Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

dạy trẻ mầm non học toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.08 KB, 45 trang )

Câu 1. Tổng hợp câu nêu trình bày phương pháp
1.

Đêm và nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 9
• Chuẩn bị :
1 Không gian: trong lớp sạch sẽ thoáng mát.
2 Đồ dùng của cô: rổ đồ dùng gồm: 9 cái bát, 8 cái thìa màu xanh, 1 cái
thìa màu vàng, thẻ số 1-9, thẻ chấm tròn 1-9 và nhiều cái thìa màu
vàng cho trẻ.
Nhạc nền chơi trò chơi.
3 Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm: 9 cái bát, 8 cái thìa màu
xanh, thẻ số 1-9, thẻ chấm tròn 1-9
- Bảng gài, các đối tượng, bút màu, tranh có các nhóm đối tượng.
• Hoạt động trọng tâm :
a Hoạt động 1 : ôn số lượng trong phạm vi 9
- “ Lắng nghe , lắng nghe” các con hãy lắng nghe cô gõ bao nhiêu cái nhé.
Bạn nào biết thì giơ tay lên giành quyền trả lời nhé!
b Hoạt động 2 : Nguyên tắc lập số
- Cô bật 1 bài nhạc, cô cho trẻ đi vòng tròn và đi lên lấy rổ đồ dùng rồi ngồi
lại vị trí.
- Các con ơi , bây giờ trong tay của các con đã có rỗ đồ dùng rồi phải không
nào?
- Các con hãy quan sát xem trong rỗ của mình có cái gì nào?
- Yêu cầu trẻ xếp những cái bát ra ,xếp thành 1 hàng ngang từ trái sang phải.
- Tiếp theo xếp tương ứng dưới mỗi cái bát là 1 cái thìa. Và hỏi trẻ:
+ số lượng nhóm bát như thế nào so với số lượng nhóm thìa?
+số lượng nhóm nào nhiều hơn số số lượng nhóm nào?
+số lượng nhóm nào ít hơn số lượng nhóm nào?
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm thìa, gắn thẻ số tương ứng và nhắc lại chữ số 8:
+ làm thế nào để hai nhóm này có số lượng nhiều bằng nhau?
+ giáo viên hướng trẻ đến cách giải quyết thêm 1 các thìa.


+cô phát cho mỗi trẻ 1 cái thìa khác màu để thêm vào nhóm thìa của mình.
Cô cùng trẻ đếm lại có bao nhiêu cái thìa.
+ Yêu cầu trẻ thay thẻ số 8 bằng thẻ số9 cho phù hợp.Cho trẻ nhắc lại chữ số
9.
- Chúng ta có 8 cái thìa màu xanh thêm 1 cái thìa màu vàng là 9 cái thìa.
- Cô chính xác hóa: 8 thêm 1 là 9. Cho trẻ nhắc lại: cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
- Yêu cầu trẻ đếm số lượng nhóm bát, gắn thẻ số tương ứng và hỏi trẻ:
+ số lượng nhóm bát như thế nào so với số lượng nhóm thìa?
+ và đều được biểu thị bằng chữ số mấy?


-

-

-

-

-

2.

Cho trẻ vừa đếm ngược vừa cất bát vào rổ đồ dùng.
Trong rổ của các con ngoài thìa và bát ra thì còn có gì nữa không nào?
Cho trẻ xếp thẻ số từ 1-9
Cho trẻ tập gọi tên chữ số bất kì
Cho trẻ gắn thẻ chấm tròn tương ứng với thẻ số
Cô đọc số thẻ bất kì cho trẻ cất lần lượt.
• Liên hệ thực tế : cho trẻ quan sát trong lớp và tìm những đối tượng có số

lượng là 9.
c Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập
• Trò chơi thứ 1 : “ai nhanh hơn”
Cách chơi: cô chia cả lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ có 1 rổ đồ dùng có nhiều
đối tượng khác nhau và 1 bảng cài, bảng cài cô chia thành nhiều ô và mỗi ô
có 1 chữ số bất kì nhiệm vụ của trẻ là khi có hiệu lệnh bắt đầu lần lượt mỗi
trẻ sẽ chọn 1 đối tượng lên gắn vào bảng sao cho số lượng đối tượng tương
ứng với chữ số trên bảng.
Luật chơi: kết thúc trò chơi đội nào gắn đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến
thắng.
• Trò chơi thứ 2 : “ nhìn nhanh nói đúng”
Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh trên đó có hình ảnh các đối
tượng có số lượng khác nhau nhiệm vụ của trẻ là đếm số lượng các đối
tượng và nối với chữ số tương ứng.
Luật chơi: kết thúc trò chơi bạn nào nối nhanh và chính xác nhất sẽ là đội
chiến thắng.

Thêm bớt số lượng trong pham vi 8
• Chuẩn bị
1 Không gian: lớp học thoáng mát, sạch sẽ
2 Đồ dùng của cô: các đối tượng có số lượng khác nhau, rổ đồ dùng
gồm: 8 con thỏ, 8 củ cà rốt, thẻ số 1-9


Đồ dùng của trẻ: rổ đồ dùng gồm: 8 con thỏ, 7 củ cà rốt, thẻ số 1-9,
thẻ số chơi trò chơi, slide trò chơi, tranh lo tô các đối tượng.
• Hoạt động trọng tâm
a. Hoạt động 1: ôn đếm và nhận số lượng trong phạm vi 8
Cô chuẩn bị các đối tượng có số lượng khác nhau và yêu cầu trẻ tìm các đối
tượng có số lượng 8 và gắn thẻ.

b. Hoạt động 2: thêm bớt trong phạm vi 8
Cô cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng hỏi trẻ trong rổ có gi?
Các con hãy xếp các chú thỏ ra 1 hàng ngang từ trái sang phải, cho trẻ đếm
số lượng thỏ vừa xếp và gắn thẻ tương ứng.
Các con hãy xếp tương ứng dưới mỗi chú thỏ là 1 củ cà rốt, cho trẻ đếm số
lượng cà rốt và gắn thẻ tương ứng.
Số lượng nhóm thỏ ntn so với số lượng nhóm cà rốt?
Số lượng nhóm thỏ tương ứng với chữ số 8, số lượng nhóm cà rốt tương ứng
với chữ số 7. Vậy số 7 ntn so với số 8.
Làm thế nào để số lượng nhóm thỏ và số lượng nhóm cà rốt bằng nhau?
Cô phát cho mỗi trẻ 1 củ cà rốt để thêm vào. Cho trẻ đếm số lượng cà rốt,
thay thẻ số 7 bằng thẻ số 8.
Bây giờ sl nhóm thỏ và sl nhóm cà rốt ntn với nhau ? đều bằng mấy và
tương ứng với chữ số mấy.
Cô chính xác hóa 7 thêm 1 là 8 và cho trẻ nhắc lại.
Cho trẻ bớt lân lượt nhóm thỏ và nhóm cà rốt cho đến hết. mỗi lượt bớt k
quá 3 đối tượng.
Yêu cầu trẻ xêp các thẻ số theo thứ tự từ 1- 8. Cho trẻ gọi chữ số bất kì.
Cô chọn 1 số bất kì ( ví dụ chữ số 4) và hỏi trẻ:
+ những chữ sô nào đứng trước chữ số 4
+ những chữ số này lớn hơn hay nhỏ hơn chữ số 4.
+ những chữ sô nào đứng sau chữ số 4
+ những chữ số này lớn hơn hay nhỏ hơn chữ số 4.
Cô tóm lại: những chữ số nào đứng trước thì lớn hơn, những chữ số nào
đứng sau thì nhỏ hơn.
Cô chọn 1 số bât kì( ví dụ số 7) và hỏi:
+ số nào đứng liền trc số 7
+ 6 thêm mấy được 7
• Liên hệ thực tế:
c. Hoạt động 3: trò chơi luyện tập

• Trò chơi 1: “ tìm đúng bạn”
3

-

-

-


-

-

-

3.

-

Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 con số bất kì ( 1-8). Cho trẻ vừa đi vừa hát
bài hát chu vói con ơ ban đôn.khi kết thuc bài hát trẻ phải đứng 2 bạn 1 cặp
sao cho 2 số mà trẻ giữ cộng lại = 8.
Luật chơi: kết thúc trò chơi bạn nào ghép sai sẽ bị phát.
• Trò chơi 2: “ tìm nhanh nói đúng”
Cách chơi: mỗi trẻ có 1 số thẻ số lô tô có in hình các con vật có số lượng từu
1-4. Trên màn hình ti vi có các nhóm con vật khi màn hình xuất hiện số
lượng là mấy thì trẻ phải tìm thẻ lô tô con vật mà số lượng con vật trên màn
hình ti vi với số thẻ lô tô con vật gộp lại bằng 8 và sau đó trẻ phải ns đc kết
quả.

Luật chơi: trẻ nào tìm sai và không tl đc sẽ bị sai

tách gộp trọng phạm vi
• Chuẩn bị:
1 Không gian: lớp hoc sạch sẽ thoáng mát
2 Đồ dùng của cô: bảng tách gộp, đôi tượng, thẻ số , rổ đồ dùng
3 Đồ dùng của trẻ: rổ đồ dùng, thẻ số, các đối tượng.
• Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: ôn đếm và nhận số lượng trong phạm vi 8
Cô chuẩn bị các đối tượng có số lượng khác nhau và yêu cầu trẻ tìm các đối
tượng có số lượng 8 và gắn thẻ.


Hoạt động 2: tách gộp trong phạm vi 7
• Tách gộp mẫu:
Cô đưa ra 7 cây bút và cho trẻ đếm rồi chọn thẻ số tương ứng. từ 7 cây bút
cô tách thành 2 phần bằng các cách như sau:
+ cô tách 1 phần có 1 cây bút và 1 phần có 6 cây bút. Cho trẻ đếm từng phần
và gắn thẻ số tương ứng
+ gôp 2 phần vừa tách lại với nhau. cô cho trẻ đếm số lượng bút vừa gộp và
gắn thẻ số tương ứng.
+ cô tiếp tục tách 1 phần có 2 cây bút và 1 phần có 5 cây bút. Cho trẻ đếm
từng phần và đặt thẻ số.
+ gộp 2 phần đc tách lại với nhau. cho trẻ đếm và đặt thẻ số.
+ cô tách 1 phần có 3 cây bút và 1 phần có 4 cây bút cho trẻ đếm từng phần
và đặt thẻ số.
+ gộp 2 phần vừa tách lại với nhau. cho trẻ đếm và gắn thẻ sô.
• Tách gộp tự do:
Cô cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng
Các con nhìn xem trong rổ có gì?

Cho trẻ đếm số lượng que tính và gắn thẻ số tương ứng.
Bây giờ các con hãy chia số que này thành 2 phần theo ý thích và gắn thẻ số
tương ứng đi nào.
Các con hãy ns cho cô biết cách tách của các con là gì nào?
Vậy chúng ta có bao nhiêu cách tách từ 7 đối tượng:
+ cách 1: 1-6
+ cách 2: 2-5
+ cách 3: 3-4
Bây giờ các con hãy cùng gộp 2 phần lại với nhau và đếm xem số lượng que
tính là bn?
Dù có nhiều cách tách khác nhau nhưng khi gộp lại đều bằng nhau.
• Tách gộp theo yêu cầu:
Từ 7 cây thướt cô muốn các con tách làm 2 phần 1 phần 3 cây thướt và 1
phần 4 cây thướt.
Bạn nào cho cô biết gộp tất cả lại thì có mấy cây thướt nào.
Tương tự cô yêu cầu trẻ tách bằng các cách khác nhau
• Liên hệ thực tế:
Cho trẻ quan sát trong lớp tìm các đối tượng có số lượng 7 và tách gộp theo
yêu cầu của cô.
c. Hoạt động 3: trò chơi luyện tập
*trò chơi 1: “ điền vào chỗ trông”
b.

-

-

-



- cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có rổ đựng các chư số từ 1
đến 7 và 1 bảng tách gộp trong đó có ô có chữ sô và ô khuyết số. nhiệm
vụ của mỗi đội là khi có hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng trẻ sẽ tìm chữ
số để lên gắn vào bảng cho đúng.
- luật chơi: đội nào gắn đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
*trò chơi 2: “ cắm hoa”
- cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ nhiều bông hoa và 2 lọ
hoa là tìm ra các cách cắm hoa sao cho tổng số hoa của 2 bình bằng 7.
- luật chơi: đội nào cắm nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.

4.
-

-

-

-

Đo nhiều đối tượng bằng 1 thước đo
• Chuẩn bị:
Không gian:
Đồ dùng: quyển sách, que tính, băng giấy màu, thướt, bút, bút màu
• Họt động trọng tâm
a. Hd1: Trải nghiệm
Cô đưa ra cuốn sách và hỏi trẻ:
+ “Đâu là chiều dài của cuốn sách, đâu là chiều rộng của cuốn sách”
+ “Cuốn sách có chiều dài và chiều rộng như thế nào với nhau”
+ “Muốn biết được chiều dài và chiều rộng của cuốn sách có bằng nhau, cô
và các con cùng đo xem nhé”

Hỏi kết quả đo:
+ “Chiều dài quyển sách bằng bao nhiêu que tính”
+ “Chiều rộng quyển sách bằng bao nhiêu que tính”
Cô kết luận: Chiều dài của cuốn sách dài hơn chiều rộng
b. Hd2: Hình thành kết quả đo và độ dài các đối tượng
*Dạy trẻ kĩ năng đo:


-

-

-

-

-

-

Vừa rồi chúng ta đã dùng gì để đo chiều dài và chiều rộng của cuốn sách?
Cô đã dùng que tính để làm thước đo đấy.
Đưa ra 3 băng giấy với 3 kích thước khác nhau. và hỏi:
+ “3 băng giấy này như thế nào với nhau?”
+ “Muốn biết 3 băng giấy có bằng nhau hay không thì cô phải làm gì?”
+ “Để biết 3 băng giấy có bằng nhau không và độ dài chính xác của 3 băng
giấy là bao nhiêu thì cô sẽ dùng que tính làm thước đo. Các con qua sát cô
đó nhé”
Cô vừa đo, vừa hướng dẫn:
+ “Để đo được chiều dài băng giấy, cô đặt 1 đầu thước đo trùng với một đầu

của băng giấy, sau đó dùng thước đánh dấu đầu còn lại của thước đo. Sau đó
nhấc thước lê, tiếp tục lấy 1 đầu của thước đo, đặt trùng lên với vạch vừa
đánh dấu, sau đó lại nhấc thước lên tiếp tục đánh dấu, cho đến hết đối tượng
cần đo. Cô đã đo xong băng giấy màu đỏ rồi. Bây giờ các con cùng cô đếm
xem băng giấy màu đỏ có độ dài bằng bao nhiêu lần que tính nhé”
+ “Vậy, chiều dài của băng giấy màu đỏ là bằng 6 lần que tính” => Cô dán
băng giấy lên bảng và gắn thẻ số 6 bên cạnh
+ “Bây giờ các con giúp cô đo băng giấy màu xsanh và băng giấy màu vàng
nhé”
Cô chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 trẻ. Phát cho mỗi nhóm 1 băng
giấy màu xanh và 1 băng giấy màu vàng, bút chì, que tính
Cho trẻ tự đo 2 băng giấy
Cô hỏi kết quả đo:
+ “Chiều dài băng giấy màu xanh của các con bằng bao nhiêu que tính?”
+ “Chiều dài băng giấy màu vàng của các con bằng bao nhiêu que tính?”
Cô mời 1 trẻ lên đó cùng cô dán băng giấy lên bảng và gắn thẻ số
*So sánh chiều dài của các băng giấy
So sánh kết quả đo 3 băng giấy
+ “Các con có nhận xét gì về chiều dài của 3 băng giấy?”
+ “Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất? Vì sao con biết”
+ “Các con thấy số lần đo cảu các băng gấy như thế nào với nhau?”
Cô chính xác hóa: “Băng giấy dài nhất có số lần đo nhiều nhất”
 Cô kết luận: “Khi đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo, đối tượng
đo càng dài thì số lượng đo càng nhiều. Đối tượng càng ngắn thì số lần
đo càng ít”
*Ôn kĩ năng đo:
Cô chia trẻ làm 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1caay thước kẻ, 1 cây bút
Yêu cầu các trẻ phối hợp với nhau để đo được chiều dài của cái bàn.



-

5.
-

-

-

-

-

Cô kiểm tra kết quả đo của các nhóm
*Liên hệ thực tế:
Cô phát cho mỗi trẻ 1 cây bút màu và 1 cây bút chì. Cho trẻ đi quanh lớp để
đo các đối tượng khác nhau, lấy bút màu làm thước đo
*Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội, mỗi đội có các băng giấy màu có độ dài
khác nhau, 1 que tính và 1 bút màu, thẻ số. Nhiệm vụ của mỗi đội là. Trong
thời gian một bài hát phải dùng que tính để đo các băng giấy và gắn thẻ
tương ứng
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào đo được nhiều băng giấy đúng nhất
sẽ chiến thắng
Trò chơi 2:
+ Cách chơi:
Đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị
• Chuẩn bị:
Không gian: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ

Đồ dùng của cô:3 thước đo dài ngắn khác nhau, bút chì, thẻ số, băng giấy, 1
hộp quà( dây ruy băng), 2 hộp bí mật( bút chì, thước, hình bàn tay, que kem,
…)
Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi( băng giấy, 3 thước đo, bút chì, thẻ
số)
• Hoạt động trọng tâm
a. Hoạt động 1: Ôn kỹ năng đo và xác định kết quả đo
Bây giờ cô và các con cùng mở quà nhé!
+ Hộp quà có gì đây các con? ( các sợi dây ruy băng)
+ Dây ruy băng dùng để làm gì các con nhỉ?( để trang trí lớp học)
+ Cô có một trò chơi rất vui với các dây ruy băng, các con có thích chơi k
nào?
Trò chơi của cô có tên “ Ai đo đúng hơn”
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ có 1 rổ đồ chơi gồm có: 1
sợi dây ruy băng, 1 thước đo, bút dạ và các thẻ số ( các sợi dây ruy băng
bằng nhau). Mỗi đội sẽ dùng thước đo sợi dây ruy băng của mình, sau đó
đếm số đoạn đo được và đặt thẻ số tương ứng.
+ Luật chơi: Đội nào đo và đặt thẻ số đúng, nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
Cô kiểm tra kết quả và cho trẻ nhận xét.
Vì 2 thước đo của hai đội không bằng nhau nên kết quả đo sẽ khác nhau, cô
lí giải và dẫn dắt trẻ vào hoạt động dạy.


-

-

-

-


-

-

-

Để biết vì sao cùng 1 sợi dây ruy băng bằng nhau mà lại có kết quả đo khác
nhau, hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con ách đo 1 đối tượng bằng nhiều
thước đo khác nhau nhé!
b. Hoạt động 2: Đo một vật bằng các thước đo khác nhau
Các con xem cô có mấy thước đo? ( 3 thước đo)
Thước đo của cô có màu gì?( đỏ, vàng , xanh)
Thước nào dài nhất? thước nào ngắn nhất?( thước màu xanh ngắn nhất,
thước màu đỏ dài nhất)
Gió thổi, gió thôi ( thổi gì, thổi gì?). Gió thổi các rổ đồ chơi đến cho các con.
+ Các con xem trong rổ đồ chơi của mình có những gì? ( băng giấy, các
thước đo, bút chì, thẻ số).
+ Cô cũng có rổ đồ chơi như các con đấy. Bây giờ cô sẽ dùng ba thước đo
khác nhau để đo băng giấy, các con quan sát cô đo nhé!
+ Cô vừa đo vừa hướng dẫn: Đặt thước đo lên trên băng giấy sao cho một
đầu trùng khít lên 1 đầu của băng giấy, dùng bút chì vạch đánh dấu, cứ thế
đo đến hết. Sau đó đếm số đoạn đo được và đặt thẻ số tương ứng. Tiếp tục
dùng thước đo khác và thực hiện tương tự. Các con đã nhớ chưa nào?
Ai giỏ cho cô biết tại sao cùng một băng giấy mà sau 3 lần đo lại cho 3 kết
quả khác nhau?( vì các thước đo không bằng nhau)
+ Thước đo nào đo được nhiều lần nhất? ( thước màu đỏ)
+ Thước đo nào đo được ít lần nhất?( thước màu vàng)
Cô kết luận: cùng một đối tượng đo nhưng khi đo bằng các thước đo khác
nhau sẽ cho kết quả đo khác nhau đấy các con. Thước đo nào dài hơn thì số

lần đo ít hơn.( cho trẻ nhắc lại). Thước đo nào ngắn hơn thì số lần đo sẽ
nhiều hơn.( cho trẻ nhắc lại).
Bây giờ các con hãy dùng các thước đo để đo băng giấy trong rổ của mình đi
nào, nhớ đếm số đoạn đo được và đặt thẻ số tương ứng các con nhé!
* Liên hệ thực tế:
Cô muốn cô muốn ( muốn gì, muốn gì). Cô muốn các con về góc và đo 1 đối
tượng bằng nhiều thước đo khác nhau và lên cho cô biết kết quả nhé!
c. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
Trò chơi 1: “Chiếc hộp thần kì ”
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội, mỗi đội xếp thành một hàng.Từ vạch
xuất phát, sau hiệu lệnh của cô, bạn đầu hàng sẽ chạy lên thò tay vào hộp và
lấy ra 1 thước đo( trong hộp của mỗi đội có: que kem, thước, hình bàn tay,
…). Sau đó dùng thước đo mình vừa lấy được chạy lên bảng đo cột cờ trên
bảng và gắn thước đo với thẻ số tương ứng lên bảng.


-

6.
-

-

-

+ Luật chơi: Đội nào đo đúng và được nhiều thước đo hơn sẽ giành chiến
thắng.
Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”
+Cách chơi: mỗi đội sẽ có 3 thước đo và 1 băng giấy, 3 thước đo này có
chiều dài không bằng nhau. Các đội sẽ dùng thước đo để đo băng giấy theo

yêu cầu của cô (ví dụ đo băng giấy bằng thước đo ngắn nhất). Đo xong chọn
và đặt số tương ứng vào bên cạnh.
+ Luật chơi: đội nào đo đúng và nhanh, chọn và đặt đúng thẻ số đội đó sẽ
thắng cuộc.
Trên dưới trước sau của người khác
• Chuẩn bị:
Không gian: Lớp học thoáng mắt, sạch sẽ
Đồ dùng:
Bóng nhựa, quần áo công nhân, bươm bướm giấy, búp bê, các đồ dùng, cờ
màu, thẻ màu
• Hoạt động trọng tâm
a. Hoạt động 1: Ôn xác định phía trên- dưới- trước- sau của bản than
Cô phát cho mỗi trẻ 1 quả bóng nhựa. Yêu cầu trẻ di chuyển bóng theo hiệu
lệnh của cô
+ Khi cô nói phía trước, trẻ phải đưa quả bóng ra trước mặt
+ Khi cô nói phía sau, trẻ phải đưa quả bóng ra sau lưng
+ Khi cô nói phía trên, trẻ phải đưa quả bóng lên trên đầu
+ Khi cô nói phía dưới, trẻ phải đưa quả bóng xuống dưới chân
b. Hoạt động 3: Xác định phía trên- dưới- trước- sau của đối tượng
khác:
Có tiếng gõ cửa : Cốc, cốc, cốc
+ Các con có nghe thấy tiếng gì không?
+ Đó là tiếng gõ cửa lớp mình đấy. Cô sẽ ra mở cửa xem ai đến thăm lớp
mình nhé!
+ Ai đến thăm lớp mình đây các con?
+ Chúng mình cùng chào chú công nhân nào!
+ Các con biết không các chú công nhânchuẩn bị đi làm đấy.
+ Bây giờ các con quan sát xem khi đi làm việc chú công nhân phải chuẩn bị
những đồ dung gì. Cô gợi ý
+ Phía trên đầu chú công nhân có gì nào? Vậy mũ bảo hộ ở vị trí nào của

chú công nhân?
+ Phía dưới chân chú công nhân có gì? Vậy, đôi ủng nằm ở vị trí nào của


-

-

-

chú công nhân?
+ Phía trước mặt chú công nhân là ai? Vậy các con đang ngồi ở phía nào của
chú công nhân?
+ Phía sau lưng chú công nhân có gì? Ba lô ở phía nào chủa chú công nhân?
Các con rất giỏi. Đã đến giờ chú công nhân phải vào làm việc rồi. Các con
cùng chào tạm biệt chú công nhân nào.
Cô Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 bạn. Phát cho mỗi nhóm 1
chú bươm bướm. Chọn 1 trẻ đứng yên, 1 trẻ cầm bươm bướm, và cho bươm
bướm bay đến các vị trí theo yêu cầu của cô
+ Bươm bướm bay lên phía trên của bạn mình
+ Bươm bướm bay lên phía dưới của bạn mình
+ Bươm bướm bay ra phía trước của bạn mình
+ Bươm bướm bay ra phía sau của bạn mình
Hai bạn đổi nhiệm vụ cho nhau
*Liên hệ thực tế:
Cô cho trẻ đứng ở các vị trí tự chọn. Sau đó, hỏi trẻ:
+ Phía trên bạn A có gì?
+ Phía dưới bạn B có gì?
+ Bạn C ở phía nào của bạn D?
+ Ai ở phía sau bạn E?

c. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
Trò chơi 1: Giúp bạn búp bê
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 4 đội. Mỗi đội có 1 bạn búp bê và 1 giỏ đồ.
Nhiệm vụ của mỗi đội là phải sắp xếp các món đồ vào các vị trí của bạn búp
bê theo yêu cầu của cô.
+ Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều món đồ đặt đúng vị trí nhất
sẽ chiến thắng
Trò chơi 2: Ai nhanh hơn
+ Cách chơi: Chọn 4 trẻ cầm cờ màu đỏ, xanh, vàng, tím. Phát cho mỗi trẻ
còn lại thẻ màu bất kì, và làm theo hiệu lệnh của cô. Khi cô nói “phía sau”
các trẻ cầm thẻ màu đỏ sẽ chạy về phía sau lưng của bạn cầm cờ đỏ...tương
tự với các màu khác và các hiệu lệnh khác.
+ Luật chơi, bạn nào chạy sai vị trí phải vào theeschoox cho bạn cầm cờ


Dạy trẻ nhận biết các mùa trong năm
* chuẩn bị :
1. không gian: lớp học....
2. đồ dùng:
- Slide câu chuyện “Câu chuyện bốn mùa”
- Tranh các mùa trong năm
- Tranh hoạt động của trẻ ở các mùa
- Nhạc
* Hoạt động trọng tâm
7.

a. Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Câu chuyện bốn mùa” kết hợp với slide hình ảnh.
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Câu chuyện cô vừa kể nhắc đến gì? (Các mùa trong năm)

+ Câu chuyện kể về các mùa nào? (Xuân, Hạ, Thu, Đông)
Để biết rõ hơn về các mùa này, cô và các con cùng tìm hiểu nhé!
b. Hoạt động 2: Trẻ nhận biết về các mùa trong năm
* Tìm hiểu về mùa xuân
- Các con có biết về ngày Tết nguyên đán không?
- Ngày tết là ngày đầu năm mới đấy, đố các con ngày tết thuộc mùa nào trong năm?
(Mùa xuân)
 Mùa xuân có Tết Nguyên Đán đấy các con, cũng là mùa đầu tiên trong 1 năm đấy
các con!
Cho trẻ nhắc lại: “Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm”
Cô gắn tranh mùa xuân lên bảng cho trẻ quan sát


-Mùa xuân đến các con thấy cây cỏ như thế nào? Mùa xuân thường có hoa gì nở?
(Hoa mia, hoa đào)
- Vào mùa này thì thời tiết như thế nào các con? (ấm áp)
Cô khái quát: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi mùa xuân đến thì thời
tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn
có ngày đặc biệt đó là ngày tết Nguyên Đán, ngày tết Nguyên Đán hay còn gọi là ngày
tết cổ truyền của dân tộc ta đấy các con!
- Được thêm một tuổi thì các con phải như thế nào nhỉ? (Học giỏi và chăm ngoan)
- Kết thúc mùa xuân, thời tiết trở nên nóng hơn, các con có biết lúc ấy là mùa gì
không? (Mùa hè)
* Tìm hiểu về mùa hè
- Chúng ta đang ở mùa gì đây các con? (Mùa hè)
Cho trẻ xem tranh về mùa hè, đàm thoại:
+ Mùa hè thời tiết như thế nào các con? (Nắng nóng)
+ Mùa hè thì cơ thể chúng ta thường xuất hiện gì nhiều nhỉ? (Mồ hôi)
+ Mùa hè nắng nóng các con thường làm gì nhỉ?(Tắm biển, nghỉ mát)
+Cô khái quát: Mùa hè là mùa thứ hai trong năm, mùa hè đến các con được nghỉ học,

được đi tắm biển, được về quê chơi.Nhưng màu hè thì thời tiết rất là nóng đấy các con
phải nhớ mặc áo khoác và đội mũ để không bị cảm nhé.
Cho trẻ nhắc lại: “Mùa hè là mùa thứ hai trong năm”
* Tìm hiểu về mùa thu
-

- Cô cho trẻ quan sát ảnh tiết trời mùa trời mùa thu và hỏi trẻ:
+ Đây là mùa gì các con? (Mùa thu)
+ Mùa thu không khí như thế nào các con ? (Mát mẻ)
- Mùa thu có ngày hội gì mà các con rất thích?(Trung thu)


Trung thu vào đêm trăng tròn, các con sẽ được xem múa lân, rước đèn ông sao đấy
các con !
Cô khái quát: Các con biết không, khi chúng ta vừa trải qua một mùa hè oi bức thì
thu đến khí hậu mát mẻ sẽ giúp cho tinh thần của chúng ta sảng khoái hơn, dễ chịu
hơn. Mùa thu là mùa thứ 3 trong năm và cũng là ngày hội đến trường của các bạn nhỏ
đấy các con.
Cho trẻ nhắc lại : « Mùa thu là mùa thứ ba trong năm »
* Tìm hiểu về mùa đông
-

Cho trẻ xem tranh mưa vào mùa đông và hỏi :
+ Đây là mùa gì các con ? (Mùa đông)
+ Vì sao con biết ? (Có mưa và trời lạnh nên mọi người mang áo ấm)
 Mùa đông thời tiết rất lạnh, mưa xuất hiện nhiều và mưa rất to đấy các con !
- Vậy các con sẽ mặc gì để giữ ấm vào mùa đông ? (Áo ấm)
- Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm? (mùa thứ 4)
Cho trẻ nhắc lại : « Mùa đông là mùa thứ 4 trong năm »
Cô khái quát lại :Mùa đông là mùa thứ 4 và cũng là mùa cuối cùng trong năm đấy

các con. Mùa đông thì thời tiết rất là lạnh vì thế các con hãy chú ý mặc áo ấm khi ra
đường các con nhé !
b. Hoạt động 2 : Dạy trẻ biết số lượng mùa và trình tự các mùa diễn ra trong 1 năm
Cho trẻ quan sát tranh 4 mùa theo vòng tròn
- Các con đã khám phá xong mấy mùa nào? Đó là những mùa nào?
- Bạn nào cho cô biết trong 4 mùa con thích mùa nào nhất?
- Mùa các con thích là mùa thứ mấy trong năm?
- Trước mùa đó là mùa gì, sau mùa đó là mùa gì?


+ Cô khái quát lại : Trong 1 năm có 4 mùa đấy các con, các mùa này nối tiếp nhau tạo
thành một quy luật tự nhiên đấy các con !
Liên hệ thực tế :
Chúng ta đang ở mùa nào các con ?
Mùa hè là mùa thứ mấy trong năm ?
Vậy sau khi kết thúc mùa hè sẽ tới mùa nào nữa ?
c.Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
• Trò chơi 1: Ai thông minh hơn
Cách chơi:Cô chia cả lớp thành 2 đội. Trên bảng mỗi đội cô đã dán hình các mùa
trong năm. Sau hiệu lệnh của cô, thành viên mỗi đội lần lượt chạy lên bảng chọn 1
bức tranh về hoạt động gắn lên bảng sao cho phù hợp với các mùa trong năm.
Luật chơi: Đội nào gắn đúng nhiều hoạt động nhất thì chiến thắng
• Trò chơi 2: Ô cửa bí mật
Cách chơi:
Cô chia cả lớp thành 2 đội. Mỗi đội nhận được tranh các mùa trong năm. Nhiệm vụ
của 2 đội là ghép 2 mùa trong năm thì 1 cặp sao cho 2 mùa trẻ ghép là 2 mùa liên tiếp
trong năm
- Luật chơi:Kết thúc trò chơi, đội nào gắn đúng nhiều cặp hơn đội đó sẽ chiên
thắng
-


-

-


Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày
Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- Silde: Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người tương ứng
với các buổi trong ngày.
- Máy tính: Màn chiếu.
- Nhạc bài hát “ Tiếng chú gà trống gọi” ; “Thật đáng yêu” ; “Chào
ngày mới”.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 04 lô tô về các hoạt động tương ứng
với các buổi trong ngày: sáng - trưa - chiều - tối (có kí hiệu chữ cái
đã học ), 04 hình màu: Xanh - Trắng - Vàng - Tím (có kí hiệu chữ số
1, 2, 3, 4), bảng bìa.
- 3 tranh có hình ảnh mô tả các buổi trong ngày được sắp xếp trật tự
khác nhau.
- Bút dạ màu.
8.




a.

-


Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: trải nghiệm
- Đàm thoại: + khi ông mặt trời thức dậy các chú gà trống gáy vang gọi các
con thức dậy, đó là buổi gì?
+ hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên buổi sang.
+ buổi sáng con dậy mấy giờ và làm gì vào buổi sáng nào?
+ mấy giờ con đến trường? có những hoạt động nào ở trường diễn
ra vào buổi sáng?
Cô kết luận: buổi sáng mặt trời to, có màu đỏ, lúc mặt trời lên còn được gọi
là “bình minh”, có nhiều hoạt động diễn ra trong buổi sáng: bố mẹ đi làm,
các con đến trường, được học bài cùng các bạn… và kêt thúc vào khoảng
thời gian 10h của ngày.
+ lúc ông mặt trời lên cao là buổi nào?


b.

c.

+ hỏi ý kiến trẻ về bầu trời buổi trưa:+ khi ông mặt trời lên cao, bầu trời
xanh trong, có nắng. đó là buổi trưa ( có những ngày không có nắng)
+ buổi trưa ở trường mầm non có hoạt động gì
+ sau khi các con ngủ trưa dậy là hết buổi trưa. Các con được làm gì? Đó là
bươc sang buổi nào trong ngày?
+ buổi chiều các cô tổ chức những hoạt động gì?
+ lúc nào được bố mẹ đón về?
+ hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên khi chiều tối?
+ lúc mặt trời lặn còn gọi là lúc “hoàng hôn”
+ khi nào là buổi tối?

+ hỏi ý kiến trẻ về bầu trời, các hoạt động của trẻ về gia đình vào buổi tối.
+ buổi tối có chương trình gì dành cho trẻ em? Sau chương trình “ chúc bé
ngủ ngon” con và mọi người làm gì?
+ buổi tối bầu trời có màu đen , có trăng, có sao… và muốn nhìn rõ mọi vật
phải dùng đèn thắp sáng. Sau khi con và mọi người đi ngủ lúc đó gọi là
đêm.
+ ngày gồm một giai đoạn trời sáng( ban ngày) và một giai đoạn trời tối
( ban đêm) và đó cũng là một quá trình nối tiếp của sáng-trưa-chiều-tối.
Hoạt động 2: cung cấp kiến thức
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng và hỏi trẻ hình ảnh nào nói về buổi sáng
( buổi trưa, buổi chiều, buổi tối)? vì sao?
- Cô cho trẻ sắp xếp kí hiệu màu tương ứng với các buổi và hỏi trẻ :
+ một ngày có mấy buổi? đó là những buổi nào?
- Cô nhắc lại cho trẻ : sự lặp lại của các quá trình sáng-trưa-chiềutối gọi là cả ngày.
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh về các buổi trong ngày qua cảnh
thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người. và hỏi trẻ.
- Cô cho trẻ vận động chuyển tiếp theo bài hát “ thật đáng yêu”
- Giáo dục: buổi sáng thức dậy làm gì? Muốn người khỏe mạnh thì
phải chăm tập thể dục, ăn khỏe, thực hiện đúng lịch sinh hoạt 1
ngày ở trường cũng như ở nhà.
Hoạt động 3 : trò chơi luyện tập
• Trò chơi 1: “ai thông minh hơn”
- Cách chơi: cô nói 1 buổi bất kì trong ngày, trẻ tiếp theo sẽ nói
buổi đứng sau buổi đó cứ như vậy đến hết.
- Luật chơi:đọc theo đúng thứ tự vào các buổi trong ngày.
• Trò chơi 2: “ nối tranh theo thứ tự thời gian”


-


Cách chơi: cô chia cả lớp thành 3 nhóm, dùng bút dạ nối cảnh sinh
hoạt trong ngày theo đúng thứ tự thời gian cả ngày.
Luật chơi: đội nào làm nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng


Câu 2: Nội dung Thông tư 17
Nội dung về biểu tượng số lượng ,phép đếm
* Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo bé
- Dạy trẻ nhận biết 1 và nhiều
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
* Nội dung dạy lớp mẫu giáo nhỡ
- Day trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Dạy trẻ nhận biết chữ số , số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
* Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
- Gộp các nhóm đối tượng và đếm
- Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
Nội dụng về hình dạng:
*Trẻ mẫu giáo bé
- Nhận biết gọi tteen các hình: h.vuông, h.tam giác, h.tròn, h.chữ nhật và nhận dạng
các hình đó trong thực tế



- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép
*Trẻ mg nhỡ:
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: h.tròn, h.vuông, h.tam giác,
h.chữ nhật
- Chắp ghép các hình hình học để tạo các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
*trẻ mg lớn:
- nhận biết gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chư nhật, khối trụ và nhận dạng các
khối hình đó trong thực tế.
- chắp ghép các hình hình học để tạo thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
- tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau.
Nội dung về kích thước








Mẫu giáo bé
- Dạy trẻ sự khác biệt rõ nét về đồ lớn, chiều dài, chiều rộng của 2 đối
tượng. Dạy trẻ sử dụng đúng các từ diễn đạt sự khác biệt này như: to hơn
– nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn.
Mẫu giáo nhỡ
- Dạy trẻ mối quan hệ kích thước của 2 đối tượng về độ lớn, chiều cao,
chiều dài, chiều rộng
- Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng
của 3 đối tượng, dạy cách diễn đạt mối quan hệ này (to nhất, nhỏ hơn,
nhỏ nhất)
Mẫu giáo lớn

- Dạy trẻ thao tác đo lường đơn giản (bằng đơn vị đo) và sử dụng các thao
tác đo lường đơn giản vào các hoạt động thực hành để nhận biết mối
quan hệ về kích thước theo từng chiều giữa các đối tượng.
Mức độ mở rộng của chương trình
- Về biểu tượng kích thước, ở độ tuổi mẫu giáo chúng ta hình thành cho trẻ
những biểu tượng về mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng mức độ
ở mỗi độ tuổi khác nhau
+ MGB được biểu hiện sự khác biệt rõ nét về kích thước giữa 2 vật, trẻ
có thể nhân biết bằng trực giác. Trẻ phải hiểu được, phải nhận biết và sử


-

dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về kích thước: to hơn - nhỏ hơn, cao
hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn
+ MGN trẻ học được cách so sánh kích thước để nhận biết mqh kích
thước giữa các đối tượng
+ MGL trẻ học hành động đo để biểu diễn kích thước của đối tượng, sử
dụng kết quả đo để so sánh kích thước giữa các đối tượng.
Từ chỗ quan hệ kích thước giữa các đối tượng trẻ có thể nhận biết bằng
trực giác, trẻ học kỹ năng so sánh trực tiếp các đối tượng để nhân biết
quan hệ kích thước sau đó trẻ học phép đo để định lượng kích thước đối
tượng theo 1 đơn vị đo nào đó và so sánh đối tượng thông qua số đo các
đối tượng theo cùng 1 đơn vị đo – công cụ để nhận biết mqh kích thước
nhiều lên, phạm vi các đối tượng trẻ có thể nhận biết quan hệ kích thước
rộng hơn từ đó khả năng ước lượng bằng mắt để nhận biết quan hệ kích
thước giữa các đối tượng được phát triển.

Nội dung về xếp tương ứng
*mg bé

- xếp tương ứng 1-1, ghép đôi
*mg nhỡ
- xếp tương ứng 1-1, ghép đôi
*mg lớn
- ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
Nội dung về so sánh, sắp xếp theo quy tắc
*mg bé
- so sánh 2 đối tượng về kích thướt
- xếp xen kẽ
*mg nhỡ
- so sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sxep theo quy tắc.
*mg lớn
- so sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sxep theo quy tắc.
- tạo ra quy tắc sxep.
Nội dung về đo lườn
*mg nhỡ
- đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo
- đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
*mg lớn
- đo độ dài 1 vật bằng các đơn vi đo khác nhau
- đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo


- đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo
Định hướng trong k gian thời gian
*mg bé
- nhận biết trên dươi trc sau, tay pai tay trái của bản thân.
*mg nhỡ
-xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác( trên dưới
trước sau trái pải)

- nhận biết các buổi sáng trưa chiều tối
* mg lớn
- xác định vị trí của đồ vật( trước sau, trên dưới, phải trái) so với bản thân
trẻ, với bạn khác, với 1 vật nào đó làm chuẩn
- Nhận biết hôm qua hôm nay ngày mai
- Gọi tên các ngày trong tuần

Câu 3: Nội dung Chuẩn 5 tuổi
4.2.1 Chuẩn trẻ có 1 số hiểu biết về số đêm và đo
- Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong p.vi 10
Dấu hiệu nhậnbiết:
+Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đén10
+ Đọc đc các chữ số từ 1-9 và chữ số0
+ Chon thẻ chữ số/ viết số tương ứng với số lượng đã đếm đc
Pptheo dõi sự ptrien của tre


-

-

+ Quan sát trẻ chơi, khi có sử dụng đến đếm chữ số
+ Giao cho trẻ nhiệm vụ cần phải đếm số lượng và tim đúng thẻ số phù
hợp
- Chỉ số 105: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2cach và so
sánh số lượng của các nhóm
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tách 10 đồ vật thành 2 nhóm ít nhất bằng 2 cách khác nhau
+ Nói được nhóm nào có nhìu hơn/ít hơn bằng nhau
PP theo dõi sự p.triển của trẻ

+ Đề nghị trẻ tách 10 đối tượng bằng các cách khác nhau và so sánh số
lượng
- Chỉ số 106: Biết cách đo độ dài cà nói kết quả đoa
Dấu hiệu nhận biết:
+ Đặt thươc/ gan tay/ bước chân đo liên tiếp.
+ Nói đúng kết quả đo
PP theo dõi sự p.triển của trẻ
+ Yêu cầu trẻ đo độ dài 1 vật và quan sát kĩ năng đo và cách thể hiện kết
quả của tre
4.2.2 Chuẩn trẻ biết 1 số hiểu biết về hình hình học và định hướng trong
không gian
Chỉ số 107: Chỉ ra đc khối cầu khối vuông khối chữ nhật và khối trụ theo
yêu cầu
Dấu hiệu:
+ Lấy đc các khối cầu khối vuông, khối cn khối trụ có màu săc/ kích thước
khác nhau khi nghe gọi tên.
+ Lấy or chỉ đc 1 số vật quen thuộc có dạng hình hình học theo yêu cầu
PP
+ Quan sát trẻ chơi tr.chơi xây dựng, nặn các hình khối, yêu cầu trẻ chỉ các
hình khôi cô gọi tên
Chỉ số 108: Xác định được vị trí (trong-ngoài, trên-dưới, trước-sau, phải trái)
của 1 vật so với 1 vạt khác
Dấu hiệu
+ Nói đc vị trí của 1 vật so với vật khác trong không gian
+ Nói đc vị trí của các bạn so với nhau khi xếp hàng tập thể dục
+ Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu
4.2.3 Chuẩn trẻ có 1 số biểu tượng ban đầu về thời gian
- Chỉ số 109: Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
Dấu hiệu:



-

-

+ Nói đc tên các ngày trong tuần theo thứ tự
+ Nói đc trong tuần ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà
PP
+ Yêu cầu trẻ kể tên các ngày trong tuần theo thứ tự
Chỉ số 110: Phân biệt được hôm qua hôm nay ngày mai qua các sự kiện
hàng ngày
Dấu hiệu:
+ Nói được hôm nay là thứ mấy, và hôm qua, ngày mai là thứ mấy
+ nois đc hôm qua đã làm đc việc gì, hôm nay làm gì và cô dặn/mẹ dạn ngày
mai làm việc gì
PP
+ Trò chuyện với trẻ, hỏi thêm cha mẹ
Chỉ số 111: Nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẳn trên đồng hồ
Dấu hiệu:
+ Biết lịch để làm gì và đồng hồ dùng để làm gì
+ Nói được ngày trên lịch và giờ chẵn trên đồng hồ
PP
+ Hỏi trẻ về ngày và giờ trên lốc lịch vf trên đồng hồ

Câu 5: Tổng hợp thiết kế trò chơi
Thiết kế hai trò chơi giúp trẻ hình thành kỹ năng sắp xếp theo quy tắc ? (câu
11 của đề cương)
* Trò chơi chung sức:
- Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ hình thành được kỹ năng sắp xếp theo quy tắc

+ Trẻ biết chơi cùng bạn trong nhóm.
- Chuẩn bị:
+ Các tấm vải màu


+ vòng tròn
+ Nhạc nền
- Cách chơi:
+ Chia trẻ làm 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt bật chụm chân qua vòng lên
lấy các tấm vải màu sắp xếp hoàn chỉnh theo một quy tắc( theo ý trẻ). Giúp các cô
thợ dệt để may áo
- Luật chơi:
+ Thời gian cho 1 lần chơi là một bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ được
hưởng 3 phần quà.
- Tổ chức cho trẻ chơi( trẻ thảo luận tìm ra quy tắc)
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
* Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn”
- Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ rèn luyện kỹ năng xếp xen kẽ cho trẻ.
+ Trẻ biết cách chơi cùng bạn
- Chuẩn bị:
+ các bức tranh về quy tắc sắp xếp xen kẽ
+ Các loại rau củ quả tương ứng trong tranh
+ Nhạc nền
- Cách chơi:
+ Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ ở mỗi đội lên bốc ngẫu nhiên bức tranh( có hai
loại rau hoặc củ quả) đội nào có tấm tranh hình ảnh nào thì lần lược trẻ ở mỗi đội
chạy lên chọn rau, củ theo tranh đội mình chọn được và sắp xếp, trồng theo quy tắc
xếp xen kẽ theo hình ảnh



×