Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Triết lý nhân sinh của người dân nam bộ trong chuyện kể ba phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.13 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

LÊ THỊ BÍCH TRANG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƢỜI DÂN NAM BỘ
TRONG TRUYỆN KỂ BA PHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

LÊ THỊ BÍCH TRANG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƢỜI DÂN NAM BỘ
TRONG TRUYỆN KỂ BA PHI
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN ĐĂNG SINH


HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG…………………………………………………………………...6
Chƣơng 1. Triết lý nhân sinh của ngƣời dân Nam Bộ trong truyện kể Ba
Phi - một số vấn đề lý luận và thực tiễn…………………………………….6
1.1. Một số khái niệm cơ bản……………………………………………………..6
1.1.1.Triết lý,Triết lý nhân sinh……………………………………………………...6
1.1.2. Văn học dân gian và văn học dân gian Nam Bộ………………………….11
1.1.3. Triết lý nhân sinh của người dân Nam bộ trong văn học dân gian…………..17
1.2. Cơ sở hình thành triết lý nhân sinh của người dân Nam bộ trong Truyện
kể Ba Phi
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến triết lý
nhân sinh của người dân Nam bộ trong văn học dân gian qua Truyện kể Ba
Phi………………………………………………………………………………………18
1.2.2. Điều kiện lịch sử - văn hóa ảnh hưởng đến triết lý nhân sinh của người
dân Nam bộ trong văn học dân gian qua Truyện kể Ba Phi…………………..29
1.2. Nội dung Triết lý nhân sinh trong Truyện kể Ba Phi………………….38
1.2.1. Nội dung Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ trong văn học dân
gian…………………………………………………………………………………….38
1.2.2. Nội dung Triết lý nhân sinh trong Truyện kể Ba Phi………………………42
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………..59
Chƣơng 2. Giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh của ngƣời dân Nam
Bộ trong truyện kể Ba Phi…………………………………………………61



2.1. Giá trị của triết lý nhân sinh của ngƣời dân Nam bộ trong Truyện kể
Ba Phi………………………………………………………………………..61
2.1.1. Truyện kể Ba Phi thể hiện lối sống gần gũi, chan hòa với thiên
nhiên………………………………………………………………………………….61
2.1.2.Truyện kể Ba Phi phản ánh mối quan hệ thân ái đoàn kết giữa con người
với con người………………………………………………………………………..67
2.2. Hạn chế của triết lý nhân sinh của ngƣời dân Nam bộ trong Truyện
kể Ba Phi……………………………………………………………………73
2.2.1. Truyện kể Ba Phi thể hiện tư duy kinh nghiệm của người nông dân Nam
Bộ………………………………………………………………………………………..74
2.2.2.Truyện kể Ba Phi phản ánh lối sống tiểu nông của người nông dân Nam
Bộ……………………………………………………………………………………….75
2.3. Giải pháp phát huy các giá trị triết lý nhân sinh của ngƣời dân Nam
bộ trong Truyện kể Ba Phi…………………………………………………77
2.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân Nam bộ về triết lý nhân sinh trong
Truyện kể Ba Phi…………………………………………………………………….78
2.3.2. Đưa triết lý nhân sinh của người dân Nam bộ trong đó có truyện kể Ba
Phi vào trong chương trình các bậc học phổ thông……………………………..80
2.3.3. Đa dạng hóa hình thức để chuyển tải nội dung triết lý nhân sinh trong
truyện kể Ba Phi tới các tầng lớp nhân dân……………………………………….83
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………..85
KẾT LUẬN…………………………………………………………………87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân tình của

Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, quý thầy, cô là giảng viên
Khoa Triết học Trường Đại học Sự phạm Hà Nội, đặc biệt là PGS, TS. Trần
Đăng Sinh – Người hướng dẫn khoa học.
Tôi xin gửi đến quý thầy, cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và cá nhân
PGS, TS. Trần Đăng Sinh lời cảm ơn và sự trân trọng vì đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn cao học của mình. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thịnh vượng đến quý thầy, cô và gia đình.
Tác giả

Lê Thị Bích Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS, TS.Trần Đăng Sinh.
Các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn là trung thực, các
thông tin trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Lê Thị Bích Trang


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Anh Động (1978), Ven rừng Tràm (tiểu thuyết), Văn nghệ Minh Hải.
3. Anh Động (2000), Truyện Ba Phi, Nxb Kim Đồng Hà Nội.
4. Anh Động (1994), Chuyện của Bác Ba Phi, Văn nghệ Châu Đốc.
5. Nguyễn Chí Bền chủ biên (2001), Tổng hợp Văn học dân Gian Việt Nam,
(tập 8), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Triết học Mác - Lênin,
Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
9. Trương Chính, Phong Châu (1987), Tiếng cười dân gian Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Hà Châu (1999), Truyện kể Ba Phi – Một sản phẩm đặc sắc vùng
ĐBSC, Nxb Mũi Cà Mau.
11. Nguyễn Giao Cư (1998), Truyện nói Trạng, Nxb Đà Nẵng.
12. Nguyễn Giao Cư (2001), Giai thoại truyện Trạng, Nxb Trẻ.
13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
14. Cao Huy Đính (1964), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học.
15. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt


Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Dương Quảng Hàm (1996), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội Nhà
văn.
17. Vũ Tố Hảo, Hà Châu (2012), Tư tưởng tiến bộ - triết lý nhân sinh
thực tiễn của nhân dân và vai trò của vè, truyện kể trong văn học dân
gian, Nxb Thời đại.
18. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Hoàng Ngọc Hiến (2004), “Mấy tương quan đáng chú ý trong triết lý
nhân sinh người Việt”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (3),
20. Nguyễn Hữu Hiếu (1987), Truyện kể dân gian Nam Bộ, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua
chuyện tích và giả thuyết, Nxb Khoa học Xã hội.
22. Tô Duy Hợp (2005), Giá trị bền vững của Triết lý dân gian trong
toàn cầu hóa, Hội thảo Quốc tế Toàn cầu hóa: Những vấn đề triết học
ở châu Á - Thái Bình Dương, Viện Triết học, Hà Nội.
23. Nguyễn Khánh Hoàng (2016), Triết lý nhân sinh của người dân Nam
Bộ trong đờn ca tài tử, Luận văn Thạc sĩ khoa học Triết học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Vũ Hùng (1994), “Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân
gian) trong tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (1).
25. Dr. Nguyễn Đình Hòa (1967), Vietnamse- English Student Dictionary
(Revised and Enlarged Edition), Nxb Saigon.
26. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên và Vũ Quang Nhơn (2003), Văn
học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.
27. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995) chủ biên, Các vùng văn hóa


Việt Nam, Nxb văn học, Hà nội.
28. Vũ Ngọc Khánh (1995), Kho tàng truyện cười Việt Nam, tập 3, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
29. Huỳnh Khánh (2002), Truyện Ba Phi, một di sản văn hóa phi vật thể
Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
30. Nguyễn Lân (2000), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
31. Thái Văn Long (2001), Lịch sử và địa lý Cà Mau (tập 2), Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
32. Đặng Văn Lung, Hoàng Văn Trụ (1991), Trạng cười Việt Nam, Nxb
Văn học Hà Nội.
33. Huỳnh Lứa (1987) chủ biên, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Vưu Nghị Lực (2000), Sắc thái văn hóa Cà Mau. Đề tài luận văn
nghiên cứu cấp tỉnh.
35. Khoa Ngữ văn trường ĐHSP Cần Thơ (1997), Văn học dân gian Đồng
bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục.
36. M.F.ôp-xi-a-nhi-côp (1987), Mỹ học Mác-Lênin (Bản dịch của Phạm
Văn Bích), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
37. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật Hà Nội.
38. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc
gia.
39. Bùi Văn Nguyên (1961), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
40. Bùi Mạnh Nhị (1985), Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2.
41. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những công trình nghiên
cứu, Nxb Giáo dục.
42. Nguyễn Thị Nhung (2006), Tìm hiểu truyện Ba Phi vùng Tây Nam


Cà Mau từ góc độ văn hóa dân gian Nam Bộ. Luận văn thạc sỹ. Hà
Nội.
43. Phạm Xuân Nam (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt
yếu, Nxb Khoa học xã hội.
44. Sơn Nam (1970), Văn minh miệt vườn, Nxb An Tiêm Sài Gòn.
45. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, Nxb
TP.HCM.
46. Sơn Nam (1992), Cá tính miền Nam, tái bản, Nxb Văn hóa.
47. Sơn Nam (1994), Đình miếu và lễ hội dân gian, tái bản Nxb Đồng Tháp.
48. Sơn Nam (2005), Nói về Miền Nam và thuần phong mỹ tục Việt Nam, tái
bản, Nxb Trẻ.
49. Nhà xuất bản Tiến Bộ và Nhà xuất bản Sự Thật (1975), Từ điển Triết
học, Nxb Tiến Bộ, Liên Xô.
50. Thạch Phương và các cộng sự (1992), Rừng U Minh, Nxb Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Thạch Phương và các cộng sự (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở
Nam Bộ, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Đông Phong (1998), Về nguồn văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Mũi
Cà Mau.
53. Nguyễn Văn Phúa (1957) sưu tầm và phân tích, Trạng Lợn, Trạng
Quỳnh, Nxb Minh Đức Hà Nội.
54. Trần Thanh Phương (1986), Xứ sở phù sa, Nxb Cửu Long.
55. Phan Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Mũi Cà Mau.
56. Trương Hữu Quýnh (2004) chủ biên, Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến
1858, Nxb Đại học Sư phạm.
57. Nguyễn Đức Siêu (2003), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm.


58. Nhiều tác giả (1993), Làng rừng, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Minh Hải.
59. Lê Chí Quế (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
60. Hồ Sỹ Quý (1998), Mấy suy nghĩ triết học và triết lý, Tạp chí Triết học.
61. Tài liệu Hội thảo khoa học “Truyện Ba Phi và Văn hoá dân gian Nam
Bộ” ngày 28/11/2002 tổ chức tại thành phố Cà Mau.
62. Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác
thảo, Nxb Giáo dục Hà Nội.
63. Đoàn Quang Thọ, Phạm Văn Sinh (1997), Đại cương lịch sử triết học,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
64. Trần Ngọc Thêm chủ biên (2004), Văn hóa học và văn hóa Việt Nam,
Nxb Đại học sư phạm.
65.

Trần Ngọc Thêm (2013), Tính cách văn hóa Nam Bộ như một hệ

thống, Hội thảo vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Nxb Cần Thơ.

66.

Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.

67.

Ngô Đức Thịnh chủ biên (1990), Quan niệm về Folklore, Nxb Khoa
học xã hội.

68.

Phan Ngọc Thu (1985), Thơ ca dân gian, Nxb Văn hóa thông tin.

69.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - khoa Triết (2016), Triết lý nhân sinh
trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị.

70.

Phan Anh Tuấn (1990), Những câu chuyện lý thú về Bác Ba Phi, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.

71.

Phan Anh Tuấn, Bác Ba Phi kể chuyện, Nxb Mũi Cà Mau.


72.

Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục
Hà Nội.

73.

Nguyễn Việt Tùng (1978), "Những mẫu chuyện về Bác Ba Phi", Báo


văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
74.

Nguyễn Việt Tùng (1979), Chuyện vui Ba Phi, Văn nghệ Minh Hải xuất
bản.

75.

Trần Từ (1994), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb
Khoa học xã hội Hà Nội.

76.

Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học sư
phạm.

77.

Võ Xuân Trang (1984), Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng, tập 1, Nxb Sở văn
hóa và thông tin Bình Trị Thiên


78.

Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn
hóa Thông tin.

79.

Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội

80.

Phạm Thu Yến (chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà (2008),
Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm.
TẠP CHÍ (xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả)

1. Nguyễn Bá (2002), Bác Ba Phi – con người và tác phẩm, Cà Mau.
2. Nguyễn Chí Bền (1999), Sự vận động của Truyện Trạng trong không gian
và thời gian, Tạp chí Đông Nam Á số 2.
3. Trần Đức Các (1978), Về việc điều tra văn học dân gian từ một số điểm
đến việc nghiên cứu một thể loại, Tạp chí Văn hóa số 3.
4. Hà Châu (1971), Từ nhân vật cổ tích đến nhân vật truyện cười, Tạp chí
văn học số 5.
5. Hà Châu (1976), Giới thiệu về một nguồn văn học dân gian: Truyện kể
miền Tây Nam, Báo Nhân dân số ra ngày 30 tháng 6 năm 1976.
6. Trần Tấn Công (2002), Vài suy nghĩ về Bác Ba Phi và những câu truyện
kể, Cà Mau.



7. Võ Đắc Danh (2002), Chúng ta đã có một Bác Ba Phi, Cà Mau.
8. Trần Kim Dung (2002), Truyện Ba Phi, một loại truyện kể dân gian mới
độc đáo ở Nam Bộ, Cà Mau.
9. Anh Đào (2002), Bác Ba Phi trong suy nghĩ của lớp trẻ, Cà Mau.
10. Nguyễn Hữu Hiếu (2002), Tính cách nông dân Nam Bộ trong truyện kể
Bác Ba Phi, Cà Mau.
11. Trương Thanh Hùng (2002), Bác Ba Phi và tinh thần lạc quan dân tộc,
Cà Mau.
12. Tô Hoàng (2002), Truyện Ba Phi dưới góc nhìn điện ảnh, Cà Mau.
13. Trần Hoàng (2002), Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân gian
Nam Bộ qua truyện kể Bác Ba Phi, Cà Mau.
14. Huỳnh Khánh (2002), Truyện Ba Phi, một di sản văn hóa phi vật thể của
Cà Mau, Cà Mau.
15. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian địa phương và vai trò của
nghệ nhân dân gian, Tạp chí văn hóa số 6 – 1997.
16. Võ Trường Kì (2002), Tiếng cười Bác Ba Phi còn vang mãi, Cà Mau.
17. Nguyễn Xuân Kính (2002), Cảm hứng lạc quan trong văn học nghệ thuật
dân gian, Tạp chí văn học dân gian số 4 – 1984.
18. Vưu Nghị Lực (2002), Tâm thế văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong
chuyện kể Bác Ba Phi, Cà Mau.
19. Bùi Mạnh Nhị (2002), Rừng cười Ba Phi nơi đất rừng Phương Nam, Cà
Mau.
20. Lê Minh Quốc (1998), Bác Ba Phi – một nông dân Cà Mau đã trở thành
huyền thoại, Báo ảnh Đất Mũi số 4 (tháng 5 năm 1998).
21. Trịnh Sâm (2002), Nghệ thuật tổ chức văn hóa bản trong truyện cười Ba
Phi, Cà Mau.
22. Phan Anh Tuấn (2002), Ba Phi – nhân vật xứng danh với những câu


truyện lý thú đã đi vào văn học, Cà Mau.

23. Nguyễn Hải Tùng (2002), Cội nguồn truyện kể Bác Ba Phi, Cà Mau.
24. Hoàng Tiến Tựu (1977), Vấn đề phân vùng và ý nghĩa phương pháp luận
của nó, TCDTH số 6-1977.
25. Nguyễn Quốc Văn (2002), Bác Ba Phi không nói dóc, Cà Mau.
26. Trần Quốc Vượng (2002), Ba Phi – U Minh – Cà Mau và tâm lý ngoa dụ
của con người, Cà Mau.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết lý nhân sinh là một nội dung đặc thù của văn hóa Việt, triết lý đó
thể hiện đậm nét trong Folklore (văn hóa dân gian), mà văn học là một bộ phận
cấu thành.
Văn học dân gian là một loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân.
Nhưng bên cạnh đó, văn học dân gian còn có những yếu tố nghệ thuật khác
ngoài ngôn từ. Những yếu tố ấy thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật
thời gian và không gian và được tiếp nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác. Văn
học dân gian ra đời và tồn tại gắn liền với lịch sử loài người và được nhân dân
sáng tác, lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam nói chung, Nam Bộ
nói riêng, Truyện kể Ba Phi đã trở thành một hiện tượng văn hóa đặc sắc, với
những sắc thái biểu hiện cái hài nghệ thuật khá độc đáo. Chính vì vậy, những
Truyện kể Ba Phi - phần lớn do chính Ba Phi kể, một số do người khác dựa
theo lối kể của Ba Phi mà sáng tác nên - đã được lưu truyền sâu rộng khắp
vùng Nam Bộ. Tuy nhiên, cho đến nay Truyện kể Ba Phi vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đồng bộ. Đặt truyện Ba Phi vào hệ thống truyện cười
xoay quanh một nhân vật ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập
trung nghiên cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng
hệ thống như Ông Ó, Thủ Thiệm… ít được chú ý nghiên cứu một cách qui mô
và dưới cái nhìn Folklore học.

Qua những câu Truyện kể Ba Phi đã sưu tầm được, ngoài việc ta có thể
hình dung được một miệt đất rừng U Minh trù phú “chim kêu như hát bội, cá
lội vàng tợ mắm nêm” mà còn nêu bật lên tính cách của người Nam Bộ với
những nét nổi bật như tinh thần trọng nghĩa khinh tài, tính bộc trực, nếp sống
hào phóng và lòng hiếu khách... của những con người phóng khoáng, lạc quan


khẩn hoang mở đất và kiên cường đánh giặc để bảo vệ mảnh đất của mình.
Bên cạnh hiện thực xã hội sinh động đó, ta lại thấy ở Truyện kể Ba Phi những
tố chất dân gian đặc thù Nam Bộ với tiếng cười hóm hỉnh, hồn hậu, thoải mái
được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười
nhằm mục đích mua vui giải trí và phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
đương thời. Do vậy, nghiên cứu truyện kể Ba Phi từ góc độ triết lý nhân sinh
không chỉ có ý nghĩa đóng góp về mặt tư liệu cho kho tàng truyện Trạng Việt
Nam dưới một góc nhìn mới mà còn góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị
văn hóa tốt đẹp của người dân Nam Bộ nói riêng và của người Việt nói chung.
Hơn nữa, việc kết hợp hài hòa giữa tính uyên bác, khoa học của Triết học với
sự mềm mại, uyển chuyển, dí dỏm, giản dị, đời thường qua những câu truyện
kể Ba Phi, đồng thời định dạng truyện Trạng Nam Bộ dưới góc nhìn Folklore
học sẽ nâng giá trị văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới và đó chính là lý do
tôi chọn đề tài: Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
2. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ trong
Truyện kể Ba Phi, đã có những công trình nghiên cứu sau: Trương Chính Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1987. Nguyễn Giao Cư, Truyện nói Trạng, Nxb Đà Nẵng, 1998. Nguyễn Hữu
Hiếu, Truyện kể dân gian Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987. Vũ
Ngọc Khánh, Kho tàng truyện cười Việt Nam (tập 3), Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 1995. Thạch Phương - Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh
(1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh. M.F.Ôp-xi-a-nhi-côp, Mỹ học Mác-Lênin (Bản dịch của Phạm Văn

Bích), Nxb Văn hóa, HN, 1987. Phan Anh Tuấn, Những câu chuyện lý thú về
Bác Ba Phi, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. Khoa ngữ văn trường ĐHSP
Cần Thơ (1997), Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Giáo dục.


Đề tài luận văn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa những kết quả
đã nghiên cứu, nghiên cứu triết lý nhân sinh qua những câu truyện kể Ba Phi
để thấy được tính cách của người Nam Bộ với những nét nổi bật như tinh thần
trọng nghĩa khinh tài, tính bộc trực, nếp sống hào phóng và lòng hiếu khách, lạc
quan khẩn hoang mở đất và kiên cường đánh giặc để bảo vệ mảnh đất của
mình, dùng tiếng cười hóm hỉnh, hồn hậu và thoải mái được xây dựng trên cơ
sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui
giải trí và phê phán thói hư tật xấu trong xã hội đương thời.
Luận văn góp phần một mặt, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học
dân gian Việt Nam, làm thay đổi nhận thức và cách nhìn nhận đánh giá về các
giá trị văn hóa truyền thống nói chung, mặt khác, phản ánh một cách khá sinh
động triết lý nhân sinh về thiên nhiên và con người ở địa đầu phương Nam Tổ
quốc, đồng thời làm sáng tỏ cơ bản một luận điểm đó là: Văn học dân gian là
cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam". Vì vậy, qua
truyện kể Ba Phi của văn học dân gian Nam Bộ thể hiện rất rõ ý nghĩa và giá
trị nhân bản, nhân văn sâu sắc. Những gì hướng về và vì sự sống của con
người đều chứa đựng tính nhân sinh.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản về triết lý nhân
sinh của người dân Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi, luận văn rút ra ý nghĩa
thực tiễn về quan niệm sống của người dân Nam Bộ và đề ra một số giải pháp
cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng truyền
thống của người dân Nam Bộ qua Truyện kể Ba Phi.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là Triết lý nhân sinh của người dân

Nam bộ.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Triết lý nhân sinh của người dân


Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
5. Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh hiện nay, nếu biết khai thác tốt giá trị triết lý nhân sinh
trong Truyện kể Ba Phi thì không những góp phần bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa dân gian, văn hóa ứng xử và những giá trị truyền thống mang đậm
bản chất Nam Bộ mà còn nâng giá trị văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở hình thành và nội dung triết lý nhân sinh của người dân
Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
Đề ra giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị về triết lý nhân sinh
của người dân Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề triết lý nhân sinh của người dân
Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khoa học để thực hiện mục
tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như: phương pháp logic - lịch sử; phân tích và
tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa và khái quát hóa; điền dã và chú giải tài liệu.
Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
9.1. Luận điểm cơ bản
- Triết lý nhân sinh trong Truyện kể Ba Phi phản ánh đời sống vật chất và
sinh hoạt vật chất, có ý nghĩa định hướng cho văn hóa ứng xử của người dân
Nam Bộ trong lịch sử.
- Triết lý nhân sinh trong Truyện kể Ba Phi góp phần làm sâu sắc giá trị

văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ cần phải được bảo tồn và phát huy


trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt
Nam hiện nay.
9.2. Đóng góp mới của luận văn
- Một là, luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh
của người dân Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi.
- Hai là, tiếp cận văn hóa dân gian Nam Bộ trong Truyện kể Ba Phi từ
góc độ triết học, rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của người dân Nam
Bộ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị nhân
sinh của người dân Nam bộ nói riêng và của dân tộc nói chung.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn được bố cục làm 2 chương và 4 tiết.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƢỜI DÂN NAM BỘ TRONG
TRUYỆN KỂ BA PHI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Triết lý,Triết lý nhân sinh
Trước tiên để tiếp cận hai khái niệm Triết lý và triết lý nhân sinh chúng ta
cần phân biệt giữa Triết lý và Triết học.


Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công
Nguyên ở Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp, Triết học xuất hiện từ hoạt động nhận
thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ. Từ "triết học" có
nguồn gốc:

- Ở phương Đông, đối với người Trung Quốc cổ đại, chữ "triết" xuất hiện
trong Kinh thi với nghĩa là “trí” tức là hiểu biết sâu rộng. Còn người Ấn Độ, triết
học được hiểu là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri
thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
- Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp là
Philôsôphia-nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Như vậy, Philôsôphia
vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của
con người.
Tuy nhiên, dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học luôn được xem
là hình thái cao nhất của tri thức và những nhà triết học là những nhà thông thái
có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của thế giới
sự vật, hiện tượng.
Trong Từ điển tiếng Việt, triết học là "khoa học nghiên cứu những quy
luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới" [30,tr.1707]
Trong Từ điển Triết học, triết học được định nghĩa là "khoa học về các
quy luật chung nhất mà cả tồn tại (tức giới tự nhiên và xã hội) lẫn tư duy của con
người, quá trình nhận thức đều phải phục tùng". [49, tr.599]
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau và mỗi định nghĩa tùy theo cách tiếp
cận ở từng góc độ khác nhau mà nhấn mạnh chức năng, đối tượng, nhiệm vụ của
triết học khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống nhau, đó là: triết học
nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi
phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con


người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống
dưới dạng duy lý. Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý
luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong
thế giới đó và những quan điểm mà triết học đưa ra phải là những quan điểm
khách quan.
"Triết lý", theo Giáo sư Hoàng Trinh: "Triết lý là những nguyên lý đầu tiên,

những tư tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con
người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm
phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống
hàng ngày...Có những dân tộc đã có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa có triết học
với hệ thống khái niệm của nó" [43, tr.21].
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Triết lý được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là
lý luận triết học, thứ hai là quan niệm chung và sâu sắc của con người về vấn đề
nhân sinh và xã hội [30, tr.1707].
Ở những giai đoạn phát triển của lịch sử, triết lý là sự suy ngẫm, đúc kết,
tổng kết những điều cơ bản nhất về các mối quan hệ trong đời sống thực tế, mọi
mặt của cộng đồng, sự chiêm nghiệm rút ra những quy luật khách quan của tự
nhiên, phục vụ cho thực tiễn của đời sống. Triết lý không chỉ là những kết luận
được rút ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất định mà
triết lý còn là những tư tưởng, quan điểm phản ánh bản chất của các mối quan hệ
diễn ra trong đời sống sinh hoạt mọi mặt của cá nhân hay cộng đồng theo hướng
khẳng định niềm tin, giá trị, đạo lý có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử, phương
châm sống, suy nghĩ hành động của con người trong những hoàn cảnh nhất định.
Nói cách khác, triết lý là kết quả của sự suy ngẫm chiêm nghiệm và đúc kết thành
những quan điểm và luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống
cũng như những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội.


Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống cũng như
trong hoạt động thực tiễn [69, tr.14].
Triết lý làm rõ ràng qua ngôn ngữ những suy nghĩ của con người, nhận
thức được rõ họ đang suy nghĩ điều gì, các niềm tin, thái độ, cách nhìn nhận của
họ về bản thân hay thế giới là như thế nào. Triết lý là nỗ lực xây dựng một thế
giới quan thống nhất làm cơ sở cho suy nghĩ và hành động. Thế giới quan này
phải mang một viễn kiến sâu sắc để mang lại ý nghĩa lớn lao cho hành động.
Nhưng như thế vẫn chưa đủ, triết lý không chỉ đưa ra một thế giới quan, mà nó

phải được hỗ trợ bởi các lập luận. Lập luận là hình thức chặt chẽ để bảo vệ một
triết lý trước sự tấn công của người khác, cũng như để thuyết phục người khác
khi họ chưa chấp nhận về thế giới quan của mình.
Sự hình thành một triết lý thường có ý thức, nhưng cũng có thể vô thức.
Có người diễn đạt dễ dàng triết lý của bản thân, có người không làm nổi, do trình
độ hoặc triết lý chưa thật định hình. Dù sao, nghĩa chữ “triết” ở đây cũng tương
tự như trong Triết Học - đều hàm ý đẹp, sáng láng, cao minh. Khác nhau là triết
học lấy tiêu chuẩn khách quan để đánh giá; còn triết lý đưa ra những luận điểm
một cách chủ quan. Có triết lý của cá nhân, của nhóm, tầng lớp… thậm chí của
cả dân tộc. Một dân tộc trải nhiều biến cố, nếu vẫn tồn tại, sẽ rút ra một triết lý
phù hợp để tồn tại lâu dài, thoát bị đồng hóa hoặc bị diệt. Lúc này, triết lý trở
thành minh triết. Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều Minh triết như của Phật, của đức
Giêsu, đức Ala…Và đã được rất nhiều người tâm đắc và được xem như một tín
ngưỡng của một tôn giáo.
Theo quan điểm của chúng tôi triết lý là một hoạt động rất tự nhiên của
con người, được đúc kết qua kinh nghiệm và chỉ qua kinh nghiệm mới hiểu được,
giúp chúng ta nhận thấy rằng: triết lý vừa là thể hiện tư tưởng linh động vừa là
suy tư về tư tưởng linh động ấy.Triết lý vừa là hành động vừa là thái độ giải thích


cho hành động hay cụ thể, triết lý là những quan điểm về con người và những
vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người, được con người đúc kết qua kinh
nghiệm sống và phát triển hàng ngày.
Từ những căn cứ trên chúng ta cần xác định rõ hai khái niệm triết học và
triết lý vì ở một số quốc gia không có sự phân chia rõ ràng giữa hai khái niệm
này, thậm chí còn đồng nhất hai khái niệm này thành một. Có nhiều quan điểm
đồng nhất giữa triết học và triết lý, xem triết học và triết lý là hai khái niệm có
nội hàm và ngoại diên giống nhau, xem triết học và triết lý là hai từ đồng nghĩa,
tức là chỉ khác nhau về từ ngữ chứ không khác nhau về nghĩa. Tại Việt Nam
chúng ta vẫn có sự phân biệt giữa triết học và triết lý; nhưng tài liệu phân biệt

rạch ròi hai khái niệm đó dường như chưa có và vẫn còn nhiều tranh luận về hai
khái niệm này. Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Hòa trong cuốn Từ
điển Việt – Anh có phân biệt triết học là philosophy (the study – nghiên cứu) với
triết lý là philosophy (of a man or religion – của một người hoặc một tôn giáo).
Triết lý còn được dùng như một động từ - to philosophize [25, tr 610].
Làm rõ sự khác biệt và mối quan hệ giữa triết học với triết lý, GS.TS
Phạm Xuân Nam viết “Khác với triết học, triết lý không phải là môn khoa học…
nhưng triết lý có quan hệ khá mật thiết với triết học, bởi từ hệ thống những
nguyên lý, những luận điểm của một triết thuyết nhất định, người ta có thể rút ra
những triết lý về cách ứng xử, phương châm sống và hành động của những cá
nhân và cộng đồng nào đó tin theo”[43, tr.23-24].
Cũng liên quan đến vấn đề này có quan điểm cho rằng: hai từ triết học và
triết lý ở Việt Nam là hai khái niệm khác nhau chứ không phải hai từ đồng nghĩa
[23, tr.23]. Không như triết học, triết lý rất đa dạng, đủ cỡ, đủ mức, nếu triết học
hình thành do nghiên cứu thì triết lý do trải nghiệm trong cuộc sống nhằm ứng
phó tối ưu với một thực tiễn. Tùy góc độ, một thực tiễn có thể sinh nhiều triết lý.


Nếu lý luận triết học khó thay đổi, thì triết lý có thể thay đổi rất nhanh khi thực
tiễn thay đổi.
Do vậy, qua nghiên cứu chúng tôi một lần nữa khẳng định hai từ triết học
và triết lý ở Việt Nam là hai khái niệm khác nhau chứ không phải là hai từ đồng
nghĩa. Và triết lý được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, có
triết lý nhân sinh, triết lý về vũ trụ, triết lý lịch sử, triết lý kinh tế, triết lý đạo đức,
triết lý pháp luật...
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, triết lý nhân sinh được hiểu như sau:
Nhân sinh (Nhân: người, Sinh: sống) là cuộc sống của con người. Nhân sinh
quan (Quan: xem xét) là lập trường của một người trong việc nhận xét mọi mặt
của cuộc sống, nhân sinh quan tức là quan niệm về sự sống của con người [30,
tr.1317].

Triết lý nhân sinh theo nghĩa rộng là những quan niệm về cuộc sống của
con người và lý giải cụ thể lẽ sống của con người là gì? Mục đích, ý nghĩa giá trị
cuộc sống của con người, đưa ra những chuẩn mực phù hợp để con người cần
phải sống như thế nào cho xứng đáng.
Triết lý nhân sinh theo nghĩa hẹp, là hệ thống quan điểm của con người về
bản thân, về mối quan hệ của bản thân con người với tự nhiên và mối quan hệ
của con người với con người trong xã hội. Bên cạnh đó, triết lý nhân sinh còn thể
hiện nhu cầu, lợi ích, khát vọng, hoài bão, mong ước của con người về tự nhiên
cũng như về các mối quan hệ giữa những con người với nhau. Triết lý nhân sinh
có tác động to lớn đến đời sống con người, nó trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra
phương hướng, mục tiêu cho hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội.
"Triết lý nhân sinh là những quan niệm, quan điểm chung của một người,
một cộng đồng người trong việc xem xét mọi mặt của cuộc sống, là những quan
niệm của con người về cuộc sống, là tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng, lý tưởng


sống của con người" [69, tr.15].
Như vậy, triết lý nhân sinh là những tư tưởng, quan điểm, triết lý của con
người về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của con người và được chính con
người khái quát lên trong suốt quá trình sống và phát triển lâu dài của con
người.
1.1.2. Văn học dân gian và văn học dân gian Nam Bộ
Văn học dân gian
Để có được thuật ngữ "văn học dân gian" là phải trải qua cả một quá trình
lịch sử phát triển kéo dài từ cách gọi tự phát trong dân gian - những người góp
phần sáng tạo ra văn học dân gian - cho đến cách gọi định danh mang tính khoa
học hơn của những nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ XX trở về trước trong các tài liệu
sưu tầm về bộ phận văn học này còn lại, chỉ lưu hành những thuật ngữ gọi riêng lẻ
từng thể loại văn học dân gian như: truyện đời xưa, truyện cười, truyện cổ tích..
Mà thật sự chưa có một sự giới thuyết khoa học nào về những tên gọi này. Người

sử dụng chỉ mặc nhiên coi tên gọi về một thể loại nào đó có tính bao quát về một
bộ phận văn học truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác mà thôi.
Đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những khái niệm liên quan đến văn học
dân gian như: Văn chương bình dân, văn chương đại chúng, văn học đại chúng,
văn chương truyền khẩu, văn chương truyền miệng, văn học truyền miệng, sáng
tác truyền miệng dân gian, sáng tác dân gian, văn nghệ dân gian... Tuy nhiên,
trong ngành nghiên cứu văn học dân gian sau này, các thuật ngữ ấy không có tính
bao quát những đặc trưng quan trọng của văn học dân gian và điều đáng nói ở đây
là những thuật ngữ ấy đã gây ra hiện tượng sử dụng khái niệm không thống nhất,
gây nhiều khó khăn phức tạp trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu có những thuật


×