Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng lên quá trình nhân chồi lan hoàng thảo trầm (dendrobium parishii) bằng phương pháp cấy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG LÊN QUÁ TRÌNH
NHÂN CHỒI LAN HOÀNG THẢO TRẦM
(Dendrobium parishii)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NUÔI CẤY MÔ

AN GIANG, THÁNG 12 - NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG LÊN QUÁ TRÌNH
NHÂN CHỒI LAN HOÀNG THẢO TRẦM
(Dendrobium parishii)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NUÔI CẤY MÔ

AN GIANG, THÁNG 04 – NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG


KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG LÊN QUÁ TRÌNH
NHÂN CHỒI LAN HOÀNG THẢO TRẦM
(Dendrobium parishii)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NUÔI CẤY MÔ

TRƯƠNG NHẬT MINH
MÃ SỐ SV: DBT132785

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM

AN GIANG, THÁNG 04 - NĂM 2017


Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh
trưởng lên quá trình nhân chồi lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii)
bằng phương pháp nuôi cấy mô” do sinh viên Trương Nhật Minh thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thúy Diễm. Tác giả đã báo cáo kết
quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua
ngày…………….
Thư ký

……………………………….

Phản biện 1


Phản biện 2

……………………………….…

…………………………….

Cán bộ hướng dẫn

……………………………….

Chủ tịch Hội đồng

………………………………


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Ảnh hƣởng của nồng độ các chất
điều hòa sinh trƣởng lên quá trình nhân chồi lan Hoàng thảo trầm
(Dendrobium parishii) bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô”, tôi đã nhận đƣợc sự
ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các Thầy Cô, gia đình và bạn bè!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến ba mẹ, ngƣời thân trong gia
đình đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thành đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô Nguyễn Thị Thúy Diễm, Cô
Huỳnh Trƣờng Huê và Cô Võ Thị Xuân Tuyền đã quan tâm, giúp đỡ và hƣớng dẫn
tận tình. Cám ơn các cô vì các cô luôn tận tình chỉ dạy và hết mình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Chị Nguyễn Thị Xuân Đào - cán bộ
phòng quản lý thiết bị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn Nguyễn Linh Tuấn DH13TT, anh Nguyễn

Kim Trọng cùng các bạn trong tập thể lớp DH14BT đã hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
An Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Trƣơng Nhật Minh

i


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hƣởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng lên quá
trình nhân chồi lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii) bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô” đƣợc thực hiện nhằm mục đích xác định ảnh hƣởng của các
nồng độ chất điều hòa tăng trƣởng lên quá trình nhân protocorm và nhân nhanh
chồi lan Hoàng thảo trầm in vitro. Đề tài đƣợc thực hiện với 2 thí nghiệm bao
gồm: (1) Ảnh hƣởng của BA và TDZ lên quá trình nhân protocorm lan Hoàng thảo
trầm; (2) Ảnh hƣởng của tổ hợp BA với NAA và TDZ với NAA lên quá trình nhân
nhanh chồi lan Hoàng thảo trầm in vitro. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy:
- Môi trƣờng cho hiệu quả nhân nhanh protocorm lan Hoàng thảo trầm tối
ƣu nhất là: môi trƣờng MS bổ sung 1,5 mg/L TDZ (A8) cho số protocorm mới hình
thành sau 8 tuần nuôi cấy thu đƣợc 30 protocorm với trọng lƣợng trung bình đạt
0,75 g.
- Môi trƣờng cơ bản MS bổ sung 1,5 mg/L BA + 0,2 mg/L NAA (A3) thích
hợp nhất đối với quá trình nhân nhanh chồi lan Hoàng thảo trầm đạt 4,6 chồi với
các chỉ tiêu về chiều cao, chồi số lá và số rễ lần lƣợt đạt 25 mm, 13,6 lá và 8,0 rễ
sau 8 tuần cấy. Đây là nguồn vật liệu rất có ý nghĩa cho quá trình tạo cây hoàn
chỉnh ở các thí nghiệm tiếp theo trong qui trình vi nhân giống in vitro.


ii


ABSTRACT
The study was carried out to establish a micropropagation process of
Dendrobium parishii for production. Experiments comprised: (1) effects of BA
and TDZ on protocorm multiplication; (2) The effect of BA, NAA and TDZ on
shoot proliferation in vitro. The test is arranged in a completely randomized form.
Results of experiments showed that medium for protocorms multiplication
obtained the best result on medium supplemented MS with 1,5 mg/ L TDZ (30
protocorms/explants and 0,75 g/ explants at 8 week after cultured). The optimal
medium for in vitro shoots was MS medium containing 1,5 mg/ L BA and 0,2 mg/
L NAA, on with 4,6 shoots/ explants, 13,6 leafs/ explants, 8 roots/ explants within
8 weeks of culture.

Keywords: Dendrobium parishii, shoot proliferation, in vitro, plant growth
regulators.
Title: Effect of concentrations of plant growth regulators on shoot
proliferation Dendrobium parishii in vitro

iii


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của công trình nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.


An Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Trƣơng Nhật Minh

iv


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ......................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii
ABSTRACT ..................................................................................................................... iii
LỜI CAM KẾT .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................. x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 2
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học ....................................................................................... 2
1.5.2 Đóng góp công tác đào tạo ........................................................................................ 2
1.5.3 Đóng góp phát triển kinh tế xã hội ............................................................................ 2
1.5.4 Đóng góp bảo vệ môi trƣờng .................................................................................... 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3

2.2 LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
2.2.1 Giới thiệu lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii) .......................................... 3
2.2.2 Giá trị của chi lan Hoàng thảo................................................................................... 5
2.3.1 Khái niệm về phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................................... 7
2.3.2 Ƣu và khuyết điểm trong nhân giống in vitro ........................................................... 8
v


2.3.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nuôi cấy tế bào thực vật ............................ 9
2.3.4 Ứng dụng chất điều hòa sinh trƣởng trong nuôi cấy mô ......................................... 11
2.3.5 Tình hình nghiên cứu nuôi cấy in vitro một số cây thuộc họ lan Hoàng Thảo
(Dendrobium) ................................................................................................................... 13
2.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢI THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................ 15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 16
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 16
3.2.2 Giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu ............................................................................... 16
3.2.3 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của Cytokinin (BA, TDZ) lên quá trình nhân protocorm
lan Hoàng thảo trầm ......................................................................................................... 18
3.2.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của sự tổ hợp Auxin (NAA) và Cytokinin (BA và TDZ)
lên quá trình nhân chồi lan Hoàng thảo trầm ................................................................... 19
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 21
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................................................ 21
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 3
4.1 HIỆU QUẢ CỦA BA VÀ TDZ LÊN QUÁ TRÌNH NHÂN PROTOCORM CÂY
LAN HOÀNG THẢO TRẦM IN VITRO ....................................................................... 22
4.1.1 Hiệu quả của BA và TDZ lên sự gia tăng số lƣợng hạt protocorm của lan Hoàng
thảo trầm........................................................................................................................... 22
4.1.2 Hiệu quả của BA và TDZ lên sự gia tăng trọng lƣợng protocorm của lan Hoàng
thảo trầm........................................................................................................................... 26

4.2 HIỆU QUẢ CỦA BA, TDZ VÀ NAA LÊN QUÁ TRÌNH NHÂN CHỒI CÂY LAN
HOÀNG THẢO TRẦM IN VITRO ................................................................................. 27
4.2.1. Thời gian xuất hiện chồi......................................................................................... 27
4.2.2 Hiệu quả của các tổ hợp BA +NAA và TDZ + NAA lên quá trình nhân chồi của
chồi lan Hoàng thảo trầm ................................................................................................. 29
4.2.3 Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên sự gia tăng chiều cao chồi
lan Hoàng thảo trầm. ........................................................................................................ 37
4.2.4 Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên quá trình gia tăng số lá
của chồi lan Hoàng thảo trầm.......................................................................................... 41
vi


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 52
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 52
5.2 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 53
PHỤ LỤC BẢNG ............................................................................................................ 58
PHỤ LỤC HÌNH .............................................................................................................. 65

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1


Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 .......................................................... 18

2

Các nghiệm thức của thí nghiệm 2 ........................................................... 20

3

Hiệu quả của BA và TDZ lên sự gia tăng lƣợng protocorm ở thời điểm 8
tuần sau khi cấy ........................................................................................ 23

4

Hiệu quả của BA và TDZ lên sự gia tăng trọng lƣợng protocorm ở thời điểm
8 tuần sau khi cấy ..................................................................................... 26

5

Thời gian bắt đầu xuất hiện chồi lan Hoàng thảo trầm in vitro trên các môi
trƣờng nuôi cấy ......................................................................................... 28

6

Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên sự gia tăng số chồi
ở thời điểm 2, 4, 6 và 8 tuần sau khi cấy .................................................. 30

7

Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên sự gia tăng chiều

cao chồi ở thời điểm 2, 4, 6 và 8 tuần sau khi cấy ................................... 38

8

Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên sự gia tăng số lá ở
thời điểm 2, 4, 6 và 8 tuần sau khi cấy .................................................... 42

9

Hiệu quả của các tổ hợp BA + NAA và TDZ + NAA lên sự gia tăng số rễ ở
thời điểm 6, 7 và 8 tuần sau khi cấy ......................................................... 48

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Hoa lan Hoàng thảo trầm ......................................................................3

2

Quy trình gieo hạt lan..........................................................................17


3

Protocorm lan Hoàng thảo trầm phát triển ở tuần 8 trên các môi
trƣờng A5, A0, A8 và A9 ...................................................................... 24

4

Sự hình thành chồi trên môi trƣờng MS bổ sung 1,5 mg/L TDZ kết hợp
0,2 mg/L NAA (b) ở thời điểm 4 ngày sau khi cấy .......................................... 29

5

Số chồi trên nghiệm thức MS bổ sung 0,5 mg/L BA kết hợp 0,2 mg/L
NAA (a) và nghiệm thức MS bổ sung 1,5 mg/L BA kết hợp 0,2 mg/L
NAA (b) ở thời điểm 6 tuần sau khi cấy .............................................32

6

Số chồi lan Hoàng thảo trầm trên môi trƣờng MS bổ sung BA kết hợp
với NAA và nghiệm thức đối chứng ở giai đoạn 8 tuần SKC ........... 33

7

Số chồi lan Hoàng thảo trầm trên nghiệm thức MS bổ sung BA kết hợp
với NAA ở thời điểm 4 tuần sau khi cấy. .......................................... 35

8

Số chồi lan Hoàng thảo trầm trên môi trƣờng MS bổ sung TDZ kết hợp
với NAA và nghiệm thức đối chứng ở giai đoạn 8 tuần SKC. .......... 36


9

Chiều cao chồi lan Hoàng thảo trầm trên các môi trƣờng bổ TDZ và
BA kết hợp với NAA ở thời điểm 6 tuần sau khi cấy........................39

10

Số lá trên chồi lan Hoàng thảo trầm trên các môi trƣờng MS (a) và MS
bổ sung 1,5 mg/L BA kết hợp 0,2 mg/L NAA (b) ở thời điểm 8 tuần
sau khi cấy .......................................................................................... 43

11

Số lá trên chồi lan Hoàng thảo trầm trên các nghiệm thức A6 và A10 ở
thời điểm 8 tuần SKC. ........................................................................ 45

12

Sự hình thành hoa in vitro trên chồi lan Hoàng thảo trầm ở thời điểm 6
tuần sau khi cấy ở nghiệm thức A9 và A10. ........................................ 46

13

Sự hình thành rễ in vitro trên chồi lan Hoàng thảo trầm ở nghiệm thức
A0 và A3 sau 8 tuần nuôi cấy..............................................................38

14

Sự hình thành rễ in vitro trên chồi lan Hoàng thảo trầm ở thời điểm 8

tuần SKC trong nhóm TDZ kết hợp với NAA ...................................50
ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2,4-D:

Dichlorophenoxy Acetic Acid

BA:

6-benzyl adenine

BAP:

6-benzyl Amino Purine

cs:

cộng sự

GA3:

Gibberellic acid

IAA:

Indole-3-acetic acid

IBA:


Indole butyric acid

MS:

Murashige và Skoog

NAA:

Naphthalene Acetic Aicd

SKC:

Sau khi cấy

TDZ:

Thidiazuron

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lan rừng tuy không mang những kiểu cách và màu sắc sặc sỡ nhƣ những loại lan
ngoại nhập nhƣng chính nó lại mang vẻ đẹp tự nhiên mộc mạc và sức sống mãnh
liệt. Vì thế, nó luôn đƣợc ƣa chuộng đối với những ngƣời yêu thích lan. Thế giới
lan rừng đa dạng phong phú với nhiều chủng loại từ màu sắc, kiểu dáng cho đến
mùi hƣơng đặc biệt hấp dẫn. Trong đó lớn nhất phải kể đến chi Dendrobium (còn

gọi là Hoàng Thảo) với hơn 1.600 loài nguyên thủy hiện diện ở khắp nơi trên thế
giới. Riêng Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới rất lí tƣởng cho
sự phát triển của các loài lan với 133 giống Dendrobium (Bùi Xuân Đáng, 2013),
Võ Văn Chi đã liệt kê đƣợc 104 loài. Trong chi Dendrobium phải kể đến lan
Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii) là loại hoa tuyệt đẹp và quý hiếm với
những điểm đặc biệt thu hút, có thể đƣợc tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam,… ở độ cao 250 - 1700 m. Ở nƣớc ta Hoàng thảo trầm có nhiều tên gọi khác
nhau nhƣ Song hồng (Phạm Hoàng Độ, 1993), Hoàng thảo tím hồng (Trần Hợp,
1998). Thân ngắn, tăng dần hoặc rủ xuống hình trụ. Hoa to thơm, màu thạch anh
tím và có hai chấm màu đỏ đậm ở mỗi mặt của môi, hoa mọc từng chùm ở các đốt
của cây già. Ở Việt Nam, Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii) chủ yếu phân bố
ở Lào Cai, Điện Biên, Tây Nguyên,…nhƣng hiện nay do bị khai thác quá nhiều vô
tình làm mất đi giống lan đặc hữu quý hiếm mang nhiều gái trị của Việt Nam. Bên
cạnh đó công tác bảo tồn và nhân giống chƣa đƣợc triển khai một cách toàn diện
và sâu rộng. Ở Việt Nam, cho đến nay mới có rất ít công trình nghiên cứu bảo tồn
và nhân giống lan rừng. Một số nghiên cứu nuôi cấy mô trên lan Hoàng thảo nhƣ
Hoàng thảo thân gãy (Nguyễn Thanh Tùng & cs., 2010), lan Thạch hộc (Nguyễn
Thị Tình & cs., 2015), lan Nhất điểm hồng (Trần Hoàng Nam, 2009),... Vì vậy, đề
tài “Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng lên sự nhân quá
trình nhân chồi lan Hoàng thảo trầm (Denrobium parishii) bằng phương pháp
nuôi cấy mô” đƣợc thực hiện nhằm mục đích nhân nhanh số lƣợng lan Hoàng thảo
trầm đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn cây giống cho thị trƣờng. Đồng thời góp phần
giữ gìn và phục hồi giống lan đặc biệt quý hiếm không chỉ của Việt Nam mà còn ở
các khu vực khác.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng BA, TDZ và NAA phù hợp nhất

cho việc nhân nhanh protocorm và chồi lan Hoàng thảo trầm in vitro.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Lan Hoàng thảo trầm đƣợc mua từ tỉnh Điện Biên. Mẫu lan Hoàng thảo trầm in
vitro đƣợc lƣu trữ tại phòng Nuôi cấy mô thuộc Khoa Nông nghiệp & TNTN Trƣờng Đại học An Giang.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ảnh hƣởng của BA, TDZ và NAA phù hợp nhất cho việc nhân nhanh
protocorm và chồi lan Hoàng thảo trầm in vitro.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học
Tìm đƣợc nồng độ chất điều hòa tăng trƣởng thích hợp để nhân nhanh chồi lan
Hoàng thảo trầm in vitro.
Tạo ra đƣợc một lƣợng lớn cây con in vitro. Tạo cơ sở cho các hƣớng nghiên cứu
ứng dụng lâu dài (phục vụ cho các bƣớc nghiên cứu tiếp theo về lan Hoàng thảo
trầm nhƣ thích nghi trong vƣờn ƣơm, lai tạo, chọn giống).
1.5.2 Đóng góp công tác đào tạo
Các thí nghiệm của đề tài đƣợc thực hiện trong phòng nuôi cấy mô có thể tạo cơ
hội tốt cho các sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa.
1.5.3 Đóng góp phát triển kinh tế xã hội
Kết quả nghiên cứu thành công giúp cho ngƣời sản xuất giảm đƣợc chi phí giống,
đáp ứng nguồn giống gieo trồng với quy mô lớn, đồng đều.
Đáp ứng nhu cầu sƣu tầm loài lan quý này, hạ thấp giá thành lan Hoàng thảo trầm
trên thị trƣờng hoa lan.
1.5.4 Đóng góp bảo vệ môi trƣờng
Giảm bớt gánh nặng nguồn lan giống từ rừng đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh,
tránh tình trạng khan hiếm nguồn lan Hoàng thảo trầm nguyên thủy từ rừng dẫn
đến khai thác tận diệt. Bảo tồn nguồn gen nguyên thủy.
2



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ Cytokinin (BA, TDZ) lên quá trình nhân
protocorm lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp chất điều hòa tăng trƣởng Cytokinin (BA, TDZ)
và Auxin (NAA) lên việc nhân chồi lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii).
2.2 LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Giới thiệu lan Hoàng thảo trầm (Dendrobium parishii)
Danh pháp: Dendrobium parishii.
Đồng danh: Callista parishii (Rchb. f.) Kuntze 1891; Callista rhodopterygia
(Rchb. f.) Kuntze 1891.
Tên Việt: Trầm rừng, Song Hồng, Hoàng thảo tím hồng...
 Mô tả: Phong lan cỡ trung, thân dài có thể đến 50 cm, có đƣờng kính
khoảng 1 - 2 cm. Lá mọc đối xứng, lá ít hay nhiều có hình elíp, hơi dẻo dai, sớm
rụng dài 6 – 8 cm, rụng vào mùa thu nhƣ ở hầu hết các loài Dendorobium lá bọc
các mắt ngủ (Trần Văn Huân & Văn Tích Lƣợm, 2000). Vòi hoa xuất phát trên các
đốt cuả thân, mỗi vòi có 2 - 3 hoa, hoa màu hồng lợt hoặc sáng. Môi màu đậm hơn
và có lông tơ (Phạm Tiến Khoa, 2016). Bắt đầu nở từ mùa xuân tùy thuộc môi
trƣờng và tiểu vùng mà cây có thể cho hoa đến cuối hè.

(Nguồn: Thomas Ditlevsen, 2006)
Hình 1: Hoa lan Hoàng thảo trầm
3


Nơi sống: Lan biểu sinh, trong các khu rừng rụng lá với ảnh hƣởng mạnh của khí
hậu gió mùa, trên độ cao 250 – 1.500 m. Phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Lào, Việt
Nam, Vân Nam Trung Quốc (Phạm Tiến Khoa, 2016).
Lan Dendrobium parishii rất dễ nhầm lẫn với Lan Dendrobium anosmum nhƣng

nhìn bên ngoài Dendrobium parishii thân ngắn chỉ chừng 30 - 40 cm và hoa tím
sẫm hơn nhiều so với Dendrobium anosmum.
Nuôi trồng: Loại này dễ trồng. Tốt hơn hết là trồng trong chậu hoặc các giỏ nhỏ
treo có phân trộn thoát nƣớc tốt. Nên tƣới nƣớc thƣờng xuyên suốt thời kì tăng
trƣởng nhƣng sau đó nên ngừng tƣới vài tuần. Suốt thời kì ngừng tƣới loài này
rụng lá và đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn bình thƣờng để tạo các cụm hoa (Trần Văn
Huân & Văn Tích Lƣợm, 2000).
 Mùa nghỉ lan Hoàng Thảo
Một trong những điều kiện cần thiết cho đời sống của thực vật nói chung và của
họ lan nói riêng là phải có sự nghỉ ngơi định kỳ hàng năm. Nhất là đa số các loài
lan có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới với 2 mùa nắng, mƣa rõ rệt. Đây cũng là thời
kỳ mà cây lan ngƣng phát triển, thời kỳ này cần về mặt sinh lý, nhất là trổ bông.
Sự nghỉ ngơi là thời gian cần phải có do sự thích nghi lâu đời để qua mùa khô,
mùa nghỉ của các loài thuộc giống Dendrobium cần thiết hơn nhiều (Lê Ngọc
Mai, 2007).
Mùa nghỉ của Dendrobium quyết định phẩm chất hoa trong mùa mƣa đến (Lan
dendro, 2007). Tùy địa phƣơng việc chọn thời gian nghỉ Dendrobium có khác
nhau. Thông thƣờng lan có 4 thời kỳ: tăng trƣởng (growing period), ngủ nghỉ
(dormancy period) và nở hoa (blooming period) và nghỉ ngơi (rest period). Các
giai đoan này bắt đầu từ khi cây ra rễ, nhú mầm non, tăng trƣởng thành thân cây
hoăc củ bẹ và lá rồi ra hoa. Khi cây ngừng tăng trƣởng là thời kỳ ngủ nghỉ. Sau
giai đoạn này cây có ra hoa hay không, hoa nhiều hay ít tùy theo cách nuôi trồng
có đúng với điều kiện thiên nhiên của cây lan đòi hỏi hay không (Lê Ngọc Mai,
2007).
Mùa nghỉ của lan là mùa có ẩm độ thấp và nhiệt độ thấp trong năm, do đó ở nƣớc
ta mùa khô đƣợc chọn là mùa nghỉ của lan. Các tỉnh Nam Bộ, mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 5, các tỉnh phía Bắc từ tháng 12 đến tháng 1. Riêng ở thành
phố Hồ Chí Minh mùa nghỉ của Dendrobium bắt dầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4
(Nguyễn Duy, 2013).


4


2.2.2 Giá trị của chi lan Hoàng thảo
Hiện nay ngƣời trồng lan có thu nhập cao gấp nhiều lần so với ngƣời trồng lúa, gấp
3 - 5 lần so với ngƣời trồng rau cải, cỏ cho chăn nuôi...Theo số liệu thống kê của
Vụ Kế Hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nếu trồng lan cất
cành Dendrobium và Mokara 1 hecta có thể cho doanh thu 500 triệu - 1 tỉ
đồng/hecta/năm (Đào Thanh Vân & Đặng Thị Tố Nga, 2008).
Một số hoạt tính sinh học của lan Dendrobium đã đƣợc xác định là do những
polysaccharides thô (CPs) có trong lan. Các CPs này có những tác động trên các
hoạt động của đại thực bào nhƣ kích khởi sự thực bào, sự tiết NO và những
cytokines IL-1-alpha, IL6, IL10 và THF-alpha... Trích tinh Dendrobium chứa
những hoạt chất dendrobine, dendroxine, dendramine. Trong số này, dendrobine
đƣợc xem là có dƣợc tính làm giảm đau, chống sƣng (Nguyễn Công Nghiệp,
1989).
Đa số polysaccharides trong lan Dendrobium thuộc loại beta (1 - 4) và (1 - 6)
mannose, những mannose này đƣợc cho là có ái lực với những thụ thể
mannose/glucan, thụ thể dectin-1 và thụ thể loại Toll 2/4 nhờ đó kích khởi các hoạt
động thực bào, tạo phản ứng chống oxy-hóa, gây phân hóa nội bào và tạo yếu tố
kappa-B nơi nhân tế bào (Lan-Zhen Meng & et al, 2013).
Hoàng thảo trầm còn đƣợc nuôi cấy để tách chiết tinh dầu trầm sử dụng cho công
nghiệp chế biến nƣớc hoa. Theo nghiên cứu mới nhất của Thái Lan, họ đã tách
chiết đƣợc 29 hợp chất trong mẫu mô Hoàng thảo trầm nuôi cấy trong đó có một
số hợp chất chính nhƣ α-panasinsen, hexadecanoid acid, ethyl ester và β- selinene
(Lan-Zhen Meng & et al, 2013).
2.2.3 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Từ năm 1957, Thái Lan và Indonesia bắt đầu phát triển nuôi trồng lan quy mô
ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay Thái Lan là nƣớc đứng đầu thế

giới về xuất khẩu hoa lan, đạt tới 110 triệu đô la trong năm 2003. Riêng hoa lan
cắt cành Dendrobium của Thái Lan chiếm tới 85% - 90% thị phần hoa lan
Dendrobium trên thế giới (Trần Viết Mỹ, 2009).
Singapore đã mở rộng nhiều trang trại nuôi trồng hoa lan xuất khẩu từ năm 1987.
Năm 1992 xuất khẩu hơn 18 triệu USD, năm 1993 xuất 3,8 triệu cành đến châu
Âu và lƣợng khá lớn ở thị trƣờng Nhật (Ngô Quang Vũ , 2002).
Năm 2002, sản lƣợng lan Hồ Điệp của Trung Quốc là 3 triệu cây, chủ yếu ở
Quảng Đông, Phúc Kiến, Bắc Kinh, Vân Nam, Sơn Đông...bao gồm 50 - 60 xí
5


nghiệp có quy mô lớn, trong đó Quảng Đông có hẳn 10 công ty sản xuất khoảng
1,2 triệu cây (chiếm 40% sản lƣợng lan Hồ Điệp của Trung Quốc) (Đào Thanh
Vân & Đặng Thị Tố Nga, 2008).
Ở châu Âu, ngƣời ta cũng đã biết đến loài lan rất sớm, các tập di cảo dƣợc tính,
thảo mộc trong đó có nói đến cây lan đã có từ trƣớc công nguyên. Nƣớc sản xuất
hoa lan nhiều tại châu Âu là Hà Lan, sau đó là Hungary (Trần Viết Mỹ, 2009).
Hà Lan đã đầu tƣ 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc đầu tƣ
cho sản xuất hoa lan xuất khẩu. Hoa phong lan của Hà Lan đƣợc trổng trong nhà
kính với tổng diện tích 3081,75 ha.
Thị trƣờng xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch xuất
khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đã đạt 1,8 tỷ USD (Phan Thúc Huân, 1989).
Kim ngạch thƣơng mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000 đạt 150 triệu USD
(Đào Thanh Vân & Đặng Thị Tố Nga, 2008). Trong đó nƣớc nhập khẩu hoa lan
cắt cành thế giới nhiều nhất là Nhật Bản, sau đó là Italia, Pháp và Đức tiếp theo
là Mỹ và các nƣớc khác.
2.2.3.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sinh thái của
các loại hoa lan. Sản xuất hoa lan còn chƣa đƣợc áp dụng khoa học kỹ thuật nên
mặc dù đa dạng nhƣng không đạt về tiêu chuẩn, số lƣợng và chất lƣợng do đó

tính cạnh tranh còn thấp. Sản xuất hoa lan theo mô hình công công nghiệp mới
chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí
Minh (Phan Thúc Huân, 1997).
*Tại Đà Lạt
Hiện nay tại Đà Lạt cũng mới chỉ sản xuất khoảng 200.000 đơn vị lan cắt cành
mỗi năm. Ở Đà Lạt có khoảng 500 gia đình nuôi trồng hoa lan, trong đó có hơn
150 gia đình tham gia vào hội hoa lan của thành phố Đà Lạt. Ủy ban Khoa học
Kỹ thuật của Đà Lạt và phòng Sinh học của viện Hạt nhân Đà Lạt cũng tham gia
tích cực vào lập các cơ sở cấy mô phong lan và sƣu tầm các loại lan. Đà Lạt đã
thu thập đƣợc khoảng 200 loài có khả năng nuôi trồng xuất khẩu (Phan Thúc
Huân, 1997).
*Tại TP.HCM
Tính cho đến năm 1986 trong thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 15 gia đình có
vƣờn lan với số lƣợng từ 1000 – 7000 chậu. Đến năm 1987, Uỷ ban khoa học
thành phố tổ chức nghiên cứu đề tài về kinh tế kỹ thuật khoa học lan xuất khẩu. Và
6


cũng năm 1987 thành lập công ty phong lan xuất khẩu trực thuộc Sở Lâm nghiệp.
Năm 2005 - 2006 thành phố đã dự kiến đầu tƣ 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha
cây kiểng (Nguyễn Văn Chƣơng & Trịnh Văn Thịnh, 1991).
Theo Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông thành phố Hồ
Chí Minh, trong thời gian qua diện tích trồng hoa lan trong thành phố tăng nhanh
từ 20 ha năm 2003 lên 50 ha năm 2004 và khoảng 80 ha năm 2005. Để đƣa hoa
lan trở thành một trong những cây chủ lực trong cơ cấu kinh tể nông nghiệp trong
những năm tới, thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu phát triển diện tích trồng
hoa lan lên 200 ha vào năm 2010 và một số giải pháp chính về giống, khoa học
kỹ thuật, thị trƣờng tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ (Phan
Thúc Huân, 1997).
2.3 KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ

2.3.1 Khái niệm về phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là thuật ngữ đƣợc dùng một cách rộng rãi để nói về
việc mô tả các phƣơng thức nuôi cấy các bộ phận thực vật (tế bào đơn, mô, cơ
quan) trong ống nghiệm có chứa môi trƣờng xác định ở điều kiện vô trùng
(Nguyễn Đức Lƣợng, 2006).
Mục đích chung của nuôi cấy mô tế bào thực vật là sử dụng các điều kiện nhƣ:
nhiệt độ, ánh sáng, thành phần dinh dƣỡng, các chất điều hòa sinh trƣởng thực
vật… để điều khiển quá trình sinh trƣởng và phát triển của tế bào, mô nuôi cấy
theo mục tiêu và yêu cầu đặt ra.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật còn là một phƣơng pháp nghiên cứu hiệu quả nhất quá
trình phát sinh hình thái ở nhiều loài thực vật. Phƣơng pháp này giúp mở ra những
hƣớng mới trong nghiên cứu sinh lý và di truyền thực vật nhƣ: cơ chế sinh tổng
hợp các chất, sinh lý phân tử - đột biến, sinh lý dinh dƣỡng ở tế bào thực vật và
nhiều vấn đề sinh học khác…
Tất cả dạng nuôi cấy mô đều đƣợc tiến hành qua hai bƣớc:
- Các phần của thực vật hoặc một cơ quan thực vật nào đó đƣợc tách ra khỏi phần
còn lại. Đó là sự tách rời tế bào, mô hay cơ quan đang tƣơng tác lẫn nhau trong
một tổ chức thực vật nguyên vẹn.
- Các phần tách ra nói trên phải đặt trong môi trƣờng thích hợp để nó có thể biểu
lộ hết bản chất hoặc khả năng đáp ứng của nó (Nguyễn Đức Lƣợng, 2006).

7


2.3.2 Ƣu và khuyết điểm trong nhân giống in vitro
2.3.2.1 Ưu điểm
Theo Bùi Bá Bổng (1995) công nghệ nhân giống in vitro đem lại các lợi ích sau:
Tạo các cây con đồng nhất và giống mẹ.
So với điều kiện nhân giống thông thƣờng (chiết cành, hom), nhân giống nuôi cấy
mô có ƣu điểm là có thể nhân một số lƣợng lớn cây con từ một cá thể ban đầu

trong thời gian ngắn.
Không chiếm nhiều diện tích.
Có thể cung cấp cây giống bất cứ thời điểm nào vì chủ động đƣợc do không bị
ảnh hƣởng bởi thời tiết và điều kiện ngoại cảnh.
Có thể tạo ra cây con sạch bệnh bằng nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng kết hợp với xử lí
nhiệt và ghép vi ống.
Có thể tạo và nhân đƣợc các giống mới bằng kỹ thuật nghiên cứu phôi, chuyển
gen.
Một số cây quí có thể nhân nhanh để đƣa vào sản xuất và việc trao đổi giống
đƣợc dễ dàng.
Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thƣớc nhỏ có thể vận chuyển đi xa dễ
dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng đƣợc xác
nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực
vật quốc tế (Lê Văn Hoàng, 2008).
2.3.2.2 Khuyết điểm
Bên cạnh những lợi ích thiết thực và to lớn trong nhân giống in vitro tuy nhiên
vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhất định, theo Nguyễn Văn Uyển và cs. (1984) có
các vấn đề nhƣ:
Nhân giống trên môi trƣờng agar nên giá thành sản xuất cao và thời gian nhân
giống kéo dài.
Sản xuất ở qui mô công nghiệp chi phí cho năng lƣợng và nhân công vẫn còn ở
mức cao.
Đôi khi xảy ra biến dị soma trong quá trình nuôi cấy, đặc biệt là tái sinh thông
qua mô sẹo.
Giới hạn sự đa dạng của dòng sản phẩm nhân giống do cây con tạo ra thƣờng
8


đồng nhất về mặt di truyền.
Ngoài ra còn các nhƣợc điểm khác nhƣ:

Tính bất định về mặt di truyền: mục đích nhân giống in vitro là tạo ra các quần
thể nhất với số lƣợng lớn. Tuy nhiên ở một số trƣờng hợp không đồng nhất xảy ra
do những biến dị soma. Biến dị soma xảy ra khác nhau tùy theo phƣơng thức nuôi
cấy. Nuôi cấy mô sẹo dễ phát sinh biến dị hơn so với nuôi cấy mô đỉnh và chồi.
Mặt khác cấy chuyền nhiều lần cũng làm tăng biến dị trong nuôi cấy.
Sƣ nhiễm bệnh do vi khuẩn: khi nuôi cấy đại đa số vi khuẩn nấm đều bị loại trừ
nhƣng vẫn có một số xâm nhiễm vào mô, tồn tại trong mô cấy gây tổn hại khi tế
bào bắt đầu phân chia.
Tạo ra các độc tố: trong một số trƣờng hợp, các mô cấy có hiện tƣợng hóa nâu,
hóa đen. Các màu này sẽ phát tán vào trong môi trƣờng nuôi cấy gây ảnh hƣởng
đến sự phát triển bình thƣờng của các mô.
2.3.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nuôi cấy tế bào thực vật
 Môi trƣờng nuôi cấy
Nền môi trƣờng nuôi cấy với nồng độ và tỷ lệ khác nhau của các nguyên tố khoáng
đa, vi lƣợng, vitamin... có ảnh hƣởng rất rõ đến kết quả nuôi cấy in vitro cây lan.
Nhiều tác giả đã xác nhận dùng các môi trƣờng Vacin và Went (VW), Murashige
và Skoog (MS), Knudson C (KC) rất tốt cho cấy mô các loài thuộc họ lan.
Thành phần môi trƣờng dinh dƣỡng ảnh hƣởng lớn đến quá trình sinh trƣởng và
phát triển của tế bào. Trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi cấy, các chất dinh
dƣỡng giảm nhanh, sản phẩm trao đổi chất mới bắt đầu đƣợc tích tụ và tăng dần.
Ba hợp phần của môi trƣờng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình nuôi cấy tế bào thực
vật là carbon, nitrogen và phospho. Tuy nhiên, cũng không thể coi nhẹ các hợp
phần khác của môi trƣờng nuôi cấy, đặc biệt là các nguyên tố vi lƣợng và các chất
điều hòa sinh trƣởng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất
mặc dù nồng độ của chúng có trong môi trƣờng ở mức độ rất thấp (Vũ Văn Vụ,
1999).
K (1985), Mamaril (1997) cho rằng: môi trƣờng có vai trò rất quan trọng trong
nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dƣỡng thích hợp đảm bảo cho việc nuôi cấy mô
phong lan. Môi trƣờng thích hợp cho việc nuôi cấy mô phong lan là: MS
(Marushige - Shoog, 1962), VW (Vacine- Went, 1949), KC (Knudson C), F

(Fonnesbeck, 1972)...
9


Theo Bùi Thị Tƣờng Thu và Trần Văn Minh (2010) cũng đã thu đƣợc kết quả
tƣơng tự khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại môi trƣờng khác nhau đến nuôi
cấy mô lan. Trong năm loại môi trƣờng nghiên cứu (MS, VW, KC, Orchmax và
Lindemann), môi trƣờng tốt nhất cho cây Dendrobium lai là môi trƣờng MS.
Nhìn chung, môi trƣờng nuôi cấy mô tế bào thực vật gồm các thành phần cơ bản
sau:
+ Các khoáng đa lƣợng
+ Các khoáng vi lƣợng
+ Nguồn cacbon
+ Các vitamin
+ Amino acid và các nguồn cung cấp nitrogen khác
+ Các chất điều hòa sinh trƣởng
+ Các chất bổ sung khác: nƣớc dừa; dịch chiết nấm men; than hoạt tính; agar
 Nguồn Carbon
Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu dựa theo phƣơng thức
dị dƣỡng. Vì vậy, việc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy nguồn carbon hữu cơ là
điều bắt buộc. Nguồn carbon trong môi trƣờng nuôi cấy tế bào thực vật thƣờng
đƣợc cung cấp dƣới dạng carbohydrate. Carbon vừa tham gia tổng hợp các thành
phần của tế bào vừa cung cấp năng lƣợng cho quá trình sinh trƣởng và tồn tại của
tế bào. Ngoài ra, carbohydrate cũng là nguồn cung cấp carbon cần thiết cho sự
hình thành các sản phẩm trung gian thông qua trao đổi chất (Zhong & Yoshida,
1995).
Trong phần lớn các môi trƣờng nuôi cấy, nguồn carbon đƣợc bổ sung chủ yếu là
đƣờng sucrose và glucose với nồng độ 20 g/L - 40 g/L. Gautheret (1959) cho rằng
đối với phần lớn các mô và tế bào nuôi cấy, đƣờng sucrose và glucose là nguồn
carbon tốt nhất, trong một số trƣờng hợp khác, có thể dùng fructose, galactose và

maltose (Nguyễn Đức Thành, 2000).
 Agar
Agar đƣợc sử dụng làm chất đông cứng môi trƣờng để làm giá thể cho môi trƣờng
nuôi cấy tế bào thực vật tách rời. Agar là một loại polysaccarite đƣợc trích từ tảo
biển. Nồng độ sử dụng thƣờng là 6 g/L - 8 g/L. Tuy nhiên, nếu nồng độ agar trong
môi trƣờng nuôi cấy cao sẽ giới hạn sự phát triển của mô sẹo hay một bộ phận
10


thực vật đƣợc nuôi cấy, vì agar nhiều sẽ làm cho môi trƣờng đông cứng lại, hạn
chế sự trao đổi chất giữa môi trƣờng và mô nuôi cấy (Debergh, 1983).
 Các hợp chất hữu cơ bổ sung không xác định
Bổ sung nhiều chất trích hữu cơ khác nhau vào trong môi trƣờng nuôi cấy thƣờng
mang lại kết quả thuận lợi cho sự tăng trƣởng của mô. Các chất bổ sung có nhiều
loại nhƣ: nƣớc cam, nƣớc cà chua, khoai tây, chuối… Hiện nay, chất bổ sung đƣợc
dùng phổ biến là nƣớc dừa.
Nƣớc dừa đựợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy mô lan giúp phôi tăng trƣởng và
nảy mầm (Hegarty,1955; Niimoto & Sagawa, 1961). Nƣớc dừa có chứa zeatin
(Letham, 1974). Cấu trúc của zeatin gần giống với kinetin nhƣng hoạt tính cao hơn
khoảng 10 lần. Zeatin có trong nƣớc dừa là một loại cytokinin, chất này làm tăng
hoạt động phân chia tế bào trong điều kiện có auxin, giúp gia tăng kích thƣớc tế
bào và tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trƣởng của tế bào (Dƣơng Tấn Nhựt &
cs., 2009).
2.3.4 Ứng dụng chất điều hòa sinh trƣởng trong nuôi cấy mô
Chất điều hòa sinh trƣởng là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát sinh hình thái và
tái sinh cây nguyên vẹn từ tế bào và mô thực vật tách rời trong nuôi cấy mô. Auxin
và cytokinin đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy để kích thích sự phát sinh hình
thái và tỉ lệ hormone sử dụng để kích thích sự tạo chồi hay tạo rễ không giống
nhau. Tùy theo giống, loài thực vật mà nhu cầu về dạng và nồng độ của auxin và
cytokinin khác nhau trong sự phát sinh hình thái (Vũ Văn Vụ, 1999).

Auxin rất thông dụng trong thực vật, có vai trò kích thích sự tăng trƣởng của tế
bào, cụ thể là nới lỏng vách tế bào thông qua sự hoạt hóa các enzim tổng hợp vách,
khởi động cho sự giãn nở tế bào. Auxin hoạt hóa sự sinh tổng hợp các hợp chất cao
phân tử cần cho quá trình tăng trƣởng nhƣ protein, cenlulo, pectin và ngăn cản
không cho chúng bị thủy phân (Grodzinxki, 1981). Auxin kết hợp chặt chẽ các
thành phần dinh dƣỡng trong môi trƣờng nuôi cấy để kích thích sự tăng trƣởng của
mô sẹo. Để tạo mô sẹo, 2,4-D thƣờng sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp với cytokinin
và nó đƣợc thay thế bởi IBA hay NAA để kích thích sự phát sinh hình thái
(Nguyễn Đức Lƣợng & Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Nguyễn Văn Uyển (1993) lập
luận rằng quan sát trên môi trƣờng nuôi cấy phôi non ca cao có chứa NAA ở nồng
độ 8 mg/L - 48 mg/L thêm 10% nƣớc dừa thấy có sự phát sinh cơ quan phôi,
nhƣng nếu dùng 8 mg/L 2,4-D kết hợp với 8 mg/L IAA thì kết quả còn tăng nhanh
hơn, nhất là trên môi trƣờng lỏng. Ở giai đoạn tái biệt hóa, lƣợng auxin cần đƣợc
11


×