Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----------------------

Nguyễn Duy Thực

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN
NGUỒN CUNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------------

Nguyễn Duy Thực

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN
NGUỒN CUNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TIẾN SĨ: NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên, tôi xin cam đoan kết quả bài nghiên cứu này là kết quả
làm việc của chính cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Uyên Uyên – Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thiện bài viết này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tôi xin cảm ơn tập thể
Giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho
tôi các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nền kinh tế. Tiếp theo, tôi xin cảm
ơn cá nhân giáo viên hƣớng dẫn của tôi là Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, cô
Uyên đã hƣớng dẫn nhiệt tình, sâu sát trong quá trình thực hiện bài nghiên
cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự ủng hộ của gia đình đã tạo điều kiện
cho tôi mọi mặt để tôi chuyên tâm nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của bạn
bè đã bổ sung các kiến thức còn thiếu của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày kết quả bài nghiên cứu, do hạn
chế về mặt thời gian, số liệu cũng nhƣ kiến thức và kinh nghiệm của chính tôi
nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn thêm từ Quý thầy cô, sự chia sẻ, đóng góp của ngƣời thân, bạn bè và các
đọc giả để tôi có thể nghiên cứu tốt hơn nữa.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng…..năm 2013
TÁC GIẢ


MỤC LỤC
Trang:


Nội dung:
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ 6
TÓM TẮT ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 3
CHƢƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN NGUỒN CUNG TÍN
DỤNG ............................................................................................................. 6
2.1

Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động của chính sách tiền

tệ lên nguồn cung tín dụng. ............................................................................ 6
2.2

Thảo luận về tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng:
15

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 20
3.1

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 20

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................... 21

3.3


Thu thập và xử lý số liệu: ................................................................... 23

CHƢƠNG 4: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN NGUỒN CUNG TÍN DỤNG
...................................................................................................................... 27


4.1

Thực trạng tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng

của 09 ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2005-2011: ................................... 27
4.1.1

Thực trạng chính sách tiền tệ giai đoạn 2005-2011: ....................... 27

4.1.2

Thực trạng nguồn cung tín dụng của 09 ngân hàng nghiên cứu giai

đoạn 2005-2011: .......................................................................................... 36
4.1.3

Thực trạng tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng

09 ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2005-2011: .......................................... 41
4.2

Bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn


cung tín dụng 09 ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2005-2011: ................... 46
4.3

Thảo luận về tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng

hệ thống ngân hàng Việt Nam: .................................................................... 51
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................ 55
5.1

Kết luận: ............................................................................................. 55

5.2

Các hạn chế của bài nghiên cứu: ........................................................ 56

5.3

Đề xuất hƣớng nghiên cứu mới: ......................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng mô tả thống kê
Phụ lục 2: Ma trận hệ số tƣơng quan:
Phụ lục 3: Bảng số liệu lãi suất cơ bản do NHNN công bố (2005-2011)
Phụ lục 4: Bảng số liệu tốc độ tăng trƣởng GDP thực (2005-2011)
Phụ lục 5: Bảng số liệu chỉ số giá tiêu dùng (2005-2011)


Phụ lục 6: Bảng số liệu dƣ nợ tín dụng 09 ngân hàng nghiên cứu (20052011)
Phụ lục 7: Bảng số liệu tình hình tăng trƣởng tín dụng của 09 nghiên cứu

(2005-2011)
Phụ lục 8: Bảng số liệu tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của 09 ngân hàng
nghiên cứu (2005-2011)
Phụ lục 9: Bảng số liệu vốn và các quỹ của 09 ngân hàng nghiên cứu (20052011)
Phụ lục 10: Biểu đồ tình hình GDP thực (2005-2011)
Phụ lục 11: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng GDP thực (2005-2011)
Phụ lục 12: Biểu đồ tình hình tăng trƣởng tín dụng của 09 ngân hàng nghiên
cứu (2005-2011)
Phụ lục 13: Biểu đồ tình hình tăng trƣởng quy mô 09 ngân hàng nghiên cứu
(2005-2011)
Phụ lục 14: Biểu đồ tình hình thanh khoản, vốn của 09 ngân hàng nghiên
cứu (2005-2011)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CSTT: Chính sách tiền tệ.
DTBB: Dự trữ bắt buộc.
GDP: Tổng sản phẩm trong nƣớc.
NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc.
NH TMCP: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần.
HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
TCTD: Tổ chức tín dụng.
TPTTT: Tổng phƣơng tiện thanh toán.
TSNH: Tài sản ngắn hạn.
TTS: Tổng tài sản.


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang:
Bảng 3.1: Các biến đƣa vào mô hình: ....................................................................24
Biểu đồ 4.1: Tình hình thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN công bố giai đoạn 20052011: .......................................................................................................................28
Biểu đồ 4.2: Tình hình lạm phát giai đoạn 2005-2011: .........................................31
Biểu đồ 4.3: Tốc độ tăng trƣởng tổng dƣ nợ tín dụng cho nền kinh tế giai đoạn
2005-2011:..............................................................................................................32
Biểu đồ 4.4: Dƣ nợ tín dụng của 09 ngân hàng nghiên cứu năm 2011: .................37
Biểu đồ 4.5: Tình hình tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 09 ngân hàng nghiên cứu
giai đoạn 2005-2011 ...............................................................................................38
Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng ACB: ............................39
Biểu đồ 4.7: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng Sacombank: ................40
Biểu đồ 4.8: Đặc điểm vốn của 09 nghiên cứu năm 2011 .....................................42
Biểu đồ 4.9: Đặc điểm thanh khoản của 09 ngân hàng nghiên cứu. ......................43
Biểu đồ 4.10: Quy mô của 09 ngân hàng nghiên cứu. ...........................................44
Bảng 4.1: Bảng số liệu đặc điểm thanh khoản, đặc điểm quy mô, đặc điểm vốn
của 09 ngân hàng nghiên cứu. ................................................................................45
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ tình hình thay đổi thanh khoản, tốc độ tăng trƣởng quy mô
và tốc độ tăng trƣởng vốn của 09 ngân hàng nghiên cứu.......................................45
Bảng 4.2: Đánh giá sự phù hợp của mô hình: ........................................................47
Bảng 4.3: Kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng kiểm định F: ........................48
Bảng 4.4 : Hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: .............................................49
Bảng 4.5: Các biến không ở trong phƣơng trình: ...................................................51


1

TÓM TẮT
Bài viết này trình bày ngắn gọn kết quả nghiên cứu về tác động của
chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân hàng tại Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2011, đây là giai đoạn NHNN Việt Nam có nhiều

thay đổi trong CSTT để điều tiết nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và
kiềm chế lạm phát. Sau khi nghiên cứu số liệu từ bảng cân đối kế toán của 09
NHTM CP niêm yết trên sàn HOSE và HNX tại thời điểm 31/12/2011, kết
quả cho thấy nguồn cung tín dụng của các ngân hàng phản ứng khác nhau đối
với CSTT tuỳ thuộc vào đặc điểm bảng cân đối kế toán ngân hàng, với các
ngân hàng có tính thanh khoản kém, vốn yếu cho thấy phản ứng mạnh trong
hoạt động cho vay thể hiện thông qua việc giảm tốc độ tăng trƣởng nguồn
cung tín dụng trong giai đoạn CSTT thắt chặt. Điều này có thể do các ngân
hàng sử dụng tài sản ngắn hạn để làm giảm bớt tác động của CSTT lên danh
mục cho vay của họ. Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà Nƣớc công bố không
cho kết quả tác động đến nguồn cung tín dụng. Điều này có thể giải thích là
lãi suất cho vay ngắn hạn của các NH TMCP thƣờng giao động lớn hơn so với
mức cho phép là 150% lãi suất cơ bản tuỳ vào đặc điểm từng ngân hàng trong
thời kỳ nghiên cứu làm cho lãi suất cơ bản không còn phản ánh chính xác
trong mối quan hệ với tăng trƣởng tín dụng. Tƣơng tự đối với quy mô ngân
hàng cũng không cho thấy có mối quan hệ đến tăng trƣởng tín dụng.
Kết quả bài nghiên cứu gợi ý cho Chính phủ về điều hành CSTT thông
qua kênh tín dụng để điều tiết nền kinh tế.Một mặt, nhằm ổn định nền kinh tế
vĩ mô và kiềm chế lạm phát Chính phủ có thể tiếp tục chỉ đạo thực thi CSTT
thắt chặt thông qua kênh tín dụng nhằm hạn chế nguồn vốn đổ vào lĩnh vực
phi sản xuất nhƣ chứng khoán và bất động sản cũng nhƣ các dự án không hiệu


2

quả. Mặt khác, trong giai đoạn tình hình lạm phát tƣơng đối đã đƣợc kiểm
soát, để kích thích nền kinh tế phát triển, thoát khỏi suy thoái, Chính phủ có
thể thực thi CSTT linh hoạt, nới lỏng có kiểm soát, thận trọng thông qua kênh
tín dụng nhằm tăng nguồn cung tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo ra
sản phẩm và việc làm cho xã hội.



3

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã có những biến động suy thoái mạnh do các
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (bắt nguồn từ khủng hoảng thị trƣờng
bất động sản tại Mỹ) và khủng hoảng nợ công tại các nƣớc Châu Âu (điển
hình là khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp). Kinh tế thế giới hiện nay phục hồi
chủ yếu là nhờ vào các biện pháp kích cầu của chính phủ các nƣớc nên còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thất nghiệp tiếp tục tăng cao, áp lực lạm phát gia tăng
và đặc biệt là vấn đề khủng hoảng nợ công.
Trong giai đoạn này, cùng với tác động xấu từ các cuộc khủng hoảng
bên ngoài, đặc biệt là tác động lên thị trƣờng xuất khẩu và dòng tiền đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài, Việt Nam phải đối mặt với các khó khăn của nền kinh tế
trong nƣớc nhƣ lạm phát cao, nhập siêu gia tăng, bội chi ngân sách nhà nƣớc
ở mức cao, lực cầu giảm.NHNN Việt Nam đã và đang thực hiệnCSTT thắt
chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Kênh tín dụng đƣợc
biết đến là một kênh truyền dẫn CSTT hiệu quả trên thế giới.Để hiểu sâu về
vấn đề này, tác giả nghiên cứu về “tác động của CSTT lên nguồn cung tín
dụng của hệ thống ngân hàng”, đây chính là mục tiêu của bài nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác động của CSTT lên
nguồn cung tín dụng. Trong bài viết này, tác giảđã tham khảo nhiều nghiên
cứu tại các quốc gia khác nhauvà chọn mô hình nghiên cứu của một nhóm tác
giả nghiên cứu về thị trƣờng Châu Âu trong thời kỳ CSTT thắt chặt để áp
dụng nghiên cứu tại Việt Nam.
Bài viết này đƣợc tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên phạm vi là 09
NH TMCP niêm yết trên sàn HOSE và HNX tại thời điểm 31/12/2011, thời



4

gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2011, kỳ quan sát tính theo mỗi quý
(tổng cộng là 28 quý), nguồn số liệu dựa trên bảng cân đối kế toáncủa các
ngân hàng nghiên cứu và báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng nhà nƣớc Việt
Nam.Lý do chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2011 là do giai
đoạn này cho chúng ta thấy đƣợc thời kỳ tăng trƣởng tín dụng nóng cùng với
sự bùng nổ thị trƣờng bất động sản và chứng khoán từ năm 2005 đến giữa
năm 2007 và thời kỳ kìm hãm tăng trƣởng tín dụng từ giữa năm 2007 đến
năm 2011 (trừ năm 2009) do vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán và lạm
phát tăng cao dẫn đến việc Chính phủ phải thực thi các CSTT thắt chặt để ổn
định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Riêng năm 2009, nhằm kích thích
nền kinh tế khôi phục sau khủng hoảng năm 2008, Chính phủ đã thực hiện
CSTT nới lỏng bằng gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các đối tƣợng đƣợc khuyến
khích nhƣ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tác giả đã thực hiện các nội dung của bài nghiên cứu bao gồm: Thứ
nhất, tham khảo các nghiên cứu trên thế giới về các đề tài liên quan tới tác
động của CSTT lên nguồn cung tín dụng. Thứ hai, quan sát sự thay đổi về
CSTT thông qua sự thay đổi các biến vĩ mô nhƣ:lãi suất cơ bản; tốc độ tăng
trƣởng GDP thực;tỷ lệ lạm phát; cùng với sự quan sát thay đổi đặc điểm ngân
hàng về thanh khoản, quy mô vàvốn trong cùng thời kỳ. Thứ ba, quan sát sự
thay đổi tốc độ tăng trƣởng tín dụng (cụ thể là thay đổi dƣ nợ cho vay các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong nƣớc của các ngân hàng nghiên cứu).Cuối cùng,
phân tích tác động của CSTT lên nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân
hàng bằng cả phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng thông qua
mô hình đƣợc chọn.Mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy đa biến, các biến
độc lập bao gồm:các biến vĩ mô nhƣ lãi suất cơ bản, GDP thực, tỷ lệ lạm phát,
các biến thuộc đặc điểm Ngân hàng nhƣ đặc điểm thanh khoản, đặc điểm quy



5

mô và đặc điểm vốn và các biến kết hợp giữa các biến vĩ mô và các biến đặc
điểm ngân hàng, biến phụ thuộc làdƣ nợ tín dụng ngân hàng.
Tác giả trình bày nội dung bài nghiên cứu theo thứ tự nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng 2: Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động
củaCSTTlên nguồn cung tín dụng.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về tác động của
CSTT lên nguồn cung tín dụng.
Chƣơng 5: Kết luận.


6

CHƢƠNG 2:BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆLÊN NGUỒN CUNG TÍN
DỤNG
2.1

Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động của chính sách

tiền tệlên nguồn cung tín dụng.
Trong mục này tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu tại
một số nƣớctrên thế giớiliên quan tới tác động của CSTT lên nguồn cung tín
dụngbao gồm các nghiên cứu tại thị trƣờng Châu Âu và thị trƣờng Mỹ. Các
kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự thời gian từ quá khứ cho tới
hiện tại, cụ thể nhƣ sau:

Theo Ben S Berbanke và Mark Gertler trong bài viết “Trong chiếc hộp
đen: Kênh tín dụng của cơ chế truyền dẫn CSTT”, tháng 06 năm 1995 nói
rằng: ít nhất là trong ngắn hạn, CSTT có thể tác động mạnh lên nền kinh tế
thực. Các nhà làm chính sách sử dụng tác dụng của đòn bẩy lãi suất ngắn hạn
để tác động lên chi phí sử dụng vốn và theo đó tác động lên chi tiêu hàng hoá
thiết yếu nhƣ đầu tƣ cố định, nhà cửa, hàng tồn kho và hàng tiêu dùng. Kết
quả là thay đổi trong tổng cầu tác động lên sản xuất.Đây chính là kênh tiền tệ
của cơ chế truyền dẫn CSTT. Về kênh tín dụng, tác động trực tiếp của CSTT
lên lãi suất đƣợc khuếch đại bởi sự thay đổi nội sinh chi phí tài chính bên
ngoài, đó là sự khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn bên ngoài (bằng cách phát
hành cổ phiếu và vay nợ) và chi phí sử dụng vốn nội bộ (bằng cách giữ lại
thu nhập). Độ lớn chi phí sử dụng vốn bên ngoài phản ánh sự không hoàn hảo
của thị trƣờng tín dụng dẫn đến một sự tách biệt giữa lợi nhuận mong đợi của
ngƣời cho vay và chi phí ngƣời đi vay phải chịu.Hay nói cách khác, khi lãi
suất tăng, tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng của nền kinh tế sẽ giảm.


7

Năm 1999, nhóm tác giả Carlo A. Favero, Francesco Giavazzi, và Luca
Flabbi thuộc Vụ nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đã nghiên cứu về “Cơ
chế truyền dẫn CSTT tại Châu Âu: Chứng cứ từ bảng cân đối kế toán của các
ngân hàng”.Đây là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm kể từ sau khi thành
lập Uỷ ban tiền tệ Châu Âu (EMU). Do có sự khác biệt về cơ chế truyền dẫn
tiền tệ giữa các quốc gia thành viên nên sự tác động của một CSTT chung lên
các quốc gia khác nhau thì khác nhau.
Các tác giả này sử dụng dữ liệu kinh tế vi mô, thông tin từ bảng cân đối
kế toán của các ngân hàng tƣ nhân để thực hiện nghiên cứu tình huống về sự
phản ứng của các ngân hàng tại Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đối với CSTT
thắt chặt. Khoảng thời gian nghiên cứu là trong suốt năm 1992, khi các điều

kiện tiền tệ bị siết chặt trên khắp Châu Âu.Bằng chứng của chính sách thắt
chặt này là tính thanh khoản bị siết chặt và tác động lên toàn bộ các ngân
hàng nghiên cứu.Cụ thể hơn, các tác giả đã nghiên cứu sự phản ứng của tín
dụng ngân hàng đối với CSTT thắt chặt.
Tác giả cũng dựa vào cách tính của Kashyap và Stein (1997) về đo
lƣờng sức khoẻ của bảng cân đối (tính thanh khoản) bằng tỷ lệ tổng số lƣợng
tiền mặt, chứng khoán, và dự trữ chia cho tổng tài sản. Quan điểm cho rằng
bảng cân đối khoẻ mạnh hay thanh khoản tốt, khi đó cho phép một ngân hàng
có thể bảo vệ dƣ nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT.Các ngân hàng có
cùng quy mô có thể có sức khoẻ bảng cân đối khác nhau, khi đó sẽ có phản
ứng khác nhau đối với CSTT. Quy mô không liên quan tới sức khoẻ bảng cân
đối nhƣng tác động đến cung tín dụng ngân hàng, điều này có thể giải thích là
do các ngân hàng lớn hơn có thể dễ dàng phát hành các công cụ khác nhau ra
thị trƣờng (nhƣ chứng chỉ tiền gửi) để bảo vệ cung tín dụng khỏi sự thay đổi
CSTT.


8

Kết quả nghiên cứu đã không nhƣ mong đợi, các tác giả này không tìm
ra bằng chứng nào cho thấy sự phản ứng đáng kể nào của tín dụng ngân hàng
đối với CSTT thắt chặt trong suốt năm 1992 tại bốn nƣớc Châu Âu đƣợc
nghiên cứu. Tuy nhiên, họ đã tìm ra sự khác biệt giữa các quốc gia và giữa
các ngân hàng về các yếu tố cho phép họ bảo vệ nguồn cung tín dụng khỏi sự
siết chặt tiền tệ đó là tính thanh khoản.
Năm 2001, nhóm tác giả Sophocles N.Brissimis, Nicos C.Kamberoglu
và Georg T.Simigiannis thuộc Phòng nghiên cứu - Ngân hàng trung ƣơng
Châu Âu tiếp tục nghiên cứu về CSTT tại Châu Âu nhƣng nghiên cứu cụ thể
cho một quốc gia thành viên đó là Hy Lạp, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu
đó là “Có sự truyền dẫn CSTT thông qua kênh tín dụng tại Hy Lạp hay

không?”.Quan điểm của nhóm tác giảnày cho rằng ngân hàng trung ƣơng tác
động lên cung tín dụng của ngân hàng, kết quả là tác động lên chi tiêu thực
của nền kinh tế.Họ dựa theo mô hình của Kashyap và Stein(1995) để xác định
vai trò của ngân hàng trong quá trình truyền dẫnCSTT và xác định tầm quan
trọng của các đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng dẫn đến phản ứng khác
nhau của cung tín dụng ngân hàng đối với CSTT thắt chặt.Mô hình nhƣ sau:
ΔLit = ΣjajΔLi,t-j + Σ jbjΔrt-j + Σ jcjZi,t-1Δrt-j + dZi,t-1 + Σ jejΔWt-j + vi + εit
(Trong đó, Li,tlà dư nợ tín dụng thực (được lấy log trong phương trình),
rt là lãi suất CSTT, Zit là đặc điểm ngân hàng, Wt là vector của các biến kiểm
soát, vi đại diện tác động của ngân hàng cụ thể, và ε là sai số hệ thống. i là
ngân hàng thứ i và t là thời gian).
Các tác giả đã phân tích thực nghiệm vai trò cho vay của ngân hàng
trong việc truyền dẫn CSTT đựa trên cơ sở dữ liệu của hệ thống ngân hàng
Hy Lạp. Hai cách tiếp cận đã đƣợc áp dụng.Thứ nhất,họ sử dụng phƣơng trình
đơn giản giữa CSTT và các biến giải thích trong quan hệ với tín dụng ngân


9

hàng theo nghiên cứu của Kashyap và Stein nhƣ trình bày ở trên. Thứ hai,
họsử dụng một số nhân tố trong mô hình của Bernanke-Blinder với phƣơng
pháp đánh giá sự tác động của các đặc trƣng khác nhau trong bảng cân đối kế
toán lên năng lực cấp tín dụng của ngân hàng và kiểm tra trực tiếp sự biến
động nguồn cung tín dụng. Nguồn cung tín dụng đƣợc ƣớc lƣợng từ dữ liệu
ngân hàng, và đặc trƣng của ngân hàng đƣợc tìm thấy một cách có hệ thống là
có thể làm thay đổi nguồn cung tín dụng.
Kết quả thực nghiệm của cách tiếp cận thứ hai của tác giả cho thấy
CSTT hoàn toàn có tác động quan trọng đến nguồn cung tín dụng của ngân
hàng.Dữ liệu ngân hàng đã giúp tác giả xác định nguồn cung tín dụng, một
việc đƣợc biết là rất khó đối với các nhà nhiên cứu.Phản ứng của nguồn cung

tín dụng đối với chi phí lãi suất là một biến giải thích trong mô hình của
Bernanke-Blinder.Đặc điểm ngân hàng cũng đƣợc phát hiện là làm thay đổi
nguồn cung tín dụng.Kết quả cho thấy rằng ngân hàng lớn có thể giữ danh
mục cho vay của họ trƣớc sự thay đổi của CSTT.Kết quả tƣơng tự cho các
ngân hàng có tính thanh khoản cao.
Năm 2001, Phòng nghiên cứu – Ngân hàng trung ƣơng Châu Âu cũng
đã thực hiện nghiên cứu về tài“Có sự tồn tại kênh tín dụng của CSTT tại Tây
Ban Nha hay không?” tƣơng tự nhƣ mục đích nghiên cứu tại Hy Lạp.Tác giả
sử dụng dữ liệu ngân hàng, trong khoảng thời gian từ 1991-1998, để kiểm tra
sự tồn tại kênh tín dụng trong nền kinh tế Tây Ban Nha. Thứ nhất, tác giả
phân tích các phản ứng khác nhau về hoạt động cho vay của các ngân hàng
đối với sự thay đổi CSTT. Thứ hai, tác giả phân tích cú sốc bên ngoài về sự
sụt giảm mạnh nguồn tiền gửi. Điều đó liên quan đến cú sốc nguồn cung tín
dụng nghèo nàn.Cơ sở mô hình kinh tế của tác giả là dạng đơn giản của
phƣơng trình tiền gửi và cho vay có dạng chung nhƣ sau:


10

𝟒

∆𝐙𝐢𝐭 = 𝒋=𝟏

𝟒

⍴𝒋 ∆𝒁𝒊𝒕−𝒋 +

𝑵

𝟒


𝜷𝒏𝟑𝒋 𝒄𝒏𝒊𝒕−𝟏 ∆𝒙′𝒕−𝒋 + 𝜺𝒊𝒕

𝜷𝟏𝒋 ∆𝒙′𝒕−𝒋 + 𝜷𝟐 𝒄′𝒊𝒕−𝟏 +
𝒋=𝟏

𝒏=𝟏 𝒋=𝟎

(Trong đó, Z là Log của tổng nguồn vốn huy động hay tổng dư nợ cho
vay, x là vector của các biến kinh tế vĩ mô – các chỉ số CSTT nằm trong số đó,
c là vector đặc điểm của N ngân hàng và 𝜺là lỗi hệ thống).
Mô hình này sử dụng để kiểm tra xem sự tác động của cú sốc CSTT lên
các ngân hàng khác nhau có khác nhau hay không. Nhằm mục đích này, một
số biến vĩ mô đã đƣợc đƣa vào mô hình để kiểm soát tác động của lực cầu và
các đặc điểm khác nhau giữa các ngân hàng đƣợc sử dụng để đại diện cho vấn
đề bất cân xứng thông tin dẫn đến việc phản ứng khác nhau của các ngân
hàng trƣớc cú sốc CSTT.
Kết quả nghiên cứu của tác giả hầu nhƣ trái ngƣợc với việc cho rằng có
sự tồn tại kênh tín dụng trong thời gian nghiên cứu.Kết quả khác cho thấy các
ngân hàng nhỏ có vai trò quan trọng nhƣ là ngƣời tập hợp tiền tiết kiệm, có
nghĩa là các ngân hàng này có một nguồn tiền lớn sẵn sàng để cho vay.
Năm 2002, nhóm tác giả đến từ các quốc gia khác nhau thuộc Châu
Âu: Jean-Bernard Chatelain(Ngân hàng trung ương Pháp và Đại học
Orleans), Michael Ehrmann(Ngân hàng trung ương Châu Âu), Andrea
Generale(Ngân hàng trung ương Ý), Jorge Martínez-Pagés(Ngân hàng Tây
Ban Nha), Philip Vermeulen(Ngân hàng trung ương Châu Âu), Andreas
Worms(Ngân hàng trung ương Đức) đã cùng nhau nghiên cứu về đề tài “Sự
thực hiện CSTT ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu – Chứng cứ từ dữ liệu vi
mô của các doanh nghiệp và các ngân hàng”.Bối cảnh nghiên cứu của nhóm
tác giả là Uỷ ban tiền tệ Châu Âu (EMU) đã thành lập một khu vực tiền tệ

mới với một CSTTchung. Vì vậy, để thực thi thành công CSTT trong môi
trƣờng mới này, việc quan trọng chủ yếu là hiểu đƣợc quá trình truyền dẫn


11

tiền tệ đến mức tốt nhất có thể.Quan điểm nhóm tác giả cho rằng tác động của
CSTT lên các quốc gia thành viên khác nhau thì khác nhau về mức độ cũng
nhƣ quy mô do các quốc gia thành viên đều khác biệt về đặc điểm nền kinh tế
nói chung và khu vực tài chính nói riêng.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu về hành vi cho vay của ngân hàngbằng
cách sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán ngân hàng thu thập từ Ngân
hàng trung ƣơng quốc gia khu vực Châu Âu.Dữ liệu đƣợc lấytheo cơ sở hàng
quý và bao gồm đầy đủ các ngân hàng của từng quốc gia. Khoảng thời gian
nghiên cứu để có thể thu thập đƣợc dữ liệu thì khác nhau giữa các quốc gia –
trong khoảng thập niên 1990, do đó hạn chế việc phân tích trong hầu hết các
trƣờng hợp trƣớc khi thành lập Uỷ ban tiền tệ Châu Âu (EMU) do thiếu số
liệu. Mô hình nghiên cứu là một hình thức giản đơn của một mô hình thị
trƣờng tiền gửi và cho vay:
𝑙

∆ log Lit = -𝑎𝑖 +

𝑙

𝑏𝑗 ∆ log 𝐿𝑖𝑡 −𝑗 +
𝑗 =1

𝑐𝑗 ∆𝑟𝑡−𝑗 +
𝑗 =0


𝑙

+

𝑙

𝑗 =1
𝑙

𝑒𝑖 𝑖𝑛𝑓𝑙𝑡−𝑗 + 𝑓𝑥𝑖𝑡 −1 +
𝑗 =0

𝑔1𝑖 𝑥𝑖𝑡 −1 ∆𝑟𝑡−𝑗
𝑗 =0

𝑙

+

𝑙

𝑔2𝑖 𝑥𝑖𝑡 −1 ∆ log 𝐺𝐷𝑃𝑡−𝑗 +
𝑗 =0

𝑑𝑗 ∆ log 𝐺𝐷𝑃𝑡−𝑗

𝑔3𝑖 𝑥𝑖𝑡 −1 𝑖𝑛𝑓𝑙𝑡−𝑗 + 𝜀𝑖𝑡
𝑗 =0


(Trong đó, Lit là dư nợ cho vay khu vực tư nhân phi tài chính của Ngân
hàng i tại quý t. ∆𝑟𝑡 đại diện cho chênh lệch lãi suất danh nghĩa ngắn hạn
(được sử dụng như thước đo CSTT), ∆ 𝑙𝑜𝑔 𝐺𝐷𝑃𝑡 là tốc độ tăng trưởng GDP
thực, và infl là tỷ lệ lạm phát. Mô hình cho phép cố định các tác động qua lại
giữa các ngân hàng, như được biểu thị bởi hằng số của ngân hàng cụ thể 𝑎𝑖 .
Xit biểu thị đặc điểm cụ thể của một ngân hàng.Quy mô được tính bằng log


12

của tổng tài sản. Tính thanh khoản được định nghĩa là tỷ lệ tài sản ngắn hạn
(tiền mặt, cho vay liên ngân hàng và chứng khoán) trên tổng tài sản, và vốn
được đưa ra bởi tỷ lệ vốn và dự trữ trên tổng tài sản.
Nhóm tác giảđã ƣớc lƣợng lần lƣợt với mỗi đặc điểm ngân hàng, cũng
nhƣ với với tất cả ba đặc điểm cùng một lúc.Khi đó chúng cho ra kết quả có
chất lƣợng tƣơng đƣơng.Theo giả định các ngân hàng đối mặt với một nhu
cầu vay đồng nhất đối với từng đặc điểm cụ thể của ngân hàng.Các tác động
lên nguồn cung tín dụng gây ra bởi CSTT có thể đƣợc xác định với
môhìnhtrên bởi vì sự tƣơng tác giữa đặc điểm ngân hàng và sự thay đổi trong
lãi suất tạo ra phản ứng khác nhau về cung tín dụng của ngân hàng đối với
CSTT.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy một ngân hàng nhỏ, tính
thanh khoản kém, vốn yếu thì gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giảm thiểu
tác động của CSTT bao gồm cả việc tụt giảm tiền gửi huy động. Vì vậy, các
ngân hàng này phản ứng mạnh mẽ hơn so với một ngân hàng có đặc điểm
tƣơng ứng cao hơn.Điều này tác giả cho rằng có thể do ngân hàng sử dụng tài
sản ngắn hạn để làm giảm bớt tác động của CSTT lên danh mục cho vay của
họ, cùng với sự tồn tại mối quan hệ thắt chặt giữa ngân hàng và khách hàng
vay.
Năm 2008, Rocco Huang thuộc Cục dự trữ bang Philadelphia–Mỹ đã

tiến hành nghiên cứu “Sự tác động của CSTT thắt chặt lên các ngân hàng địa
phương”. Nghiên cứu của tác giả đặt trong bối cảnh ngày 6/10/1979, chủ tịch
Cục dự trữ liên bang mới đƣợc bổ nhiệm, ông Paul Volcker, tiếp tục theo nỗ
lực chống lạm phát của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) một cách mạnh mẽ, và
chu kỳ thắt chặt tiền tệ tiếp tục một giai đoạn mới tại Mỹ. Hai năm tiếp theo,
Fed đƣa ra lãi suất danh nghĩa lớn hơn 20%/năm.Đối mặt trƣớc các điều kiện


13

thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng phải cắt giảm dƣ nợ cho vay, làm trầm trọng
thêm tình trạng suy thoái của nền kinh tế địa phƣơng nơi mà họ đang phục vụ.
Tác giả cho rằng cả cung và cầu tín dụng đều chịu tác động bởi CSTT
thắt chặt và các điều kiện thị trƣờng địa phƣơng.Các ngân hàng tại địa
phƣơng gặp suy thoái sẽ bị sụt giảm về vốn, có thể gặp rủi ro thanh khoản, và
có thể phải giảm cung tín dụng; tại cùng thời điểm, ngƣời đi vay tại địa
phƣơng cũng có nhu cầu ít hơn.Về phía cung, các Ngân hàng lớn, với khả
năng tiếp cận về mặt địa lý rộng hơn, có thể giúp các ngân hàng con của mình
tại các địa phƣơng hạn chế tác động của cú sốc CSTTbằng cách chuyển các
nguồn vốn nội bộ đến các địa phƣơng có nhu cầu tín dụng cao mà nguồn cung
tín dụng hạn chế.
Tác giảđã chỉ ra rằng trong suốt thời kỳ CSTT thắt chặt quyết liệt của
Paul Volcker trong những năm đầu thập niên 1980, các ngân hàng địa phƣơng
tại một bang đã giảm nguồn cung tín dụng mạnh hơn rất nhiều so với các chi
nhánh của ngân hàng liên bang tại cùng một thị trƣờng, sau khi tác giả đã
kiểm tra theo quy mô, tính thanh khoản, vốn ngân hàng, và, quan trọng nhất là
nhu cầu tín dụng của địa phƣơng.Bài nghiên cứu cũng tìm ra rằng các bang có
tỷ lệ việc làm ngành sản xuất cao hơn thì có biểu hiện nhu cầu tín dụng yếu
hơn trong suất thời kỳ thắt chặt tiền tệ.
Năm 2011, Nhóm tác giả Koray Alper, Timur Hulagu và Gursu

Kelesthuộc Vụ nghiên cứu và CSTT - Ngân hàng trung ƣơng Thổ Nhĩ Kỳ đã
nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu thực nghiệm về tính thanh khoản và dư nợ tín
dụng của ngân hàng”.Các nghiên cứu trƣớc đây về kênh tín dụng bắt nguồn
từ tƣ tƣởng của Bernanke và Blinder (1988) có quan hệ chặt chẽ với nghiên
cứu của tác giả nhƣ là một phần học thuyết về sự tồn tại mối quan hệ giữa
thanh khoản ngân hàng và tín dụng ngân hàng.Bằng cách sử dụng lý thuyết


14

cung cầu tiền tệ IS-LM đã cho thấy CSTT có thể có tác động trực tiếp lên tín
dụng ngân hàng, đƣợc gọi là kênh tín dụng. Không giống kênh tiền tệ, theo đó
ngân hàng trung ƣơng tác động lên lãi suất thị trƣờng thông qua thay đổi lãi
suất chính sách, kênh tín dụng liên quan tới tƣơng tác trực tiếp giữa CSTT và
cung tín dụng. Cụ thể, khi ngân hàng trung ƣơng tăng lãi suất chính sách nó
sẽ rút sạch dự trữ của ngân hàng, dự trữ thấp có nghĩa là sụt giảm lƣợng tiền
gửi khi đó đốc thúc ngân hàng phải giảm danh mục cho vay của mình.
Các tác giả này đã sử dụng số liệu của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ để
phân tích tác động của CSTT lên hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua
việc làm thay đổi khả năng thanh khoản của ngân hàng. Mô hình nghiên cứu
cho phép điều chỉnh linh động về thời gian và theo cơ sở dữ liệu động, sử
dụng sự thay đổi mới nhất của các biến. Mặt khác, sự thay đổi mới nhất cho
phép họ kiểm tra kênh tín dụng bằng cách chính xác hơn, kiểm tra phản ứng
của ngân hàng đối với sự thay đổi CSTT. Mô hình hồi quy nhƣ sau:
𝒎

∆ 𝐥𝐨𝐠 𝐋𝐣,𝐭 = -𝒂𝒋 +

𝒎


𝒎

𝒃𝒌 ∆ 𝐥𝐨𝐠 𝑳𝒋,𝒕−𝒌 +
𝒌=𝟏
𝒎

𝒄𝒌 ∆ 𝐥𝐨𝐠 𝒚𝒕−𝒌 +
𝒌=𝟎

𝒏

+

𝒌=𝟎
𝒎

𝒇𝒌,𝒑 𝒙𝒋,𝒕−𝒑 ∆𝒊𝒊−𝒌 +
𝒌=𝟎 𝒑=𝟎

𝒆𝒌 ∆ 𝒊𝒕−𝒌
𝒌=𝟎

𝟑

𝒈𝒌 𝒙𝒋,𝒕−𝒌 +
𝒌=𝟎

𝒎

𝒅𝒌 𝒓𝒕−𝒌 +


𝒉𝒔 𝑫𝑼𝑴𝒕,𝒔 + 𝜺𝒋,𝒕
𝒔=𝟏

(Trong đó: J =1,….,N; t =1,…,T chỉ ngân hàng và thời gian một cách
lần lượt. Nlà số lượng ngân hàng và m, n thể hiện độ trễ về thời
gian.∆𝐿𝑜𝑔(𝐿𝑗 ,𝑡 ) là tỷ lệ tăng trưởng của ngân hàng j tại thời điểm t,∆𝑖𝑡 là
thay đổi lãi suất qua đêm,∆𝐿𝑜𝑔(𝑦𝑡−𝑘 ) là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, 𝑟𝑡 là
lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI), 𝑥𝑡 là đặc điểm thanh khoản của ngân
hàng cụ thể tại thời t,các biến giả và 𝑎𝑗 là tác động cố định của các ngân
hàng).


15

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng
thì ít quyết định đến nguồn cung tín dụng.Nhƣng, bất kỳ CSTT nào có thể làm
thay đổi tính thanh khoản thì có khả năng làm thay đổi nguồn cung tín dụng.
Trên đây là kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về tác động của
CSTT lên nguồn cung tín dụng. Mục 2.2 tiếp theo sẽ giúp chúng ta hiểu sâu
thêm về CSTT cũng nhƣ tác động của CSTT lên nguồn cung tín dụng.
2.2

Thảo luận về tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn cung tín

dụng:
Theo lý thuyết về CSTT thì CSTT đƣợc thực hiện bởingân hàng trung
ƣơng thông qua những thay đổi về cung tiền, theo đóngân hàng trung ƣơng có
03 công cụ CSTT chủ yếu để điều hành CSTT, bao gồm:
Thứ nhất,công cụ “tỷ lệ dự trữ bắt buộc”,nếu ngân hàng trung ƣơng

tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì cung tiền sẽ giảm và ngƣợc lại;
Thứ hai,công cụ “lãi suất chính sách”, là lãi suất mà ngân hàng trung
ƣơng có thể kiểm soát trực tiếp. Ví dụ nhƣ Fed fund rate ở Mỹ. Ở Việt Nam
quy định lãi suất huy động và cho vay không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản
do Ngân hàng nhà nƣớc công bố trong từng thời kỳ. Hiện tại, Ngân hàng nhà
nƣớc Việt Nam áp dụng thêm công cụ trần lãi suất cho vay và huy động để
kiểm soát cung tiền, tính đến tháng 09-2012 thì trần lãi suất huy động ngắn
hạn là 9%/năm, trung - dài hạn là 12%/năm, trần lãi suất cho vay ngắn hạn
phục vụ sản xuất kinh doanh là 13%/năm;
Thứ ba,công cụ “nghiệp vụ thị trƣờng mở”,tại thị trƣờng này ngân hàng
trung ƣơng mua hoặc bán trái phiếu chính phủ trên thị trƣởng mở. Khi ngân
hàng trung ƣơng mua trái phiếu (bơm thêm tiền/thanh khoản ra) làm cung tiền


16

tăng, khi ngân hàng trung ƣơng bán trái phiếu (hút bớt tiền/thanh khoản về)
làm cung tiền giảm.
Nhờ vào các công cụ CSTT trên, ngân hàng trung ƣơng có thể điều
hành nền kinh tế thông qua việc theo đuổi CSTT mở rộng hay thắt chặt.
CSTT mở rộng hƣớng về mục tiêu tăng tổng cầu, nhằm đƣa nền kinh tế ra
khỏi suy thoái, bằng cách tăng cung tiền thông qua việc giảm lãi suất.CSTT
thắt chặt hƣớng về mục tiêu giảm tổng cầu nhằm đƣa nền kinh tế thoát khỏi
tình trạng phát triển quá nóng với lạm phát thông qua việc giảm cung tiền
hoặc tăng lãi suất.
Hình 1: Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ

Kênh tiền tệ

NH TW


(C

Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc (RR)

Lãi suất chính sách

OMO

(Policy Rate)

(OMO)

Dự trữ

Chi phí sử dụng vốn
(Intertemporal Prices, Cost
of Capital)

NỀN KINH TẾ

(Reserves)

(REAL ECONOMY)

Dự trữ bắt buộc

Nguồn vốn cho vay


(Reservable
Liabilities)

(Loanable Funds)

Cung tín dụng
(Credit Supply)

Kênh tín dụng
(Nguồn: Koray Alper, Timur Hulagu và Gursu Keles, 2011, “An Empirical Study on Liquidity and Bank

Lending”, page 7, Research and Monetary Policy Department, Central Bank of Turkey)


17

Theo hình trên của các tác giả thuộc ngân hàng trung ƣơng Thổ Nhĩ Kỳ
thì CSTT đƣợc truyền dẫn vào nền kinh tế thực thông qua hai kênh chính đó
là kênh tiền tệ và kênh tín dụng. Về kênh tiền tệ, lãi suất chính sách sẽ làm
tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách trực tiếp, khi đó các
doanh nghiệp sẽ hạn chế đi vay hoặc ƣu tiên sử dụng vốn nội bộ để đảm bảo
hiệu quả hoạt động khi tỷ suất lợi nhuận không thay đổi. Bên cạnh đó, một
cách gián tiếp lãi suất chính sách tăng cũng làm lãi suất tiền gửi tăng, các
ngân hàng sẽ phải đối mặt với cú sốc sụt giảm tiền gửi, khi đó để đảm bảo
tính thanh khoản các ngân hàng thƣơng mại sẽ phải giảm danh mục cho vay
của mình. Nhƣ vậy, thông qua kênh tiền tệ, CSTT thắt chặt sẽ làm cung tiền
của nền kinh tế giảm và ngƣợc lại.Về kênh tín dụng, việc ngân hàng trung
ƣơng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm nguồn tín dụng khả dụng của các ngân
hàng giảm, khi đó cung tiền vào nền kinh tế thông qua kênh tín dụng sẽ giảm
và ngƣợc lại.

Các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của chính sách tiền tệ lên nguồn
cung tín dụng đƣợc chủ yếu đƣợc phân tích trong giai đoạn CSTT thắt chặt
(giai đoạn CSTT thắt chặt tại Châu Âu từ năm 1990 đến 1999 và giai đoạn
CSTT thắt chặt tại Mỹ từ năm 1977 đến năm 1986) để thấy rõ đƣợc tác động
của CSTT.Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau do có sự khác
biệt giữa các quốc gia và giữa các Ngân hàng trong cùng một quốc gia. Các
kết quả nghiên cứu càng về sau càng cho thấy rõ hơn mối quan hệ giữa CSTT
và nguồn cung tín dụng.Năm 1999, nhóm tác giả Carlo A. Favero, Francesco
Giavazzi, và Luca Flabbi thuộc Vụ nghiên cứu kinh tế Quốc Gia Hoa Kỳ đã
nghiên cứu về “Cơ chế truyền dẫn CSTT tại Châu Âu: Chứng cứ từ bảng cân
đối kế toán của các ngân hàng” không tìm ra bằng chứng nào cho thấy sự
phản ứng đáng kể của tín dụng ngân hàng đối với CSTT thắt chặt trong suốt
năm 1992 tại bốn nƣớc Châu Âu đƣợc nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến kết


×