Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự phát triển của các em bé sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.07 KB, 7 trang )

Sự phát triển của các em bé sinh ra
từ kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm

Trên thế giới, kể từ khi
chương trình thụ tinh
trong ống nghiệm
(TTTON) bắt đầu, đã có
rất nhiều nghiên cứu về
sức khỏe và sự phát triển
của những bé sinh ra từ
các kỹ thuật này. Ða số
những nghiên cứu đều
cho thấy các bé sinh ra từ
kỹ thuật TTTON và các
kỹ thuật tương đương có tỷ lệ dị tật bẩm sinh và sự phát
triển tâm lý không khác biệt so với trẻ bình thường.

Bé thụ tinh trong ống nghiệm
phát triển không khác so với
trẻ bình thường.
Riêng tại Việt Nam, chương trình TTTON được tiến hành
khoảng gần 6 năm và những em bé đầu tiên đã trên 5 tuổi.
Theo thống kê tại BV. Phụ sản Từ Dũ, tính đến tháng
11/2003, số trẻ ra đời từ chương trình TTTON của bệnh
viện là gần 1.100. Trong những năm qua, BV. Phụ sản Từ
Dũ đã có nhiều chương trình theo dõi sức khỏe và sự phát
triển của các cháu một cách liên tục.
MỘT CUỘC KHẢO SÁT QUY MÔ
Nhằm có một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của các
em bé sinh ra từ TTTON và những kỹ thuật liên quan tại


Việt Nam, bệnh viện đã thực hiện một cuộc khảo sát khá
quy mô. Tất cả các em bé được sinh ra từ những kỹ thuật
TTTON cổ điển, ICSI hoặc xin trứng (đã ít nhất 12 tháng
tuổi cho đến thời điểm nghiên cứu) đều được mời tham gia
bằng cách gửi thư và điện thoại xác nhận. Sau đó hẹn ngày
đến khám tại BV. Phụ sản Từ Dũ.
Các số liệu về điều trị TTTON, thai kỳ và kết quả sinh
được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án hoặc hỏi trực tiếp bệnh
nhân, do khoa Hiếm muộn BV. Phụ sản Từ Dũ ghi nhận.
Việc khám, đánh giá sức khỏe và tình trạng phát triển thể
chất của nhóm bé do các bác sĩ chuyên khoa Nhi thực hiện.
Việc đánh giá sự phát triển về tâm thần và vận động của
các bé do các bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em của BV.
Tâm thần TPHCM đảm nhiệm. Bảng đánh giá Denver dùng
tầm soát các bất thường về phát triển tâm lý vận động trẻ
em của BV. Tâm thần TPHCM được sử dụng để tầm soát
các bất thường của bé đến khám.
Quá trình khám, thu thập số liệu kéo dài liên tục gần 3
tháng, với sự tham gia của gần 30 bác sĩ, nữ hộ sinh, điều
dưỡng và nhân viên hậu cần. Mỗi buổi khám có từ 15-20 bé
do 2 bác sĩ nhi khoa, 6-8 bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em,
6 nữ hộ sinh khám và ghi nhận, nhằm đảm bảo cho việc
khám được chi tiết và chính xác.
Ðặc điểm chung của các bé
Ðến thời điểm giữa năm 2002, gần 300 bé sinh ra từ các
biện pháp hỗ trợ sinh sản đã được trên 1 tuổi (dao động từ
12 tháng đến 55 tháng). Bệnh viện đã liên hệ với 281 bé
của 189 bà mẹ và mời tham gia nghiên cứu. Sau đó có 221
bé của 145 bà mẹ đồng ý đến bệnh viện để khám, đạt tỷ lệ
gần 80%. Trong đó, bao gồm các bé sinh ra từ kỹ thuật

TTTON cổ điển (130 bé), ICSI (49 bé) và cho trứng (42
bé), có cả các trường hợp sinh 1, sinh 2, sinh 3 và sinh 4.
Ðây là một tỷ lệ khá cao so với các báo cáo trên thế giới.
Về tình trạng dinh dưỡng
Khảo sát về tình trạng dinh dưỡng được dựa trên các số đo
về chiều cao, cân nặng và vòng đầu. Sau đó đem đối chứng
với số liệu về sự phát triển trung bình của trẻ em Việt Nam
theo lứa tuổi. Trong 221 bé được khảo sát, có 5 bé thừa
cân, 216 bé bình thường, không có bé nào suy dinh dưỡng.
Với đặc điểm mẫu khảo sát gồm nhiều bé sinh từ các chu
kỳ đa thai (sinh 2, 3, 4), sự phát triển về thể chất của các
cháu đều nằm trong giới hạn bình thường. Ðiều này cho
thấy, hầu hết các cháu được chăm sóc khá kỹ về dinh
dưỡng, cho nên mặc dù có thể nhẹ cân lúc sinh nhưng trong
vòng 1 năm trở lên, các cháu đã có thể bắt kịp những trẻ
bình thường về mặt thể chất.
Về dị tật bẩm sinh và bất thường khác về sức khỏe
Các bé được bác sĩ nhi khoa khám và đánh giá về những dị
tật bẩm sinh và bất thường của các hệ cơ quan trong cơ thể
như: hệ tim mạch, hô hấp, tai mũi họng, răng hàm mặt, cơ
xương, khớp, sinh dục - tiết niệu, da.
Về tình trạng sức khỏe nói chung, các cháu đến khám đều ở
tình trạng tốt về sức khỏe. Chúng tôi không ghi nhận một
vấn đề đặc biệt nào về sức khỏe và bệnh lý ở các cháu. Tỷ
lệ dị tật bẩm sinh là 1% (1 trường hợp trật khớp háng và 1
trường hợp dính bàn tay). Nhưng những dị tật này đều là
nhẹ và chiếm tỷ lệ khá thấp so với dân số bình thường.
Sự phát triển về tâm lý và vận động theo thang đánh giá
Denver
Ðể đánh giá sự phát triển bất thường về tâm lý vận động,

test Denver được dùng để đánh giá 4 mặt phát triển sau ở
mỗi bé: (1) Cá nhân - xã hội, (2) Ngôn ngữ, (3) Vận động
tinh tế, (4) Vận động thô sơ.
Chúng tôi chưa thể đối chứng kết quả ghi nhận được về tỷ
lệ chậm phát triển tâm lý vận động so với trẻ em cùng lứa
tuổi ở Việt Nam hiện nay, do các bé khảo sát ở nhiều độ
tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng thang điểm Denver
để đánh giá, các chuyên gia tâm lý tại BV. Tâm thần
TPHCM cho rằng: Tỷ lệ chậm phát triển tâm thần vận động
ở các trẻ sinh 1 và sinh 2 được xem là ở mức bình thường.
Tỷ lệ chậm phát triển tâm lý, vận động có vẻ cao hơn ở
nhóm sinh 3 và sinh 4. Ðiều này cũng được ghi nhận ở
nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, các bé sinh ra từ kỹ thuật TTTON và những kỹ
thuật tương đương tại BV. Phụ sản Từ Dũ phát triển bình
thường về thể chất, tâm lý và vận động. Không có khác biệt
về sự phát triển giữa các trẻ sinh ra từ những kỹ thuật khác
nhau. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi sự phát triển của các
cháu trong thời gian tới để có những đánh giá đầy đủ và
toàn diện hơn.
Các bé sinh ra trong những trường hợp sinh 3 và sinh 4 có
khuynh hướng phát triển chậm hơn các trường hợp sinh 1
và sinh 2. Do đó, để các cháu phát triển tốt, cần có biện
pháp giảm tỷ lệ đa thai trong điều trị vô sinh. Hiện nay, với
việc áp dụng thành công và đồng bộ nhiều phác đồ và kỹ
thuật mới như: giảm số phôi chuyển ở những trường hợp
tiên lượng tốt, trữ lạnh phôi dư, kỹ thuật giảm thai; BV.
Phụ sản Từ Dũ đã gần như kiểm soát được hoàn toàn tình
trạng đa thai (từ 3 thai trở lên). Với gần 300 em bé TTTON

ra đời trong năm 2003, chúng tôi chỉ có 1 trong 3 trường
hợp sinh 3.
Việc khảo sát sự phát triển của các bé sinh ra từ kỹ thuật
TTTON thể hiện thái độ nghiêm túc và khoa học của Việt
Nam trong việc phát triển các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ðây
sẽ là nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển về lĩnh vực này
tại Việt Nam trong tương lai.
Trên thế giới hiện nay, hàng năm có khoảng 500.000 chu
kỳ TTTON và các kỹ thuật tương đương được thực hiện và
tổng số bé TTTON ra đời đã trên 1 triệu bé (ước tính trung
bình trên 100.000 bé/năm). Ở các nước phát triển, số bé ra
đời từ kỹ thuật TTTON chiếm gần 5% tổng số em bé ra đời
mỗi năm. Do đó, các em bé TTTON ngày càng chiếm một
tỷ lệ lớn trong cộng đồng.

×