Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sơ cứu vết thương chảy máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.42 KB, 6 trang )

Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

SƠ CỨU VẾT THƢƠNG CHẢY MÁU
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
Sau khi học xong bài này SV phải:
1. Chẩn đoán và phân loại được vết thương mạch máu.
2. Thực hiện được kỹ thuật cầm máu cơ bản trong sơ cứu vết thương chảy máu.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
-

Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’

-

Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’

-

Thực hành kỹ năng: 60’

-

Tổng kết cuối buổi: 10’

C. NỘI DUNG:
1. Giới thiệu:
Đa số các vết thương đều làm tổn thương mạch máu (nhỏ hoặc lớn) gây chảy máu.
Trường hợp vết thương làm tổn thương động mạch rất nguy hiểm vì có thể gây mất máu
nhanh, lượng nhiều đưa đến shock và tử vong. Các vết thương động mạch còn có thể gây rối
loạn tuần hoàn ở chi, đưa đến hoại tử có khi phải cắt cụt chi.


Các vết thương bị chảy máu nhiều dễ dàng gây sốc giảm thể tích tuần hoàn, dễ nhiễm
trùng và làm chậm lành vết thương.
Vì các lý do trên, thao tác cầm máu rất quan trọng trong sơ cứu, cấp cứu cũng như trong
phẫu thuật. Khi không đủ điều kiện cấp cứu, thao tác cầm máu tạm thời để chuyển ngay đến
tuyến điều trị chính cũng góp phần giúp ích hoặc cứu sống bệnh nhân chảy máu.
2. Chẩn đoán vết thƣơng mạch máu:
2.1. Vết thƣơng mao mạch:
Máu chảy lượng ít, nhưng sau khi thấm khô chảy trở lại rỉ rả khắp bề mặt, các điểm chảy
máu nhỏ và không rõ. Sơ cứu chỉ cần băng ép.
2.2. Vết thƣơng tĩnh mạch:
Vết thương tĩnh mạch máu chảy ít hơn vết thương động mạch, máu chảy từ vết thương
tĩnh mạch máu đỏ sậm, hơi tím, nơi chảy máu không vọt thành tia, máu trào ra trên mặt vết
thương.

1


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

Vết thương tĩnh mạch nhỏ chỉ cần băng ép khi sơ cứu cũng đủ cầm máu. Các vết thương
tĩnh mạch lớn (như tĩnh mạch đùi, cảnh, đưới đòn…) nguy hiểm vì chảy máu nhiều cần
băng ép, băng ép trọng điểm hoặc băng nhồi rồi chuyển nhanh về tuyến điều trị.
2.3. Vết thƣơng động mạch:
Khi động mạch tổn thương, máu vọt thành tia và chảy rất nhanh, nhiều. Nếu không cầm
máu ngay bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng shock và tử vong.
2.4. Vết thƣơng phối hợp:
Có từ 2 tính chất trên.
3. Phƣơng pháp cầm máu và các thao tác cơ bản trong sơ cứu:
Phƣơng pháp cơ học:

Dùng lực tại chỗ hoặc trên đường đi của mạch máu gần vết thương làm ngưng máu chảy.
3.1. Ép tại chỗ tức thì khi thấy máu chảy:
- Dùng gạc sạch hoặc đầu ngón tay ấn mạnh tại chỗ chảy máu hoặc sát mép vết thương,
hoặc trên đường đi của mạch máu sẽ làm ngưng chảy máu tức thì trong khi chờ đợi lau sạch
vết thương, hoặc hút sạch máu để kiểm soát chỗ chảy máu bằng kẹp cầm máu, khâu hay đốt
điện. Cách sơ cứu này càng hiệu quả hơn nếu nền bên dưới mô đang chảy máu là nền chắc
hoặc cứng (như nền xương).
- Có thể dùng 2 ngón tay ép mạnh vào hai mép vết thương cùng lúc cũng kiểm soát được
chảy máu tức thời từ mép vết thương như ở da đầu (bên dưới là nền xương sọ).
- Trường hợp chảy máu động mạch hoặc tĩnh mạch ở đầu chi, lập tức đưa tay chảy máu của
bệnh nhân lên cao trong lúc các ngón tay ấn mạnh vào đường đi của mạch máu tại chỗ tổn
thương hoặc trên đường đi của mạch máu.
3.2. Băng ép tại chỗ:
Dùng gạc sạch đặt lên vết thương rồi băng cuộn vòng quanh chặt lại, nếu diện chảy máu
rộng có thể băng ép xoắn ốc hoặc băng ép chữ nhân.
* Cách băng vòng: Băng nhiều vòng ở một chỗ trên cơ thể, vòng sau đè lên vòng trước.
* Cách băng xoắn ốc: Thường băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, xa về gần, vòng
sau đè lên ½ hoặc 1/3 vòng trước.
* Cách băng ép chữ nhân:
- Giống như băng xoắn ốc nhưng mỗi vòng đều phải gấp lại.
- Ngón cái đè lên chỗ gấp, tay thuận kéo băng xuống dưới rồi gấp lại, sau đó cuốn chặt chỗ
băng.
2


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

3.3. Băng ép trọng điểm:
Dùng băng hoặc gạc cuộn thành cuộn tròn, chắc đặt lên diện chảy máu hoặc trên đường

đi của mạch chảy, rồi dùng băng cao su hoặc băng cuộn băng ép chặt lại xung quanh.
3.4. Băng ép nhồi:
Vết thương có miệng mở rộng hoặc vết thương tĩnh mạch lớn có thể dùng gạc sạch nhét
chặt vào vết thương (nhồi) rồi băng ép lại chuyển lên tuyến điều trị.
3.5. Garrot:
* Chỉ định:
- Vết thương động mạch lớn hoặc vết thương động mạch mà không cầm máu được bằng
băng ép.
- Chi bị dập nặng chảy máu nhiều không còn chỉ định bảo tồn cần cắt cụt.
- Phẫu thuật ở đầu chi hoặc đoạn chi.
* Nguyên tắc:
- Không đặt garrot trực tiếp lên vết thương: chỉ đặt trên mép vết thương 2 - 3cm với vết
thương động mạch nhỏ, trên mép vết thương 5 cm đới với vết thương rộng hoặc ở động
mạch lớn. Không đặt garrot quá xa vết thương.
- Không đặt garrot trực tiếp lên da, phải có một miếng gạc lót.
- Sau 1 giờ phải nới garrot chừng 1-2 phút để cho đầu ngón tay hoặc ngón chân đỏ hồng
lại như bên lành.
- Nếu để garrot quá lâu (quá 2-3 giờ) chắc chắn sẽ làm hoại tử đầu chi, phải cắt cụt chi.
Chỉ nên để garrot không quá 6 giờ, nới tối đa 5 lần, cứ sau mỗi giờ nới một lần.
- Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi
gây lằn da và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô.
- Phải có phiếu đặt garot đặt ngay trên ngực bệnh nhân để dễ trông thấy.
- Vận chuyển bệnh nhân nhanh chóng về tuyến điều trị, bệnh nhân phải được ưu tiên
nhất trong việc vận chuyển. Nếu có điều kiện, đừng quên thiết lập ngay đường truyền dịch
cho bệnh nhân để duy trì khối lượng tuần hoàn trước và trong khi vận chuyển.
* Kỹ thuật đặt garrot:
Bƣớc 1: Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình trạng nạn nhân.
Bƣớc 2: Dùng ngón tay ấn mạnh tạm thời ngay trên đường đi của động mạch dẫn đến vết
thương để cầm máu.
Bƣớc 3: Lót vải hoặc gạc nơi định đặt garô phía trên vết thương 2-3 cm.

3


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

Bƣớc 4: Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới
hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được,
cố định que xoắn. Nếu dùng băng cao su (băng Esmarch) thì chỉ cần băng nhiều vòng tương
đối chặt rồi buộc cố định. (Vòng 1: Vừa phải; Vòng 2: Chặt hơn; Vòng 3: Chặt nhất (Quyết
định sự cầm máu); Vòng 4: Nới rộng để nhét cuộn ga rô còn lại vào.)
Bƣớc 5: Xử trí vết thương: Sát khuẩn xung quanh, đặt gạc băng lại, viết phiếu ga rô.

Garrot bằng khăn tay, băng cuộn
3.6. Cầm máu ở động mạch cổ:
Không kẹp mò (không thấy rõ mà kẹp) nếu không là bác sĩ chuyên khoa.
Bƣớc 1: Nhanh chóng dùng gạc đặt lên vết thương, đè chặt, hoặc dùng tay ấn động mạch.
Bƣớc 2: Nhờ người phụ tìm giúp ngay một thanh gỗ dài 60 – 70 cm, băng cuộn dài, khăn,
(hoặc dây vải).
Bƣớc 3: Tiến hành băng ép trọng điểm cùng người phụ với thanh gỗ đặt bên kia cổ để nạn
nhân không bị ngạt thở.
Bƣớc 4: Cấp tốc chuyển tuyến điều trị gần nhất. Đôi khi cấp cứu viên phải ấn chặt tay
trước động mạch cổ trong suốt quá trình di chuyển nạn nhân đến nơi điều trị vì tính nghiêm
trọng của cấp cứu này.
Chú ý:
-

Phải có cán bộ chuyên môn hộ tống bệnh nhân khi di chuyển lên tuyến điều trị.

-


Luôn theo dõi bệnh nhân, sau khi cầm máu lập tức thiết lập một đường truyền tĩnh
mạch bằng kim to nếu có đủ điều kiện, có thể cho thuốc giảm đau, trợ tim và luôn
luôn phòng chống sốc.

-

Khi tới nơi điều trị cần bàn giao đầy đủ.

-

Khi nới hay bỏ garrot, bệnh nhân dễ bị sốc, phải nới từ từ và rất chậm.

4


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

D. THỰC HÀNH: 60 phút
-

Lần 1: 50 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hiện các kỹ thuật cầm máu cơ bản. Một

SV làm bệnh nhân, một SV thực hiện, một SV quan sát và góp ý.
-

Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV
+ SV thực hiện kỹ thuật cầm máu cơ bản trên 1 sinh viên khác.

+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.

-

CBG nhận xét và tổng kết.

E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỹ năng Y khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học, 2009.
2. Kỹ thuật chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế, 1995.

5


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Sơ cấp cứu
Kỹ năng thủ thuật

BẢNG KIỂM
Nội dung

TT

Đạt

Băng ép tại chỗ
1

Ðặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao
vùng bị tổn thương.


2

Đặt gạc sạch lên vết thương

3

Băng vết thương đúng kỹ thuật

Băng ép trọng điểm
1

Ðặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao
vùng bị tổn thương.

2

Cuộn băng hoặc gạc thành cuộn tròn đặt lên diện chảy máu

3

Băng ép vết thương đúng kỹ thuật

Băng ép nhồi
1

Ðặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao
vùng bị tổn thương.

2


Dùng gạc sạch nhét chặt vào vết thương (nhồi)

3

Băng ép vết thương đúng kỹ thuật

Garrot
1

Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình
trạng nạn nhân.

2

Dùng ngón tay ấn mạnh tạm thời ngay trên đường đi của
động mạch dẫn đến vết thương để cầm máu.

3

Lót vải hoặc gạc nơi định đặt garô phía trên vết thương 2-3
cm.

4

Đặt garô đúng kỹ thuật.

5

Cố định garrot.


6

Xử trí vết thương: Sát khuẩn xung quanh, đặt gạc băng lại.

7

Viết phiếu ga rô.

6

Không đạt



×