Tài liệu
soạn bài
Ngữ văn
lớp 9
Tập 1
TUẦN 1:
SOẠN BÀI: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà)
Câu 1:
a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết
uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ
văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
•
Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa,
Nga …;
•
Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
•
Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách
sâu sắc, uyên thâm;
Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có
chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời
với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng
văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất
bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.
Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông
của Hồ Chí Minh:
•
Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên
cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ
Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ";
•
Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
thô sơ;
•
Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Câu 3: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 2
•
Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh
nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
•
Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản,
ung dung.
•
Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn
một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.
•
Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Câu 4: Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
•
Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn
hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.
•
Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết
trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao
SOẠN BÀI: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng
Câu 1
a. Bản thân từ "bơi" đã cho người ta biết: ở dưới nước. Điều mà An cần biết là một
địa điểm học bơi cụ thể (Bể bơi nào? Sông, hồ,… nào?)
b. Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông
tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.
c. Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý lời nói thiếu nội dung sẽ không đảm bảo tiêu
chuẩn giao tiếp.
Câu 2
a. Đọc truyện "Lợn cưới, áo mới" ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng
trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng
chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 3
con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con
lợn nào chạy qua đây cả". Truyện cười này phê phán tính nói khoác.
b. Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:
•
Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.
•
Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).
II. Phương châm về chất
Câu 1:
Tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu
chuyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vật, đặc biệt là ở lời
thoại cuối. Cái xấu bị phê phán ở đây là tính nói khoác, nói không đúng sự thật.
Câu 2:
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật.
Không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây
cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp phải tuân thủ.
III. Luyện tập
Câu 1: Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. Câu này thừa "nuôi ở nhà" bởi vì từ "gia súc"
đã hàm chứa "thú nuôi trong nhà".
b. Én là một loài chim có hai cánh. Câu này thừa tổ hợp từ "có hai cánh" vì tất cả các
loài chim đều có hai cánh.
Câu 2: Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các
câu sau cho thích hợp:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là: nói có sách, mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là: nói dối.
c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là: nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là: nói nhăng nói cuội.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 4
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi… là: nói trạng.
Câu 3:
Câu hỏi "Rồi có nuôi được không ?" của người nói đã không tuân thủ phương châm
hội thoại về lượng. Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần
thiết. Trong câu trả lời của người bạn: "Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai
tháng đấy!", thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Đây cũng
chính là chỗ gây ra tiếng cười của truyện.
Câu 4:
a. Đôi khi người nói phải đùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết tôi tin
rằng ; nếu tôi không lầm thì ; tôi nghe nói ; theo tôi nghĩ ; hình như là ...
Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những
cách nói trên nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin
mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. Đôi khi người nói dùng: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. Những cách
nói này nhằm để đảm bảo phương châm về lượng. Mục đích có thể để nhấn mạnh ý,
hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định
là mọi người đã biết .
Câu 5: Giải thích thành ngữ:
•
Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
•
Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
•
Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt.
•
Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.
•
Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.
•
Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.
•
Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.
Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải
tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 5
SOẠN BÀI: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
•
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính
chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng
phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
•
Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
•
Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích
cho con người.
•
Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
o
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
o
Phương pháp liệt kê.
o
Phương pháp nêu ví dụ.
o
Phương pháp dùng số liệu.
o
Phương pháp so sánh.
o
Phương pháp phân loại, phân tích.
2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Văn bản" "Hạ Long – đá và nước"
a.
•
Thuyết minh về sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.
•
Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê...
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 6
b. Phương pháp thuyết minh:
•
Phương pháp nêu định nghĩa
•
Phương pháp giải thích
•
Phương pháp lệt kê.
Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: "Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm
cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri
giác, có tâm hồn"
c. Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
•
Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của
cảnh sắc.
•
Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi
vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.
- Biện pháp nhân hoá:
•
Đá có tri giác, có tâm hồn
•
Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả
trở về.
=> Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
II. Luyện tập
Câu 1: Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
a.
•
Văn bản trên có tính chất thuyết minh.
•
Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ
thống:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 7
•
o
Tính chất chung về họ, giống, loài
o
Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể...
o
Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh,
phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản:
o
Phương pháp nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới.
o
Phương pháp phân loại: Các loại ruồi.
o
Phương pháp dùng số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp
ruồi...
o
Phương pháp liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...
b.
•
•
Nét đặc biệt:
o
Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
o
Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
Những biện pháp nghệ thuật:
o
Nhân hoá
o
Liệt kê
Tác dụng Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri
thức.
Câu 2: Đọc đoạn văn SGK và nhận xét
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện: Kể
câu chuyện ngày bé nghe bà kể chuyện về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau
này học môn sinh vật mới biết là không phải như vậy.
=> Phương pháp giải thích.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 8
SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ
THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái
bút, cái kéo, cái nón.
Có thể tham khảo dàn bài sau: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
"Nét chữ là nết người". Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm
thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng
của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những
nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó,
đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những
năm 1930.
•
Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô
•
Quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
•
Bút bi ra đời.
b. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
•
Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu,
trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
•
Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
•
Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi
áo, vở.
c. Phân loại:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 9
•
Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu
dùng.
•
Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong
bài)
•
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân
hoá trong bài viết)
•
Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
•
Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
•
•
•
Ưu điểm:
o
Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển
o
Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
Khuyết điểm:
o
Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp.
o
Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
Phong trào: "Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường" khơi nguồn sáng tạo.
f. Ý nghĩa:
•
Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
•
Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của
mỗi con người
•
Dùng để viết, để vẽ.
•
Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 10
•
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài
văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần
thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Câu 1. Trình bày dàn ý trước tổ, trước lớp; đọc đoạn văn Mở bài.
Câu 2. Trao đổi, tham khảo các dàn ý của các bạn, lắng nghe nhận xét của thầy, cô
giáo rồi tự điều chỉnh dàn ý của mình.
Câu 3. Đọc văn bản "Họ nhà Kim" (SGK Ngữ văm 9, tập 1, tr.16) và nhận xét về nội
dung thuyết minh, cách thức thuyết minh.
Gợi ý:
Về nội dung thuyết minh:
•
Chủ đề thuyết minh của văn bản là gì?
•
Văn bản đã giới thiệu, trình bày về đối tượng với những nội dung nào? Có đầy
đủ và sâu sắc không?
Về phương pháp thuyết minh:
•
Văn bản đã sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng nào?
•
Văn bản có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật không? Đó là những biện
pháp nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
TUẦN 2:
SOẠN BÀI: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (G. G.
MÁC – KÉT)
Đọc hiểu tác phẩm
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 11
Câu 1: Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:
- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự
sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến
tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.
- Hệ thống luận cứ:
•
Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn
thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế,
hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng
lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên
cuồng, phi lí của các hoạt động này;
•
Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi
ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của
xã hội loài người;
•
Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ
khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.
Câu 2: Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự
sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh.
Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể và đưa ra số liệu
cụ thể đầu đạn hạt nhân với những phép tính đơn giản và rõ ràng. Cách nêu vấn đề
trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người
đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
Câu 3: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn
kém và tính chất phi lí của chạy đua vũ trang. Cụ thể:
- Lí lẽ: "Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ
phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn."
•
Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh
phí;
•
Dẫn chứng về y tế
•
Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 12
•
Dẫn chứng về giáo dục
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm
nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự
nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Câu 4: Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá
của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái
Đất.
Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ
cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt
nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 5: Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì chủ đích của
người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào
nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản
của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ
đấu tranh tích cực.
SOẠN BÀI: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO)
I. Phương châm quan hệ
- Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu
người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp.
- Để tránh tình trạng này, khi hội thoại phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói đúng
vào vấn đề cùng quan tâm. Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại.
II. Phương châm cách thức
a.
- Dây cà ra dây muống - nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm.
- Lúng búng như ngậm hột thị - nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 13
Nói như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung
muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận.
Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
b.Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
- Trong câu trên, cụm từ "ông ấy" có thể được hiểu theo hai cách: nhận định của ông
ấy về truyện ngắn hoặc nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu
nói sẽ trở nên mơ hồ, người nghe khó xác định được chính xác điều người nói muốn
nói.
- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn.
Ví dụ:
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác.
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy.
c. Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu
lầm
III. Phương châm lịch sự
a. Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé trong câu
chuyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Nhân vật "tôi"
không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho; vì thế ông
lão ăn xin cảm thấy mình đã được tôn trọng, cảm thông và cả hai người đều thấy hài
lòng.
b. Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện này là: trong giao tiếp cần tế nhị và tôn
trọng người khác.
IV. Luyện tập
Câu 1
a. Lời chào cao hơn mâm cỗ: thái độ quý mến, lịch sự quan trọng hơn cả giá trị vật
chất của mâm cỗ.
b.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 14
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
=> Lời nói nhã nhặn, lịch sự không tốn kém gì mà hiệu quả lại lớn.
c.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Chiếc kim bằng vàng (vật quý) không ai nỡ uốn làm lưỡi câu (vật tầm thường), vậy
người khôn ngoan (hiểu biết) không nên nói nặng lời với nhau (không tương xứng
với giá trị của mình)
Tất cả các câu tục ngữ trên đều khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn.
Tham khảo một số câu tục ngữ, ca dao sau:
- Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Câu 2: Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong hội thoại là:
nói giảm, nói tránh.
Ví dụ: Khi nói một người có ngoại hình xấu, ta nên nói: "Cô ấy không được đẹp lắm."
Câu 3:
a. Nói mát
b. Nói hớt
c. Nói móc
d. Nói leo
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 15
e. Nói ra đầu ra đũa
Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và
phương châm cách thức.
Câu 4:
a. Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài
đang trao đổi, tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
b. Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết
là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng
phải thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự.
c. Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho
người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sự, buộc phải chấm dứt
sự không tuân thủ đó.
Câu 5:
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ.
•
Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo.
•
Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu
•
Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết
•
Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý
•
Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác
•
Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó,
không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
•
Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó,
không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
- Các phương châm có liên quan trực tiếp:
•
Phương châm lịch sự: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng
nhẹ; mồm loa mép giải; nói như dùi đục chấm mắm cáy
•
Phương châm cách thức: nửa úp nửa mở.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 16
•
Phương châm quan hệ: đánh trống lảng.
SOẠN BÀI: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Đọc văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam và trả lời câu hỏi.
1. Nhan đề văn bản là Cây chuối trong đời sống Việt Nam. Đối tượng thuyết minh là
cây chuối. Nhưng cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt
Nam chứ không phải là cây chuối thuần túy là một loài thực vật.
2. Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây
chuối rất ưa nước ... Chuối phát triển rất nhanh ... Quả chuối là một món ăn rất
ngon.
3. Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:
•
Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá
xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.
•
Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ
đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là "con đàn cháu lũ".
•
Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối
có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
•
Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây.
Tác dụng: Yếu tố miêu tả trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra
một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản
phẩm từ cây chuối.
4. Một số công dụng khác của cây chuối:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 17
•
Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, đặc biệt là một trong những
loài rau không thể thiếu dùng để làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già
dùng để làm thức ăn cho lợn (heo).
•
Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói đồ cho các bà đi chợ.
•
Bắp chuối có thể ăn sống hoặc luộc lên làm món nộm hoa chuối rất ngon.
II. Luyện tập
Câu 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
•
Thân chuối có hình tròn thắng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng
loáng.
•
Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh
mướt và rộng như một tấm phản.
•
Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ
không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó
khô dần khô dần thành màu nâu nhạt.
•
Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thủa xưa được viết trên giấy hoa tiên
còn phong kín.
•
Bắp chuối: màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược.
•
Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Câu 2:
•
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn SGK: "Tách là loại chén uống nước của Tây, nó
có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời.
Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới
uống."
•
Những yếu tố miêu tra này làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được
thuyết minh) và hình ảnh của Bác Hồ.
Câu 3: Một vài câu miêu tả trong văn bản "Trò chơi ngày xuân" là:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 18
•
Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho
không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.
•
Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có
các họa tiết đẹp.
•
Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa
lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ CHO VĂN
BẢN THUYẾT MINH
I. Hướng dẫn chuẩn bị
Cho đề bài sau: Con trâu ở làng quê Việt Nam
Lập dàn bài thuyết minh về con trâu.
A. Tìm hiểu đề:
•
Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
•
Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
•
Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
•
Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện
pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt
Nam.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 19
•
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
•
Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,
thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ;
sừng hình lưỡi liềm…
•
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con …
b. Lợi ích của con trâu:
•
Trong đời sống vật chất:
o
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa,
hạt gạo.
o
Là tài sản quý giá của nhà nông.
o
Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
•
Trong đời sống tinh thần: Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở
nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều,
đánh trận giả khi chăn trâu …
•
Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
o
Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
o
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
o
Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt
Nam.
3. Kết bài:
•
Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê
Việt Nam.
•
Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
II. Luyện tập trên lớp
Có thể tham khảo một số đoạn văn sau:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 20
Đoạn 1: Con trâu trên đồng ruộng.
Đã bao đời nay, trâu là con vật không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam.
Trên đồng ruộng, trâu lực lưỡng khỏe mạnh kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ
chỉ. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi
ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Vì vậy con
trâu có ý nghĩa rất lớn đối với công việc đồng áng của người nông dân, câu tục ngữ:
Con trâu là đầu cơ nghiệp xuất phát từ thực tế đó. Mùa gặt, trầu cần cù siêng năng
kéo những xe lúa vàng ươm nặng trĩu về chất đầy kho. Những lúc mùa vã, trâu trong
thả đứng gặm cỏ trên những bờ ruộng, trên lưng trâu một vài chú cò trắng tinh nghịch
sà xuống, đó là biểu tượng cho cảnh yên bình của làng quê.
Đoạn 2: Con trâu trong một số lễ hội.
Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường
được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm. "Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn
thì về chọi trâu" Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung
sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là
đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một
con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con
trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung
quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu
chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ
động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật
vui vẻ.
TUẦN 3:
SOẠN BÀI: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN
ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em< gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp
cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của
trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 21
•
Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới
(trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói
nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);
•
Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc
thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;
•
Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc
gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của
trẻ em.
Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn
cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.
Câu 2. Ở phần "sự thách thức", bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em
trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống
khổ cực nhiều mặt.
•
Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự
xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.
•
Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng
vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
•
Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Câu 3. Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong
phần "Cơ hội", cụ thể là:
•
Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền
trẻ em;
•
Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề
về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị,
tăng cường phúc lợi trẻ em.
Câu 4. Phần "nhiệm vụ" của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc
gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được
nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện: từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 22
triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật,
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích
trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
Câu 5. Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu
của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần
vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến
lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công
việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng
đồng.
II. Luyện tập
Nêu những nhận xét cá nhân về sự quan tâm tới trẻ em ở địa phương.
Ví dụ: Ở đất nước ta, vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em đã được sự quan tâm cụ thể của
Đảng. Nhà nước, sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội, của toàn dân. (Có thể
nêu ra những hoạt động vì trẻ em: tiêm chủng miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí
cho trẻ em dưới 6 tuổi, mọi trẻ em đều được đi học, các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em,
các tổ chức và hoạt động nhân đạo vì trẻ em thiệt thòi, trẻ em đặc biệt khó khăn…).
SOẠN BÀI: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP THEO)
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
•
Truyện cười "Chào hỏi" liên quan đến phương châm lịch sự.
•
Anh chàng rể trong truyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong
hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Bản thân câu
hỏi "Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?" không vi phạm
phương châm lịch sự; nhưng nó bị coi là không tuân thủ phương châm lịch sự
trong tình huống: gọi một người đang đốn cành trên một cây cao xuống để hỏi.
Làm như thế không những không khiến người khác hài lòng mà có thể còn gây
phiền toái, khiến người giao tiếp tức giận.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 23
•
Có thể rút ra bài học qua câu chuyện là: cần phải chú ý đến đặc điểm của tình
huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng
không thích hợp trong một tình huống khác.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 1. Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm giao tiếp, chỉ có
tình huống trong truyện "Người ăn xin", phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại
đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2. Đoạn thoại:
An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba: Đâu vào khoảng thế kỉ XX.
a. Trong trường hợp trên, phương châm về lượng đã bị vi phạm. Thông tin mà Ba
cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của An (An hỏi cụ
thể "năm nào", Ba chỉ giải đáp chung chung, không cụ thể "khoảng đầu thế kỉ XX".
b. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương
châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: vi phạm phương châm về chất. Để tránh vi
phạm phương châm về chất, Ba đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể,
chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.
Câu 3. Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất. Có thể đây là sự lựa
chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể
sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có
thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo.
Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một
phương châm hội thoại nào đấy.
Câu 4. Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem
lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng.
Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông
tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có
nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
Như vậy, có khi, để gây chú ý, muốn thể hiên một ngụ ý nào đó, người nói có thể
không tuân thủ phương châm hội thoại.
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 24
II. Luyện tập
Câu 1. Ở đây, người bố đã không chú ý đến phương châm cách thức. Đứa con 5 tuổi
(chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao";
đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố
cũng không đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao
tiếp (ở đây là người giao tiếp: nói với ai?).
Câu 2. Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng "Chúng tôi đến đây không phải để thăm
hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ này chúng tôi không làm để
nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi" không tuân thủ phương
châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy là không có lý do chính đáng, không có
căn cứ.
SOẠN BÀI: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
Câu 1. Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi - chúng tôi; bạn các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông;
tao - chúng tao; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …
Câu 2. Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích sau:
a.
- Dế Mèn - nhân vật kể chuyện xưng "tôi"
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta - chú mày trong đoạn trích (1), tôi - anh trong
đoạn trích (2).
- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em - anh trong đoạn trích (1), tôi - anh trong đoạn
trích (2).
b. Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự
xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu và một kẻ ở vị thế mạnh kiêu căng,
TÀI LIỆU SOẠN BÀI NGỮ VĂN LỚP 9 TẬP 1
123DOC.ORG – ANGELA LÊ
Trang 25