03

2

0.06

0.15

4

0.6


Các nguy cơ
7. Cạnh tranh mạnh trong
ngành
8. Rủi ro về tín dụng và lãi
suất
9. Tâm lý của người tiêu dùng
Việt Nam
10.Mức độ lạm phát cao ở Việt

Nam
11.Sự chuyển dịch nhanh
chóng của nguồn lao động
12.Quy định của Pháp luật
trong ngành
Tổng

0.2
0.15

3
2

0.6
0.3

0.2

2

0.4

0.03

3

0.09

0.04


4

0.16

1

2.875

Kết luận:
Tổng điểm độ quan trọng của ngân hàng Vietcombank là 2.875 đã cho
thấy khả năng nắm bắt cơ hội tốt và vượt qua thách thức của ngân hàng,
giảm thiểu những khó khăn do thách thức đó gây ra cho Vietcombank.
Đây là điều tín hiệu rất tốt của ngân hàng Vietcombank trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam.

C. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
I. Sản phẩm và thị trường
1. Sản phẩm chủ yếu
- Vietcombank cung cấp đa dạng dịch vụ và sản phẩm trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng. Một số dịch vụ chủ chốt góp phần lớn vào doanh thu thuần có thể kể đến như
tiết kiệm, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ.
- Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, thu nhập lãi ròng đóng góp 68% tổng
thu nhập trong khi thu nhập từ phí ròng là 11%, giao dịch ngoại hối là
8.8%, đầu tư là10.8% và các khoản khác là 1.6%. Cơ cấu thu nhập trên so
với năm 2008 tương ứng như sau 74.4% thu nhập lãi thuần, 8.9% từ thu
nhập phí, 10.7 từ kinh doanh ngoại hối, 3% từ đầu tư và 3% thu nhập
khác.
2. Thị trường

12



- Vietcombank hoạt động chủ yếu ở thị trường trong nước. Tuy nhiên
năm 2008, Vietcombank đã bắt đầu mở rộng thị trường ở nước ngoài.

III.

Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị

Quản trị chung:
Nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên
môn cao, thường xuyên mở các khoá nâng cao và đào tạo
nghiệp vụ cho nhân viên cũng như ban lãnh đạo.
Phát triển kỹ năng công nghê: Hàng năm Vietcombank đầu
tư khoảng hơn 20 triệu USD cho hoạt động đầu tư phát
triển và giao cho hơn 200 cán bộ IT quản lý các công nghệ
hiện đại
Quản trị hệ thống các nhà
cung cấp, cung ứng mua
hàng
Huy động vốn:
Cho vay với lãi
suất phù hợp với
Marketing và bán
từng đối tượng
hàng: đưa ra
khách hàng
chương trình
tăng vốn điều lệ,
khuyến mãi làm

bán cổ phiếu
thẻ, huy động vốn,
cho nhà đầu tư,
với lãi suất cao,
vay tiền của các
quảng cáo trên các
tổ chức tài chính.
phương tiện

Dịch vụ

1. Hoạt động cơ bản:
a.Hậu cần nhập (huy động vốn):
- Hình thức huy động vốn mà Vietcombank sử dụng đó là: tăng vốn điều lệ
thông qua bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân và các thành phần kinh tế; vay của NHNN và các tổ chức tài
chính, tín dụng khác.
b.Hậu cần xuất (cho vay):

13


- Vietcombank chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính
cũng từ việc huy động vốn và cho vay. Vietcombank cho các khách hàng
vay vốn với mức lãi suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng. Những
biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy, việc chỉ đứng trên một
chân tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này, ngân hàng đã
chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ để có thể đứng vững trên
cả "hai chân". Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị
trường vốnViệt Nam.

c. Marketing và bán hàng:
- Có thể thấy rằng trong thời gian qua Ngân hàng Ngoại Thương đã rất
tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình
khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất
cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
(báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực
tiếp, Internet...). Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng
rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình
thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách
hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp
dụng lãi suất bậc thang, tặngquà cho khách hàng trong những dịp khai
trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các
trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn
phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ. Bên cạnh đó với mạng lưới rộng khắp sẽ
giúp cho khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịchvụ.
- NHNT được thừa nhận rộng rãi là NHTM NN hàng đầu và được quản lý
tốt nhất tại VN. NHNT hiện đứng đầu thị trường VN về các mảng NH phục
vụ cho khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu với vị thế cao trong hoạt động
tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế ( xấp xỉ 27% thị phần), trong
cho vay các ngành liên quan đến xuất khẩu cũng như kinh doanh ngoại tệ
d. Dịch vụ:
- VCB hiện được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại
dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ-retail banking)
như: các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút
tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân
hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối
- Bên cạnh đó là vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với
nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn,
Vietcombank đã xây dựngthành công nền tảng phân phối rộng và đa
14



dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh
nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng
cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán,
quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát
triển cơ sở hạ tầng v.v…thông qua các công ty con và công ty liên doanh.
2. Hoạt động bổ trợ
a. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng của Vietcombank được đầu tư và có khả năng mở rộng cao.
Bao gồm: 01 Sở giao dịch, 60 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn
quốc.
- Hoạt động của ngân hàng ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới
giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1200
ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
b. Năng lực tài chính
- So với các NH khác trong ngành, VCB là một trong những ngân hàng có năng lực
tài chính vững mạnh. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 21%/năm, dự kiến
Vietcombank sẽ có quy mô tổng tích tài sản đạt khoảng 375.000 tỷ VND
(22 tỷ USD) vào năm 2010.
c. Quản trị nguồn nhân lực
- Đội ngũ lao động tại Vietcombank lên đến gần 9200 người với số nhân
sự tuyển dụng mới trong năm 2007 là gần 1200 lao động. Các khoá đào
tạo nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như đào tạo nghiệp vụ
chuyên sâu thường xuyên được Vietcombank chú trọng. Các chương trình
đào tạo trong và ngoài nước về quan hệ khách hàng, nghiệpvụ chứng
khoán, kiểm toán nội bộ, công nghệ, thẻ….thường xuyên được cập nhật và
đổi mới theo yêu cầu thực tiễn.
- NHNT đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được
đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị

trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy
bén với môi trường kinh doanh hiện tại và mang tính hội nhập cao.
d. Phát triển kỹ năng công nghệ
- Với gần 20 triệu USD đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và
khoảng 200 cán bộ IT quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn đảm
bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô
thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến
và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại.
15


- Vietcombank sở hữu quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất tại VN và
ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình
III. Bảng tổng hợp nội bộ doanh nghiệp
STT
1

Các yếu tố bên trong

Mức độ
quan
trọng
0.2

Phân
loại.

Số điểm
quan trọng.


3

0.6

0.15

3

0.45

2

Lực lượng LĐ chuyên nghiệp tài
năng
Mạng lưới chi nhánh

3
4

Tỉ lệ nợ xấu giảm, tỉ lệ sinh lời cao
Giá trị thương hiệu lớn, uy tín

0.05
0.10

3
4

0.15

0.40

5

0.10

3

0.30

0.05

3

0.15

7

Định hướng phát triển sản phẩm
rõ ràng
Nền tảng ứng dụng khoa học công
nghệ
Năng lực tài chính mạnh

0.20

4

0.80


8

Chảy máu chất xám

0.05

2

0.10

9

Năng lực quản trị

0.10

3

0.30

10

Vị thế trên thị trường

0.10

4

0.40


6

Tổng cộng

1

3.35

Kết luận: Tổng điểm các yếu tố nội bộ Vietcombank là 3.35 cho thấy
Vietcombank có nhiều thế mạnh để phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh
với các ngân hàng khác.

D. Lựa chọn chiến lược
I. Ma trận SWOT
16


STRENGTHS

WEAKNESSES

- Thương hiệu mạnh
- Tài sản lớn
- Đội ngũ quản lý mạnh
- Tiềm lực NH bán buôn
- Có mạng lưới rộng, thị phần
lớn
- Nhân viên chất lượng cao
- Là trung tâm ngoại tệ liên
ngân hàng


- Khả năng sinh lời yếu
- Qúa trình tái cơ cấu kéo
dài
- Đào tạo cán bộ còn hạn
chế
- Liên kết yếu với các NH
khác
- Mô hình tổ chức mang
nặng tính hành chính
-Kết hợp các sản phẩm chưa
đồng bộ

- Chiến lược đa dạng hóa sang
các lĩnh vực khác
- Hội nhập quốc tế
- Chiến lược đa dạng hóa sản
- Nền KT phát triển + Tốc
phẩm + Khác biệt hóa bằng
độ đô thị hóa nhanh
chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Mở rộng chi nhánh + Liên
kết với các ngân hàng nước
ngoài
- Khác biệt hóa bằng chất
THREATS
lượng sản phẩm: nâng cao chất
- Hội nhập quốc tế
- Sự cạnh tranh từ các Ngân lượng dịch vụ
- Liên minh hợp tác

Hàng có chiến lược tương
- Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt
đồng
- Áp lực cải tiến công nghệ động
- Hệ thống pháp luật chưa
hoàn thiện
- Sản phẩm thay thế
-Chảy máu chất xám

OPPORTUNITIES

II.

- Liên kết hợp tác với các
Ngân Hàng trong và ngoài
nước
- Đa dạng hóa sản phẩm +
Nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ
- Đa dạng hóa sang các lĩnh
vực khác
- Liên kết hợp tác
với các tổ chức, ngân hàng
khác

Ba chiến lược cạnh tranh.

1. Chiến lược dẫn đầu bằng chi phí:
Trong lĩnh vực NH thì chiến lược dẫn đầu về chi phí chủ yếu là
cạnh tranh trong việc kinh doanh tín dụng. VCB luôn cạnh tranh với các

đối thủ bằng việc liên tục giảm mức lãi suất cho vay cho khách hàng hay
17


khi cần huy động vốn thì lại tăng lãi suất tiền gửi lên một mức hợp lý.
Vietcombank nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp
các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn
và chính xác với chi phí thấp nhất. Khi gửi tiền tại Vietcombank, Quý
Doanh nghiệp được mở miễn phí các loại tài khoản sau: Tài khoản tiền
gửi thanh toán; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi…Tài khoản đặc biệt: chuyên chi, chuyên thu,
đầu tư tự động.
Dịch vụ đầu tư tự động của VCB, khi tiền gửi trên tài khoản thanh toán
của Quý Doanh nghiệp vượt một mức nhất định gọi là mức sàn, phần tiền
vượt sẽ được tự động chuyển sang một tài khoản đặc biệt – tài khoản
đầu tư tự động. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán giảm xuống thấp
hơn mức sàn, tiền sẽ được tự động chuyển từ tài khoản đầu tư về tài
khoản tiền gửi thanh toán của Quý Doanh nghiệp. Với việc sử dụng các
dịch vụ trên có thể giúp doanh nghiệp giảm được một số chi phí đáng
kể trong việc phục vụ khách hàng. Từ đó giảm chi phí kinh doa nh tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Bằng việc sớm thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng
trên thế giới, xử lý tự động lệnh Swift và ký hợp đồng với những tổ chức
chuyển tiền nhanh quốc tế (như MoneyGram), Vietcombank luôn dẫn
đầu thị trường về doanh số kiều hối trong hàng chục năm.
Bên cạnh đó, với sự tiên phong trong áp dụng core banking và phát
triển mạng lưới ATM cùng thẻ ghi nợ nội địa, Vietcombank tự hào là
ngân hàng hoạt động mạnh và chất lượng nhất dịch vụ trả và nhận
Vietcombank. Vietcombank đã ký kết hợp đồng trả lương cho hơn 4000
đơn vị là doanh nghiệp và các tổ chức hành chính sự nghiệp; kèm theo

đó là gần 1 triệu lao động sử dụng dịch vụ nhận lương qua tài khoản tại
18


VietcombankK, góp phần đáng kể vào chiến lược thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt chung của đất nước.
2. Chiến lược khác biệt hóa.
Chính sách triển khai chiến lược khác biệt hóa của VCB: Chiến
lược bảo mật và quản lí rủi ro, đưa nhưng ứng dụng công nghệ mới vào
áp dụng trong các hoạt động kinh doanh… Cụ thể:
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách
hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm
giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc.
Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCBiBanking với chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng
việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, VCB gia tăng tiện ích
cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các giao dịch chuyển
khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch,

cước phí điện thoại/

internet, vé máy bay….
Dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động (billing payment) và dịch vụ
trả nhận lương qua tài khoản ngân hàng là những ví dụ tiêu biểu khác
của việc phát triển mạnh mẽ các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá
nhân. Hiện nay, VCB đang cung cấp dịch vụ billing cho khách hàng tại
hầu hết những mảng dịch vụ quan trọng như thanh toán hóa đơn điện,
nước, viễn thông, bảo hiểm với đa số các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi
trên thị trường.
Và mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khai
dịch vụ VCB Securities-online - một dịch vụ kết nối trực tuyến tài

khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản đầu tư chứng
khoán của họ tại Công ty chứng khoán. Dịch vụ này một mặt hỗ trợ các

19


công ty chứng khoán và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về
việc tách bạch trong quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư mặt khác tạo
điều kiện cho nhà đầu tư có thể linh hoạt trong sử dụng đồng vốn của
mình thông qua các tiện ích thanh toán nổi trội trên tài khoản tiền gửi
thanh toán tại Vietcombank. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ đa dạng khác của ngân
hàng.
3. Chiến lược tập trung của VCB
Các chính sách triển khai chiến lược tâm trung của VCB:
Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hiện VCB đang tiến hành đổi mới công nghệ theo chương trình tái cơ
cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm mới ra thị trường như: thẻ tín dụng, thẻ
ATM… Dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại cung cấp bởi
Silverlake System, kết nối online toà n hệ thống, khách hàng có thể thực
hiện giao dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của Vietcombank trên toàn
quốc với phương thức giao dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận
tiện (one -stop). Chương trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng, thanh
toán q uốc tế, quản lý nợ… đang được đẩy mạnh một bước để tiến hành
theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải giao dịch với một cán bộ theo
dõi khách hàng duy nhất (one-face) đối với hầu hết các giao dịch.
Bên cạnh đó, cải thiện tốc độ giải quyết yêu cầu của khách hàng
chính là mấu chốt của cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm và thời gian
đáp ứng yêu cầu dịch vụ.
III.

III.

Các chiến lược tăng trưởng.
Chiến lược chuyên môn hóa
Để có thể tăng trưởng và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay
20


gắt như hiện nay ngoài việc tập trung vào làm thỏa mãn tốt nhât nhu cầu
của khách hàng thì doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược để tăng
trưởng như là chiến lược chuyên môn hóa. Doanh nghiệp cần xác định rõ
các lĩnh vực kinh doanh và phân công c ác nhiệm vụ cần thực hiện của
mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng.
Các chính sách triển khai Chiến lược chuyên môn hoá của VCB
tập trung vào hoạt động ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, dịch vụ
thanh toán, tài trợ thương mại, tài trợ đầu tư dự án; chuyên môn hoá
theo đối tượng khách hàng cá nhân và đối tượng khách hàng doanh
nghiệp
2. Chiến lược đa dạng hóa:
Nền tảng cơ sở chiến lược này là: Thay đổi lĩnh vực hoạt động;
Tìm kiếm năng lực cộng sinh; Công nghệ và thị trường.
Các chính sách triển khai chiến lược đa dạng hoá của VCB là mở
rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ
bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác. Cụ thể:
Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời
gian, các sản phẩm tiền vay từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản
phẩm cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản
lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự
án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học” và trong tương lai gần là
các sản phẩm "Cho vay đối với hộ gia đình" v.v...

Bên cạnh đó, công tác phân đoạn thị trường đã và đang được xúc
tiến mạnh mẽ dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường một
cách sâu sắc với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng đối
tượng khách hàng. VCB là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ đặc biệt

21


cho nhóm khách hàng VIP với những tiêu chuẩn riêng về chế độ phục
vụ, hàng loạt các ưu đãi khi giao dịch và những sản phẩm được thiết kế
phù hợp.
Các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng được thiết kế
chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu
nhập hàng năm. Với sự phân đoạn thị trường phù hợp, các sản phẩm vay
vốn đó đã tiếp cận được với thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm
khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả.
3. Chiến lược tích hợp
Các chính sách triển khai chiến lược tích hợp của VCB: Thông
qua liên minh, liên kết với nhiều ngân hàng và doanh nghiệp trong và
ngoài nước khác. Với hơn 1300 chi nhánh các ngân hàng đại lý, các văn
phòng đại diện tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, ngân hàng gắn bó chặt chẽ với khách hàng hơn thông qua
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; chính sách lãi suất hợp lý thu hút
khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
khiến khách hàng gắn bó với doanh nghiệp.
Một ví dụ cụ thể: VCB đã liên kết với MTV, cung cấp thẻ liên kết
VCB - MTV phương thức thanh toán mới dành cho thế hệ trẻ năng động.
VCB cùng công ty giải trí và truyền hình MTV công bố kế hoạch khai
trương sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế VCB– MTV sử dụng thương
hiệu MasterCard Unembossed, một sản phẩm dành cho giới trẻ Việt

Nam. Thẻ thanh toán VCB - MTV được kết nối trực tiếp với tài khoản cá
nhân của khách hàng mở tại VCB. Loại thẻ thanh toán mới này có độ an
toàn cao do được cấp phép điện tử với 100% giao dịch và được đảm bảo
an ninh bằng hạ tầng cơ sở công nghệ tiêu chuẩn quốc tế của VCB. Đây
22


sẽ là sản phẩm thẻ đầu tiên của dòng thẻ thanh toán MasterCard
Unembossed liên kết với MTV tại Việt Nam và cũng nằm trong số
những sản phẩm MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới.
Thẻ Vietcombank – MTV mang những tính năng chính của thẻ thanh
toán quốc tế như rút tiền mặt và mua hàng hoá dịch vụ tại hàng chục
triệu điểm chấp nhận thẻ MasterCard (cả ATM và đơn vị cung ứng hàng
hoá dịch vụ) tại Việt Nam và toàn thế giới. Đặc biệt, chủ thẻ còn được
hưởng những ưu đãi độc đáo, vượt trội rất phù hợp với cá tính của giới
trẻ.
4. Chiến lược cường độ
Chính sách triển khai chiến lược cường độ của VCB thể hiện qua việc
không ngừng gia tăng thị phần và doanh số bán của các sản phẩm/dịch
vụ hiện tại, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới. Với hơn 1300 chi nhánh
ở Việt nam và các nước trên thế giới, VCB dễ dàng tiếp cận với các
khách hàng tiềm năng.
Không những vậy, Vietcombank cũng đầu tư đến việc xúc tiến
các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Bằng chứng là các đoạn quảng
cáo liên tục xuất hiện trên TV, quảng cáo ngoài trời, bandroll …
Ngoài ra, những hoạt động mang tính cộng đồng cũng được VCB
thực hiện thường xuyên và liên tục. Đó là các hoạt động từ thiện như gây
quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo…
Tất cả những hoạt động trên nhằm nâng cao hình ảnh của VCB
trong mắt khách hàng, đưa hình ảnh của VCB khắc sâu vào tâm trí khách

hàng, từ đó sẽ giúp VCB dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.
5. Chiến lược liên minh hợp tác
23


Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia
nhập WTO, vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh hiện nay trở nên gay
gắt. Bên cạnh các dịch vụ, sản phẩm truyền thống, VCB có sự kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức và doanh nghiệp khác để đưa ra các dịch vụ, sản
phẩm giá trị gia tăng để thu hút khách hàng, cụ thể:
Cung cấp một số sản phẩm liên kết: Thẻ thanh toán (liên kết giữa
VCB và một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như hàng không, viễn
thông); Dịch vụ cho vay trả góp khi mua sản phẩm của một số doanh
nghiệp; Dịch vụ thanh toán ..
Một ví dụ cụ thể: VCB đã liên kết với MTV, cung cấp thẻ liên kết VCB MTV phương thức thanh toán mới dành cho thế hệ trẻ năng động. VCB
cùng công ty giải trí và truyền hình MTV công bố kế hoạch khai trương
sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế VCB– MTV sử dụng thương hiệu
MasterCard Unembossed, một sản phẩm dành cho giới trẻ Việt Nam. Thẻ
thanh toán VCB - MTV được kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của
khách hàng mở tại VCB. Loại thẻ thanh toán mới này có độ an toàn cao
do được cấp phép điện tử với 100% giao dịch và được đảm bảo an ninh
bằng hạ tầng cơ sở công nghệ tiêu chuẩn quốc tế của VCB. Đây sẽ là sản
phẩm thẻ đầu tiên của dòng thẻ thanh toán MasterCard Unembossed liên
kết với MTV tại Việt Nam và cũng nằm trong số những sản phẩm
MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới. Thẻ Vietcombank
– MTV mang những tính năng chính của thẻ thanh toán quốc tế như rút
tiền mặt và mua hàng hoá dịch vụ tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ
MasterCard (cả ATM và đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ) tại Việt
Nam và toàn thế giới. Đặc biệt, chủ thẻ còn được hưởng những ưu đãi
độc đáo, vượt trội rất phù hợp với cá tính của giới trẻ.


24


E. Đánh giá chiến lược
1. Đánh giá chung:
Năm 2008, sự kiện cổ phần hoá (CPH) Vietcombank đã thu hút sự
quan tâm của đông đảo giới đầu tư và truyền thông. Trong điều kiện kinh tế
có những khó khăn nhất định, đợt IPO của Vietcombank được đánh giá là
thành công với 100% số cổ phần mang ra đấu giá được bán hết cho các nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhìn chung, việc CPH Vietcombank được
coi là thuận lợi ở chỗ Vietcombank có mạng lưới tinh gọn, trình độ công
nghệ tiên tiến, năng lực hợp tác quốc tế và phát triển sản phẩm ở trình độ
cao.
“Kể từ khi Vietcombank chính thức cổ phần hoá (tháng 6/2008), cách
tiếp cận vấn đề về chất xám đã được nhìn nhận chuyên nghiệp hơn. Công
tác cán bộ như tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ mới, đào tạo lại được đặt ra
cấp thiết hơn và luôn kịp thời đáp ứng cho những hoạt động chuyên môn
quan trọng của hoạt động ngân hàng. Hiện nay cán bộ trẻ rất năng động,
luôn muốn được thử sức ở những môi trường khắc nghiệt khác nhau.
Vietcombank đang và sẽ là một môi trường như thế. Sau giai đoạn kinh tế
khó khăn như vừa qua, đặc biệt là sự ra đời hàng loạt các NH thương mại cổ
phần, nhân lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bị xáo trộn nghiêm trọng
trước những lời mời gọi hấp dẫn về lương, thưởng và cổ phiếu ưu đãi...
Một vấn đề nữa là chính sách khách hàng, đã có lúc Vietcombank bị
coi là đang “gặm nhấm” thương hiệu của chính mình bởi cách đối xử không
được chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch với khách, của các bộ phận
chuyên môn (như tín dụng, cho vay tiêu dùng, cho vay ưu đãi …) khi tiếp
nhận hồ sơ và nguyện vọng của khách hàng. Các vấn đề như giải quyết
chậm, thủ tục rườm rà, thiếu quan tâm, nhiệt tình với khách cũng đã được

phản ánh. Nhận thức rõ được vấn đề đó, Vietcombank quyết tâm cải tổ triệt
để hoạt động cả hệ thống. Đề án Tái cơ cấu Vietcombank được xây dựng,
thực hiện thành công cũng đã mang đến một bộ mặt mới cho ngân hàng, làm
thay đổi quan trọng hình ảnh VCB trong mắt khách hàng. Trên cơ sở đó,
Vietcombank là ngân hàng duy nhất được Chính phủ lựa chọn để tiến hành
CPH thí điểm. Từ một NHTM NN thuần tuý, Vietcombank trở thành một
Ngân hàng TMCP và bắt nhịp kịp thời với những diễn biến mới của thị
trường tài chính - ngân hàng trong nước và quốc tế. Với chính sách linh
hoạt, Vietcombank đã tiếp cận tới mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực kinh
doanh với những sản phẩm mang tính đột phá như: VCB Money, Internet
25


×