Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nội dung nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.84 KB, 10 trang )

I.

PHẦN CHUNG
1. Lý do chọn đề tài

Muỗi là loài côn trùng thuộc bộ cách màng (Diptera). Theo thống kê của các nhà
khoa học, có khoảng 2.500 loài muỗi khác nhau trên thế giới. Muỗi quấy rầy cuộc
sống, làm cản trở sự nghỉ ngơi cũng như công việc của con người. Chúng tấn công đàn
gia súc, vật nuôi làm chúng chậm lớn, mắc bệnh, giảm sản lượng sữa .v.v. Nhưng đặc
biệt nghiêm trọng là một số loài muỗi là tác nhân lây truyền những căn bệnh nguy
hiểm cho con người như: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, giun chỉ,viêm não hay
truyền virus Tây Sông Nin, virus Zika cho người và gia súc …
Thực tế chứng minh, loài muỗi bé nhỏ mới chính là sinh vật gây chết người nguy
hiểm nhất thế giới, hơn cả những loài động vật đáng sợ như cá sấu, voi, cá mập...
Hàng năm, theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới có khoảng 70 triệu người trên thế
giới (ở châu Phi, Nam Phi, Trung Phi, Mexico và phần lớn châu Á) mắc các bệnh do
muỗi lan truyền, trong đó khoảng 2-3 triệu ca nặng và tử vong và khoảng 40 triệu
người tàn phế do các bệnh lây truyền qua muỗi.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng
lạnh thất thường, các điều kiện về khí hậu đã trở thành một môi trường sống lý tưởng
của muỗi trong đó nguy hiểm nhất là muỗi Aedes (muỗi vằn) vì ngoài khả năng lây
truyền virus Zika, chúng cũng gây ra dịch sốt xuất huyết. Muỗi vằn gây sốt xuất huyết
và dịch Zika với cơ chế giống nhau. Cụ thể, muỗi đốt người bị nhiễm virus mang mầm
bệnh theo cơ chế hút máu. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền
lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người
lành.Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy,chỉ một con
mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1



Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm diệt muỗi được tạo từ các hợp
chất hóa học (DEET) mang hương liệu, hóa chất tổng hợp, độc hại cho con người và
môi trường và gây suy hô hấp, làm tăng nhịp tim, nếu bị ảnh hưởng kéo dài có thể gây
ung thư cho người sử dụng và nguy hiểm cho trẻ em. Trong khi đó, trong tự nhiên có
những loại cây dễ trồng có tác dụng xua đuổi muỗi như cây sả. Tinh dầu sả có khả
năng xua muỗi tốt hơn gấp nhiều lần so với các loại thuốc chống muỗi thông thường,
lại thân thiện với môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây sả trong việc đuổi muỗi qua đó giúp phòng chống

các bệnh nguy hiểm do muỗi lây truyền.
- Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây sả và vận dụng trồng cây sả tại nhà và tại các lớp học

để đuổi muỗi, phòng bệnh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: cây sả chanh (Cymbopogon citratus). Sả 5,5 tháng tuổi
sau khi thu mua, để héo sau ba ngày, được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành ly
trích.

-

Thời gian nghiên cứu: từ 15/8/2016  15/10/2016.

5. Phương pháp nghiên cứu
-


Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp.

-

Phương pháp ly trích tinh dầu sả bằng vi sóng

-

Phương pháp thử nghiệm.

-

Phương pháp ứng dụng các phần mềm hỗ trợ: powerpoint, Intrernet,…

-

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu.

6. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu tác dụng của tinh dầu cây sả trong việc đuổi muỗi

-

Nghiên cứu kĩ thuật trồng cây sả đơn giản dễ dàng áp dụng tại gia đình và trong
các lớp học tại trường THCS
2



7. Những điểm mới của đề tài
-

Hình thành kĩ thuật trồng cây sả đơn giản tại gia đình và lớp học để đuổi muỗi,
phòng bệnh. Một biện pháp đơn giản, rẻ tiền, thân thiện với môi trường.

I.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Tổng quan về cây sả chanh

1.1 Đặc điểm thực vật:
Sả chanh mọc thành bụi, cao từ 0,8-1,5m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp,
dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Giới (Kingdom):

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division):

Thực vật có hoa (Angiosperms)

Lớp (Class):

Thực vật 1 lá mầm (Monocots)

Phân lớp (Subclass):

Cây hạt kín (Commelinids).


Bộ (Order):

Hòa thảo (Poales)

Họ (Family):

Hòa thảo (Poaceae)

Phân họ (Subfamily):

Panicoideae

Tộc (Tribe):

Andropogoneae

Phân tộc (Subtribe):

Andropogoninae
3


Chi (Genus):

Cymbopogon Spreng.(khoảng 55 loài)

Loài (Species):

Cymbopogon flexuous. Stapf


Hình 1.1 Sả chanh - Cymbopogon flexuous. Stapf
1.2.Phân bố:
Cây sả được trồng ở khắp nước ta, nhưng diện tích trồng làm thuốc không
nhiều, chỉ có tính chất gia đình, người ta chỉ dùng rễ hoặc toàn cây đào về dùng tươi
hay phơi trong râm mát .
Diện tích trồng sả để cất tinh dầu rất lớn: Từ trước Cách mạng tháng 8, ở miền
Bắc nước ta diện tích trồng ở đồn điền Sơn Cốt (Bắc Cạn) hằng năm cho khoảng 10 tấn
tinh dầu. Từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta (1954) diện tích trồng sả để cất tinh
dầu tăng dần tới hàng nghìn ham hằng năm cung cấp hàng trăm tấn tinh dầu dùng trong
nước và xuất khẩu. Nhu cầu tinh dầu sả khoảng 3.000-4.000 tấn/năm.
1.3.

Thành

phần

hóa

học
Tinh dầu sả cất từ cây sả chanh Cymbopogon flexuosus có thành phần chủ yếu là
geraniol - một hoạt chất có tác dụng diệt muỗi.

4


Hình 1.2 Geraniol (3,7-Dimethylocta-2,6-dien-1-ol)
2. Lựa chọn bước sóng ly trích tinh dầu
- Thân, lá cây sả được cắt, nghiền nhỏ, ngâm trong nước trong 3 giờ, cho vào bình cầu
đáy bằng 250 ml. Sau đó tiến hành đưa bình cầu vào lò vi sóng và điều chỉnh bước

sóng 100W, 230W và 380W. Thu hàm lượng tinh dầu sau các khoảng thời gian: 20,
30, 40, 60 phút.
Bảng 1 trình bày kết quả hàm lượng tinh dầu sả thu được ở ba bước sóng khảo sát. Ở
bước sóng 230W, hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất sau 20 phút và có sự khác
biệt ý nghĩa so với hai bước sóng còn lại, cấu trúc tinh dầu không bị ảnh hưởng.
Bảng 1. Lượng tinh dầu sả thu được từ các bước sóng khác nhau bằng vi sóng

Phương án

Thời gian
(phút)

Vtinh dầu ± SD
Bước sóng λ (W)

Nhiệt độ

(ml)

(0C)

1

20

100

0,27 ± 0,12

39


2

20

230

0,77 ± 0,12

50

3

20

380

0,57 ± 0,12

88

Để xác định bước sóng thích hợp cần đánh giá thêm các chỉ tiêu hóa – lý. Kết quả
phân tích được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích thông số lý, hóa học của tinh dầu sả
Kết quả
Stt
1

Chỉ tiêu
Màu sắc


Vi sóng (λ=100W)

Vi sóng (λ=230W)

Vàng nhạt

Vàng nhạt
5

Vi sóng
(λ=380W)
Vàng hơi đậm


2

Trạng thái

Thể lỏng

Thể lỏng

Thể lỏng

3

Mùi

Đặc trưng, dễ chịu


Đặc trưng, dễ chịu

Có mùi lạ

4

Nồng độ

1,11%

1,16 %

1,12%

5

Tỷ trọng

0,83

0,84

0,80

6

Chỉ số acid

2,81


2,81

2,80

7

Chỉ số xà phòng

13,11

13,12

12,59

8

Chỉ số ester

10,30

10,31

9,79

9

Tinh dầu tổng số

1,48g


1,50g

1,46g

Kết quả xác định chỉ số lý, hóa sinh cho thấy tinh dầu sả ở bước sóng tối ưu 230W có
hàm lượng tinh dầu tổng số lớn hơn ở hai bước sóng còn lại
3. Thử nghiệm đánh giá khả năng diệt muỗi của tinh dầu sả ở dạng dung dịch:
- Đối tượng là muỗi cái Aedes aegypti 2 – 5 ngày tuổi được cung cấp bởi Viện sốt rét –
ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM, đủ tiêu chuẩn và nuôi bằng dung dịch glucose
10%. Mô hình thử nghiệm: 20 con/lồng vải (dài × rộng × cao là: 40 × 40 × 40 (cm)
- Sử dụng tinh dầu sả thu được từ quy trình ở trên để pha trong cồn 90 0 thành dung
dịch theo tỉ lệ tinh dầu sả: cồn là 1:100 ( ml)
- Thể tích dung dịch xịt ra 0,8 – 0,9 ml/ lồng.Quan sát và tính tỉ lệ muỗi chết sau thời
gian 10, 20, 40, 60 phút và kéo dài đến 24 giờ. Sau khi thử nghiệm kết thúc, căn cứ
vào tỷ lệ muỗi chết để đánh giá hiệu quả nhạy kháng của muỗi với hoá chất diệt theo
thang sau: 98 – 100%: muỗi nhạy cảm với hoá chất diệt; 80 – 98%: muỗi tăng sức chịu
đựng; dưới 80%, muỗi kháng hoá chất diệt .

Bảng 3 . Hiệu quả nhạy kháng của muỗi với tinh dầu sả ở dạng dung dịch với cồn 900
Độ cồn (0cồn)

Thời gian

Tỷ lệ muỗi chết/20 con (%)
Tỉ lệ ( tinh dầu : cồn)
6

Cồn không



0

90

1:100

pha tinh dầu

10 phút

65

0

20 phút

75

0

40 phút

98,5

0

60 phút

100


0

24 giờ

100

0

Hiệu lực diệt muỗi của tinh dầu sả dạng dung dịch với tỉ lệ tinh dầu sả : cồn là 1:100
cho kết quả rất tốt, diệt 98,5% sau 40 phút. Trong khi ở các nghiệm thức đối chứng
(cồn không có tinh dầu), không quan sát thấy có hiện tượng muỗi chết trong suốt thời
gian khảo sát. Như vậy dung dịch hỗn hợp tinh dầu sả: cồn theo tỉ lệ 1:100 (ml) có khả
năng diệt muỗi.
4. Kĩ thuật trồng sả đơn giản:
4.1.Nguyên liệu:
-

Vài nhánh sả tươi còn nguyên gốc

-

Một vài chiếc cốc, lọ đựng hoặc chậu hoa để làm nơi trồng.

4.2.Kỹ thuật trồng:
-

Với những nhánh sả tươi còn nguyên gốc, tiến hành cắt bỏ bớt phần ngọn, cắt
sao cho nhánh sả chỉ còn dài khoảng 15 cm.


-

Lấy một chiếc lọ có nước sạch, ngâm các nhánh sả vào bên trong rồi để chúng
ở nơi thoáng khí, mát mẻ và cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

7


Cây sả được cắt bớt ngọn và ngâm trong nước sạch được 2 ngày
-

Sau khi ngâm được 2 ngày, ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những đoạn rễ bắt đầu nhú
ra từ các nhánh sả. Tiếp tục ngâm như thế trong khoảng 1 tuần nữa thì các
nhánh sả sẽ đâm lá tươi tốt.

Sau một tuần, cây sả bắt đầu ra rễ và đâm lá
8


-

Tiếp tục ngâm sả trong nước sạch, cứ cách vài ngày lại thay nước một lần để
đảm bảo sả không bị úng thối. Và sau khoảng 2 tuần, các nhánh sả có đủ rễ và
lá để có thể phát triển như bình thường trên đất.

Sau 2 tuần, rễ và lá sả đã rất tươi tốt, sẵn sàng để trồng ra đất
-

Trồng cây sả vào chậu đất. Trong khoảng 2 - 3 ngày sau trồng, để cây nhanh
chóng thích nghi với môi trường mới và có đủ điều kiện phát triển tốt, cần lưu ý

thường xuyên tưới nước ướt đẫm đất.

9


-

Sau khoảng 1 tháng là chậu sả hoàn toàn có thể phát triển bình thường và phát
huy tác dụng đuổi muỗi.

-

Cây sả có tác dụng xua muỗi nhờ tinh chất có trong cành, lá của cây. Vì thế, để
phát huy khả năng trên cần trồng gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc trồng trong nhà,
trong lớp học.

10


I.

KẾT LUẬN KHOA HỌC
Với đề tài nghiên cứu này, do khả năng, năng lực nghiên cứu có hạn, chúng em

mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tác dụng của tinh dầu sả đối với việc diệt muỗi
đồng thời tìm hiểu kỹ thuật trồng cây sả đơn giản dễ dàng áp dụng tại gia đình và
trong lớp học để đuổi muỗi, phòng bệnh lại thân thiện với môi trường .
Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ quý thầy cô và các
bạn để nội dung đề tài thêm phong phú và có tính khoa học thực tiễn cao.
II.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Văn Cư – Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp vi sóng và

phân lập Flavonoid trong dịch chiết cây diếp cá (Houttuynia cordata thunb) ở
tỉnh TT Huế, Khoa Hóa, ĐH Khoa Học Huế.
2.

Huỳnh Kha Thảo Hiền, Lê Thành Đồng, Dương Phước An – Thành phần và
tác dụng xua muỗi Aedes Aegypti của tinh dầu sả (Cympobgon Nardus). Y Học
TP. Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của Số 1(2013).

3. Trần Vinh Hiển, Trần Khánh Tiên,Trần Hữu Hoàng, Lưu Lệ Loan, Nguyễn

Hữu Cường, Jacques Boisvert, Antoine Aubin, Jean O.LacoursièreR – Những
đặc điểm sinh thái của Aedes Aegypti tại vùng Đồng Bằng Sông Mekong và
biện pháp phòng chống muỗi, Viện Pasteur TP.HCM, Trường Ðại Học Québec
Canada, TT.Y Học Dự Phòng Long An, TT.Y Học Dự Phòng An Giang
4.

Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng – Giáo trình nghiên cứu khoa
học, ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội, 2005.

5. />
11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×