Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.21 KB, 6 trang )

Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật

SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
A. MỤC TIÊU:
1.

Nhận biết được các dụng cụ, phương tiện được sử dụng trong thực hành oxy trị liệu.

2.

Trình bày tác dụng các dụng cụ này.

3.

Thực hiện được kỹ thuật cho thở oxy bằng canula, mặt nạ và ống thông mũi.

4.

Giải thích cho bệnh nhân sự an toàn của thủ thuật, hướng dẫn các quy định phòng
chống cháy nổ.

B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
-

Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’

-

Giới thiệu nội dung bài giảng: 20’


-

Thực hành kỹ năng: 50’`

-

Tổng kết cuối buổi: 15’

C. NỘI DUNG:
1. Định nghĩa:
Oxy liệu pháp là biện pháp cung cấp thêm oxy vào khí thở cho bệnh nhân.
2. Chỉ định:
-

Bệnh nhân có thiếu oxy, biểu hiện bằng khó thở và hoặc tím tái,

-

PaO2 (phân áp riêng phần oxy trong máu động mạch) < 60 mmHg hoặc SaO 2 (độ
bão hoà oxy trong máu động mạch) < 90%.
3. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Liệu pháp oxy không phải là phương pháp điều trị tối ưu hay duy nhất cho các

-

trường hợp giảm oxy hoá có cơ chế khác bất tương hợp thông khí tưới máu (hiệu ứng luồng
thông). Ví dụ như luồng thông máu phải, giảm thông khí, giảm oxy máu tĩnh mạch trộn.
Cần đánh giá cơ chế giảm oxy máu trong điều trị cũng như theo dõi sát hiệu quả của oxy
liệu pháp để thay đổi điều trị nếu cần.
Oxy có thể làm xấu đi tình trạng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn


-

tính. Cần tuân thủ những hướng dẫn thở oxy chuyên biệt cho nhóm bệnh nhân này.
Oxy ở nồng độ cao FiO2 (phân xuất oxy trong khí hít vào) > 60% trong thời gian

-

dài có thể gây hại nhất là trên trẻ sơ sinh thiếu tháng, có thể gây tổn thương võng mạc và
phổi.
4. Dụng cụ
1

1


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật
Gồm các dụng cụ cung cấp oxy và các dụng cụ giao oxy cho bệnh nhân.
4.1.

Các dụng cụ cung cấp oxy gồm

-

Nguồn cung cấp oxy: oxy tường và bình oxy.

-

Các van nối giữa nguồn cung cấp oxy và đồng hồ đo áp lực oxy.


-

Đồng hồ đo áp lực oxy.

-

Đồng hồ lưu lượng: cho phép xác định thể tích oxy thoát ra mỗi phút (lưu lượng
oxy). Giới thiệu các loại đồng hồ lưu lượng.

-

Bộ phận làm ẩm: thường theo nguyên tắc sủi qua một lọ chứa nước sạch, ấm.

-

Các dây nối hệ thống nhóm dụng cụ cung cấp oxy cho bệnh nhân.
4.2.

Dụng cụ giao oxy cho bệnh nhân phổ biến là

-

Canula (Nasal canula).

-

Mặt nạ đơn giản.

-


Mặt nạ có túi dự trữ.

-

Mặt nạ không thở lại.

-

Mặt nạ Venturi.

-

Ống thông mũi.
4.3.

Tác dụng các dụng cụ giao oxy thường dung

Bảng 1. FiO2 (phân xuất oxy trong khí hít vào) cung cấp qua các dụng cụ oxy lưu lượng thấp
Dụng cụ giao oxy
Ống thông mũi
Mặt nạ đơn giản

Mặt nạ có túi dự trữ

Mặt nạ không thở lại

Lưu

lượng


oxy

(lít/phút)
n=1–6
5–6
6–7
7–8
6
7
8
9
10
6 – 15

100% Phân xuất oxy hít vào
(FiO2)%
20 + 4n
40
50
60
60
70
80
90*
95*

(sao cho túi dự trữ hoàn toàn 85 – 100#
không xẹp)


*: hay >80% tuỳ tác giả; #: hay 60 – 90% tùy có bỏ bớt một van một chiều của mặt nạ hay
không.
2

2


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật
5. KỸ THUẬT
5.1.

Quy trình kỹ thuật thở oxy qua canula

-

Rửa tay thường qui.

-

Chuẩn bị dụng cụ: nguồn oxy và lưu lượng kế; bình làm ẩm chứa nước vô trùng;
canula và những ống nối; băng keo và gạc để cố định và lót đệm.
Đánh giá bệnh nhân (dấu hiệu sinh tồn, biểu hiện thiếu oxy máu, tăng CO 2 máu,

-

các âm thanh nghe được ở phổi …).
-

Đặt bệnh nhân tư thế nằm đầu cao 450 (Fowler)


-

Giải thích cho bệnh nhân về sự cần thiết của liệu pháp và các quy định để đảm bảo
an toàn.

-

Gắn canula vào hệ thống cung cấp oxy.

-

Mở van cung cấp oxy, điều chỉnh lưu lượng oxy theo đúng y lệnh.

-

Kiểm tra oxy lưu thông qua ống. Kiểm tra rò rỉ.

-

Gắn canula vào 2 lỗ mũi bệnh nhân: 2 râu của canula hướng lên trên.

-

Cố định canula: dùng băng dính hoặc nút chặn. Chèn gạc hai bên vành tai.

-

Đánh giá đáp ứng bệnh nhân ngay sau cho thở oxy, sau đó mỗi 15 – 30 phút đánh
giá lại tuỳ tình trạng bệnh nhân.

Kiểm tra sự tuân thủ phòng chống cháy nổ: có biển báo cấm lửa, dụng cụ, chất dễ

cháy nổ.

Ghi chép vào phiếu điều dưỡng thời gian thực hiện thủ thuật, phương pháp sử

-

dụng, lưu lượng oxy và đáp ứng bệnh nhân.
5.2.

Quy trình kỹ thuật thở oxy qua mặt nạ

-

Rửa tay thường qui.

-

Chuẩn bị dụng cụ: nguồn oxy và lưu lượng kế; bình làm ẩm chứa nước vô trùng;
mặt nạ có cỡ vừa mặt bệnh nhân và ống nối; băng keo và gạc để cố định và lót đệm.
Đánh giá bệnh nhân trước thủ thuật: (dấu hiệu sinh tồn, biểu hiện thiếu oxy máu,

-

tăng CO2 máu, các âm thanh nghe được ở phổi …)
-

Đặt bệnh nhân tư thế nằm đầu cao 450 (Fowler)


-

Giải thích cho bệnh nhân về sự cần thiết của liệu pháp và các quy định để đảm bảo
an toàn.

-

Gắn canula vào hệ thống cung cấp oxy.

-

Mở van cung cấp oxy, điều chỉnh lưu lượng oxy theo đúng y lệnh.
3

3


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật
-

Kiểm tra oxy lưu thông qua ống. Kiểm tra rò rỉ.

-

Khuyến khích bệnh nhân thử cầm mặt nạ.

-

Đặt mặt nạ lên mặt bệnh nhân, từ mũi xuống.


-

Mặt nạ phải được gắn vừa vào hình dáng của mặt.

-

Gắn dây cố định mặt nạ vừa chặt nhưng cũng thoải mái. Đệm gạc ở sau tai và trên
những mỏm xương.
Đánh giá đáp ứng bệnh nhân ngay sau cho thở oxy, sau đó mỗi 15 – 30 phút đánh

-

giá lại tuỳ tình trạng bệnh nhân.
Kiểm tra sự tuân thủ phòng chống cháy nổ: có biển báo cấm lửa, dụng cụ, chất dễ

cháy nổ.

Ghi chép vào phiếu điều dưỡng thờ gian thực hiện thủ thuật, phương pháp sử

-

dụng, lưu lượng oxy và đáp ứng bệnh nhân.
5.3.

Quy trình kỹ thuật thở oxy qua ống thông mũi

-

Rửa tay.


-

Chuẩn bị dụng cụ: nguồn oxy và lưu lượng kế; bình làm ẩm chứa nước vô trùng;
ống thông mũi, gạc, băng keo và chất bôi trơn tan trong nước.
Đánh giá bệnh nhân trước thủ thuật. (dấu hiệu sinh tồn, biểu hiện thiếu oxy máu,

-

tăng CO2 máu, các âm thanh nghe được ở phổi …)
-

Đặt bệnh nhân tư thế nằm đầu cao 450.

-

Giải thích cho bệnh nhân về sự cần thiết của liệu pháp và các quy định để đảm bảo
an toàn.

-

Gắn ống thông mũi vào hệ thống cung cấp oxy.

-

Mở van cung cấp oxy, điều chỉnh lưu lượng oxy theo đúng y lệnh.

-

Kiểm tra hiện diện qua làm mát tay hay sủi bọt trong ly nước vô trùng. Kiểm tra

rò rỉ.

-

Ống thông mũi được bôi trơn với dung dịch làm trơn tan trong nước.

-

Đo chiều dài ống thông mũi đưa qua mũi bệnh nhân bằng khoảng cách từ cánh
mũi đến dái tai. Đẩy ống thông nhẹ nhàng theo chiều trước sau. Kiểm tra vị trí ống thông
nằm ở vùng hầu bằng cách đẩy hơi quá ống thông để có thể quan sát được ở khẩu cái mềm,
sau đó rút ống thông ra một chút.
Cố định ống thông bằng băng keo và chèn gạc đệm ở những chỗ cấn như vành tai.

-

4

4


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật
Đánh giá đáp ứng bệnh nhân ngay sau cho thở oxy, sau đó mỗi 15 – 30 phút đánh

-

giá lại tuỳ tình trạng bệnh nhân.
Kiểm tra sự tuân thủ phòng chống cháy nổ: có biển báo cấm lửa, dụng cụ, chất dễ


cháy nổ.

Ghi chép vào phiếu điều dưỡng thời gian thực hiện thủ thuật, phương pháp sử

-

dụng, lưu lượng oxy và đáp ứng bệnh nhân.
5.4.

Quy định an toàn chống cháy nổ

-

Dán ký hiệu hay biển đề cấm lửa hay cấm hút thuốc.

-

Không dùng hộp quẹt, diêm, dao cạo, máy phát thanh (radio), máy truyền hình,
máy trợ thính nơi đang sử dụng oxy.

-

Dùng vải sợi, không dùng len, sợi tổng hợp với các dụng cụ trong phòng.

-

Tránh sử dụng chất bay hơi, dễ cháy nổ trong phòng, ví dụ: cồn, ête, dầu.

-


Các máy dùng điện phải được gắn dây đất tốt và để càng ca bình oxy càng tốt, ví
dụ: bên kia giường.
Vị trí bình chữa cháy, cách sử dụng bình phải được hướng dẫn cho nhân viên bệnh

viện.

6. THEO DÕI – XỬ TRÍ
Theo dõi và làm ẩm niêm mạc mũi mỗi 4 giờ với chất bôi trơn trong nước. Thay đổi bên
đặt thông mũi mỗi 8 giờ.
D. THỰC HÀNH: 60 phút
-

Lần 1: 45 phút
Sinh viên chia từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 sinh viên. Một sinh viên thao tác, một sinh

viên khác quan sát và ghi nhận trên bảng kiểm.
- Lần 2: (15 phút). Chọn 1 SV
+ SV thao tác từng kỹ thuật phun khí dung.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.
-

CBG nhận xét và tổng kết.

E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Kỹ năng Y khoa cơ bản, 2009, Nhà xuất bản Y học.


5

5


Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng thủ thuật
BẢNG KIỂM SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY
Thang điểm
STT

Các bước tiến hành

1
2

Rửa tay
Chuẩn bị dụng cụ (mâm, `
dụng cụ oxy, băng keo, gạc)
Nhận dạng bệnh nhân
Đánh giá bệnh nhân
Đặt bệnh nhân tư thế Fowler
Giải thích cho bệnh nhân
Thông báo cho bệnh nhân và

3
4
5
6

7

Không thực hiện

gia đình về những quy định
8

an toàn khi sử dụng oxy
Gắn dụng cụ vào hệ thống

9
10

cung cấp oxy
Mở oxy
Chỉnh liều oxy đúng chỉ

11

định
Kiểm tra oxy có lưu thống

12

hoặc không rò rỉ
Đặt dụng cụ giao oxy cho

13
14


mô hình
Cố định dụng cụ
Đánh giá ngay tức thì sau

15

thủ thuật
Ghi hồ sơ (đặt dụng cụ…
với lưu lượng oxy…, lúc…,
tên người làm…)
Tổng điểm

6

6

Thực hiện



×