Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về công tác tổ chức cán bộ ở huyện châu thành, tỉnh an giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

LÊ PHƯỚC DŨNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

LÊ PHƯỚC DŨNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN ĐOÁN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
An Giang, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Phước Dũng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 7
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ........................ 8

10. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 9
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ...... 10
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức
cán bộ ..................................................................................................... 10
1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................. 10
1.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 21
1.2. Một số nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
tổ chức cán bộ ........................................................................................ 33
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ...................... 33
1.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ ................................. 34
1.2.3 . Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát hiện và lựa chọn, đánh giá cán bộ ..... 41
1.2.4.Tư tưởng Hồ Chí Minh vềhuấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ................................................................................................... 43
1.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bố trí, sử dụng, cất nhắc cán bộ.......... 46


1.2.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, quản lý cán bộ ..................... 48
1.2.7. Tư tưởng Hồ Chí Minh vềcông tác cán bộ nữ............................... 48
1.2.8. Tư tưởng Hồ Chí Minh vềchính sách đối với cán bộ .................. 51
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 52
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC CÁN BỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN
GIANG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP................... 53

2.1. Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
hiện nay .................................................................................................. 53
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, chính trị ở huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang ............................................................................... 53
2.1.2. Đặc điểm của bộ máy và đội ngũ cán bộ huyện Châu Thành,

tỉnh An Giang hiện nay ................................................................ 56
2.1.3. Công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang sau 30 năm đổi mới ........................................................... 59
2.1.4. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ
chức cán bộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay ........ 64
2.2. Thực trạng thực hiện công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang hiện nay ........................................................... 67
2.2.1. Thành tựu trong việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành tỉnh An Giang hiện nay ................................. 68
2.2.2. Hạn chế trong việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành tỉnh An Giang hiện nay ................................. 87
2.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ............................. 89


2.3. Một số bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp cơ bản về
nâng cao hiệu quả về công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang trong thời gian tới........................................... 92
2.3.1. Một số bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay ................................ 92
2.3.2. Những giải pháp cơ bản về công tác tổ chức cán bộ ở huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang ......................................................... 94
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 100
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 104


Bản đồ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại để
xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
trong đó có vấn đề tổ chức cán bộ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến con người,đến công tác tổ chức cán bộ,
Theo Bác “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “muôn việc thành công
hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Nhìn lại những năm gần đây, nhất là sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, cách mạng nước ta đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được
những thành tựu to lớn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ, kỷ
cương được phát huy, xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng
ngày càng phát triển, đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng cao,đạt
được những thành tựu đó, công tác tổ chức cán bộ có vai trò rất quan
trọng.Đội ngũ cán bộ hiện nay là thành quả quý báu và to lớn của cách mạng
qua các thời kỳ, là kết quả phấn đấu rèn luyện của từng cán bộ, đảng viên.
Nhiều thế hệ cán bộ được đào tạo và rèn luyện thử thách từ phong trào thực
tiễn đã và đang cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp chung của Đảng, của dân
tộc. Mặt khác, công tác tổ chức cán bộ của Đảng những năm qua đã từng
bước được đổi mới, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
chuyên môn, hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần đưa
sự nghiệp đổi mới đạt nhiều thắng lợi.
Trong bất cứ thời kỳ nào của cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, công tác tổ chức cán bộ có vị trí rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự


2

thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của
chế độ và của cả dân tộc. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng thì công tác tổ
chức cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay chúng ta phải nhìn nhận những mặt yếu
kém của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Đó chính là sự suy thoái về chính
trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kể cả năng lực, trình độ của một bộ phận
không nhỏ cán bộ đã gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của Nhân dân đối
với Đảng. Công tác tổ chức cán bộ vẫn còn nhiều yếu tố lạc hậu, bảo thủ, trì
trệ, chậm đổi mới, chậm cụ thể hóa, không đồng bộ. Một số nơi thực hiện các
quy định về công tác này chưa nghiêm, mặt khác vẫn còn nhiều tiêu cực do tác
động mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến suy thoái một bộ phận cán bộ đảng
viên, gây ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạocủa Đảng và Nhà nước, gây tác hại đến
kết quả công tác cán bộ.
Ngày nay, trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến
động và diễn biến phức tạp, khó lường, vừa là thời cơ, đồng thời cũng là thách
thức đối với chúng ta. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay ngày
càng không đơn giản, đó là sự thách thức đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung;
đồng thời đó cũng là trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên nói riêng. Vì vậy,
cho thấy công tác tổ chức cán bộ đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Từ thực tế trên, vấn đề cán bộ là công việc vô cùng phức tạp, một vấn
đề khoa học có tính hệ thống, nằm trong mối quan hệ khăng khít của toàn bộ
các vấn đề thuộc công tác tổ chức cán bộ như: tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo
đánh giá, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ… là một đòi
hỏi, một yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm xây dựng và hoàn thiện một đội ngũ
cán bộ có đủ đức, đủ tài đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tình hình


3

mới. Điều đó chứng tỏ rằng công tác tổ chức cán bộ của Đảng là một khâu
then chốt, quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng, có tính quyết định
sự tồn tại của Đảng, của chế độ. Cho nên, đây không chỉ là trách nhiệm của
Trung ương, của các cán bộ lãnh đạo Đảng, mà còn là trách nhiệm của tất cả
các cơ quan tổ chức cán bộ của Đảng ở các cấp, của từng địa phương nói
chung và của Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang nói riêng.
Với ý nghĩa và lý luận thực tiễn như trên, bản thân chọn đề tài luận văn
nghiên cứu về: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay”, với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu
Do vị trí quan trọng của vấn đề cán bộ và công tác tổ chức cán bộ, nên
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ từ trước đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu, bao gồm các bài báo, bài viết, tài liệu cũng như các hội thảo
chuyên đề và các tác phẩm của các nhà nghiên cứu. Liên quan tới nội dung
nghiên cứu của luận văn có một số công trình sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, của X. Y. Z (Hồ Chí Minh), Nxb Trẻ
2007. Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra những tiêu chí cơ bản đối người
cán bộ, đảng viên. Những tiêu chí ấy vẫn có sức ảnh hưởng to lớn và là mục
đích đẻ cán bộ đảng viên ngày nay sửa mình, hoàn thiện bản thân.
Tư Tưởng Triết học Hồ Chí Minh một số vấn đề cơ bản, của PGS.TS Trần
Văn Phòng và PGS.TS Hoàng Anh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
2015. Tác phẩm đã phân tích một cách hệ thống, sâu sắc những tư tưởng và hành
động cách mạng trong sự nghiệp của Người dưới góc độ triết học. Đặc biệt tác
giả đi sâu nghiên cứu tư duy biện chứng trong việc phân tích mâu thuẫn xã hội
Việt Nam trong giai đoạn chống thực dân và đế quốc của Hồ Chí Minh.
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, của Hội đồng Trung ương chỉ đạo
biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ



4
Chí Minh,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. Đây là công trình phân tích
một cách toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là tư tưởng cơ bản của
Người. tài liệu này là cơ sở để người đọc nghiên cứu các tài liệu khác.
- Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ
Tài liệu bồi dưỡng Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ
(dùng cho các tỉnh, thành phố), của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Ban Tổ chức Trung ương, năm 2001. Tài liệu đã phân tích một cách
khách quan thực trạng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ ở các tỉnh thành
phố với những giá trị và hạn chế. Trên cơ sở đó, tài liệu đã đưa ra cách thức
phương hướng, nhiệm vụ, nhằm bồi dưỡng và nâng cao lý luận nghiệp vụ
công tác tổ chức cán bộ cho cán bộ các tỉnh thành phố hiện nay ở Việt Nam
Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước, của Ngô Tử Hạ
(chủ biên), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội 2002. Tác phẩm đề cập đến
những vấn đề liên quan trực tiếp và khó tháo gỡ đối với cán bộ làm công tác
tổ chức. Đồng thời tác giả đề cập đến các cách giải quyết mang tính thiết
thực và hiệu quả cao cho cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tổ chức, của Học viện Chính
trị - Hành chính khu vực I, năm 2012. Tài liệu đã phân tích một cách khách
quan thực trạng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ ở nước ta. Trên cơ sở đó,
tài liệu đã đưa ra cách thức phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu
nhằm bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ cho cán bộ
các tỉnh thành phố hiện nay ở Việt Nam trong thực tiễn quản lý.
- Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ chí Minh với công tác
tổ chức cán bộ
Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ, đảng viên cơ
sở), của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2003. Đây là tác phẩm tập trung nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và những bài học nhân văn sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp giản dị



5
mà vĩ đại của Người đối với cán bộ đảng viên cấp cơ sở trong bối cảnh hiện
nay ở Việt Nam.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ,
đảng viên hiện nay, của TS. Hoàng Trang - TS Phạm Ngọc Anh (đồng chủ
biên),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008. Tác phẩm đã nghiên cứu sâu tư
tưởng nhân văn cao cả của Bác Hồ đối với nhân loại, đồng bào và đặc biệt đi
sau nghiên cứu tư tưởng nhân văn ấy đối với đội ngũ cán bộ đảng viên. Tác
phẩm khẳng định giá trị đó đối với cán bộ đảng viên trong xã hội toàn cầu hóa
như vũ bão hiện nay ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ với việc nâng
cao chất lượng công tác cán bộ Quận Hồng Bàng, luận văn tốt nghiệp Cao
cấp lý luận Chính trị của Nguyễn Thị Bích Nga năm 2012.Luận văn đã phân
tích sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Luận văn
đã dựa trên cơ sở đó rút ra những bài học quý giá trong cuộc đời và sự
nghiệp của Người với việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ Quận Hồng
Bàng trong giai đoạn hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào xây dựng
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long hiện nay, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học
Chính trị của Nguyễn Thị Thủy năm 2008. Luận văn đã làm rõ những nét cơ
bản trong tư tưởng của Bác Hồ về vấn đề xây dựng đảng vững mạnh. Luận
văn cũng nêu rõ phương hướng giải pháp và những nội dung cơ bản của việc
vận dụng những tư tưởng của Người vào việc xây dựng Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long trong giai đoạn tình hình có nhiều diễn biến phức tạp trong và ngoài
nước hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân, luận văn
thạc sĩ khoa học triết học của Nguyễn Quốc Huy năm 2014. Luận văn đã
trình bày một cách hệ thống, sáng rõ tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức: đạo

đức cán bộ, đạo đức đảng viên, đạo đức người cách mạng…Đặc biệt, luận
văn đi sâu phân tích quan điểm của Người về Đạo đức của người công an


6
nhân dân. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những kiến nghị, giải pháp để phát
huy những giá trị của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về công an nhân dân
trong tình hình mới với nhiều biến động trái chiều trong xã hội hiện nay ở
trong và ngoài nước.
- Nhóm công trình nghiên cứu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay
Trong báo An Giang online số ra ngày 15-9- 2016, có bài Châu Thành
học tập và làm theo lời Bác đã làm rõ những thành tựu và phương hướng
phát triển của huyện. Xác định ý nghĩa quan trọng của việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Châu Thành đã triển
khai đồng bộ nhiều giải pháp, vận dụng phù hợp với thực tiễn địa phương.
Việc làm này đã tạo được sức lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp Nhân dân. Bí thư huyện ủy Châu Thành, ông Trần Minh Nhựt cũng cho
biết công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt, đồng thời,
xác định vai trò của người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần là tấm gương
mẫu mực cho quần chúng nhân dân noi theo. Bài viết cũng nêu lên những
thành tựu, những cách làm sáng tạo trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn. Những việc làm thiết thực theo lời Bác dạy góp phần xây
dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa
phương phát triển.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết về những thành công cũng như các
giải pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Châu Thành
nói riêng và An Giang nói chung...
Tóm lại, các công trình, bài viết khoa học trên đã trình bày một cách có
hệ thống và chặt chẽ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Tuy nhiên việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang hiện nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Vì vậy, kế thừa những kết quả
khoa học trên, luận văn đã nghiên cứu và làm sáng rõ hơn những giá trị của tư


7
tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ trên cơ sở phân tích tính đảng,
tính dân tộc, tính thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ việc phân tích một
số nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ,
tác giả sẽ làm sâu sắc thêm ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tư tưởng này trong
việc chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đảng cơ sở. Đồng thời, luận văn tập
trung đi sâu nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ của huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang hiện nay, từ đó có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
công tác tổ chức cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng tổ
chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của huyện hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ và công tác cán bộ; tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành, An Giang; từ đó đề xuất phải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tổ chức cán bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ ở
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học

Tư tưởng HCM về công tác tổ chức cán bộ là cơ sở định hướng cho
công tác tổ chức cán bộ của Đảng, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn học
thuyết Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Việc vận dụng tư tưởng HCM về công tác tổ chức cán bộ từ trung ương
đến cơ sở, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi là yếu tố quyết định mọi
thành quả của cách mạng Việt Nam.


8
Vận dụng tư tưởng HCM về công tác tổ chức cán bộ tại huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang là một nội dung sáng tạo lý luận vào thực tiễn, nó đòi
hỏi các cấp lãnh đạo phải quán triệt thực tế ở địa phương, từ đó mới có những
giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả của công tác này.
Nếu vận dụng thắng lợi tư tưởng HCM về công tác cán bộ tại huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang, sẽ chi phối tích cực toàn diện mọi lĩnh vực hoạt
động khác của toàn huyện và góp phần hình thành những điểm sáng trong sự
nghiệp cách mạng của toàn tỉnh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về cán bộ và công tác cán bộ; khảo sát, phân tích và làm rõ thực trạng của
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức cán bộ ở huyện Châu
Thành, An Giang; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất lượng,
hiệu quả công tác tổ chức cán bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác tổ chức cán bộ
huyện Châu Thành và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nâng cao
hiệu quả công tác tổ chức cán bộ huyện Châu Thành hiện nay.
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là

phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể
như phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, khái quát hóa, so sánh, thống kê…
9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
9.1. Những luận điểm cơ bản
Tư tưởng HCM về công tác cán bộ đã hàm chứa tính khoa học, tính
Đảng, tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong tiến trình của cách mạng Việt Nam.


9
Tư tưởng HCM về công tác tổ chức cán bộ là cơ sở lý luận của của vấn
đề công tác tổ chức cán bộ ở tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Thành
nói riêng.
Việc vận dụng tư tưởng HCM về công tác cán bộ tại huyện Châu Thành
phải có những nét đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
9.2. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học của tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác tổ chức cán bộ dưới góc độ triết học.
Luận văn phân tích thực trạng công tác cán bộ hiện nay tại huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
Luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính tham khảo nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ tại huyện Châu Thành, tỉnh
An Giang trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị
mà Đảng bộ huyện đề ra nhằm xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.
Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập về công tác tổ chức cán bộ cấp huyện, xã.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết
cấu của luận văn gồm 2 chương và 5 tiết.



10
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tổ chức
cán bộ

1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nói về tổ chức ta cần nhận thức về nó ở hai góc độ, một là tổ chức với
tính cách là một thực thể (tức là 1 đơn vị xã hội), hai là tổ chức với tính cách
là một hoạt động (như tổ chức lại phòng ban; tổ chức lại đội ngũ cán bộ; tổ
chức hội nghị, hôn lễ; tổ chức cuộc sống gia đình hay tổ chức một lớp
học…).Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa
không giống nhau vàcó nhiều định nghĩa khác nhau về "Tổ chức" tùy theo
góc độ tiếp cận của ngành khoa học đó.
Định nghĩa mang tính triết học nhất về tổ chức là “Tổ chức, nói rộng là
cơ cấu tồn tại của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng không thể tồn tại mà
không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức,
vì vậy, là thuộc tính của bản thân các sự vật và hiện tượng” [6, tr.28]. Vì vậy,
có thể nói tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội
(cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành
viên, cùng nhau hành động vì lý tưởng, mục tiêu chung. Trong xã hội hiện
đại, các tổ chức thường được chia ra: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức kinh tế, văn hóa, vũ trang… nhà
nước quản lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong xã hội bằng pháp
luật.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
khái niệm: “Cán bộ là cái dây chuyền. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy



11
thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người
đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán
bộ dỡ thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [33, tr.54]. Với định
nghĩa trên, một mặt Hồ Chí Minh làm nổi bật vị trí, chức năng người cán bộ
trong xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội của dân, vì dân. Ý nghĩa
cũng như vị trí quan trọng của cán bộ trong xã hội mới chính là chỗ họ có đủ
đức và tài để xứng đáng làm đại biểu hoặc đại biểu cho nhân dân hay không,
nó có thực hiện được sứ mệnh cái dây chuyền của bộ máy, nghĩa là phải thực
hiện được chức năng vận hành bộ máy chạy tốt, chạy có hiệu quả phục vụ
được những đòi hỏi chính đáng của nhân dân, đồng thời thực hiện được chức
năng bộ máy nhà nước và đoàn thể một cách có hiệu lực theo quan điểm xã
hội mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy, khái niệm cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí
Minh không đơn thuần chỉ là người có chức có quyền trong bộ máy nhà nước
và đoàn thể hoặc có nghiệp vụ chuyên môn như một viên chức nhà nước
trong các xã hội cũ mà đã chuyển hóa thành người cán bộ cách mạng.
Lịch sử Nhân loại khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã
hội loài người cũng đồng thời xuất hiện, tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện
và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại, tổ chức là sản phẩm sáng
tạo của xã hội loài người đồng thời cũng là một nhân tố biến đổi xã hội. Theo
nghĩa đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện
một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó.
Như vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung, hay tổ chức là một
nhóm chính thức trong đó giữa các thành viên có liên hệ chặt chẽ với nhau
theo một cách thức nào đó và cùng phối hợp hoạt động để hướng tới mục tiêu
chung. Còn cán bộ có thể hiểu là những người được các tổ chức chính trị - xã
hội giao cho những nhiệm vụ nhất định mà họ phải thực hiện. Công tác tổ
chức, là hoạt động nhằm thiết lập, vận hành một tổ chức thông qua việc đánh



12
giá, lựa chọn, đào tạo - bồi dưỡng, bố trí, sắp đặt những con người vào vị trí
nhất định cũng như tác động đến nhu cầu, lợi ích, ý chí, tình cảm, năng lực
hoạt động thực tiễn của con người nhằm hướng tới mục đích chung.
Như vậy, có thể hiểu công tác công tác tổ chức cán bộ là một chức năng
của hoạt động lãnh đạo, đó là công việc tạo dựng, lập ra, duy trì, củng cố và
phát triển một tập thể, một tổ chức nào đó để thực hiện nhiệm vụ xã hội nhất
định. Với nghĩa nàycông tác tổ chức cán bộ gồm hai nội dung cơ bản, một là
xây dựng tổ chức, hai là bố trí con người. Xây dựng tổ chức là làm cho những
con người, những cá nhân riêng lẻ thành một tập hợp biến tập đó thành một hệ
thống, thành bộ máy và làm cho bộ máy ấy trở thành một sức mạnh không
ngừng phát triển. Còn bố trí con người là tìm kiếm, lựa chọn, huấn luyện
những cá nhân và sắp xếp họ vào hệ thống trong bộ máy. Thật ra hai nội dung
này không phải là hai vấn đề khác nhau, mà chỉ là hai khía cạnh của cùng một
vấn đề, đó là tạo nên tổ chức bằng những con người và xếp đặt con người
thành tổ chức. Công việc đó được gọi chung là công tác tổ chức cán bộ, mà
công tác tổ chức cán bộ, về thực chất là khoa học về con người và mối quan
hệ giữa con người với con người, là công tác với con người, là một công việc
đòi hỏi phải có tính khoa học và nghệ thuật cao.
Công tác cán bộ trong mọi thời kỳ đều nhằm mục đích xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ về số lượng và chất lượng phù hợp với đòi hỏi và
yêu cầu của từng thời kỳ. Công tác cán bộ phải cung cấp cho xã hội những
cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ mà thời
kỳ mới đặt ra. Để làm được đều đó, công tác cán bộ phải thực hiện một loạt
những công việc khác nhau như đánh giá và lựa chọn, bồi dưỡng và đào tạo,
bố trí sử dụng và cuối cùng là chính sách đãi ngộ… trong tất cả những điều
đó, điều cốt lõi chính là công việc quản lý con người, mà thực chất của quản



13
lý con người là tìm hiểu để sử dụng đúng con người. Đó là một vấn đề vừa
mang tính chất lý thuyết, vừa là vấn đề thực tiễn.
1.1.1.2. Ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa phương Đông

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cùng với truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình, tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc tinh hoa văn
hóa nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm giàu tư tưởng, trí tuệ của mình bằng sự thâu
tóm, kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của nhân loại. Đó là sự kế thừa có
chọn lọc, phê phán chứ không phải sự sao chép máy móc; cũng không phải sự
phủ định sạch trơn, mà luôn là sự đánh giá một cách công bằng, khoa học. Tư
tưởng Phương Đông, đặc biệt là nho giáo, dịch học đã có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nho giáo chỉ ra phương cách cai trị xã hội, trong đó lấyđạo đức làm
chủ yếu, Nho giáo rất quan tâm tới vấn đề người cai trị, đẩy người cai trị lên
vị trí rất cao, nhưng cũng đòi hỏi người cai trị phải có điều kiện và đáp ứng
những yêu cầu phẩm chất nhất định. Đó là tính thân dân với phẩm chất đạo
đức và phải thường xuyên tu thân, rèn đức, nêu gương tốt; đó là đức nhân và


14
lòng thương người, đức kính cẩn, khiêm tốn và đức tín với dân. Qua đó, Nho
giáo đòi hỏi người cai trị phải thường xuyên sửa mình, tu thân, rèn đức,
không ngừng nâng cao trình độ qua học tập. Từ cách nhìn nhận dân vi quý, tư
tưởng Nho giáo không chỉ nói nên mục đích vì dân trong hoạt động của Nhà
nước, mà còn nói lên vai trò, sức mạnh của dân. Thấm nhuần giá trị tiến bộ
đó, Hồ Chí Minh đẩy nó cao hơn với chủ trương "Gốc có vững cây mới bền,
xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".

Trong kho tàng tư tưởng chính trị phương Đông, bên cạnh Nho giáo,
Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng và tiếp thu phần tích cực, tiến bộ của nhiều
học thuyếtkhác như Mặc, Lão, Phật; như tư tưởng đòi hỏi nhà cầm quyền
"làm đầy tớ" cho nhân dân của Mặc Tử, thì Hồ Chí Minh nói về Chính phủ
mới: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho
đến các dân làng đều là công bộc của dân" [26, tr.261].
1.1.1.3. Ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa phương Tây
Tư tưởng văn hóa phương Tây là bộ phận quan trọng của tư tưởng văn
hóanhân loại, là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói riêng.
Trong 30 năm bôn ba nước ngoài, đi qua và sống ở nhiều quốc gia, tiếp
xúcvới nhiều luồng tư tưởng, nhiều học thuyết khác nhau của phương Tây,
đặc biệt là các nhà tư tưởng lớn thời kỳ phục hưng, thế kỷ ánh sáng như Volte, Rut-xo, Môngtec- ski-ơ…, những yếu tố tích cực, tiến bộ từ các cuộc cách
mạng Tư sản phương Tây, đã ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh, nhất là các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân quyền, tự do, bình
đẳng,… Những tư tưởng đòi hỏi Nhà nước được tổ chức đáp ứng yêu cầu của
pháp quyền, dân chủ, tổ chức nhà nước không phải là bộ máy cai trị nhân dân,
mà là bộ máy tổ chức và thực thi quyền lực của nhân dân. Lẽ tất nhiên khi tiếp
thu những giá trị tích cực, tiến bộ đó, Hồ Chí Minh cũng đồng thời chỉ ra những


15
hạn chế của nó như: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách
mệnh Tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong nước thì tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa"[30, tr.274].
1.1.1.4. Tư tưởng Mác - Ph.Ăngghen về công tác tổ chức cán bộ
Nghiên cứu toàn bộ di sản tư tưởng của Mác - Ph.Ăngghen có nhiều
bài nói, bài viết, trong đó thể hiện rõ những chỉ dẫn rõ ràng về công tác tổ
chức cán bộ của cách mạng.Mác - Ph.Ăngghen khẳng định rằng giai cấp vô
sản và chính Đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được

chính quyền thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành và tài
năng đủ để đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng đặt ra.
Các ông cho rằng: “mỗi thời đại xã hội đều cần những con người như thế thì
như Henvêxincơ nói: Thời đại sẽ sáng tạo ra con người như thế”. Cũng chính
xuất phát từ quá trình hoạt động thực tiễn của mình cộng với những tri thức
tổng kết từ kinh nghiệm lịch sử loài người C.Mác rút ra kết luận “tư tưởng
căn bản không thể hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng cần có
những con người sử dụng lực lượng thực tiễnþ[24, tr.181]. Những con người
sử dụng thực tiễn ở đây chính là công tác tổ chức cán bộ và tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ chưa có một Đảng vô sản
nào giành được chính quyền nên các ông chưa bàn cụ thể về công tác tổ
chức cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhưng hai ông đặc biệt quan
tâm đến việc xây dựng đội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá
tư tưởng cộng sản. Họ chính là những nhà lãnh đạo, tổ chức các phong trào
đấu tranh của giai cấp vô sản, kết hợp với phong trào công nhân trên cơ sở
đó thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân. Mác - Ph.Ăngghen đặt ra
những yêu cầu khá cụ thể và toàn diện đối với người cán bộ cách mạng,
người lãnh đạo Đảng, theo các ông, người lãnh đạo trước hết là người tiêu
biểu cho lý tưởng cách mạng, cho lẽ sống, là người có tri thức toàn diện và


16
uyên thâm của thời đại mình. Hai ông đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản. Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết
nhất trong tất cả các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn
luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại
của giai cấp vô sản ở chổ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản. Như vậy, xét về mặt thực tiễn người cán bộ
phải là người có bản lĩnh, gương mẫu, có khả năng tập hợp và cổ vũ phong
trào quần chúng. Về mặt lý luận họ phải là người có trình độ năng lực, có

trình độ lý luận chính trị, có tầm nhìn bao quát, có lập trường tư tưởng vững
vàng.
Công tác phát hiện, lựa chọn, đào tạo, rèn luyện nhà cách mạng chủ yếu
là qua phong trào đấu tranh của cách mạng của quần chúng. Đây là một phát
hiện rất lớn của Mác - Ph.Ăngghen về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ.
Bởi vì, chính phong trào đấu tranh cách mạng thì mới phát hiện ra những
người con ưu tú, đủ sức giương cao ngọn cờ cách mạng cho quần chúng đi
theo. Và cũng chính trong phong trào đó mà người cán bộ được rèn luyện
trưởng thành hơn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Qua đó ta thấy được tư
tưởng của Mác - Ph.Ăngghen rất coi trọng thực tiễn, luôn xem thực tiễn là nơi
kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận.
Mác - Ph.Ăngghen cũng có yêu cầu quan trọng đối với người cán bộ
cách mạng là phải luôn luôn có ý thức trách nhiệm và đặc biệt trong hành
động phải coi mình là “đầy tớ” của dân, là người có tinh thần cầu thị, biết
thừa nhận sai lầm, không phải lời nói mà bằng hành động cụ thể là sửa chữa
ngay sai lầm mà mình mắc phải. Họ phải luôn nhận thức được rằng họ là
những người “đầy tớ luôn luôn có thể bị bãi miễn … luôn luôn hành động
dưới sự kiểm soát cho nhân dân … không nấp sau một chế độ quan liêu, giấy
tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những


17
sai lầm ấy” [25]. Người cán bộ phải là người giành được sự tín nhiệm của
nhân dân không phải chỉ bằng tài năng, những kiến thức về lý luận mà còn đòi
hỏi ở họ lòng trung thực, tình cảm, ý chí cách mạng và tính kiên quyết để thực
lý tưởng cách mạng đó trong thực tiễn.
Như vậy, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Mác Ph.Ăngghen, hai người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, đã vạch rõ vai trò, vị
trí của người cán bộ cách mạng. Đồng thời hai ông cũng chỉ ra những yêu cầu
của người cán bộ trong việc lựa chọn đánh giá, đào tạo và huấn luyện.
1.1.1.5. Tư tưởng của V.I.Lênin về công tác tổ chức cán bộ

Công tác tổ chức cán bộ là tư tưởng quan trọng mà V.I.Lênin, người
thầy của cách mạng vô sản đã kế thừa, bổ sung và phát triển một cách xuất
sắc chủ nghĩa Mác - Ph.Ăngghen. Lênin đã từng bước hoàn thiện tư tưởng về
công tác tổ chức cán bộ qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nước Nga trong
từng giai đoạn cụ thể. Ông khẳng định ''trong cuộc đấu tranh giành chính
quyền giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức'' [18, tr. 481],
''hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ làm đảo
lộn cả nước Nga” [17, tr.554]. Và khi đã có chính quyền rồi, ''Lĩnh vực trọng
yếu nhất và khó khăn nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ
tổ chức'' [19, tr. 297]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga, Người luôn
nhấn mạnh và chỉ rõ: ''Toàn bộ nhiệm vụ của Đảng cầm quyền là tổ chức, tổ
chức và tổ chức'' [19, tr. 297].
V.I.Lênin đặc biệt coi trọng công tác xây dựng một đội ngũ cán bộ cách
mạng. Ông ý thức được rằng, khi Đảng chưa có chính quyền, vấn đề cán bộ
đã rất quan trọng, vì vậy khi có chính quyền rồi thì vấn đề cán bộ càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Lênin đã chỉ rõ tầm quan trọng, vai trò to lớn của
cán bộ: Trong sự nghiệp đấutranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội là
một công việc của toàn dân, tiến hành trên một quy mô rộng lớn đòi hỏi phải


18
có một đội ngũ cán bộ đóng vai trò tổ chức các quá trình thực tiễn một cách
có hiệu quả. Lênin cũng khẳng định: Đảng Cộng sản lãnh đạo là nhân tố cơ
bản quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, do vậy đội ngũ cán bộ
của Đảng luôn luôn đóng vai trò quan trọng, không có đội ngũ cán bộ vững
mạnh thì Đảng không thể duy trì, giữ vững được sự lãnh đạo của mình. Như
vậy, Lênin đã gắn chặt đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ với vai trò lãnh đạo
của Đảng. Nếu chúng ta nhận thức không đầy đủ, khoa học về mối quan hệ
này sẽ không thấy được sự lãnh đạo chính trị thực chất của giai cấp công
nhân. Sự lãnh đạo của Đảng trước hết là thông qua đường lối chính trị, đồng

thời phải thông qua đội ngũ cán bộ, công táctổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy.
Vai trò của cán bộ và công tác cán bộ chỉ được thể hiện rõ ràng, cụ thể khi
gắn liền với đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Người cán bộ có vai trò
to lớn, từ việc giác ngộ tư tưởng cho quần chúng đến việc tổ chức, họ tạo nên
sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các lực lượng, các tổ chức, sự thống
nhất giữa ý chí và hành động.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ như đã nói ở trên,
nên ngay từ rất sớm và kể cả sau này khi đất nước Nga tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin luôn quan tâm tới việc xây dựng, huấn luyện và
đào tạo ra một đội ngũ cán bộ cách mạng, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi mà
thực tiễn đặt ra. Đó là đội ngũ những người tâm huyết, lấy đấu tranh cách
mạng làm chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ giỏi có phẩm chất, có nhiệt tình là
điều kiện để giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản. Do vậy, V.I.Lênin đã
chỉ ra tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ: “Trong lịch sử chưa hề có
giai cấp nào lại có thể giành được quyền thống trị, nếu như nó không đào tạo
ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên
phong, có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [21,tr.473].


×