Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hình tượng người lính hậu chiến trong tác phẩm Cái Trống Thiếc của Gunter Grass

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.57 KB, 6 trang )

Tác giả 'Cái trống thiếc': Người phá vỡ những bức rào cấm kỵ
Trong suốt cuộc đời mình, Gunter Grass luôn thể hiện một tinh thần ngang
ngạnh, không ngại đối mặt với những vấn đề khó và nhạy cảm trong xã hội.
Tính cách này khiến ông trở thành một nhà văn lớn, đồng thời là nhân vật gây
tranh cãi không nhỏ ở Đức. Ông vừa qua đời ở tuổi 87.
"Người khổng lồ văn chương" Günter Grass qua đời
Báo chí Đức cho biết Gunter Grass trút hơi thở cuối cùng hôm 13/4 ở thành phố
Lubeck, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh viêm phổi.

Nhà

văn

Gunter

Grass,

tác

giả

cuốn Cái

trống

thiếc

Cha đẻ cuốn sách từng chọc giận người Đức
Cuộc đời Grass, đầy những thăng trầm, những khoảnh khắc vinh quang và tủi hổ,
bắt đầu từ khi ông sinh ra trong ngày 16/10/1927 ở Danzig, nay là Gdansk. Grass
lớn lên trong một gia đình có xuất thân khiêm tốn và rất sùng đạo. "Tuổi thơ nằm


kẹt giữa Thiên Chúa giáo và (trùm phát xít Adolf) Hitler" là những từ mà nhà viết
tiểu sử Michael Jurgs đã tổng kết về môi trường mà Grass lớn lên thời thơ ấu.
Năm mới 17 tuổi, ông đã phải chứng kiến nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ Hai và
sau đó thì bị buộc phải tòng quân. Tiếp đó ông gia nhập lực lượng Waffen-SS của
Đức. Phải mất nhiều thập kỷ sau ông mới có thể nói lại về quãng thời gian đi lính
trong quân đội phát xít.
Chiến tranh kết thúc, Grass dọn tới sống ở Tây Đức. Năm 1952, Cộng hòa Liên
bang Đức vẫn còn ở thời kỳ sơ khai và tương tự là tư duy sáng tạo nghệ thuật của


Grass. Ông quan tâm và theo học nhiều ngành nghệ thuật ở Dusseldorf, Berlin.
Ông từng nghiên cứu hoạt động điêu khắc, thiết kế đồ họa, nhạc jazz và thường
xuyên xê dịch qua rất nhiều nơi. Năm 1956, ông dừng chân ở Paris trong cuộc hôn
nhân với người vợ đầu.
Đây chính là nơi sự nghiệp lừng lẫy của ông trong vai trò một nhà văn lớn bắt đầu
nảy nở. Tiểu thuyết Cái trống thiếc (1959), một tác phẩm pha trộn nhiều yếu tố
tưởng tượng, gia đình, triết lý và ngụ ngôn chính trị, đã ra đời tại Paris. Do động
tới nhiều vấn đề vẫn bị xem là cấm kỵ vào thời hậu chiến, sách đã gây phẫn nộ lớn
trong xã hội Tây Đức, khi ấy vẫn còn rất bảo thủ. Tuy nhiên sách lại trở thành hiện
tượng trên quy mô toàn cầu.
Phẫn nộ với cuốn sách, các thành viên hội đồng lập pháp Bremen đã từng từ chối
trao giải văn chương cho nó. Cuốn sách còn bị đốt cháy ở Dusseldorf. Nhưng 40
năm sau, nó lại giúp Grass có giải Nobel Văn chương. Khi phát biểu nhận giải
trước Viện Hàn lâm Thụy Điển vào năm 1999, Grass cho biết phản ứng của dư
luận đã dạy ông một bài học, rằng "các cuốn sách có thể gây tức giận, tạo ra sự
phẫn nộ và thù ghét". Ngoài ra tác phẩm hình thành từ tình yêu đất nước của một
con người có thể gây xúc phạm tới quê hương của kẻ khác. "Kể từ sau cuốn sách,
tôi đã trở thành một nhân vật gây tranh cãi" – ông chia sẻ.

Cái trống thiếc đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cùng tên

Không né tránh vấn đề gây tranh cãi
Quả thực, trong sự nghiệp ông đã tung ra nhiều tác phẩm gây tranh cãi. Ví dụ như
năm 1995, Grass tung ra cuốn Too Far Afield, xem xét sự hợp nhất của nước Đức
qua con mắt của những người Đông Đức. Cuốn sách khiến nhà phê bình văn
chương nổi tiếng Marcel Reich-Ranicki của Đức nổi giận và gọi tác phẩm này là


"một sự thất bại hoàn toàn". Tờ Der Spiegel thậm chí còn đăng hình bìa với ảnh
cuốn sách bị xé làm hai nửa.
Danh sách các tác phẩm của Grass rất dài, gồm Cat and Mouse và Dog
Years. Cùng Cái trống thiếc, những cuốn này thuộc về "Bộ ba tác phẩm Danzig"
của ông, xoay quanh cuộc sống trước và trong Thế chiến thứ 2 ở vùng Danzig.
Grass còn động tới vấn đề chia sẻ quyền lực chính trị giữa đàn ông và phụ nữ, nạn
đói và sự trỗi dậy của nền văn minh nhân loại trong một cuốn sách dày 500 trang,
phát hành năm 1977. Năm 1986, ông tung ra cuốn The Rat (Con chuột), khám phá
chủ đề tận thế.
Phần lớn tác phẩm của ông đều đề cập tới các điều kiện chính trị và biến động xã
hội, như vụ chìm tàu chở người tị nạn ở biển Baltic trong năm 1945, vai trò của trí
thức trong các hoạt động chống đối ở Đông Đức cũ, mối quan hệ giữa Đức và Ba
Lan... Bất chấp một số nhà chỉ trích nói rằng sách của Grass nặng nề và chứa nhiều
yếu tố chính trị, các tác phẩm của ông lại rất thành công và thường gây tranh cãi
trong cộng đồng văn chương ở Đức. Tuy nhiên không cuốn sách nào tạo ra ảnh
hưởng và cảm hứng lớn như cuốn Cái trống thiếc. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của
Grass là Crabwalk, ra mắt năm 2002.
Trong cuộc nói chuyện với tờ Paris Review vào năm 1991, Grass không hề tỏ ra
hối tiếc vì đã động chạm nhiều tới quá khứ không dễ chịu của nước Đức. "Nếu là
một nhà văn Thụy Điển hay Thụy Sĩ, tôi có thể đã Iảng tránh chủ đề này, có thể chỉ
đưa ra vài ba câu chuyện bông đùa tếu táo thôi" – ông nói – "Nhưng điều đó đã
không xảy ra. Xét tới nền tảng của bản thân, tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác cả".
Grass chia sẻ về thời kỳ là lính phát xít

Gunter Grass bị buộc phải tòng quân vào năm 1944, khi mới 17 tuổi và trở
thành một pháo thủ xe tăng trong lực lượng Waffen SS. Cuộc chiến của
Grass kết thúc 6 tháng sau khi ông nhập ngũ, lúc còn chưa bắn được viên
đạn nào, bởi bị thương ngoài chiến trường. Người ta đã cáo buộc Grass là
kẻ phản bội, đạo đức giả và chủ nghĩa cơ hội, sau khi ông viết về trải
nghiệm thời kỳ đi lính ấy trong cuốn hồi ký Peeling The Onion (Bóc vỏ
hành), ra mắt năm 2006. Grass rất ngạc nhiên trước sự phản ứng, thừa
nhận thời trẻ ông chỉ nghĩ đơn giản rằng SS là "một lực lượng đặc nhiệm".
Ông cũng cho biết đã công khai nói về quá khứ tham gia chiến tranh trong
những năm 1960 và đã dành gần hết cuộc đời để xem xét lại niềm tin thời
trẻ của mình, thể hiện qua các tác phẩm đã ra mắt.
Theo Thể Thao Văn hóa


Có hai cuốn sách tôi đọc khi trưởng thành khiến tôi sút hai cân là Tội ác và
hình phạt (1982) và mới đây nhất là Cái trống thiếc. Thật lý thú là sau khi
người ta đã chán nản nhiều sự, chán đến cả văn của mình mà rồi còn bị
hấp dẫn đến mức đọc mấy đêm liền tù tì một cuốn sách gây sốc bởi có
cảm giác bản thân bị bới móc và sỉ nhục.
Xin trước hết nói rõ hơn khái niệm nhúc nhích. Văn chương từ Homerre tới
giờ nói chung không tiến được mấy độ đường, nó khác hẳn với văn minh.
Thậm chí tuyến tính không có mấy vai trò ở chỗ này. Và giữa những đỉnh
khác nhau, ví như anh hùng ca Odisse với sử thi M’Nông Tây Nguyên mới
phát hiện chẳng hạn, là thung lũng của những nhà văn thời vụ với rất nhiều
tài năng và ảo tưởng làm nền. Nếu ta xếp các đỉnh đó theo lịch trình văn
chương, ta sẽ vừa có cảm giác không hề có sự dịch chuyển lại vừa thấy
rất khác. Tôi tạm gọi tính chất nhùng nhằng ấy là sự nhúc nhích trong khi
chờ một hình dung từ đúng hơn.
Cái thằng bé Oskar sinh ra trong một thời kỳ buộc nó phải khôn ranh sớm,
nó sớm ý thức rằng cần phải ngụy trang để tồn tại bằng cách là sẽ không

lớn nữa. Không chỉ trong chiến tranh, khi hòa bình được vãn hồi, nó định
chui khỏi vỏ bọc 94cm bằng rất nhiều đau đớn, nhưng nó cay đắng nhận ra
rằng, tốt hơn là cứ tiếp tục ngụy trang trước cả ông thầy lùn Bebra đã chỉ
trích gay gắt sự ảo tưởng của nó. Nhờ vậy, nó mới ăn mày được kha khá
sự thương cảm cùng với tí chút yêu thương của rất ít người. Và nó dùng
luôn cái lùn, cái dị biệt để kiếm ăn trên sự nông nổi, sự thích thú với việc
lấy cái xấu của đồng loại để cười, để che đậy cái xấu của mình giữa những
con người được coi là lành mạnh. Nguồn gốc ra đời từ cái váy bốn tầng
của bà ngoại Koljaizek - mẹ Oskar được xác định chắc chắn, còn ông
ngoại - kẻ phóng hỏa thì đi từ xác định này đến ngày càng mơ hồ. Mô típ
trở lại với chính cuộc đời nó, đứa trẻ có hai ông bố (một giả định, một pháp
lý) và thằng con - nhà phân phối đá lửa chợ đen. Cái thật, cái đẹp thế hệ
váy bốn tầng thì còn lòe nhòe tới cuối cùng với niềm tin ông ngoại tỷ phú
vẫn sống bên Mỹ; còn thế hệ váy mini chết yểu; thế hệ làm tình bờ bụi thì
sống khỏe, thế hệ nhà nghỉ giờ thì chán sống mà chết non. Hình như văn
học trước thời Gunter có cất công đi tìm nguồn gốc con người, sự tìm
chưa thấy thì đến lượt mình, Gunter ấn định tồn nghi bằng giả định để bận
tâm viễn vọng vào điều nguy hiểm chết người là cái tha hóa - quả là một trí
tuệ khôn ngoan. Bằng vào chỗ này thì tác giả có vẻ rất Đức? Nhưng ở chỗ
cay đắng đến phẫn nộ xuyên suốt cả nghìn trang sách như một thứ nhạc
cảm toàn tuyến thì xem ra ông nghiêng sang Ba Lan? Tôi bỗng nhớ lại sự
nhập nhòa của văn học ngoại biên thời văn học Liên Xô còn khá sung sức
với Anatoli Kim - một nhà văn Nga gốc Triều và càng tin vào cái điều tồn


nghi từ khi tôi đọc anh ta: Phải chăng, nên chú mục tìm kiếm con người ở
vùng biên cõi - nơi còn nhiều hoang hóa thì dễ hơn? Thì ra, Gunter Grass
mới là tiên khởi và ông mới là người phát hiện ra tính phi biên giới trong
thuộc tính người.
Trên tiến trình văn minh có một mâu thuẫn thường trực giữa hai phạm trù

Đạo đức truyền thống và Hành lang pháp lý (gọi tắt là Đạo- Lý) dành cho
tự do của con người. Sự cãi vã không ngã ngũ của đạo - lý là “mảnh đất
Trung Đông” dành cho chức nghiệp nhà văn, và ở chỗ này, G.Grass là một
nhà văn chưởng môn phái. Oskar muốn không bị giết nên tố giác Jan
Bronski - bố giả định mà nó rất yêu - với kẻ chiếm đóng, khiến ông ta bị
bắn. Đạo đức truyền thống khiến ta sững sờ nhưng nhà văn thì lạnh lùng
và ngô nghê dẫn chúng ta đi tiếp, khiến ta quên đi. Nhưng đến khi Oskar
vốn ngấm ngầm hận ông bố pháp lý Alfred Matzerath đã rắp tâm đặt bẫy
để Alfred sẽ nuốt chiếc huy hiệu đảng và sẽ chết; đến khi đó ta bỗng không
thể yên tâm về cái ta đã đoan quyết về cái chết của bố giả định. Nếu không
có chiến tranh thì không có sự “bất hiếu” kiểu ấy. Mà chiến tranh thì không
phải do Oskar Trống gây ra, nó cũng không thừa người tình để có thể dùng
làm vật phẩm báo hiếu bố pháp lý. Còn cái án ở phòng tuyến Đại Tây
Dương, do nó không đi lấy cà phê khiến người yêu Raguna bị chết, thì
chứng cứ ngoại phạm của nó là sự khôn ngoan - thứ hàng hóa duy nhất
mà nó có được trong quá trình giao thiệp với con người. Cho đến trước
Gunter Grass chưa ai huỵch toẹt ra sự thật phũ phàng là giáo lý thì ra chỉ
chảy theo một chiều áp đặt. Sự vỡ òa ra này đưa ta từ chỗ phẫn nộ mà
cay đắng lủi thủi trở về như những kẻ đê nhục tổ tông; trở về với cấu trúc
vững chãi hay như người ta thường nói là thi pháp của tiểu thuyết, không
thể choãi ra. Hình tượng nghệ thuật siêu phàm này, cùng với cách hỏi
trống, kể chuyện bằng trống và đặc biệt là giọng hủy diệt thủy tinh không
những tồn tại với tư cách ẩn dụ bện thừng toàn tuyến, nó còn khiến ta bất
yên, gợi ra nhiều chiều nhưng chung cuộc thì thấy con người nhếch nhác
đấy nhưng cũng thật đáng thương đấy, dù đó là bạn đọc bảo hoàng hơn
vua hay những người dân chủ chúng ta.
Tôi không rõ hình dung từ Cái áo khoác của Gôgôn có giông giống cấu trúc
mở của tiểu thuyết đồ sộ Cái trống thiếc nhưng tôi thấy tiểu thuyết của
G.Grass có một bão từ ghê gớm; một tí nhân xưng “thiếu nhất quán” của
nó đủ làm nên cái duyên lạ lùng của Linh Sơn và không thể nói rằng cô em

họ số đỏ này từ Sao Hỏa sinh ra; một tí cuốn sách tạp giao Goêth và
Raputin hình như cũng sinh sôi nhiều chi phái? Đành rằng nó là thuộc tính
của văn học, nhưng tôi muốn coi nó như một chứng chỉ văn bằng về sự
nhúc nhích của văn chương sau khi Gunter Grass cho in Cái trống
thiếc vào giữa thế kỷ XX và sau khi nó “được giải Nobel vào đúng giữa


giao thừa hai thiên niên kỷ” - nói như dịch giả Dương Tường mà tôi đặc
biệt cảm ơn bản tiếng Việt rất xuất sắc của ông.
Văn Chinh
TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC
"Điểm mạnh của Cái trống thiếc theo tôi là ở tính hòa sắc kỳ ảo trong văn
chương với nhiều yếu tố bất ngờ. Với giới cầm bút nước ta, đây là một gợi
ý rất lớn cho việc tiếp cận, mổ xẻ và chuyển hóa hiện thực. Tuy nhiên, với
bạn đọc Việt Nam, tôi e sách sẽ bị coi là hơi khó đọc, nhưng nếu đọc
được, chắc chắn các bạn sẽ thích." - Dịch giả Dương Tường
THÔNG TIN KHÁC
Cuốn tiếu thuyết này ra đời năm 1959 là một cú sốc về thi pháp, với bút
pháp vừa hoạt bát phóng túng vừa đầy ắp liên tưởng, cuồn cuộn những
sóng chữ trái tai, chói màu. Tác giả đã hoà trộn các cấp độ ngôn ngữ (từ
phong cách kinh thánh đến cách nói bình dân) với dung lượng kịch tính và
tượng trưng cực đại. Nhưng đằng sau cái giỡn cợt, bao giờ cũng là một
chân lý cay đắng.



×