Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kỳ luật Hôn nhân và gia đình đạt 8 điểm: Phân tích và đánh giá điều kiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.93 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường làm việc và môi trường sống đang là những yếu tố gây ra tình
trạng vô sinh tăng trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những cặp vợ chồng dưới 30
tuổi. Nghiên cứu toàn quốc của bệnh viện Phụ sản Trung ương tại Đại học Y Hà
Nội tiến hành trên 14300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49) ở 8 tỉnh
đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%.1 Vô sinh là căn bệnh mà bất cứ ai cũng
không muốn xảy ra đối với vợ chồng mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà căn
bệnh quái ác này đã cướp đi niềm hạnh phúc thiêng liêng của các cặp vợ chồng
khi không được thực hiện thiên chức làm cha làm mẹ. Không ít cặp vợ chồng đã
rơi vào tuyệt vọng thật sự khi biết mình đang mang trong cơ thể căn bệnh này.
Họ rơi vào tình trạng buồn rầu vì không sinh được con, vì thế mà họ luôn hy
vọng một phép màu nào đó giúp họ có được con. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra
đời, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực sự đã mang lại hạnh
phúc lớn lao cho biết bao cặp vợ chồng. Theo đó, vấn đề sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản đang ngày càng phổ biến và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng,
việc xác định cha, mẹ, con cũng có những nét đặc trưng riêng. Biết được tầm
quan trọng của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, em xin chọn đề tài:
“Phân tích và đánh giá điều kiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp đó” cho bài tập lớn cuối
kỳ.
I.

B. NỘI DUNG
Khái quát về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm

I.1. Khái niệm
Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.”


1 />

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015
quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo có quy định: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết
hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi.”
Theo đó, thụ tinh trong ống nghiệm là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật
y học để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ, là sự kết hợp giữa
noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi, với mục đích giúp
những cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và sinh con
theo đúng nguyện vọng.
I.2. Nguyên tắc áp dụng
Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện
theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm
2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, theo đó có những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Do đó ta có thể nhận thấy, pháp luật tôn trọng quyền được có con của mỗi cặp
vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân, vì thế mà pháp luật cho những cặp vợ
chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm. Tuy nhiên việc thụ tinh trong ống nghiệm này phải tuân thủ
theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thứ hai, việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận
tinh trùng, cho và nhận phôi, được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Điều
này đảm bảo quyền tự nguyện từ cả bên cho và bên nhận, không phải do bất kỳ
ai bắt buộc.
Thứ ba, việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên
nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người
cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của

người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc. Việc quy định này nhằm đảm bảo sự an


toàn cho đứa trẻ được sinh ra, bảo đảm quyền làm cha, mẹ cho người nhận tinh
trùng, nhận phôi; vì có khả năng nếu cung cấp thông tin về người cho và nhận
tinh trùng, phôi thì sau này người cho họ có thể sẽ đến để đòi lại con như vậy sẽ
gây hậu quả bất lợi cho người nhận. Tuy nhiên vẫn phải ghi rõ đặc điểm của
người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc để có thể kiểm định lại tinh trùng, phôi
đó có bị bệnh di truyền hay bệnh nào đó ảnh hưởng đến thế hệ sau hay không.
Đồng thời việc ghi rõ đặc điểm của người cho và đặc biệt là yếu tố chủng tộc để
tránh trường hợp con sinh ra kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi ba đời.
Thứ tư, việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo
quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành. Quy định này nhằm bảo đảm sức khỏe cho người mẹ và thai nhi có
thể phát triển khỏe mạnh. Tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân tùy tiện trong
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
II.

Điều kiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

II.1. Điều kiện đối với người cho noãn, cho tinh trùng
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm
2015: “Người cho noãn, cho tinh trùng được khám và làm các xét nghiệm để
xác định: không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình; không bị nhiễm HIV”. Theo đó không phải bất kỳ cá nhân nào cũng
đủ điều kiện để được cho noãn, cho tinh trùng. Trước khi đi hiến họ phải làm các
xét nghiệm và khi đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐCP ngày 28 tháng 1 năm 2015 thì mới được hiến tặng. Việc quy định này nhằm
bảo đảm cho đứa trẻ được sinh ra sẽ có sức khỏe tốt, không bị mắc các chứng

bệnh gây hệ lụy xấu cho cuộc sống. Đồng thời việc cho noãn, cho tinh trùng
phải dựa trên yếu tố tự nguyện của người cho, không phải do bất kỳ một thế lực
nào ép buộc. Việc cho noãn, cho tinh trùng chỉ được cho tại cơ sở khám chữa
bệnh được Bộ Y tế công nhận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Yêu


cầu này đặt ra nhằm bảo vệ noãn, tinh trùng của người cho được sử dụng một
cách đúng đắn và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một
người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp
sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc
hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học. Việc quy định này nhằm tránh
hiện tượng thương mại hóa hoặc lợi dụng việc cho noãn, tinh trùng này để thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục.
Từ những phân tích trên, ta thấy pháp luật đã có sự quan tâm, vào cuộc,
bảo đảm quyền lợi cho những người tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn. Quy
định về yêu cầu đảm bảo không mắc các bệnh di truyền, hay HIV, bệnh thần
kinh… nhằm đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ sinh ra, ngoài ra không có thái
độ khinh bỉ những người tự nguyện hiến tặng đó. Đặc biệt trong việc quy định
về phần tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc nếu hiến tặng cho
cơ sở làm nghiên cứu khoa học, việc quy định này đảm bảo tinh trùng, noãn của
người cho không bị sử dụng lung tung, bảo đảm ý tốt của người cho không bị lợi
dụng, sử dụng sai mục đích.
II.2. Điều kiện đối với cặp vợ chồng hoặc người phụ nữ độc thân
Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình
dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ
vẫn không có thai. Do đó nếu cặp vợ chồng mà có quan hệ tình dục như vậy vẫn
không có con thì cặp vợ chồng này là cặp vợ chồng vô sinh. Theo Nghị định số
10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 thì những cặp vợ chồng vô sinh và
người phụ nữ độc thân đều có quyền sinh con, và phương thức mà họ sinh con

có thể là thụ tinh trong ống nghiệm hoặc nhờ người khác mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo. Vì vậy mà vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có
quyền nhận tinh trùng, noãn để thụ tinh trong ống nghiệm.


Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để được nhận tinh trùng, nhận
noãn, nhận phôi để sinh con. Pháp luật có quy định những điều kiện để được
nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi như sau:
Trường hợp người nhận tinh trùng, Khoản 1 Điều 5 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 có quy định: “Người nhận tinh
trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên
nhân vô sinh là do người chồng hoặc phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và
noãn của chị bảo đảm chất lượng để thụ thai.” Nguyên nhân mà cặp vợ chồng
trong trường hợp này không sinh được con là do người chồng, dù đã điều trị vô
sinh mà vẫn không có khả năng tiết tinh trùng để sinh con, tuy nhiên để được
nhận tinh trùng thì sức khỏe của người mẹ cũng phải đảm bảo chất lượng để thụ
thai. Cũng giống như người phụ nữ trong cặp vợ chồng vô sinh mà nguyên nhân
vô sinh là do người chồng, người phụ nữ độc thân muốn nhận tinh trùng thì sức
khỏe của người này cũng phải đảm bảo. Yêu cầu như vậy để đảm bảo quá trình
thụ thai diễn ra an toàn, đứa trẻ sinh ra có khả năng phát triển tốt.
Trường hợp nhận noãn, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
ngày 28 tháng 1 năm 2015 quy định: “Người nhận noãn phải là người Việt Nam
hoặc người gốc Việt Nam là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh
mà nguyên nhân vô sinh là do ngươi vợ không có noãn hoặc noãn không bảo
đảm chất lượng để thụ thai.” Quy định này để đảm bảo người mẹ mang thai
phải là người Việt Nam hoặc là người gốc Việt Nam. Có lẽ pháp luật quy định
như vậy để đảm bảo duy trì nòi giống người Việt, tạo điều kiện cho đứa trẻ sinh
ra sẽ được hưởng những quy định bảo vệ trẻ em theo pháp luật Việt Nam.
Trường hợp nhận phôi, Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
ngày 28 tháng 1 năm 2015 có quy định: “Người nhận phôi phải thuộc một trong

các trường hợp sau đây:
a. Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là
do cả người vợ và người chồng;


b. Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
c. Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để
thụ thai.”
Việc nhận phôi này có nghĩa rằng việc tự thụ thai là vấn đề không thể xảy
ra được ở người phụ nữ độc thân hay người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh dù đã
có nhận tinh trùng. Để đảm bảo quyền có con của mỗi cặp vợ chồng và người
phụ nữ độc thân, pháp luật đã quy định cho những người thuộc trường hợp này
được nhận phôi cũng có nghĩa là họ vẫn có thể sinh được con như mong muốn.
Ngoài những điều kiện trên thì người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận
phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang
thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh
hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Có thể nói pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề nhận tinh trùng,
noãn, phôi, việc quy định này nhằm đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho thai nhi
cũng như đứa trẻ sau này sinh ra có sức khỏe tốt.
II.3. Điều kiện đối với cơ sở y tế
Đối với cơ sở y tế, không phải cơ sở y tế nào cũng được thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân. Để
được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng vô
sinh, người phụ nữ độc thân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được Bộ
trưởng Bộ Y tế công nhận.
Những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh

trong ống nghiệm bao gồm: cơ sở phụ sản, sản – nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh
trở lên; bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi; bệnh viện
chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tư nhân; bệnh viện chuyên khoa
nam học và hiếm muộn. Bên cạnh đó các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này phải


bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
Ngoài những điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, những cơ
sở y tế này phải tuyệt đối tuân thủ việc bảo mật tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của
người cho tinh trùng, cho noãn và người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi.
Cũng không được tự do sử dụng phôi, tinh trùng, noãn dư, chỉ được sử dụng khi
được sự cho phép của người cho.
Pháp luật quy định chặt chẽ như vậy để đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho
quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, cũng như bảo đảm thuần
phong mĩ thục tránh những tình trạng lạm dụng việc cho tinh trùng, cho noãn,
cho phôi nhằm kinh doanh phục vụ lợi ích thương mại ở những cơ sở khám,
chữa bệnh.
Việc quy định này đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước về vấn đề thụ
tinh trong ống nghiệm tại các cơ sở chữa bệnh, khám bệnh. Tuy nhiên cũng nên
quy định về mức xử lý đối với các cơ sở làm trái quy định của pháp luật, mức xử
lý phải đủ răn đe để các cơ sở khó thực hiện sai, vừa đảm bảo quyền lợi của
người cho cũng như người nhận, vừa không làm mất thuần phong mĩ tục của
quốc gia.
Về việc quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp
tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của ngươi cho tinh trùng, cho noãn cũng như người
nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi để tránh trường hợp người cho sẽ đến đòi
lại con của người nhận, điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến người nhận. Quy
định này hoàn toàn hợp lý và cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
III.


Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm

III.1. Căn cứ xác định
Theo điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì
việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của luật này.


2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan
hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con
được sinh ra.”
Thứ nhất, đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh thực hiện sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng
theo quy định tại Điều 88 của luật này, Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 có quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong
thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người
vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và
được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.” Ta biết rằng vợ chồng vô
sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung
bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không
có thai, điều này được quy định trong Khoản 2 Điều 2 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015, dó đó không thể xảy ra trường hợp
con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn ở trường hợp của cặp vợ chồng vô sinh.
Pháp luật quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó, dù không phải sinh

con theo cách thông thường mà sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
có thể là sinh nhờ nhận tinh trùng, hoặc nhận noãn, hoặc nhận phôi thì chỉ cần là
người vợ mang thai, sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đứa con đó vẫn được xác
định là con chung của vợ chồng. Mặt khác, nếu con sinh ra trong thời hạn 300
ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân vẫn được coi là con do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân. Vì thế dù có chấm dứt hôn nhân, mà đứa con được sinh
ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân, dù không phải sinh ra
tự nhiên như những cặp vợ chồng khác mà sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm thì đứa con đó vẫn được xác định là con chung của cặp vợ chồng


này. Hơn nữa pháp luật thừa nhận việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con của người cho tinh trùng,
cho noãn, cho phôi và đứa con được sinh ra vì thế mà đứa trẻ được sinh ra nhờ
phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm luôn được coi là con chung của cặp vợ
chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Thứ hai, đối với trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm. Dù người phụ nữ này là người nhận tinh trùng hay
nhận phôi thì người đó vẫn là người đã mang thai và sinh ra đứa trẻ. Pháp luật
quy định người phụ nữ độc thân sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm thì đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Do đó đứa trẻ được sinh ra từ người
phụ nữ độc thân thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì đương nhiên là
con của người phụ nữ này. Mặt khác cũng như trường hợp vợ chồng vô sinh sinh
con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đứa trẻ được sinh ra không phát
sinh quan hệ cha, mẹ và con với người đã cho tinh trùng, cho phôi. Vì thế mà
đứa trẻ được sinh ra từ người phụ nữ độc thân nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm luôn được xác định là con của người phụ nữ này.
Việc quy định này nhằm đảm bảo quyền làm cha, mẹ cho những cặp vợ
chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm.

III.2. Thầm quyền xác định
Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thẩm
quyền xác định cha, mẹ, con như sau:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo
quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã
chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ
quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên


trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Qua đó, ta thấy thẩm quyền để giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cũng giống như
việc sinh con tự nhiên, thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan hộ tịch nếu như
không có tranh chấp, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án trong trường hợp
có tranh chấp. Tuy nhiên việc giải quyết này sẽ không còn liên quan gì tới người
cho tinh trùng, cho phôi, cho noãn vì lý do việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng,
cho noãn, cho phôi với đứa trẻ được sinh ra.
IV.

Thực trạng việc sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
và vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này trên thực tế
Có thể thấy rằng nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm này đã giải quyết

vấn đề mong muốn có được con cho rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh cũng như
người phụ nữ độc thân muốn có con. Tuy nhiên, chi phí cho một lần thụ tinh

trong ống nghiệm là vô cùng lớn, mà không phải lần thụ tinh nào cũng thành
công. Tuy nhiên với mong muốn có được con mà nhiều cặp vợ chồng đã bỏ ra
một khoản tiền vô cùng lớn để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
không chỉ một lần mà nhiều lần cho đến khi có được con mới thôi. Vì vậy không
phải ai cũng có đủ tiền đê thực hiện sinh con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm, chỉ có những người có tiền mới có thể làm được điều này, do đó những
người không có tiền mà xấu số bị vô sinh sẽ rất khó khăn trong việc sinh con.
Hơn nữa vì mong có được con mà trước khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh này thì
các các vợ chồng vô sinh thường dùng những loại thuốc để hỗ trợ vấn đề sinh
sản, tuy nhiên những loại thuốc này cũng là một khả năng làm giảm mức độ thụ
thai khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh.
Việc sinh con nhờ phương pháp này dễ dẫn đến tình trạng hôn nhân cận
huyết, khi mà đứa trẻ được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có khả năng
bất ngờ sau này lại lấy đứa trẻ có huyết thống với người đã cho tinh trùng, cho


noãn, cho phôi. Đây có lẽ là một hệ quả vô cùng bất ổn của việc thực hiện sinh
con nhờ kỹ thuật thụ tinh này.
Mặt khác, không phải ai cũng dễ dàng tự nguyện hiến tinh trùng, hiến
noãn, trong khi đó tỉ lệ vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân muốn sinh
con lại nhiều vì thế mà ngân hàng tinh trùng, ngân hàng phôi, ngân hàng noãn
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ để cung cấp, khi không đủ nguồn
cung cấp thì những người muốn mang thai phải tự kiếm người cho. Con đường
tìm người cho thường thông qua con đường môi giới, khi đã thông qua con
đường môi giới nay cũng có nghĩa người nhận tinh trùng, nhận phôi, nhận noãn
phải trả một khoản tiền cho người cho (hay nói chính xác là người bán) tinh
trùng, noãn. Hiện tượng này nghiễm nhiên vi phạm sự tự nguyện trong việc cho
tinh trùng, cho noãn mà pháp luật đã quy định.
KẾT LUẬN
Sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt về

mặt pháp lí, bởi nó làm thay đổi những quan niệm truyền thống về mặt huyết
thống giữa cha mẹ và con. Nhưng phương pháp đã đáp ứng được nguyện vọng
mong mỏi, tha thiết được làm cha, là mẹ của những cặp vợ chồng không may bị
hiếm muộn hay vô sinh. Thể hiện giá trị nhân đạo cao đẹp và sự tiến bộ vượt bậc
của khoa học kĩ thuật. Hiện nay sinh con theo phương pháp được áp dụng ở rất
nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam. Thực tế cho thấy sinh con theo
phương pháp khoa học có rất nhiều ưu điểm vượt bậc, nhưng bên cạnh đó cũng
có không ít những khó khăn khi thực hiện. Vì vậy cần có những văn bản pháp lý
quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.


2. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 quy định về sinh
con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo.
3. />4. />


×