Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cấp THCS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 3 trang )

Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh
cấp THCS

Theo đó quy định học hết bậc TH thì HS đạt trình độ Ngoại ngữ
cấp 1 là A1; hết THCS là A2; hết THPT là B1;…
Dự thảo Chương trình tiếng Anh THCS sẽ tiếp tục giúp HS phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. Biết thể hiện ý tưởng cá nhân một cách độc
lập, tự tin và sáng tạo, đồng thời góp phần hình thành và phát
triển kỹ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai
và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa- xã hội… Chương
trình còn có nhiệm vụ củng cố, phát triển những kỹ năng, kiến
thức cơ bản về tiếng Anh đã hình thành ở cấp TH, đồng thời
tăng cường tối đa cơ hội để HS nâng cao độ trôi chảy và chính
xác để đạt trình độ tương đương với cấp độ A2 của Khung Tham
chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR). Chương trình được
thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của HS cấp THCS do đó việc tổ
chức, biên soạn dạy học các chủ đề bài tập và hoạt động giao
tiếp trong chương trình tiếng Anh phải đảm bảo thúc đẩy việc
học tập ở HS… Chương trình được thiết kế nhằm thực hiện kế
hoạch dạy tiếng Anh bắt buộc ở cấp THCS với thời lượng là 420
tiết cho 4 cấp lớp 6, 7, 8, 9, thời lượng được chia đều cho mỗi
cấp lớp là 105 tiết… Mục tiêu cụ thể của chương trình là sau khi
kết thúc chương trình tiếng Anh THCS, HS có khả năng hiểu
được các lĩnh vực, trong đó tiếng Anh được sử dụng trong một
thế giới hiện đại và toàn cầu hóa; Sử dụng tiếng Anh như một
công cụ giao tiếp đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong những ngữ
cảnh thường nhật ở trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung
Tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR); Sử dụng
tiếng Anh ở trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung Tham
chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ để giao tiếp về các chủ đề


liên quan đến cuộc sống của HS ở thời điểm hiện tại và tương
lai; Thông qua tiếng Anh, hiểu và trân trọng những nền văn hóa
của các dân tộc khác trên thế giới, đồng thời hiểu biết và tự hào
về những điểm mạnh và giá trị của nền văn hóa dân tộc mình;
Sử dụng tiếng Anh làm công cụ tích hợp các lĩnh vực học tập
khác trong chương trình; Sử dụng các chiến lược học tập khác
nhau để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài
lớp học…
Vấn đề quan tâm hàng đầu là chất lượng giáo dục
Chương trình sẽ bắt đầu triển khai thí điểm ở lớp 6, vì vậy bên
cạnh việc đảm bảo điều kiện về GV, cơ sở vật chất, công tác
quản lý,… vấn đề đặt ra cho các địa phương triển khai chương
trình này là cần có sự chuẩn bị về đối tượng HS đảm bảo trình
độ A1 đầu vào. Hiện nay nhiều địa phương môn tiếng Anh được
đưa vào dạy từ bậc Mầm non, lớp 1, lớp 2; như TP. HCM có nơi
dạy đến 8 tiết/tuần. Tuy nhiên, việc dạy ngoại ngữ tiếng Anh
giữa các nơi còn chưa đồng đều và có sự khác nhau giữa các địa
phương, trình độ cũng không đồng đều giữa thành phố và nông
thôn. Có nhiều em HS học hết THPT chưa nói được, chưa nghe
được tiếng Anh và lên học bậc ĐH phải học lại tiếng Anh từ
đầu. Theo ý kiến của các đại biểu, vấn đề hiện nay trước tiên là
phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá, làm thế nào cho HS đạt trình độ nghe,
nói, đọc, viết tốt. Bên cạnh đó phải đào tạo bồi dưỡng GV để có
thể đáp ứng yêu cầu của chương trình vì GV đóng vai trò rất
quan trọng và quyết định đến chất lượng… Từ những yêu cầu đó
đã đặt ra vấn đề việc xây dựng chương trình sách giáo khoa mới
là không làm chương trình quá chi tiết, nhưng cũng không làm
chương trình chung chung quá. Vì làm quá chi tiết thì tính sáng
tạo của người viết, tính sáng tạo của thầy cô giáo sẽ bị hạn chế

đi nên phải cân đối chương trình để đảm bảo tính hướng dẫn và
đảm bảo tính tự do sáng tạo của người viết sách, người tham
khảo tài liệu, người dạy học,…

×