Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 kỹ năng dạy trẻ mầm non làm người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.3 KB, 5 trang )








TaiLieu.VN Page 1

4 KỸ NĂNG DẠY TRẺ MẦM NON LÀM NGƯỜI

Trong khi dạy kiến thức là nhiệm vụ chính của ngành giáo dục thì dạy làm người không
chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục mà là của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị.
Việc dạy kiến thức, tuy còn đôi điều cần bàn luận, dù sao cũng đã đã đáp ứng phần nào
yêu cầu trang bị tri thức cho thế hệ trẻ thì chuyện dạy làm người lại là “thất bại toàn diện”
không phải chỉ của giáo dục mà là của toàn hệ thống.
Nói đến chuyện dạy người, những người lớn tuổi thường vận dụng câu: “tiên học lễ, hậu
học văn”, cũng từ đây nảy sinh những tranh luận gay gắt về “lễ”, “văn” thời hiện đại. Thế
hệ trẻ Việt Nam ngày nay thiếu những gì và nền giáo dục, theo tinh thần đổi mới toàn
diện cần tập trung dạy cái gì, dạy từ lứa tuổi nào? Người viết cho rằng cần dạy bắt đầu từ
trẻ mẫu giáo-mầm non bốn kỹ năng cơ bản sau đây:

Kỹ năng làm việc theo nhóm
Kỹ năng này gọi theo cách nguyên thủy là hợp tác bầy đàn. Hợp tác bầy đàn vừa dùng để
săn mồi, cũng lại được dùng để chống lại kẻ săn mồi. Đứng trước một bầy đàn đông đúc,
kẻ săn mồi rất khó lựa chọn đối tượng cuộc săn, chúng thường lựa chọn những con mồi
đứng riêng lẻ. Trong thế giới động vật điển hình cho việc hợp tác bầy đàn là cá heo. Khi
phát hiện đàn cá chích bầy cá heo sẽ bơi thành vòng tròn xung quanh và liên tục xả các
bong bóng khí, một khi cả đàn đã tạo được lồng bong bóng bao quang đàn cá chích thì
khả năng chạy thoát của con mồi là gần như không có.
Kỹ năng làm việc theo nhóm càng quan trọng khi loài người bước vào nền kinh tế tri


thức. Người Việt có chỉ số thông minh cao, điều này đã được thế giới công nhận. Nguyên
thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu trong cuốn 'One man’s View of the World'
nhận định: “người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong
khu vực Đông Nam Á. Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao
nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế[1].
Trái ngược với tính thông minh, kỹ năng xử lý tình huống của người Việt lại rất hạn chế,
mang nặng tâm lý tiểu nông, chỉ biết riêng mình. Dường như thỏa mãn nhu cầu cá nhân
quan trọng hơn lợi ích tập thể. Người ta sẵn sàng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” chứ







TaiLieu.VN Page 2

không phải là vì quốc gia đại sự. Tâm lý ấy có thể thấy khắp nơi từ chuyện xuất khẩu
gạo, thủy, hải sản đến chuyện nhập rác thải công nghiệp về kiếm lời.
Có phải người Việt có một tập tính trải qua hàng nghìn năm đã trở thành di truyền chăng?
Muốn bảo vệ lãnh thổ, muốn chống ngoại xâm, muốn duy trì nòi giống trước hết phải
“sống” đã. Hễ có ngoại xâm là đoàn kết đánh giặc, đánh thắng rồi phải tranh thủ “sống”?
Dần dà mệnh đề “phải sống” lấn át tất cả, sống cho mình và sẵn sàng chà đạp sự sống của
người khác? Cách sống ấy càng ngày càng ăn sâu vào nhận thức của thanh niên, đặc biệt
là sinh viên. Bước chân vào giảng đường đại học, chỉ một thời gian ngắn sau là bắt đầu
tiến trình “ghép đôi”, tiến trình sống đơn lẻ, tranh thủ tận dụng từng mớ rau, củ khoai của
cha mẹ, ý thức cộng đồng, sinh hoạt theo nhóm gần như không tồn tại với các cặp đôi
này.
Làm việc theo nhóm bao giờ cũng cần người điều phối, người lãnh đạo. Sự lầm tưởng về
dân chủ, bình đẳng khiến cho không ít thanh niên cho rằng tất cả mọi người đều như

nhau, không thể có chuyện bị người khác “sai bảo”.
Người lãnh đạo, đó phải là “con đầu đàn” đủ sức mạnh và trí tuệ chỉ huy cả nhóm. Đó
phải là người được cả nhóm xuy tôn chứ không do áp đặt từ trên xuống. Một chuyện vui
kể rằng có người bán chim cảnh, treo các lồng chim thành ba tầng, tầng trên cùng chỉ có
một con, tầng giữa nhiều hơn và tầng dưới cùng nhiều nhất. Khách mua chim hỏi giá thì
được trả lời chim tầng dưới cùng năm trăm nghìn một con. Khách hỏi tại sao đắt thế thì
được trả lời, “vì chim biết nói tiếng Việt”. Chim treo tầng giữa giá một triệu vì biết nói
tiếng Anh, chim tầng trên cùng giá ba triệu. Khách thắc mắc giá cao thế chắc vì chim
tầng trên cùng biết cả hai thứ tiếng, chủ trả lời: “chim tầng cao nhất không biết một thứ
tiếng nào cả”. Hỏi tại sao lại đắt nhất thì được trả lời “chim tầng cao nhất là sếp của các
chim tầng dưới“!
Kỹ năng làm việc theo nhóm cần được giáo dục ngay từ khi trẻ còn học mẫu giáo, điều
này chưa được chú ý đúng mức. Tất cả nhà trẻ mẫu giáo chỉ được trang bị các trò chơi
như cầu trượt, đu quay, cầu bập bênh, rất khó bố trí chơi theo nhóm. Cần hình thành các
trò chơi sao cho giáo viên có thể chia các cháu thành nhóm, tạo sự đoàn kết và thi đua
giữa các nhóm. Hình thức thi thể dục nhịp điệu của học sinh phổ thông ở Mỹ là một cách
dạy làm việc theo nhóm rất hiệu quả. Nếu để ý kỹ sẽ thấy các vũ công múa nước ta dù ở
những đơn vị chuyên nghiệp cũng chẳng bao giờ múa đều như nước ngoài, tay chân vung
lên thế nào cũng có người lệch lạc.







TaiLieu.VN Page 3

Kỹ năng cảm nhận
Một nhận xét thật chua chát, rằng giới trẻ hiện nay “chỉ cảm nhận được cái đẹp của mì

tôm” đã nói lên phần nào thực trạng mà giáo dục mang lại cho thanh thiếu niên. Nhiều
người đang sống hoàn toàn vô cảm trước thực trạng xã hội, trước những nét đẹp cần được
tôn vinh. Khả năng cảm nhận cái thiện - cái ác, cái đẹp - cái xấu gần như không có khiến
cho nhiều học sinh sẵn sàng lột quần áo cấu xé nhau giữa chốn đông người.
Khả năng cảm nhận kém dễ dẫn tới hành đông a dua, học mót. Dạy cho trẻ càm nhận
được vẻ đẹp tiềm ẩn trong một bức tranh, một câu thơ lại là vấn đề trình độ thầy cô giáo.
Với ba, bốn năm học sư phạm, họ không được trang bị những kiến văn hóa, xã hội cần
thiết. Người viết đã từng trao đổi với một nhóm chừng hai mươi giáo viên PTCS về câu
cao dao: “gió đưa hoa cải về giời, rau răm ở lại chịu nhời đắng cay”, một số có nhận xét
đọc câu ca dao này thấy có một cái gì đó buồn buồn nhưng không một ai giải thích được
những gì ẩn chứa sau câu ca dao đó.
Hoa cải, một thứ hoa tầm thường không bao giờ được dùng để cắm lọ chứ đừng nói dâng
lên bàn thờ tổ tiên, loại hoa đó lại được đưa về nơi cao quý (về giời). Rau răm vốn là một
loại rau được dùng nhiều ở chùa vì có tác dụng “diệt dục”, kiềm chế sự ham muốn. Rau
răm là biểu hiện của sự đè nén, cay đằng thì ở lại nhân gian, gắn bó với cuộc đời người
nông dân. Đó là thực trạng xã hội ngày xưa mà người dân không được quyền nói thẳng,
nói thật nên đã phải nói một cách ẩn dụ.
Ở tuổi mẫu giáo không thể bắt các cháu cảm nhận những gì trừu tượng, nhưng chỉ cần
với ba bông hoa hồng ba màu trắng, đỏ, vàng là đã có thể để các cháu nêu quan điểm yêu
thích của mình. Những năm cuối THCS và sang THPT khi trí tuệ và thể chất phát triển
hãy yêu cầu mức cảm nhận cao hơn như bình luận cái hay, cái đẹp của câu thơ, bức ảnh,
bài văn hay một sự kiện…

Kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ)
Một số người ngại đề cập đến kỹ năng này vì sợ sẽ khuyến khích thói ích kỷ, tham lam
của người học. Lo ngại như vậy là có cơ sở song không vì thế mà không giáo dục trẻ kỹ
năng này.








TaiLieu.VN Page 4

Người Mỹ dạy cho trẻ các kỹ năng tự lập khi các cháu được 18 tháng tuổi, nghĩa là khi
lẫm chẫm biết đi, khi ngã các cháu phải tự đứng dậy, cô giáo và bố mẹ không vội vàng bế
con lên suýt xoa sợ con đau. Kỹ năng tự lập giúp trẻ hình thành thói quen độc lập giải
quyết sự việc nhờ thế các cháu sẽ có cảm giác thích thú, tự hào về sự thành công, không
phải chỉ lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích cho chính những người lớn.
Kỹ năng tự lập giúp hình thành bản lĩnh đối phó với các thử thách trước thiên nhiên và
trong xã hội. Thiếu kỹ năng này con người trở nên yếu ớt, đối phó một cách tiêu cực. Khi
không làm chủ được bản thân, không biết là gì để chiến thắng đối thủ, người ta sẽ tìm
cách đối phó tiêu cực kiểu “chí phèo”. Có một chuyện “ngụ ngôn hiện đại” kể rằng: “một
người trồng được cây hóa quý, vừa có màu sắc đẹp, vừa có hương thơm. Sau khi chiêm
ngưỡng, người Mỹ về lập phòng thí nghiệm, quyết lai tạo cho được giống hoa như vậy.
Người Nhật mang lễ vật đến xin làm học trò để học cách trồng hoa. Người Việt bĩu môi
bảo, chẳng có hoa gì hơn được hoa đồng tiền”.

Kỹ năng giao tiếp
Dạy kỹ năng sống đương nhiên không tách rời kỹ năng giao tiếp, hành xử. Có nhận xét
tuy tiêu cực nhưng đúng với thực tế, rằng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt không có từ
“xin lỗi”, “cảm ơn”. Những đưa bé phạm lỗi, khi buộc phải xin lỗi thường nói lý nhí
trong miệng, không muốn nói to, đó là bản năng tự nhiên. Còn người lớn, khi ngăn một
người lại để hỏi đường thường chẳng bao giờ nói đủ câu: “xin lỗi, xin bác chỉ giùm lối đi
đến…”. Dạy trẻ cách xin lỗi thì cũng phải kèm theo hình thức động viên, chẳng hạn khi
một trẻ xin lỗi thì cả lớp hoan hô, lúc đó trẻ sẽ không thấy việc xin lỗi là một hình phạt,
sẽ thấy xin lỗi là điều bình thường.
Kỹ năng giao tiếp không phải chỉ là “xin lỗi” và “cảm ơn” mà còn rất nhiều điều cần phải

chú ý tuy nhiên do khuôn khổ bài viết xin phép không đề cập đến.
Để dạy trẻ kỹ năng tự lập từ lứa tuổi mầu giáo, nhà trẻ cần một đội ngũ giáo viên được
đào tạo hoàn chỉnh về tâm sinh lý trẻ em bên cạnh những kiến thức chuyên môn, nghề
nghiệp. Số liệu thống kê năm 2012 của Bộ GD&ĐT cho thấy lứa tuổi nhà trẻ trường công
lập là 347.320 cháu, ngoài công lập là 205.797 cháu, mẫu giáo công lập có 2.628.513
cháu, ngoài công lập có 691.815 cháu. Rõ ràng là nhà nước chưa thực sự quan tâm đến
việc giáo dục lứa tuổi này. Bỏ ngỏ một giai đoạn giáo dục nhân cách quan trọng nhất sẽ
là thảm họa cho cả quá trình giáo dục, đào tạo sau này.







TaiLieu.VN Page 5

Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách cho trẻ em,
một trong các biểu hiện của nhân cách là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn. Cần phải tập cho trẻ
hình thành phản xạ tự nhiên trong giao tiếp, chỉ có thế mới hình thành “văn hóa xin lỗi”,
“văn hóa cảm ơn”, mới chứng tỏ được, rằng người Việt là những người biết ứng xử.
Hy vọng với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, nhà nước sẽ chuyển sự bao cấp từ
khối cao đẳng đại học xuống khối mẫu giáo, nhà trẻ. Xem đây là một bước đột phá trong
giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, cũng là kỹ năng sống cho người Việt hiện đại.

×