BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
Họ và tên: Quan Thị Lan
Mã số sinh viên: 14030216
Lớp: K59, Công tác xã hội
Đề bài:
Tình huống:
Nguyễn Thị M (năm nay 27 tuổi, trú tại Kiến An – Hải Phòng) kể về quãng thời
gian đen tối của mình. Tuổi thơ của M êm đềm cho đến khi cô tròn 16 tuổi – thời
điêm cô biết yêu và rung động trước bạn khác giới. M yêu say đắm một thanh niên
gần nhà tên T. T hơn cô 2 tuổi và đã bỏ học từ lâu, trở thành kẻ ăn bám gia đình,
hàng ngày chỉ có mỗi một việc là tụ tập bạn bè và tán tỉnh những cô gái mới lớn
như M. Ngày ấy, M nổi tiếng xinh đẹp, học giỏi. Nhưng từ khi yêu T, M trở thành
một người hoàn toàn khác. M bắt đầu bê trễ học hành, bỏ học đi chơi theo T. T là
một con nghiện. Mãi đến khi M đã trao cái thứ quý giá nhất đời con gái cho T, cô
mới biết người yêu mình nghiện. M đã khuyên can T, đã khóc lóc rất nhiều và
cũng đã đưa T đi cai tự nguyện. Nhưng mọi cố gắng của cô đều không thành bởi
ma lực của ma túy đã ngẫm quá sâu vào cuộc sống của T rồi.
Điều đáng tiếc thay cho cô gái trẻ là chỉ vì một phút nông nổi, vì buồn chán không
khuyên can được người yêu, và cũng vì hàng trăm lý do khác được đưa ra để biện
minh cho sự bồng bột của tuổi trẻ. M đã thử ma túy những mong “quên hết sự
đời”. M trở thành bạn nghiện của T.
Nghiện ma túy nhưng đôi tình nhân trẻ không đủ tiền mua thuốc nuôi mình. Họ bắt
đầu nghĩ cách kiếm tiền để thỏa mãn. Hàng ngày, T rủ các chiến hữu của mình đi
1
cướp giật ngoài đường, còn M bắt đầu lân la đến những tụ điểm mại dâm, bán đi
“vốn tự có” của mình.
Đôi trẻ cứ sống bất cần như thế cho đến khi T bị công an bắt và chịu mức án tù 7
năm. M lên Hà Nội làm tiếp viên nhà hàng karaoke và kiêm luôn cả nghề mại dâm
trong khi M vẫn nghiện ma túy.
Với tư cách là nhân viên công tác xã hội, anh (chị) hãy phân tích các nan đề của
M trong tình huống trên, từ đó xây dựng một kế hoạch (chương trình) can thiệp và
trợ giúp chị M tái hòa nhập xã hội.
Bài làm
1.
Phân tích nan đề của thân chủ:
• Mô tả thân chủ và phân tích nan đề của thân chủ:
Thân chủ M, 27 tuổi.
Biết sử dụng và nghiện ma túy từ bạn trai khi mới đang trong độ tuổi vị
thành niên, cho đến nay đã nghiện ma túy được một thời gian dài.
Thân chủ hành nghề mại dâm trong độ tuổi vị thành niên. Mục đích của việc
hành nghề mại dâm là kiếm tiền để mua ma túy, nhằm thỏa mãn những cơn
thèm thuốc.
Thân chủ hiện tại đang thất nghiệp, sống xa gia đình và quê hương, hành
nghề mại dâm để kiếm sống qua ngày và mua ma túy, thu nhập cho cuộc
sống hàng ngày phụ thuộc vào mại dâm.
Tất cả những động cơ của thân chủ M khi bắt đầu hành nghề mại dâm cho
đến nay đều vì nhu cầu vật chất và tiền bạc để thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma
túy, ít khi quan tâm đến các nhu cầu về văn hóa, tinh thần, nhu cầu giao tiếp
và hòa nhập xã hội, vì vậy để tránh tình trạng thân chủ M sắp mất hết đi
những nhu cầu cơ bản của con người trong cuộc sống (hạnh phúc, vui vẻ,
giải trí…) và xuất hiện những tâm lý bất cần, chán đời và trả thù đời thì với
tư cách là một nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng cần tiếp cận, tạo long
2
tin với thân chủ M, nói về sự hỗ trợ mà thân chủ sẽ nhận được, sau đó cùng
với sự tham gia của thân chủ để lập ra một bản kế hoạch (chương trình) can
thiệp cụ thể để giúp đỡ thân chủ, đưa thân chủ quay trở lại với cuộc sống
thường nhật, bên cạnh gia đình và tái hòa nhập cộng đồng địa phương nơi
2.
thân chủ sinh sống.
Giải quyết vấn đề:
Với vai trò là một nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng thì việc đầu tiên
là sử dụng liệu pháp “Nhận thức-hành vi” nhằm cung cấp những kiến thức
về mại dâm, về ma túy cho thân chủ M, cung cấp những thông tin về các vấn
đề mà người mại dâm đang gặp phải hiện nay như: Tác hại của ma túy đối
với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người dùng (có nguy cơ cao
bị nhiễm HIV/AIDS, bị ảo ảnh, hoang tưởng, “ngáo đá” do tác dụng của ma
túy…); Tác động của dư luận xã hội đối với việc mại dâm; Hậu quả của việc
quan hệ tình dục bừa bãi sẽ có nguy cơ cao gây các bệnh lây lan qua đường
tình dục như: HIV/AIDS, các bệnh lậu, giang mai, các bệnh phụ khoa, thậm
chí là những hành vi bạo hành của khách hàng trong quan hệ tình dục với
người mại dâm (đánh đập, quan hệ tình dục kiểu vũ lực, quỵt tiền,…với
người mại dâm) ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thân chủ, đến cuộc
sống gia đình, sinh hoạt hàng ngày của thân chủ sau này.
Chương trình can thiệp:
Bước 1: Tiếp nhận và đánh giá:
Nhân viên công tác xã hội tiếp cận với thân chủ, sau một thời gian tiếp xúc
và trò chuyện cùng thân chủ thì nhân viên xã hội bắt đầu tìm hiểu vấn đề
hiện tại của thân chủ và phỏng vấn trực tiếp thân chủ để nhân viên xã hội
đánh giá được những nhu cầu cần thiết của thân chủ để từ đó có thể lên kế
hoạch can thiệp phù hợp và cùng thân chu đưa ra những mục tiêu cần đạt
được sau quá trình can thiệp hỗ trợ.
Nhân viên công tác xã hội đánh giá vấn đề của thân chủ M như sau:
- Thân chủ M, 27 tuổi, bị nghiện ma túy (đã nghiện lâu dài)
3
-
Thân chủ là người hành nghề mại dâm từ khi còn là vị thành niên.
Thân chủ không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập phụ thuộc hoàn toàn
-
vào việc mại dâm.
Thân chủ vẫn đang nghiện ma túy và mại dâm để có tiền mua ma túy để
-
dùng.
Thân chủ chưa bao giờ có hành vi “từ bỏ cuộc sống” mặc dù hiện tại
đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Tiếp đó là đánh giá môi trường sống của thân chủ, cụ thể như: Thân chủ
đang sống trong môi trường không an toàn, không lành mạnh (nhà hàng
karaoke mà hiện tại thân chủ M làm tiếp viên là các tụ điểm mại dâm…),
công việc của thân chủ gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe, thậm
chí là tính mạng của thân chủ.
Thân chủ không sống cùng gia đình, muốn biết rõ hơn về thân chủ thì nhân
viên công tác xã hội phải tìm cách liên hệ được với gia đình thân chủ để
nhận được sự cảm thông của gia đình đối với tình trạng hiện tại của thân chủ
và gia đình thân chủ chính là một nguồn lực tích cực để hỗ trợ can thiệp cho
thân chủ, giúp thân chủ sớm tái hòa nhập lại cộng đồng.
Xét thấy tính cấp thiết của vấn đề thân chủ nghiện ma túy nên nhân
viên công tác xã hội cần liên hệ và phối hợp với trung tâm cai nghiện ma túy
(không thể thực hiện cai nghiện tại nhà cho thân chủ do thân chủ đã bỏ nhà
đi, rời quê hương lên Hà Nội kiếm sống, thân chủ không có người thân bên
cạnh) để hỗ trợ điều trị nghiện ma túy cho thân chủ M. Tiếp đó là can thiệp
hỗ trợ hạn chế hành nghề mại dâm của thân chủ rồi dần chấm dứt.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch can thiệp
Mục tiêu:
- Thân chủ M cai nghiện thành công sau quá trình can thiệp điều trị nghiện
ma túy nhờ sự nỗ lực của thân chủ và sự trợ giúp của nhân viên công tác
-
xã hội tại cộng đồng.
Thân chủ chấm dứt việc hành nghề mại dâm
4
-
Thân chủ M tái hòa nhập cộng đồng, quay trở lại địa phương (quê hương
của thân chủ M sinh sống) để tham gia vào các buổi sinh hoạt cộng đồng,
thực hiện cuộc sống sinh hoạt thường ngày và thực hiện các quyền, nghĩa
-
vụ như những công dân địa phương khác.
Thân chủ có công việc và thu nhập ổn định đủ nuôi sống bản thân và chi
-
trả được các khoản sinh hoạt phí.
Các hoạt động:
Nhân viên công tác xã hội liên kết với trung tâm điều trị cai nghiện tại
địa phương để điều trị cai nghiện cho thân chủ M như: Cắt cơn (đầu tiên
cắt cơn cho thân chủ M để tạm thời hạn chế việc dùng ma túy, hạn chế
dần mức độ sử dụng ma túy của thân chủ, tuy nhiên không yêu cầu cai
nghiện hoàn toàn ngay lập tức cho thân chủ, vì sẽ không đạt hiệu quả).
Nhân viên điều trị cai nghiện tại trung tâm kết hợp với nhân viên công
tác xã hội hỗ trợ và hướng dẫn thân chủ M có được sự thay đổi cần thiết
trong cuộc sống để dần dần không lệ thuộc vào ma túy như: Thay đổi chế
-
độ dinh dưỡng, thay đổi giờ giấc nghỉ ngơi, làm việc,…
Yêu cầu thân chủ hạn chế việc hành nghề mại dâm tại các tụ điểm mại
dâm, thân chủ hạn chế lui tới nhà hàng karaoke để giảm dần hoạt động
-
mại dâm.
Nhân viên công tác xã hội liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương để đăng kí tạm trú tạm vắng, hỗ trợ hành chính cho thân chủ, tạo
-
điều kiên cho thân chủ hòa nhập và quay trở lại với cộng đồng.
Liên hệ với những câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và những tấm gương vượt
lên số phận (nhóm những người nghiện ma túy; nhóm những người mại
dâm…) để thân chủ học hỏi kinh nghiệm sống, làm việc và có động lực
-
vượt lên khó khăn trong cuộc sống.
Liên kết nguồn lực với các trung tâm dạy nghề; trung tâm giới thiệu việc
làm cho những người cơ nhỡ…để kết nối cho thân chủ M một cộng việc
5
và giúp thân chủ M có thu nhập ổn định, đảm bảo cho các khoản sinh
-
hoạt phí hàng ngày…
Liên kết với trung tâm chăm sóc y tế (bệnh viện, trạm xá tại địa phương)
-
để thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho thân chủ.
Tổ chức thực hiện:
Nhân viên công tác xã hội tại địa phương trực tiếp phỏng vấn, quan sát và
-
đánh giá nhu cầu của thân chủ.
Nhân viên công tác xã hội tìm hiểu và liên kết với trung tâm điều trị cai
-
nghiện cho thân chủ M.
Nhân viên công tác xã hội hướng dẫn, đôn đốc thân chủ M thực hiện theo
-
kế hoạch đã lập nên.
Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp biện hộ cho thân chủ trước
cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, với các trung tâm dạy nghề…để
thân chủ nhận được sự giúp đỡ hiệu quả nhất trong quá trình tái hòa nhập
-
cộng đồng.
Thân chủ tự giác, nghiêm túc, tự nguyện tham gia điều trị cai nghiện tại
trung tâm hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy để đạt mục tiêu cai nghiện
-
thành công.
Thân chủ M nhận thức được tác hại và hậu quả của việc nghiện ma túy,
việc hành nghề mại dâm, thân chủ tinh tưởng vào quá trình điều trị cai
nghiện và lạc quan trong cuộc sống, khao khát được trở lại với cộng đồng
-
sống cuộc sống bình thường và vui vẻ.
Thân chủ hợp tác nghiêm túc với nhân viên công tác xã hội, đưa ra ý kiến
đóng góp để có biện pháp khắc phục khi nảy sinh một số vấn đề trong
-
quá trình can thiệp.
Cơ quan địa phương có thẩm quyền, các trung tâm dạy nghề, giới thiệu
việc làm có vai trò hỗ trợ cho thân chủ đạt dduojc những nhu cầu căn bản
và tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ M tái hòa nhập cộng đồng.
Khai thác nguồn lực hiện tại của thân chủ:
Nguồn lực nội tại:
6
M là một cô gái trẻ (mới 27 tuổi), xinh đẹp và thông minh (hồi còn đi học
vốn nổi tiếng và học giỏi).
Đã từng là một người ghét ma túy và tin tưởng vào tình yêu (đã từng đưa
người yêu là T đi cai nghiện, dùng tình yêu để ngăn cản T dùng ma túy).
Nguồn lực gia đình:
Gia đình chính là nguồn lực lớn trong quá trình hỗ trợ thân chủ M tái hòa
nhập cộng đồng. Gia đình ở bên cạnh động viên, an ủi và khuyến khích thân
chủ thay đổi cuộc sống bế tắc hiện tại, là động lực để thân chủ M cai nghiện
thành công.
Nguồn lực cộng đồng:
Nhân viên công tác xã hội làm việc và biện hộ với chính quyền địa phương
để thân chủ M luôn được tạo điều kiện tốt nhất để tái hòa nhập cộng đồng.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch:
Thân chủ thực hiện theo những kế hoạch đã được lập ra bởi nhân viên công
tác xã hội và những mong muốn của thân chủ.
Nhân viên công tác xã hội tiến hành đánh giá những gì thân chủ đã làm được
và chưa làm được, xem xét những vấn đề nảy sinh ngoài kế hoạch của thân
chủ để từ đó khắc phục sao cho phù hợp. Ví dụ: Trong quá trình điều trị cai
nghiện ma túy, thân chủ M có sức khỏe đột ngột bị giảm sút vì vậy số lần đi
đến trung tâm cai nghiện để cắt cơn cần được giảm đi. Tăng mức độ khám
chữa bệnh để kiểm soát được sức khỏe của thân chủ, đảm bảo tiến độ can
thiệp có hiệu quả.
Nhân viên công tác xã hội trang bị những kĩ năng phòng chống các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, trang bị các kiến thức về HIV/AIDS, biểu hiện
của các bệnh để thân chủ dễ nhận biết và phát hiện sớm.
7
Bước 4: Giám sát, rà soát:
Nhân viên công tác xã hội liên kết với các nhân viên trợ giúp điều trị cai
nghiện tại trung tâm để nắm được các kết quả của quá trình trị liệu. Liên hệ
với y, bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho thân chủ để hiểu rõ về tình trạng sức
khỏe của thân chủ, để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời những vấn đề phát
sinh xảy ra.
-
Hỏi trực tiếp thân chủ xem liệu thân chủ có thực hiện đúng theo những kế
-
hoạch mà nhân viên công tác xã hội và thân chủ đã cùng đưa ra.
Hỏi nhân viên hỗ trợ điều trị cai nghiện xem thân chủ M có thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả theo liệu pháp điều trị cai nghiện đã đưa ra
-
không.
Theo dõi các báo cáo về sự tiến bộ của thân chủ.
Nhân viên công tác xã hội thường xuyên đôn đốc thân chủ và những cá
nhân có liên quant ham gia để đảm báo tiến độ thực hiện kế hoạch cho
thân chủ một cách có hiệu quả.
Bước 5: Lượng giá, kết thúc:
• Lượng giá:
Nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng lượng giá được kết quả của
quá trình trợ giúp của thân chủ để xem xét liệu có thể đóng ca can
thiệp này không hay cần phải chuyển ca để sửa đổi kế hoạch, tiếp tục
-
can thiệp.
Lượng giá thành quả: Sau khi trị liệu được một thời gian thì thân chủ M
-
liệu đã hạn chế được việc sử dụng ma túy hay chưa?
Thân chủ M liệu đã hạn chế được việc hành nghề mại dâm hay chưa?
Thân chủ H đã tìm được công việc phù hợp hay chưa?
Những gì mà thân chủ chưa đạt được như mục tiêu ban đầu đưa ra trong
kế hoạch thì nhân viên công tác xã hội có những biện pháp khắc phục
như thế nào? (Thân chủ thuộc mức độ nghiện ma túy dạng nặng thì phải
8
chuyển giao can thiệp, có thể đưa thân chủ vào trung tâm để cách ly với
-
môi trường làm việc không an toàn của thân chủ).
Nhân viên công tác xã hội tự lượng giá và rút ra bài học kinh nghiệm từ
hoạt can thiệp với thân chủ. (trang bị được kĩ năng làm việc với người
-
nghiện ma túy và người mại dâm…).
Cộng đồng địa phương có thái độ, hành vi, biểu hiện như thế nào đối với
-
sự xuất hiện của thân chủ M?
Thân chủ M có thái độ, hành động như thế nào khi bị tác động tích
cự/tiêu cực bởi cộng đồng xã hội?
Tóm lại: Để có thể làm việc hiệu quả với người nghiện ma túy, người hành
nghề mại dâm thì nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng cần phải trang bị
đầy đủ các kĩ năng, học hỏi về kinh nghiệm từ những nhân viên xã hội có
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để từ đó dựa trên nhu cầu của thân chủ
để cùng thân chủ lập nên một kế hoạch cụ thể trợ giúp can thiệp có hiệu quả.
Khi trợ giúp thân chủ tái hòa nhập cộng đồng thì nhân viên công tác xã hội
phải “rào trước cộng đồng”, tức là nhân viên xã hội tổ chức các buổi tuyên
truyền về vấn đề mại dâm, ma túy, các kiến thức về ma túy, mại dâm đến với
nhân dân địa phương, nêu ra mong muốn làm lại cuộc đời của những người
nghiện ma túy hay mại dâm, nêu lên một số tấm gương sáng đã thành công
trong việc hoàn lương và khuyến khích nhân dân ủng hộ, đón nhận sự trở lại
và hòa nhập của người mại dâm, người nghiện ma túy dưới sự hỗ trợ của cán
bộ lãnh đạo, thôn, xã…những người có tiếng nói trong lòng nhân dân tại địa
phương để nhận được sự đồng tình, giúp thân chủ gặp khó khăn được lần
nữa sống chung với cộng đồng địa phương.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thị Thanh Hương (chủ biên), 2014, Giáo trình Quản lý ca về chăm
sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, Nhà xuất bản Lao động-Xã
2.
hội.
/>%C3%ACnh_CTXH_v%E1%BB%9Bi_ph%E1%BB%A5_n%E1%BB
%AF_b%C3%A1n_d%C3%A2m
10