Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Những biểu hiện con người phản kháng trong quan niệm nghệ thuật của albert camus nhìn từ tâm thức hiện sinh, thấy được những quan niệm mới mẻ sâu sắc của camus về con người trước thân phận của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THANH HUYỀN

CON NGƢỜI PHẢN KHÁNG
TRONG SÁNG TÁC CỦA ALBERT CAMUS
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THANH HUYỀN

CON NGƢỜI PHẢN KHÁNG
TRONG SÁNG TÁC CỦA ALBERT CAMUS
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Đăng Dung

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Trương
Đăng Dung - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến q báu cho tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành luận
văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo ở Viện Văn
học, các thầy cô giáo trong Tổ Lý luận văn học - Khoa Ngữ Văn và Phòng
Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện
tốt nhất trong suốt thời gian tơi học tập tại đây để hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Vũ Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả
Vũ Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghên cứu. ............................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 12
NỘI DUNG
Chƣơng 1 : KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC HIỆN
SINH ............................................................................................................... 13
1.1. Khái lƣợc về triết học hiện sinh. ........................................................... 13
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của triết học hiện sinh .......................... 13
1.1.2. Những triết gia hiện sinh tiêu biểu ..................................................... 17
1.1.3. Những vấn đề chủ yếu trong triết học hiện sinh ................................ 26
1.2. Khái lƣợc về văn học hiện sinh ............................................................. 32
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của văn học hiện sinh ........................... 32
1.2.2. Các tác gia văn học hiện sinh tiêu biểu ............................................. 37
1.2.3. Những luận đề tiêu biểu trong văn học hiện sinh .............................. 41
1.2.4. Albert Camus đại diện tiêu biểu của văn học hiện sinh..................... 47
Chƣơng 2: CON NGƢỜI PHẢN KHÁNG TRONG THẾ GIỚI PHI
LÝ QUA SÁNG TÁC CỦA ALBERT CAMUS ......................................... 51

2.1. Thế giới phi lý trong sáng tác của A.Camus ........................................ 51
2.1.1. Vấn đề phi lý trong văn học ................................................................. 51
2.1.2. Phi lý như là vấn đề cốt lõi trong thế giới nghệ thuật của
A.Camus .......................................................................................................... 61
2.2. Con ngƣời phản kháng trong thế giới phi lý ....................................... 67


2.2.1. Sơ lược về hình tượng con người phản kháng trong lịch sử văn học ...... 67
2.2.2. Con người phản kháng trong thế giới phi lý của Camus................... 71
2.2.2.1. Quay lưng như là hình thức của sự phản kháng. ............................... 72
2.2.2.2. Tha hóa như là hình thức của sự phản kháng.................................... 77
2.2.2.3. Dấn thân như là hình thức của sự phản kháng .................................. 82
Chƣơng 2: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON
NGƢỜI PHẢN KHÁNG .............................................................................. 89
3.1. Nghệ thuật thể hiện hành vi nhân vật. ................................................. 89
3.2. Nghệ thuật kể chuyện........................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Có thể thấy rằng, sự khủng hoảng trầm trọng của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật ở cuối thế kỉ XIX và đặc biệt là sự tàn phá nặng nề từ hai
cuộc đại chiến vào đầu thế kỉ XX đã đẩy con người tới sự khủng hoảng trong
đời sống tinh thần. Tất cả những thay đổi đó đã kéo theo sự vận động của tư
duy triết học. Nếu trước đó triết học tự nhiên “lên ngơi” thì giờ đây thứ triết
học này khơng còn “chỗ đứng” trong cái thế giới đầy biến đổi đó. Trong cái

thế giới ấy, triết học về con người đã ra đời. Khác với triết học tự nhiên triết
học nhân sinh luôn đặt con người làm đối tượng nghiên cứu, tập trung vào
bản thể luận, đi tìm câu trả lời con người là ai? Và đi tìm ý nghĩa đời sống của
con người. Với những ưu thế đó, triết học nhân sinh đã đáp ứng được những
nhu cầu nội tại của con người trong thời đại mới và nó hấp dẫn nhiều người
còn đang “ngơ ngác” trong cái thế giới đầy “thương tích”. Tiêu biểu cho dịng
triết học về con người phải kể đến trào lưu triết học hiện sinh - triết học về nỗi
lo tồn tại của con người.
Ở châu Âu, nhất là Pháp, trước đó “đã trải qua những năm sinh hoạt triết
học trầm trầm và buồn tẻ”. Triết học hiện sinh xuất hiện giống như “một tiếng
sấm vang động cả trời đất, lay động xã hội phương Tây” một cách mới mẻ
chưa từng thấy. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời đã làm cho con người trở về với
đúng ý nghĩa của nó, con người được đặt lên trên làm chủ thế giới tự nhiên.
Cũng trong tiến trình chung của châu Âu, ở Pháp chủ nghĩa hiện sinh
ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và trở thành một thứ triết học cốt lõi ảnh
hưởng đến nhiều đội ngũ những nhà hoạt động nghệ thuật văn chương.
1.2. Nói đến phong trào hiện sinh ở Pháp phải kể đến A. Camus, cùng
với Jeau- Paul Sartre là hai người thầy tư tưởng lớn đi tiên phong trong phong
trào triết học hiện sinh. Ở A. Camus, con người triết gia hòa vào con người


2

nhà văn, ông sáng tác bằng tất cả tâm huyết và hơn hết bằng cả những kinh
nghiệm sống thật của bản thân mình. Tư tưởng hiện sinh thấm nhuần trong
“những đứa con tinh thần”. Qua những tác phẩm ấy, tác giả đặt ra nhiều vấn
đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nó là tiếng nói khắc khoải của nhà văn về
một thế giới đầy phi lí, về thân phận con người cơ đơn hay hơn hết đó là
những con người ln mang trong mình tư tưởng phản kháng. Những vấn đề
này được ơng gửi gắm vào những hình tượng nhân vật nghệ thuật. Qua đó

thơi thúc bạn đọc phát hiện, tìm tịi, suy ngẫm bản chất thực sự của thế giới
con người.
Tư tưởng phản kháng là sắc thái đáng chú ý trong triết học hiện sinh của
A. Camus. Yếu tố phản kháng có nhiều ý nghĩ và khơng hề đơn giản. Phản
kháng mở đầu bằng sự chấp nhận hiện sinh như nó tồn tại, tức là chấp nhận sự
phi lí hay sau đó nó thách thức cuộc sống phi lý. Quan niệm về con người
phản kháng thấm nhuần trong sáng tác của A.Camus, nó giúp nhà văn tìm ra
hành động để chống lại cái thế giới phi lý. Con người phản kháng là một
trong những nội dung quan trọng trong triết học hiện sinh vì thế nó cũng là
vấn đề mà các triết gia quan tâm nhưng có lẽ với Camus, ông là người thể
hiện vấn đề này trong sáng tác một cách sâu sắc nhất.
Sáng tác của A.Camus để lại không nhiều nhưng sức sống và sự ảnh
hưởng của chúng còn rất mạnh mẽ. Khi nào con người vẫn đối diện với thế
giới phi lý và còn băn khoăn về thân phận của mình, thì đọc A.Camus người
ta vẫn cảm nhận được thái độ của nhà văn trước thân phận con người.
Với việc lựa chọn đề tài “Con người phản kháng trong sáng tác của
Albert Camus nhìn từ tâm thức hiện sinh”, chúng tơi muốn góp phần làm rõ
thêm quan niệm về con người phản kháng được soi chiếu từ tâm thức hiện
sinh trong những sáng tác của A.Camus. Qua đó chúng ta thấy được thân
phận thực sự của con người, của thế giới đầy phi lý mà nhà văn cảm nhận


3

đồng thời khẳng định tài năng độc đáo của Albert Camus trong dòng văn học
hiện sinh.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, ngay khi
tác phẩm đầu tiên của A. Camus được công bố đã thu hút được sự quan tâm
của giới nghiên cứu. Vì vậy, các bài nghiên cứu về ông rất phong phú và đa

dạng nhưng chúng tôi chỉ điểm qua những cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến nội dung trên mà chúng tơi có dịp tham khảo.
2.1. Nghiên cứu A.Camus trên thế giới
Ngay khi bước chân lên văn đàn, A.Camus đã được đánh giá cao bởi
những vấn đề mà ông đã đưa ra trong tác phẩm. Jean. Paul Sartre, nhà văn,
nhà triết gia hiện sinh tiêu biểu ngay khi tiểu thuyết Kẻ xa lạ và Thần thoại
Sisyphe được công bố (6/1942), ông đã cắt nghĩa “Kẻ xa lạ”, đăng trên tạp chí
Cahier. Thơng qua bài viết này, “Kẻ xa lạ” đã được dư luận đánh giá là cuốn
tiểu thuyết viết hay nhất từ thời đình chiến. Ơng cũng nêu ra những nhận định
sâu sắc về A.Camus. Theo ông “phi lý trong sáng tác của A.Camus vừa là một
tình trạng sự vật,vừa là ý thức sáng suốt của một số người trong tình trạng
đó”, nhưng“ nó khơng phải là đối tượng của một khái niệm đơn giản: nó được
chiếu sáng bởi một sự bừng tỉnh đầy luyến tiếc”[13, tr.90]. Theo Sartre “Kẻ
xa lạ” là một tác phẩm cổ điển, một tác phẩm viết cho sự phi lý và chống lại
sự phi lý “Khi đọc cuốn sách người ta khơng có cảm giác cùng hiện hữu với
cuốn tiểu thuyết mà như chìm trong một điệu hát buồn tẻ, một khúc hát bằng
giọng mũi của người Ả Rập. Người ta có thể tin rằng cuốn sách giống như
một trong những điệu nhạc mà Couteline nói đến, nó đi mất và khơng bao giờ
trở lại và nó dừng lại bất thình lình mà người ta khơng hiểu tại
sao.”[13,tr.206]. Đó là những lời nhận xét hết sức sâu sắc dành cho A. Camus
bởi những gì ơng viết ra đó là cả một quá trình chiêm nghiệm đầy tâm huyết


4

về con người trước cái thế giới phi lý và đầy xa lạ. Khác với Kafka, một con
người luôn khắc khoải lo âu, tìm kiếm lý giải thế giới đầy phi lý. Nhưng
A.Camus “ơng hồn tồn bình thản giữa những hỗn độn, sự mù quáng bướng
bỉnh của một tự nhiên là chỗ dựa cho nó, đảm bảo cho nó, sự bất hợp lý của
nó, cho là một nghịch âm, người phi lý là người yêu một cái gì mang giá trị

nhân bản, anh ta chỉ biết những điều tốt đẹp của thế giới này” [13, tr.198].
Thế giới phi lý là một trong những vấn đề cốt lõi xuyên suốt toàn bộ
sáng tác của A.Camus. Tư tưởng này bắt gặp sự đồng cảm của rất nhiều
người, đặc biệt là giới tri thức sau đế chiến hai, khi con người vẫn còn bàng
hồng, hoảng sợ, chưa thể thốt khỏi nỗi ám ảnh kinh hồng do chiến tranh
gây ra tất cả nó như một cơn “đại hồng thủy” kéo đến tiêu diệt con người. Chính
vì thế ở Nhật Bản, đất nước phải gánh chịu thảm họa khủng khiếp của chiến
tranh, người ta đã dành cho A. Camus “một mối tình cảm trịn trịa họ hướng về
A.Camus như hướng vể một làn ánh sáng đẹp nhất của trời tây”[4, tr.204].
Cũng nói về cái phi lý trong sáng tác của A.Camus, nhà phê bình người
Pháp Alain Robbe- Grillet, đã cho rằng: “sự phi lý là vực thẳm không vượt qua
được sự tồn tại giữa con người và thế giới, giữa các khát vọng tinh thần của con
người và sự bất lực của thế giới trong việc thỏa mãn chúng. Cái phi lý không ở
trong con người, cũng như trong các sự vật mà ở trong việc khơng có khả năng
thiết lập giữa chúng một mối quan hệ nào khác ngồi cái xa lạ”[1, tr.94-95].
Ơng nhận thấy rằng cái phi lý “luôn kéo theo thất vọng, sự rút lui, sự nổi
loạn” và chính nó là “hình thức của chủ nghĩa nhân văn mang tính bi kịch”
[1,tr.95-96].
Trong tinh thần đó, một số nhà phê bình phương Tây đã đề cập đến chủ
nghĩa nhân văn của A.Camus và họ cho rằng chủ nghĩa nhân văn của
A.Camus đó là chủ nghĩa nhân văn kiểu Địa Trung Hải điều đó có nghĩa là
“nó muốn vượt qua mâu thuẫn giữa trí tuệ và tự nhiên một cách nhịp nhàng”.


5

Theo họ, A.Camus có “một thái độ vừa khước từ vừa chấp nhận, một nghệ
thuật vừa khẳng định vủa phủ định”[10, tr.119]. Tuy sự nghiệp văn học của
A. Camus không đồ sộ, gia tài của ơng để lại có thể khơng q nhiều nhưng
những tác phẩm đó đã được đánh giá rất cao và được nhiều nhà nghiên cứu

trên thế giới quan tâm. Riêng về cuốn “Kẻ xa lạ”- cuốn tiểu thuyết chỉ hơn
một trăm trang nhưng số trang viết về nó là con số hàng chục nghìn. Khơng
chỉ tiểu thuyết mà tiểu luận của ông cũng tốn biết bao giấy mực của các nhà
nghiên cứu. Chính vì những gì ông để lại lớn lao như vậy cho nên năm 1957
ông được tặng giải thưởng Nobel văn học. Xứng đáng là một trong những cây
đại thụ của nền văn học hiện sinh chủ nghĩa.
2.2. Nghiên cứu Albert Camus ở Việt Nam
Với tư cách là một trong những nhà văn tiêu biểu mang đậm dấu ấn chủ
nghĩa hiện sinh, A. Camus được nghiên cứu ở nước ta từ những năm 60 của
thế kỉ XX trên cả hai miền. Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử, yêu cầu chính trị
của hai miền khác nhau cho nên sự ảnh hưởng của ơng nói riêng và chủ nghĩa
hiện sinh nói chung có sự đánh giá khác nhau giữa hai miền Nam Bắc.
Chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu đầu tiên ở miền Nam, vào những
năm đầu thập niên 60 ngay sau cuộc đảo chính. Ngay sau khi bước chân sang
một “quê hương mới” nó đã thu hút một bộ phận tri thức ở đây. Để đáp ứng
niềm say mê của bạn đọc đối với chủ nghĩa hiện sinh những tờ tạp chí như:
Bách khoa, Sáng tạo, Văn... đã cho đăng khá nhiều bài viết, tác phẩm dịch về
triết học và văn học cùng với những tác giả của nó như Jeau- Paul Sartre,
Franz Kafka, Ablert Camus,... bên cạnh đó, các tác giả xuất sắc nghiên cứu
về trào lưu chủ nghĩa hiện sinh cũng xuất hiện cùng với những bài viết, đánh
giá, phê bình như: Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lý Chách Trung, Trần
Thiên Đạo, Hoàng Trinh, Nguyễn Trọng Văn, Huỳnh Phan Anh, Bùi Ngọc
Duy, Huỳnh Như Phương, ...


6

Sự du nhập của chủ nghĩa hiện sinh vào nước ta đã ảnh hưởng sâu rộng
đến tư tưởng của phần lớn tầng lớp tri thức. Từ sự gặp gỡ này, một bộ phận
thanh niên trí thức đã lựa chọn cho mình con đường tham gia vào phong trào

bảo vệ dân tộc. Phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên, tri thức trong các
đô thị miền Nam được sự cổ vũ rất lớn bởi tư tưởng dấn thân và hành động
của Startre và tư tưởng phản kháng, nổi loạn trong sáng tác của A.Camus.
Chủ nghĩa hiện sinh đến với nước ta là một “cơ duyên” của lịch sử. Nó đã đến
trong bối cảnh đất nước hay cụ thể là ở miền Nam đang trong giai đoạn bi đát
nhất của lịch sử, khi con người đang khao khát tự do và quyền sống, luôn suy
tư về thân phận làm người.
Năm 1960, nhà phê bình Thạch Chương đã trình bày và phê bình hai
quan niệm nổi loạn của A. Camus, ơng cơng nhận sự nổi loạn về bằng lịng
sống khơng cần thượng đế dẫn dắt nhưng tố cáo thái độ ơn hịa của A. Camus.
Theo ơng, “cái thái độ ơn hịa của A. Camus thực sự rất mơ hồ và đôi khi
không thể thực hiện được. Mơ hồ bởi nó khơng xác định đâu là giới hạn: thế nào
là ơn hịa? Là tuyệt đối khơng xát nhân, hay chỉ giết có chừng mực. Nên tuyệt
đối khơng giết thì làm thế nào để bảo vệ được con người vô tội khi hắn cũng sắp
bị giết? Nếu khơng thì độ bao nhiêu nhân mạng là có chừng mực?”[3].
Trong cuốn sách “Phương Tây văn học và con người”, tác giả Hoàng
Trinh cũng đã đưa ra nhận xét về cuốn “Con người nổi loạn” của A.Camus
như sau: “Trong Con người nổi loạn, người đọc quả thật là được dẫn vào một
thế giới đầy xung khí của sự “ nổi loạn”. Lịch sử của con người, theo Camus
là lịch sử của một sự nổi loạn thường xuyên, từ đời này qua kiếp khác, cho
đến mãi mãi sau này. Căn nguyên và cơ sở của sự nổi loạn đó là: bản chất con
người, bản chất “ sinh tồn” là nổi loạn và con người nổi loạn là vì nó tìm mãi
khơng đâu ra chân lý. Vậy lẽ sống của con người là nổi loạn: “Ta nổi loạn thế
là chúng ta tồn tại” [55].


7

Thi sĩ Bùi Giáng người đã dịch nhiều tác phẩm của A. Camus cũng ghi
nhận một vài lời về nhà văn. Ông cho rằng: văn Camus chứa chất nhiều dư

vang u uẩn. Mỗi lời, mỗi câu là một tiếng kêu của thế kỉ bị tử thương.
Như vậy, trong quá trình du nhập, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một
trào lưu ảnh hưởng sâu rộng đến tầng lớp tri thức ở miền Nam. Nó đã tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng, thơi thúc họ hành động tìm về đúng nghĩa với
con người.
Cịn ở miền Bắc do hồn cảnh lịch sử, sự nghiên cứu về Albert Camus
chia thành hai giai đoạn trước 1986 và sau 1986. Trước năm 1986 sự tiếp xúc
với những tác giả tác phẩm theo chủ nghĩa hiện sinh rất hạn chế. Albert
Camus và những nhà chủ nghĩa hiện sinh, chủ yếu được giới thiệu trong các
chuyên luận dùng trong các trường học, dưới góc nhìn cực đoan. Đưa ra để
phê phán chứ chưa được nhìn một cách toàn diện giống như ở miền Nam.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong cơng trình “Phê phán văn học hiện sinh
chủ nghĩa (1978)” của tác giả Đỗ Đức Hiểu. Nhưng nếu xem xét một cách
tồn diện thì chúng ta có thể thấy rằng, những nhận định của các cơng trình
trên nếu bỏ đi phần phê phán phía sau thì nó sẽ trở thành những tư liệu tham
khảo, những gợi ý giá trị cho những nhà nghiên cứu muốn tiếp tục đào sâu
vấn đề này. Bởi vì trước khi “phê phán” người viết phải nêu ra những đặc
điểm, nội dung chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh. Như vậy dù phê phán nhưng
những cơng trình đó có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu về chủ nghĩa
hiện sinh ở Việt Nam.
Trong cơng trình nghiên cứu, Đỗ Đức Hiểu thừa nhận vài trò người tiền
bối của F.Kafka với văn học hiện sinh, bởi vì “ mối quan hệ giữa tiểu thuyết
của Kafka và tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh là không thể chối cãi”[10]. Với
A. Camus, Đỗ Đức Hiểu cũng nêu ra những đóng góp nổi bật của A.Camus
trong nền văn học hiện sinh, ông cho rằng vấn đề phi lý, vấn đề phản kháng


8

(nổi loạn) đây là hai nội dung đáng chú ý nhất trong chủ nghĩa hiện sinh của

A.Camus “nó đứng ở bên kia của chủ nghĩa phát xít, nó khơng đồng tình với
bất cơng tội ác, với chiến tranh phi nghĩa, với khủng bố dã man”[10]. “A.
Camus phản kháng bạo lực phi nghĩa mà ông gọi là lich sử phi lý tính, song
đồng thời ơng cũng cự tuyệt bạo lực chính nghĩa mà ơng gọi là lịch sử lý tính,
và ơng đánh giá ngang bằng hai thứ bạo lực ấy, sai lầm nghiêm trọng của A.
Camus là ở chỗ đấy. Ông tìm đến con đường ơn hịa nhiều khi có nghĩa là
thỏa hiệp với kẻ thù của loài người”[13, tr.119-120].
Từ sau 1986 đến nay do sự đổi mới tư duy trong văn học đã đem đến
một tinh thần mới trong nhận thức và tầm đón đợi mới của bạn đọc. Tất cả
những hiện tượng trước đó được coi là khơng phù hợp với bấy giờ đã được
nhìn nhận lại một cách chính xác. Tất cả những hiện tượng và trào lưu văn
học du nhập vào nước ta đã có cái nhìn mới mẻ và tồn diện hơn. Chính vì
vậy sự tiếp cận, đánh giá vai trò của Camus cũng như trào lưu chủ nghĩa hiện
sinh ở Pháp được đánh giá lại và trả đúng ý nghĩa, giá trị của nó. Nhiều nhà
nghiên cứu đã nhạy cảm đưa ra những vấn đề đã bị che khuất từ trước đó, trên
cơ sở đó đánh giá lại những đóng góp to lớn của A.Camus và chủ nghĩa hiện
sinh cho nền văn học thế giới. Một loạt những nhà nghiên cứu, phê bình như :
Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Phùng Văn Tấn, ... đã
có những bài chuyên luận sâu sắc và đa chiều có ý nghĩa như sự “phát hiện
lại” những giá trị nghệ thuật từng bị khuất lấp.
Nhìn chung so với Kafka tình hình nghiên cứu về A. Camus ở Việt Nam
có phần hạn hẹp hơn, song trong vai trị của một nhà văn hiện sinh tiêu biểu
ông cũng được quan tâm. Các nhà nghiên cứu chú ý đến việc lựa chọn hình
thức thể hiện trong những sáng của ơng. Vì tự bản thân sự lựa chọn ấy đã tạo
nên “hiệu ứng” nghệ thuật, tự nó nói lên thơng điệp của các nhà văn. Nhà
nghiên cứu Đặng Anh Đào nhận định rằng “cách tân và truyền thống không


9


loại trừ nhau trong một tác phẩm. A. Camus được xem như người kế thừa văn
chương giáo huấn của một số tác giả Pháp truyền thống vừa là một trong
nhưng người in dấu của nền văn nghệ tiên phong Pháp thế kỉ XX”[7].
Gần đây tác giả Nguyễn Văn Dân đã tập hợp những bài chuyên luận của
mình về văn học phi lý để xuất bản thành bản khảo luận có tên là Văn học phi
lý. Trong khảo luận, tác giả quan tâm những đóng góp về mặt tư tưởng nội
dung của Kafka và Camus trong tương quan so sánh hai tác giả này về vấn đề
phi lý. Và xem những tư tưởng này của hai nhà văn tiểu biểu cho dòng văn học
phi lý và là bước đệm tiêu biểu cho sự phát triển của dịng văn học này. Trong
cơng trình “Văn học phương tây”, tác giả Hồng Nhân đã bàn về A.Camus, ông
cho rằng “A. Camus đã thể hiện nỗi lo âu, sự sợ hãi của thân phận con người
trước bao nhiêu biến động và tai ương trong nửa đầu thế kỉ XX ở phương Tây.
Ơng khơng bàn đến vấn đề siêu hình phức tạp như thực tế và hư vơ, tồn tại và
bản thể,… mà chỉ nói về ý nghĩa của hiện sinh và thân phận của con người”[11,
tr.737]. Mặc dù các nhà nghiên cứu có những ý kiến tranh luận khác nhau chưa
đi đến thống nhất, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đưa ra cách hiểu
về hiện tượng “người phi lý”trên tinh thần mới mẻ nhất. Qua đó thấy được
quan niệm nghệ thuật về con người của A.Camus.
Như vậy, qua việc nghiên cứu tập hợp nhưng ý kiến bàn về chủ nghĩa
hiện sinh và vấn đề con người phản kháng trong sáng tác của A. Camus chúng
tôi thấy rằng:
- Hầu hết các tác giả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và khẳng định,
những phạm trù trung tâm trong tư tưởng hiện sinh của A. Camus là vấn đề
phi lý và vấn đề phản kháng. Hai tư tưởng này được xét từ phương diện đạo
đức quy về tích cực hay tiêu cực để giải thích cho những tư tưởng triết học.
- Nhiều nhà phê bình, lý luận nghiên cứu xem A. Camus là một triết
gia hiện sinh và tác phẩm của ông được xem như con thuyền chở tư tưởng
triết học.



10

- Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã có những bài đánh giá và phân tích
sâu sắc về những đóng góp trong tư tưởng hiện sinh của A. Camus, những vấn
đề thân phận con người và nhất là con người trong đương đại ngày hơm nay.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu, những bài đánh giá về Albert Camus nhưng
cho đến nay chưa có cơng trình hay đề tài nào đi sâu vào vấn đề con người
phản kháng trong sáng tác của Camus. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này,
người viết mong muốn góp phần nhỏ vào “cuộc hành trình tìm kiếm” một
người nghệ sĩ tài ba và những đóng góp to lớn của người nghệ sĩ đó cho nền
văn học hiện sinh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích, làm sáng
tỏ những biểu hiện con người phản kháng trong quan niệm nghệ thuật của
Camus nhìn từ lý thuyết hiện sinh, qua đó thấy được những quan niệm mới
mẻ, sâu sắc của Camus về con người trước thân phận của chính mình. Con
người phản kháng trước thế giới phi lý như thế nào, nó làm gì để khẳng định
chính mình, để trở về với đúng ý nghĩa làm người của mình.
Song song với việc khai thác làm rõ chúng tơi cũng đặt ra mục đích tìm
hiểu vai trò của nghệ thuật trong việc thể hiện con người phản kháng nhìn từ
tâm thức hiện sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, chúng tơi đã đề ra cho luận văn
những nhiệm vụ chính.
-

Đi sâu vào sáng tác của A. Camus qua sự phân tích, so sánh, khái


qt để qua đó thấy được những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh và những
đóng góp của Camus trong lịch sử văn học thế giới.


11

-

Tìm hiểu sơ lược về triết học và văn hoc hiện sinh.

-

Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của con người phản kháng nhìn từ

tâm thức hiện sinh.
Tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật biểu hiện con người phản kháng

-

nhìn từ tâm thức hiện sinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu con người phản kháng và vai trò của nghệ thuật trong việc
biểu hiện con người phản kháng trong những sáng tác của A. Camus nhìn từ
tâm thức hiện sinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Mặc dù sáng tác của Camus rất phong phú và đa dạng ở nhiều thể loại từ
tiểu thuyết, truyện ngắn đến kịch hay tiểu luận nhưng do giới hạn của nội
dung luận văn cho nên chúng tôi chỉ nghiên cứu ở một vài tác phẩm tiêu biểu
đáp ứng yêu cầu đề tài của luận văn.

Dịch hạch (Tiểu thuyết, Nguyễn Trọng Địch dịch), NXB Văn Học,

H; 2002.
-

Kẻ xa lạ (Tiểu thuyết, Nguyễn Văn Dân dịch), in trong Văn học phi

lý; NXB Văn hóa thơng tin, Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, H, 2002.
-

Thần thoại Sisyphe (Tiểu luận, Trương Thị Hoàng Yến – Phong Sa

dịch), NXB Trẻ, 2014
-

Caligula (Kịch, Lê Khắc Thành dịch), NXB Sân khấu, H, 2006.

-

Ngộ nhận (Kịch, Bùi Giáng dịch), NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh,

2006.
-

Người nổi loạn (Tiểu luận, Bùi Giáng dịch), in trong Sương tì ải,

NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2007.
- Sa đọa (Tiểu thuyết,Trần Thiên Đạo dịch), 1995, NXB Văn học, H.



12

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu con người phản kháng trong các sáng tác của A.Camus, luận
văn muốn cố gắng khám phá những đóng góp của A.Camus về thân phận con
người cho nền văn học hiện đại nói chung và cho dịng văn học hiện sinh nói
riêng. Qua đó khẳng định những yếu tố độc đáo trong sáng tác của Albert
Camus so với các nhà văn cùng thời, đồng thời đề tài cũng có thể góp một
phần nhỏ vào kho tư liệu tham khảo vốn rất phong phú về sáng tác của nhà
văn A. Camus trên thì đàn văn học thế giới.


13

Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC HIỆN SINH
Thế kỉ XX đã chứng kiến những cuộc phiêu lưu vĩ đại của nhân loài “đã
từng quay cuồng qua bao điên đảo vọng tưởng và cũng từng nhìn nhận ra
những sự thật thâm nghiêm”. Lịch sử đã ghi nhận những cuộc trở mình vĩ đại
cả về khoa học lẫn văn hóa. Điều đáng ghi nhận trong thế kỉ này phải kể đến
sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là một sự
khám phá mới về triết học của thế kỉ XX. Nó đã tạo nên cả một phong trào
rộng lớn và sôi nổi trong giới văn học. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, từ

cổ tới kim người ta thấy “triết học đã xuống đường”. Ngay sau khi ra đời, triết
học hiện sinh đã lan tỏa từ văn học cho đến đời sống của con người đặc biệt là
giới trẻ. Nó như một “liều thuốc” cảnh tỉnh, đánh thức con người sau những
năm dài quên lãng.
1.1. Khái lƣợc về triết học hiện sinh
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của triết học hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh với tư cách là trào lưu văn hóa triết học xuất hiện
đầu tiên ở Đức sau thế chiến I và ngay sau đó, nó trở thành một làn sóng mới
nổi lên ở Pháp sau thế chiến II. Triết học hiện sinh ra đời trong lúc cả Châu
Âu đang trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, con người đang loay hoay
khơng lối thốt, tâm trạng lo âu bi quan, nổi loạn bao trùm lên toàn xã hội.
Theo Jacques Colette, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” được dùng đầu
tiên trong một cuốn sách ở Italy vào những năm 30 của thế kỉ XX. Nhưng nó
chỉ thực sự trở thành phổ biến từ năm 1944 trong một cuộc luận chiến ở Pháp.
Khi mới ra đời, triết học hiện sinh cịn khiến nhiều người hồi nghi, bởi họ
chưa phân biệt được ranh giới giữa triết học hiện sinh, văn học hiện sinh với
lối sống hiện sinh. Chính những quan điểm sai lầm như vậy đã khiến nhiều


14

người có ác cảm với nó, coi nó là triết lý của những kẻ chỉ muốn sống cho
riêng mình, theo bản năng của chính bản thân mình.
Vậy tại sao thứ triết học này lại được gọi là triết học hiện sinh? Để trả lời
câu hỏi đó chúng ta hãy trở về quá khứ, lục lại lịch sử về triết học từ xa xưa
đến nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của triết học nhân loài, chúng ta đã trải
qua những thời kì khác nhau của triết học. Từ triết học cổ truyền điển hình là
Platon, Aristote đến Kant hay đến Hegel. Đối với họ, triết học chỉ là triết học
phóng thể, thay vì giúp con người nghĩ về bản thân và định mệnh của mình,
triết học khuyến khích con người quên mình để mãi tìm hiểu lẽ huyền vi của

tạo hóa. Mục đích của thứ triết học này là tìm ra căn nguyên của vũ trụ. Con
người bị coi là một trong số hàng vạn vật. Trong tương quan với thế giới tự
nhiên, con người vô cùng nhỏ bé, bị vũ trụ lấn át, con người bị lãng quên.
Nhưng đến với triết học hiện sinh con người đã trở về với chính mình, là chủ
thể của thế giới. Triết học hiện sinh xuất hiện giống như một tiếng súng phản
ứng của con người chống lại sự thái quá của triết học cổ truyền. Nó đả kích
triết học cổ truyền đã lãng quên cuộc sống của con người để chú tâm triết lý
về thiên nhiên, vũ trụ. Triết học hiện sinh đã giúp con người tìm lại chính bản
thân mình. Nó khơng lấy cuộc sống nói chung mà lấy cuộc sống của chính
con người làm vấn đề đầu tiên. Nó trả lời câu hỏi của bản thân con người, ý
nghĩa của cuộc sống, cái chết.
Triết học hiện sinh vừa là sự kế tục vừa là sự phủ định những thành tựu
trước đó. Có thể thấy rằng, ngay từ thời cổ đại tư duy hiện sinh đã có những
biểu hiện ban đầu, tiêu biểu phải kể đến là Socrate (470-399 TCN). Ông đã
không chủ trương xây dựng một vũ trụ luận như các triết gia trước và cùng
thời, vì theo ơng, lồi người phải để cho thần thánh nhiệm vụ chú ý tới vũ trụ
ngoại tại, còn con người phải chú ý tới những gì liên quan trực tiếp, liên hệ
với mình “hãy biết mình”. Cịn trong Kinh thánh Adam và Eva cùng ăn trái


15

cấm trong vùng địa đàng, bị thượng đế trừng phạt xuống trần gian làm người,
phải trải qua tất cả những vui buồn đau khổ của lồi người, ln mang trong
mình mặc cảm tội lỗi. Đến Pascal (1623-1620) tư tưởng hiện sinh hiện lên rõ
ràng hơn. Ông đã miêu tả trạng thái bất an của con người trong một thế giới
mênh mơng rộng lớn, ơng nhận ra trái tim có những lý lẽ mà lý trí khơng bao
giờ hiểu được. Pascal hầu như đã đề cập tới mọi vấn đề của hiện sinh. Đến
cuối thế kỉ XX, sự khủng hoảng triết học bắt đầu gia tăng, mầm mống của chủ
nghĩa hiện sinh có điều kiện để bắt đầu phát triển. Điển hình trong giai đoạn

này phải kể đến S. Kierkegaard (Đan Mạch, 1813-1855), được xem là ông tổ
của chủ nghĩa hiện sinh, với quan điểm về tính nhân vị của chủ thể. Nietzsche
(Đức, 1844-1900), ông được xem là ông tổ của hiện sinh vơ thần, khi hồi
nghi tất cả những giá trị cũ và khẳng định “Thượng đế đã chết”. Và đến khi
hiện tượng luận của E.Husserl (Đức, 1859-1938) ra đời, khi đó những tư
tưởng của Kierkegaagrd, Nietzsche đã có một quy chế triết học rõ ràng và
những triết gia sau đó đã làm cho chủ nghĩa hiện sinh trở thành một triết học
như các trào lưu triết học đang tồn tại.
Triết học hiện sinh ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về con
người. Giờ đây con người đã trở về với chính mình, với đúng nghĩa làm người
trong thế giới này. Con người đã trở thành tâm điểm là chủ thể của vũ trụ. Đó
là những con người cụ thể, những cá thể riêng biệt độc đáo có chủ thể tính và
tự do tính chứ khơng phải con người phổ quát chung chung như của Aristote.
Triết học hiện sinh nhấn mạnh tới tính chủ thể, độc đáo của mỗi con người.
Chủ đích của triết học hiện sinh là làm cho mỗi người ý thức và ý thức một
cách bi đát về địa vị làm người của mình, đồng thời nó nhắc cho ta biết nếu ta
thụ động, ta sẽ bán rẻ thiên chức làm người của ta và như vậy ta sẽ rơi xuống
hàng sự vật”[39, tr.28]. Trách nhiệm hiện sinh của con người thể hiện ở sự lựa
chọn cách thức hành động để khẳng định bản thân, để chứng minh sự độc đáo,


16

sáng tạo, khẳng định cá tính bản lĩnh của riêng mình, khơng giống bất cứ
người nào khác. Con người phải đảm nhận lấy sự tự do của mình. Sự lựa chọn
hành động trong mỗi thời điểm là cách thể hiện ý nghĩa của cuộc đời, là cách
để mình tạo nên giá trị bản thân và định mệnh của mình. Mỗi quyết định là
một giá trị hiện sinh và mỗi quyết định đòi hỏi một ý thức thận trọng và một
tinh thần cao cả.
Tư tưởng hiện sinh coi trọng tự do cá nhân, đề cao tính độc đáo, sáng

tạo, tính tự chịu trách nhiệm của mỗi người. Nội dung của triết học hiện sinh
không diễn tả bằng những câu định nghĩa trừu tượng như triết học cổ truyền
mà dùng các hình thức ngơn từ dễ hiểu, cụ thể sinh động, có sức hàm súc cao
của văn chương như nhật kí, tiểu thuyết, truyện ngắn. Triết học hiện sinh ra
đời giống như một cuộc cách mạng “đưa triết lý vào đời sống và hướng dẫn
đời sống bằng những suy nghĩ triết học” [39, tr.23].
Trong những năm 1950-1970, triết học hiện sinh giống như một luồng
sinh khí mới cho giới tri thức phương Tây. Thời đó J.P.Sartre và A. Camus
được xem là những người thầy tư tưởng của phong trào triết học này. Đến
những năm sau đó, thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh đã có vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội và đi vào lịch sử của triết học hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh
được bàn luận rất nhiều, và hơn thế nữa tư duy hiện sinh vẫn không ngừng
vươn xa trong xã hội hiên đại. Chủ nghĩa hiện sinh không phải là một học
thức cứng nhắc, bó hẹp mà ln mở rộng tập trung vào bản thể con người.
Chủ nghĩa hiện sinh rất đa dạng, hầu như có bao nhiêu nhà triết học, bao
nhiêu nhà văn dùng từ hiện sinh thì có bấy nhiêu loại chủ nghĩa hiện sinh.
Hơn nữa ngoại trừ Sartre, không nhà văn nào, nhà triết học nào nhận mình là
nhà hiện sinh chủ nghĩa. Song về bản chất, họ đều giống nhau ở chỗ cùng đề
cao quan điểm chủ thể tính, coi hiện sinh là chủ thể tính có trước bản chất.


17

1.1.2. Những triết gia hiện sinh tiêu biểu.
Triết học hiện sinh ra đời không phải chỉ do một nhà kiệt xuất nào đề ra
mà nó là sự nối tiếp từ những mảnh tư tưởng hiện sinh trong lịch sử loài
người. Từ thời cổ đại “lịch sử loài người đã đánh dấu những chuỗi thức tỉnh
hiện sinh kêu gọi con người tự suy tư về mình và trở về nhiệm vụ chính yếu
của chính mình” [31, tr.9]. Đó là tiếng gọi thống thiết “hãy tự biết mình” của
Socrate, hay là số phận những nhân vật trong Kinh thánh của đạo Kito, là tâm

trạng bất an, mối lo âu không ngừng nghỉ về thân phận “cây sậy yếu ớt” của
con người trong tư tưởng của Pascal. Sự phát triển của tư tưởng hiện sinh
thành một chủ nghĩa và hơn hết là một trào lưu triết học đó là nhờ sự vận
dụng kết hợp tư tưởng triết học của F. Nietzche, S. Kierkgaagrd và phương
pháp khoa học hiện tượng luận của Husserl.
Triết học hiện sinh phân chia thành hai nhánh: vô thần và hữu thần.
Nhánh vô thần với những tên tuổi tiêu biểu như Nietzche, Heidergger, Sartre.
Cịn hữu thần phải kể đến ơng tổ Kieckegaagrd, Jaspers và Marecl. Hai ngành
này mặc dù đều có điểm chung lớn nhất là “lấy triết học của con người làm
trọng tâm” nhưng điểm làm cho hai ngành này khác biết thậm chí đối lập
nhau đó là thái độ đối với con người và thượng đế. Hiện sinh hữu thần công
nhận, đề cao sự giao tiếp với tha nhân, coi tính liên kết giữa các chủ thể là
cách hiện sinh hoàn hảo, thúc đẩy sự phát triển con người. Ngược lại hiện
sinh vô thần đề cao sự đấu tranh chống lại tha nhân để tha nhân không biến ta
thành tha hóa vì “tha nhân là địa ngục cho tôi”[39].Thái độ đối với Thượng
Đế của hai ngành này cũng hồn tồn khác nhau. Hiện sinh tơn giáo coi
thượng đế là lời mời gọi con người tiến lên, là cái đích và động lực cho con
người vươn tới, trái lại triết học hiện sinh vô thần chủ trương gạt bỏ Thượng
Đế ra ngoài cuộc sống. Nếu tin vào Thượng Đế con người chưa hoàn toàn tự
do, bị giới hạn.


18

Triết gia tiêu biểu đầu tiên phải kể đến S. Kierkegaard (Đan Mạch, 18131855), ông được coi là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh và cũng là người đi đầu
trong ngành hiện sinh hữu thần. Triết học hiện sinh của ông là sự phủ định
tuyệt đối triết học duy nghiệm, duy lý của Kant và Hegel. Đó là triết học về
đời sống con người, đem con người về với cuộc đời và bản thân mình. Đối
với ơng Thượng Đế là niềm tin duy nhất. Thượng Đế sẽ giúp con người vượt
lên những cái tầm thường để vươn lên cái tuyệt đối, vượt qua cái bình thường

để vươn lên độc đáo. Ông cho rằng hiện sinh chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là hiếu mĩ: giai đoạn này đồng nhất với khoái cảm. Con
người sống bằng những quan tâm hiện tại, chưa biết lựa chọn. Giai đoạn này
có 3 chặng nhỏ: là buồn chán toàn diện, bạo dâm, trung gian hay còn gọi là
“mỉa mai” là chặng liên kết thẩm mĩ và đạo đức.
- Giai đoạn hai là đạo hạnh: giai đoạn này thể hiện cuộc đấu tranh chống
lại những đam mê cảm tính và chế ngự chúng. Con người sống bằng nghĩa vụ,
quan tâm đến nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Sống trung thành với bổn
phận và nghĩa vụ của con người. Nhưng hạn chế của giai đoạn này ở chỗ nó
dễ ru ngủ con người, biến họ thành một sinh vật máy móc, mù quáng tuân
theo những quy luật, những mô tuýp đạo đức định sẵn. Thay vì lựa chọn tự do
là nỗi sợ hãi của cá nhân.
- Giai đoạn ba là giai đoạn tôn giáo: nơi hiện hữu của cá nhân thống
nhất với Thượng Đế. Theo ông, đời sống tôn giáo sẽ giúp chúng ta vượt lên
tới sinh hoạt độc đáo sẽ mở ra con đường dẫn con người đến chỗ tiếp xúc thân
mật với Thượng Đế. Qua đó sẽ giúp con người thoát khỏi những thiển cận và
tầm thường của luân lý duy nhiên. Ngồi quan niệm trên, ơng cũng là người
đầu tiên bàn đến tính chủ thể của nhân vị biểu hiện trong trực giác- một lĩnh
vực nằm ngoài sự kiểm sốt của lý trí. Điều này cũng được hiện tượng luận
của Husserl trình bày một cách khoa học và là cơ sở cho mọi triết học hiện
sinh của các triết gia sau này.


19

Friederich Nietzsche (1844-1900), cùng với Kierkegaard ông cũng được
coi là một trong người tiên phong của chủ nghĩa hiện sinh. Nietzsche được
xem như ông tổ của hiện sinh vô thần “Nietzsche nổ bung như một tiếng sét lạ
giữa một khung trời trống vắng”[31, tr.13]. Quan niệm triết học của ông khác
hồn tồn với Kierdegaard, đối với ơng “Thượng Đế đã chết” “phải giết chết

thượng đế thì người hùng tức con người siêu nhân mới có cơ hội để xuất
hiện”. Nietzsche chống đối lại quan niệm của các tôn giáo về một đấng tối cao
sinh ra và chỉ đạo cuộc sống của con người. Nietzsche ln ln hồi nghi
“con người chỉ là một sự nhầm lẫn của Thượng Đế hay Thượng Đế chỉ là sự
nhầm lẫn của con người”[31, tr.20]. Nietzsche bày tỏ sự khâm phục với
những người thầy như Goeth, Schillers, Dostoevsky, Beethoven, Emerson…
Với Nietzsche, Dostoevsky là người duy nhất dạy ơng được vài điều về tâm lý
học. Đó là những bài học về giá trị một con người. Ông là người xây dựng lên
triết lý người hùng. Theo ông, để vượt qua lối sống tầm thường, thấp hèn đó
con người phải tơi luyện ý chí hùng lực để một lần vượt đại dương mênh
mông, nghĩa là vượt lên khỏi những thần linh của sóng gió biển khơi và lúc
bấy giờ những ảnh tượng phù phiếm của thần thánh đối với con người trở nên
vơ nghĩa. Như vậy chỉ có ý chí hùng lực mới có thể giúp đỡ con người thức
tỉnh trước mọi ảnh tượng mờ ám của thần linh.
Đại diện tiếp theo phải kể đến là Karl Jaspers (Đức, 1883-1964), triết
học hiện sinh của ông được nuôi dưỡng bởi tinh thần của Nietzsche và của
Kierkegaard. Toàn bộ tinh thần triết học của Jaspers được triển khai trong bộ
Triết học (Philosophi -1932). Theo quan niệm của Jaspers, hiện sinh bắt đầu
xuất hiện khi con người ý thức sâu sắc rằng mình là một cá thể. Bằng phương
pháp soi vào hiện sinh, Jaspers cho ta thấy vô thần là con đường cùng, là giới
hạn của hư vơ, vì thế khơng thể đạt tới siêu việt bằng con đường này. Ông
nhận ra những ưu điểm lớn lao của tôn giáo nhưng bên cạnh đó ơng cũng tố


×