Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Chuyên đề Quốc Phòng An Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.27 KB, 32 trang )

Câu 1: Chiến lược bảo vệ tổ quốc là sự cụ thể hoá đường lối “Tăng cường QP-AN nhằm thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ chiến lược bảo vệc tổ quốc VNXHCN trong thời kỳ mới?
Trả lời:
1. Khái niệm bảo vệ tổ quốc
Khái niệm chiến lược bảo vệ Tổ quốc Chiến lược bao vệ Tổ quốc là chiến lược (kế sách) xácđịnh
mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện
thắng lợi dường lối, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đê bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
giữ vững hòa bình, ổn định đất nước; ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn
biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, ly khai, can thiệp, xâm lược của giặc ngoài và thù trong, phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện dại hóa, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Dự báo tình hình trong những năm tới có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
a. Về tình hình thế giới và khu vưc
- Tình hình thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp hơn.Sau cuộc chiến tranh Ở
trắc, các thế lực hiếu chiến tiếp tục thực hiện chiến lược đánh đòn phủ đầu lợi dụng đòn tấn công chống lại
"chủ nghĩa khủng bố ra sức rộng hành đe dọa hòa bình, ổn định, chủ quyền của các quốc gia, dân tộc Chúng
vừa đe dọa dùng vũ lực, vừa xoa dịu bằng miếng mồi viện trợ và do vậy làm cho tình hình thê giới căng thẳng
hơn. Trong quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và thỏa hiệp. Một mặt, vì lợi ích
của dân tộc, quốc gia và giai cấp mà họ đại diện, họ tìm cách xoa dịu các mâu thuẫn, tìm những điểm tương
đồng để hợp tác, tránh đối đầu... Mặt khác, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đơn phương, chống sự lộng hành
của các thế lực hiếu chiến sẽ gia tăng. Sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức và quá trình
toàn cầu hóa với những mặt tích cực và tiêu cực của nó sẽ tiếp diễn với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc sẽ tiếp tục phát triển Tuy
nhiên, các lực lượng đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hiện nay vẫn chưa có
sức mạnh thống nhất.
- Khu vực Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định. Xu thế hòa bình. hợp tác và phát triển
tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng quyền lực,
về biên giới, lãnh thổ. biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số
nước. Chủ nghĩa khủng bố vẫn hoạt động ở một số nước. gây ra những thảm họa cho nhân dân và chính quyền
các nước trong khu vực; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo làm bùng nổ những xung đột ở một số khu vực khá
nghiêm trọng. Sự tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng tăng. Thế lực hiếu chiến tăng cường sự hiện diện về


quân sự ở Đông Nam á. Một số nước lớn khác tăng cường phát huy ảnh hưởng của mình bằng các quan hệ
kinh tế. Tình hình đó đặt sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của Hiệp hội trên trường quốc tế trước nhiều thách
thức... nhưng ASEAN tiếp tục là nhân tố quan trọng đôi với hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực.
Tóm lại, tình hình của thế giới và khu vực trong những năm tới vẫn diễn biến phức tạp, nhưng hòa
bình, hợp tác vẫn là xu thế lớn của thời đại.
b. Về tình hình nước ta
Đất nước ta trong những năm tới đứng trước những thuận lợi lớn đồng thời cũng sẽ đứng trước không
ít thách thức
- Những thuận lợi
Tiềm lực và vị thế quốc tế của nước ta sẽ tiếp tục được tăng cường sau những năm đổi mới Đảng ta có
bản lĩnh chính trị vững vàng, dày dạn kinh nghiệm. có đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo. Nhân dân ta có
truyền thống yêu nước, cách mạng, đoàn kết, tin tưởng vào Đảng và chế độ; ngày càng thể hiện bản lĩnh năng
động, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Lực lượng vũ trang nhân dân ta tuyệt đối trung
thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc.
-Những thách thức
Bốn nguy cơ mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII nêu ra, đên nay vẫn tồn
tại diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau và đều rất nguy hiểm, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.
Những nguy cơ nói trên bao gồm cả nguy cơ bên ngoài và nguy cơ bên trong, trong đó đáng chú ý là: Những
yếu kém trong công tác xây dựng Đảng xây dựng hệ thống chính trị, các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc. mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân.. . nếu không được kịp thời khắc phục, sẽ là nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát gây
mất ổn định và an ninh đối với nước ta. Hoạt động diễn biến hòa bình;', bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực
thù địch sẽ gia tăng; các thế lực phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào
nội bộ nước ta Các hành động xâm hại chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta vẫn sẽ tiếp diễn.
c Về đối tượng của cách mạngViệt Nam
Để phát huy thuận lợi, hạn chế thách thức, cần có cách nhìn nhận mới và thống nhất về vấn đề đối tác
đối tượng theo nguyên tắc: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyên thiết lập và mở rộng quan hệ
1


hữu nghị và hợp tác bình đăng. cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta Bất kể thế lực nào có âm

mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa đều là đối tượng đấu tranh . Theo quan điểm, nguyên tắc đó trong tình hình diễn biến mau lẹ và
phức tạp hiện nay, việc xác định đối tượng, đối tác cần có cách nhìn nhận mới, biện chứng: trong một đối
tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; ngược lại trong số các đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu
thuẫn lợi ích với ta. Một chủ thể có thể vừa là đối tác, vừa là đối tượng. Hai mặt đối tác và đối tượng có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Do vậy, trong từng lĩnh vực, thời điểm cụ thể có thể có những đối tượng, đối tác khác
nhau. Cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương
và xử lý các tình huống cụ thể.
d. Về các tình huống phức tạp có thể xảy ra
Với xu thế của tình hình thế giới và khu vực, với những thuận lợi cơ bản nói trên của đất nước, chúng
ta có cơ sở tin tưởng trong những năm tới khả năng giữ hòa bình, ổn định
là có nhiều để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Chúng ta cần tranh thủ thời cơ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi nguy cơ,
vượt qua thách thức, để xây dựng và bảo vệ Tô quốc theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cần nghiên cứu và dự báo chính xác về các tình huống phức tạp cụ thể để có
phương án chủ động phòng ngừa, tránh rơi vào tình thế đối đầu, hoặc bị cô lập; kiên quyết không để xảy ra
những diễn biến xấu. Trong bất cứ tình huống nào cũng không để lâm vào bị động và bảo đảm đủ sức đối phó
thắng lợi trong mọi tình huống.
3. Nhiệm vụ cơ bản
a. Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa
Giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Duy trì nên hòa
bình lâu dài và sự ổn định chính trị, không đê xảy ra bạo loạn chính trị và sự diễn biến". Ngăn chặn, đẩy lùi
diễn biến hòa bình nguy cơ can thiệp quân sự và xung đột vũ trang xâm phạm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của nước ta.
b. Xây dựng Đảng lả nhiệm vụ then chốt, kết họp chặt chẽ với báo vệ Đảng, bảo vệ vững chức an
ninh chính trị nội bộ
Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cả về đạo đức, lối
sống và phương thức lãnh đạo giữ vững bản chất và vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời củng cố và đổi mới,
nâng cao hiệu lực hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng

yêu cầu của tình hình mới . Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị - tư tưởng; kiên quyết đấu
tranh với các quan điểm sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng bảo vệ chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ Đảng Nhà nước, chế độ và nhân dân.
c Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề rã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, biện đại
hóa; lây dựng nên kinh tế độc lập, tư chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh te quốc tế
Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề 30 xã hội. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sức
mạnh tự thân, không lệ thuộc vào nước ngoài là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc vững chắc nhất.
d. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa đi dôi
nơi việc ông cường trật tự ký cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trỏ
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc. Mở rộng dân chủ xã hội đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân
tộc, tôn giáo; ngăn chặn sự lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo". nhân quyền để chống Đảng, chống Nhà nước ta.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò to lớn trong việc tập hợp, cổ vũ động viên các thành
viên thực
hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
đ Tăng cường quốc phỏng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu,
thưởng xuyên của Đảng, Nhả nước và của toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là
lực lượng nòng cốt
Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng các cơ quan nội chính, pháp luật trong sạch, vững mạnh. Chuẩn bị
các phương án chủ động xử trí các tình huống xâu.
e. Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mổ rộng đa dạng hóa, đa phương
hóa
2


Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần việt Nam sẵn sàng là bạn, là

đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"l' ưu tiên
phát triển sự hợp tác với các nước láng giềng chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước lớn.
4. Liên hệ thực tế

3


Câu 2: Nội dung đường lối quan điểm của Đảng ta về XD đất nước và tăng cường QP-AN bảo vệ tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
1. Học thuyết Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản và quy luật ra đời tồn tại, phát triển của Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa C.Mác đã khẳng định ngay từ giờ phút đầu, sau khi giành được thắng lợi. công nhân phải
được vũ trang và có tổ chức, cần phải lập tức trang bị súng trường các bin, dại bác và đạn dược cho toàn thể
giai cấp công nhân để bảo vệ cách mạng. Chừng nào kẻ thù còn tìm mọi cách bóp chết cách mạng thì giai cấp
công nhân không thể bỏ vũ khí được Giai cấp công nhân chỉ từ bỏ vũ khí khi mà giai cấp công nhân hoàn toàn
chiến thắng chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới . Về sau V.I.Lê nin
cũng khẳng định thắng lợi và sự tồn tại của một nước xã hội chủ nghĩa bên cạnh nhiều nước tư bản mạnh, nhất
định sẽ bị các thế lực phản động trong nước câu kết với giai cấp tư sản nước ngoài hòng đập tan nhà nước vô
sản phục hồi chế độ tư bản. Do đó, bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan của cách mạng
vô sản và "một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền
còn khó hơn". Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
được thành lập lân đầu tiên trong lịch sử V.I.Lê nin đã kêu gọi những người cộng sản và toàn thể nhân dân
Xô viết hãy chăm lo xây dựng quốc phòng xây dựng Hồng quân hùng mạnh đê bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Mười đã giành được, đánh bại sự can thiệp vĩ trang
xâm lược của các nước đế quốc hiếu chiến. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin vê bảo vệ Tổ quốc,
trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch HỒ Chí Minh đã khẳng định: đoàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Trong kháng
chiến chống Pháp Người đề ra chủ trương vừa kháng chiến
xa kiến quốc Người luôn nhấn mạnh sức mạnh để giữ nước, bảo vệ Tổ quốc là ở nơi dân, "nước lấy dân làm

gốc", trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, lực lượng chính là ở dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân,
bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu lực lượng đều ở nơi dân. Khi về th~ưn Đền Hùng, Người đã nói:
"Ngày xưa các Vun Hàng đã có công
dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lây nước~l' Câu nói ấy vừa là sự tổng kết quá trình lịch
sử của dân tộc Việt Nam, vừa thể hiện nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa dựng nước và giữ nước của dân lộc ta.
2. Đường lối, quan điểm của đảng về xây dựng dết nước và tăng cường quốc phòng - an ninh bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
a. Về đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ những nội dung cơ bản về phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay là: đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp. ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng
xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa,
từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh"l .Đồng thời,
Đại hội IX cũng đã xác định mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) là: "Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng. tiềm lực kinh tế. quốc phòng, an ninh được tăng
cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao"2. Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát
của giai đoạn 2006-2010 là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa.
hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an
ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đạn
b. về đường lối "Tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc
Đại hội IX đã nêu lên những quan điểm cơ bản về bảo vệ Tổ quốc Việt N am xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
hiện nay:

Một là, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và nên văn hóa; bảo vệ Đảng Nhà nước, chân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đòi mới và lợi ích quốc gia. dân tộc"2 .
4


Hai là, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực
lượng và thế trận quốc phòng toàn dân vơi sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt
chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược quy hoạch và
kế hoạch phát triển kinh tê ' xã hội. Phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động dối ngoạn
Ba là tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường
xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng
cốt" Đại hội IX của Đảng cũng dã chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu của quốc phòng - an ninh trong tình hình
mới: Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại ...
- Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội. thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; coi trọng xây dựng thê
trận trên các địa bàn chiến lược trọng yếu; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và công an, bảo vệ cơ sở.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và tăng cường quản lý nhà nước về quốc
phòng và an ninh trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội, công an; cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần chính sách hậu phương dối với các lực lượng nòng cốt của nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc.
Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ những nội dung cơ bản về tăng cường quốc phòng- an ninh tăng cường quốc
phòng - an ninh giai đoạn hiện nay là: “xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh
toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa
và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn
ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.

5



Câu 3: ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo lực lượng QP-AN?
Trả lời:
1. Khái niệm quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch
và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt ộng xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước
(bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm
vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan.
2.Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng -an ninh là một tất yếu khách quan
a. Vị trí, vai trò của quốc phòng - an ninh
Quốc phòng - an ninh là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối
ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước tạo
nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự - an ninh là nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình,
đẩy lùi ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng danh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi
hình thức và quy mô.
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: Dòng nước phải đi đôi với giữ nước; xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ ngựa. Chính vì vậy, quốc phòng - an ninh là
vấn đề rất hệ trọng đối với mọi quốc gia độc lập có chủ quyền. Quốc phòng - an ninh mạnh hay yếu liên quan
đến sự mất còn của đất nước, chế độ. Trong lịch sử của nhân loại, giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội cũng
đều coi trọng việc củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang, chăm lo phòng thủ quốc gia.
giữ vững độc lập, chủ quyên của đất nước.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về giai cấp và dấu tranh giai cấp, về bạo
lực cách mạng, quan điểm về chiến tranh, quân đội và về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta ngay từ
khi mới ra đời, trong Chính cương vắn tắt tháng 2-1930 đã đề ra chủ trương: “tổ chức ra quân đội công nông",
Luận cương chính trị của Đảng tháng 10-1930 cũng xác định phải vũ trang cho công nông tổ chức đội tự vệ
công nông", để hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh, chống lại sự khủng bố của kẻ thù và khi giành được chính
quyền thì bảo vệ độc lập của đất nước... Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3-1935) đã ra Nghị quyết riêng về tổ
chức và lãnh đạo tự vệ thường trực, trong đó đã chỉ rõ: “Công nông cách mạng Tự vệ đội là dưới quyền chỉ

huy thống nhất của Trung ương, quân ủy của Đảng Cộng sản... luôn luôn phải giữ quyên chỉ huy nghiêm ngặt
của Đảng trong Tự vệ thường trực” .
Mặc dù lúc đó các chủ trương, đường lôi vê quốc phòng; quân sư bước đầu mới được hình thành, nội
dung chưa đầy đủ, nhưng quan điểm, tư tưởng về quốc phòng, quân sự và đặt quốc phòng - an ninh dưới sự
lãnh đạo của Đảng là nhất quán. Những quan điểm, tư tưởng đó ngày càng hoàn chỉnh và phát triển lên trình
độ cao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Để sự nghiệp quốc phòng - an ninh. bảo vệ. Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giành
thắng lợi, tất yêu sự nghiệp đó phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Thực tiễn lịch sử chứng minh, do
có sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời, đúng đắn sáng tạo của Đảng, sự nghiệp quốc phòng - an ninh của nhân
dân ta đã ngày càng được củng cố, tăng cường, góp Phần.bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng trong mọi tình huống. Mơ hồ, mất cảnh giác, không chăm lo đến sự nghiệp quốc phòng - an ninh
sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
b. Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải thường xuyên tăng cường sư lãnh đạo của Đảng đối với sư
nghiệp quốc phòng - an ninh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang ra sức thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Năm xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm (2006-2010) mà Đảng ta chỉ ra là: "nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. huy động
và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đạị”.
Cuộc đấu tranh để bảo vệ những thành quả cách mạng, xây dựng đất nước hiện nay là cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc trong diều kiện mới, dưới hình thức mới, diễn ra hết sức phức tạp. quyết liệt Vì vậy, đòi
hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải thường xuyên chăm lo củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong hai nhiệm vụ chiến lược, là điều kiện cơ bản bảo
đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Đảng ta đã chỉ rõ: "Trong khi đặt trọng lâm
vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bao vệ Tổ quốc luôn
luôn coi trọng quốc phòng an ninh coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chết . Nhiệm vụ quốc phòng
6



- an ninh ngày nay phải tạo ra thế chủ động chiến lược đẩy lùi, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hành
động "diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ và đe dọa chiến tranh của các thế lực thù địch, giữ môi trường ổn
định lâu dài để xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời phải chuẩn bị cho dết nước có đủ sức mạnh sẵn
sàng dối phó có hiệu quả và đánh thắng kẻ địch trong mọi tình huống. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh
tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thông chính từ dưới sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời dại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu
tố hiện đại
3. Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng - an ninh
a. Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng - an ninh trên phạm vi cả nước
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng - an ninh Đại hội IX của Đảng đã xác định: thường
xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân dội nhân dân và Công an
nhân dân đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh”
Nguyên tắc trên chỉ ra Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng
- an ninh. Đảng không chia quyền, không nhường quyền lãnh đạo quốc phòng - an ninh cho bất cứ một đảng
phái, một tổ chức chính trị nào và không thông qua một tổ chức trung gian nào.
Đảng lãnh đạo cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh. Mọi hoạt
động, mọi nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng - an ninh trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào ở đâu, bất cứ
cấp nào đều dặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng.
Đối với tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng - an ninh theo chức năng,
nhiệm vụ, nội dung và phạm vi quy định cho từng cấp.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh.
Để lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng - an ninh cùng với việc xác định nguyên tác, Đảng còn xác định
phương thức lãnh đạo của Đảng. "Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện
pháp mà Đảng vận dụng để tác động đào hệ thống chính trị và xã hội nhăm đạt được mục tiêu, nội dung lãnh
đạo của Đảng"l'.
Trên cơ sở đường lối, nhiệm vụ cách mạng, Đảng định ta đường lối, nhiệm vụ, các chủ trương, chính
sách về chiến lược quốc phòng quân sự cho từng thời kỳ và từng giai đoạn của cách mạng, như: đường lối
quốc phòng toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,

đường lối, chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế. Chủ
trương phát triển khoa học quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam và nền công nghiệp quốc phòng
của đất nước.
Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: tiếp tục đổi mới và nâng cao cho lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng. an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối
tượng và đưa vào chương trình chính khóa trong các nhà trường theo cấp học, bậc học. Chú trọng giáo dục
thống nhất nhận thức vê đối tượng và đối tác; nắm vững đường lối, quan điểm yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới; nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng an ninh. Giữ vững an ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn. tranh chấp trong nhân dân; xây
dựng thế trận lòng dân" làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. trong đó quân đội nhân
dân và công an nhân dân là nòng cốt. Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn ~díễn biến hòa bình".
bạo loạn lật đổ Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi
người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng vệ an ninh trên cơ sở phát
hay mọi tìm năng của đất nước Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh
nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh. thành phố. Tiếp tục phát triển các khu kinh tế quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng - an ninh là chủ yếu.
tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo.
Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều
hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ
dân sinh. máy dưng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng. chính quy. tinh nhụệ từng bước
hiện đại. Nâng cao chất lượng tổng hợp. sức chiến đấu để lực lượng_vũ trang thật sự là lực lượng chính trị
trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Nhà nước và nhân dân được nhân dân tin
cậy yêu mến. Đổi mới tổ chức, nội dưng, phương pháp huấn luyện đào tạo đi đôi với cải tiến, đổi mới vũ khí
trang bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu tác chiến mới phát triển khoa học quân sự, khoa học công an nghệ
thuật chiến tranh nhân dân; cải tiên phương thức hoạt động của lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách phối
hợp với các tổ chức của nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng. bổ sung cơ chế ảnh đạo của Động và quần1 của Nhà nước đối với hoạt động quốc phòng
an ninh . Thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên, tăng cường
7



công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội. Bổ sung quy chế phối hợp hoạt động giữa quốc phòng, an
ninh đối ngoại và các bộ, ngành có liên quan trong phân tích dự báo tình hình và làm tham mưu đề xuất các
giải pháp thực hiện. BỔ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật các chính sách xã hội có quan hệ đến
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các chiến lược quốc gia. Chiến
lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”.
Đảng định ra dường lối chủ trương và nguyên tắc tổ chức từ tổ chức lực lượng tổ chức bộ máy quản lý
điều hành của Nhà nước phương thức lãnh dạo của Đảng phương thức quản lý điều hành của Nhà nước và cơ
chế lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh và lãnh đạo Quân dội nhân dân Việt Nam.
Đảng định ra đường lối chủ trương công tác cán bộ cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Đồng thời trực
tiếp quản lý. giám sát việc thực hiện các chủ trương do nhằm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được một đội ngũ
cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an nính trong từng thời kỳ.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng thành luật pháp, kế
hoạch tổng thể về xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh và tổ chức quản lý, điều hành thực hiện trong
phạm vi cả nước, ở các cấp các ngành và từng địa phương.
Đảng thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống chính quyền các cấp, các tổ chức chính tả - xã hội. vai
trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân để thực hiện sự
lãnh đạo đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh. Đảng tiến hành công tác kiểm tra. giám sát việc lãnh đạo
chấp hành và tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách ở các cấp, các ngành từ trung ương trên
cơ sở, nhằm tăng cường hiệu lực lãnh dạo của Đảng và hiệu lực của Nhà nước trong quá trình điều hành.
b. Đảng lãnh đạo công tác quốc phòng - an ninh địa phương
Công tác quốc phòng - an ninh địa phương là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác quốc
phòng – an ninh của Đảng và Nhà nước được tiến hành ở địa phương. Lãnh đạo công tác quốc phòng - an ninh
địa phương là công tác rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đôi với sự nghiệp quốc phòng - an
ninh.
Nội dung chủ yếu của sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng - an ninh địa phương gồm:
lãnh đạo công ác gián dục quốc phòng - an ninh toàn dân; kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội. an ninh, đôi ngoại
với quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. xây
dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, xây dựng và bảo vệ tiềm lực quốc phòng – an ninh, xây dựng

nền quốc phòng toàn dân vững chắc; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời bình, thời chiến
và công tác phòng thủ dân sự. chuẩn bị, tiến hành công tác tuyển quân và động viên nền kinh tế quốc dân cho
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống; bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh.
thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách xã hội có liên quan đến công tác quốc phòng - an
ninh.
Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương là: phải chú trọng tăng
cường trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy đảng địa phương, phát huy được sức mạnh của địa phương trong công
cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng... Việc xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân trên các địa bàn tỉnh,
thành phố, huyện, quận... được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của tỉnh ủy (thành ủy), huyện ủy
(quận ủy), dưới sự điều hành của chính quyền địa phương và sự chỉ huy thống nhất của người chỉ huy quân sự
tỉnh. huyện. Hiện nay cơ chế đó được xác định là: cấp ủy địa phương lãnh đạo; chính quyền địa phương quản
lý và điều hành theo pháp luật; các cơ quan, ban. ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của địa phương (nòng cốt
là cơ quan quân sự) làm tham mưu theo chức năng; chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương chỉ huy thống
nhất các lực lượng thuộc quyền.
Cơ chế trên đây đã chỉ rõ thành phần, chức năng và mối quan hệ giữa các tổ chức thành viên của cơ
chế trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng – an ninh ở địa phương. Thành phần gồm
có: thành phần lãnh đạo là cấp ủy địa phương các cấp; thành phần quản lý điều hành là chính quyền địa
phương (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân) các cấp; thành phần làm tham mưu là tất cả các ban, ngành,
đoàn thể chính trị xã hội của địa phương (nòng cốt là cơ quan quân sự địa phương), thành phần chỉ huy là
người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
Các thành viên trong cơ chế có chức năng sau đây :
Cấp ủy địa phương các cấp có chức năng trực tiếp lãnh đạo mọi mặt công tác quân sự, quốc phòng - an
ninh ở địa phương. Vì vậy, cấp ủy địa phương phải thường xuyên nắm vững các quan điểm chủ trương, nhiệm
vụ quốc phòng – an ninh của Đảng; đánh giá đúng tình hình quân sự, quốc phòng - an ninh của địa phương;
nắm vững âm mưu. thủ đoạn của kẻ thù đối với địa phương... để thường xuyên có chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo công tác quân sự, quốc phòng - an ninh địa phương sát, đúng và tổ chức thực hiện thắng lợi.
Đồng thời phải trực tiếp thông qua các quy hoạch về quân sự quốc phòng - an ninh và kế hoạch phòng thủ cơ
bản của địa phương do cơ quan quân sự địa phương báo cáo.
8



Chính quyền địa phương có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động công tác quân sự, quốc
phòng - an ninh địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Chính quyên địa phương phải căn cứ vào nghị
quyết của cấp ủy, chỉ thị của cấp trên, tình hình mọi mặt của địa phương. chỉ đạo các cơ quan chức năng soạn
thảo các kế hoạch, phương án, các văn bản pháp quy và các chỉ thị để tổ chức quản lý và điều hành các ngành,
các cấp ở địa phương thực hiện; kiểm tra, đôn đốc và duy trì các lực lượng thực hiện thắng lợi kế hoạch, chỉ
thị đã ban hành. các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của địa phương có chức năng tham mưu
cho cấp ủy chính quyền địa phương về thực hiện công tác quân sự, quốc phòng - an ninh địa phương.
Các cơ quan ban, ngành đoàn thể phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng an ninh của
địa phương; chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; tình hình địa phương; chức năng và tình hình cụ thể của cơ quan,
đoàn thể mình để đề đạt với cấp ủy. chính quyền địa phương việc sử dụng lực lượng, huy động tiềm năng
trong nhân dân, phát động phong trào quần chúng, sử dụng nhân tài vật lực thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc
phòng – an ninh. bảo vệ địa phương; giúp cấp ủy. ủy ban nhân dân soạn thảo các chỉ thị, hướng dẫn kế hoạch,
văn bản pháp quy để tổ chức điều hành các lực lượng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; tổ
chức thực hiện có hiệu quả công tác quân sự quốc phòng - an ninh ở cơ quan, đoàn thể mình theo đúng quy
định. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương có chức năng chỉ huy thống nhất các lực lượng thuộc quyền
(gồm lực lượng vũ trang thuộc quyền, các đơn vị tăng cường. phối hợp, lực lượng dân công do chính quyền
huy động giao cho ngành quân sự sử dụng) thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa
phương.
Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương phải căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy địa phương, trực
tiếp là của đảng ủy quân sự địa phương chỉ thị của chính quyền và mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên về
công tác quân sự. quốc phòng, trực tiếp chỉ huy cơ quan quân sự cấp mình và hướng dẫn các ban, ngành của
địa phương soạn thảo các kế hoạch, phương án để thông qua cấp ủy, chính quyền địa phương; trực tiếp chỉ
huy cơ quan quân sự và các đơn vị thuộc quyền thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, các thành viên trong cơ chế phải giải quyết tốt các mối
quan hệ với nhau. các mối quan hệ đó là:
Quan hệ giữa cấp ủy địa phương với các thành viên trong cơ chế là mối quan hệ giữa lãnh đạo và
phục tùng sự lãnh đạo Cấp ủy địa phương trực tiếp lãnh đạo mọi mặt công tác ở địa phương. Chính quyền địa
phương và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội. người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa
phương phải phục tùng nghiêm chỉnh mọi nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy địa phương; thường xuyên báo cáo

kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị và tình hình có liên quan của cơ quan. đơn vị mình với cấp ủy địa
phương.
Quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể chính trị ' xã hội và người
chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương là mối quan hệ giữa quan lý điều hành và chấp hành. Chính quyền
địa phương trực tiếp quản lý, điều hành các ngành, các cấp và người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự thực hiện
các nhiệm vụ của địa phương.
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, chỉ huy trưởng cơ quan quân sự phải căn cứ vào
chỉ thị. hướng dẫn của chính quyền, tình hình địa phương, chức năng của ngành, đoàn thể mình tổ chức thực
hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của chính quyền; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và
tình hình mọi mặt của cơ quan, đơn vị mình để chính quyền địa phương nắm và chi đạo kịp thời. Quan hệ giữa
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội với nhau và với người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa
phương là quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác để cùng thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp ủy,
chính quyền địa phương về các nhiệm vụ của địa phương và nhiệm vụ quân sự. quốc phòng trên địa bàn.
Quan hệ giữa người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương với các lực lượng thuộc quyền là mối quan hệ
giữa chỉ huy và phục tùng. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự là thủ trưởng các đơn vị thuộc quyền, nên có trách
nhiệm chỉ huy thống nhất các lực lượng thuộc quyền. Các lực lượng thuộc quyền phải chấp hành nghiêm túc
chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
c Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dẫn việt nam
Đảng ta đã chỉ rõ: đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân việt Nam.. tuyệt đốt, trực tiếp về mọi mặt”
Nguyên tắc đó chỉ ra Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh dạo quân đội. Đảng không chia.
không nhường quyền lãnh đạo quân đội cho bất kỳ một tổ chức, một lực lượng,một cá nhân nào. Đảng lãnh
đạo quân đội cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo mọi mặt công tác của quân đội, lãnh đạo mọi
nhiệm vụ của quân đội; lãnh đạo quân đội trong điều kiện hoàn cảnh... Ở đâu có hoạt động của bộ đội thì có
sự lãnh đạo của Đảng.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trước hết tập trung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà
trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính tả. Ban Bí thư. Tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm thực hiện triệt đê
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng theo phạm vi chức năng và nội dung quyđịnh cho từng cấp.
9



Sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội thể hiện ở những nội dung chủ yếu
như. Đảng định ra đường lối quốc phòng, đường lối quân sự toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,
đường lối chiến tranh nhân dân, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam, nghệ
thuật quân sự Việt Nam; lãnh đạo xây dựng trang bị vật chất kỹ thuật và nuôi dưỡng bộ đội; lãnh đạo tiến
hành công tác cán bộ trong quân đội và lãnh dạo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân dội. .
Để thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối. trực tiếp về mọi mặt của quân đội, Đảng còn phải định ra cơ chế
lãnh đạo của Đảng dối với quân đội. Từ khi quân đội ta thành lập đến nay, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội được hình thành, phát triển và hoàn thiện không ngừng đê phù hợp với sự phát triền của quân đội ta
trong các thời kỳ lịch sử
Ngày 20-7-2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 51/NQ-TW về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy. chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những nguyên tắc cơ bản trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội hiện nay là:
Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trí Ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội được tổ chức
từ Đảng ủy Quân sự Trung ương đến cơ sở hoạt động theo Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghi quyết Chỉ thị. Quy
định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng ủy Quân sự Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định để lãnh đạo
mọi mặt trong quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính
trị, Ban Bí thư. Các cấp ủy động trực thuộc Đảng ủy Quân sự Trung ương đến cơ sở cấp ủy ở cấp nào do đại
hội đảng bộ cấp đó bầu; trường hợp đặc biệt do cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định. Cơ quan lãnh đạo các cấp
của Dòng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo. phân công cá nhân
phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong
toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên là Đảng ủy Quân sự Trưng
ương. Ở mỗi cấp có chính ủy (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm nhiệm
công tác đảng, công tác chính trị của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh dạo, chỉ đạo hướng dẫn của cấp ủy cơ
quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp Trên cơ sở bảo
đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện,xuyên suốt của các tổ chức đảng, trong quân dội thực hiện chế độ một
người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chínhủy chính trị viên. Để bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt dối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với quân đội, vấn đề quan trọng bậc nhất là phải nắm vững và thực hiện đúng cơ chế
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, đồng thời không ngừng hoàn thiện cơ chếđó làm cho cơ chế lãnh đạo của

Đảng dối với quân đội luôn luôn phù hợp với tính chất, đặc điểm nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của quân đội
trong từng giai đoạn cách mạng.
4. Liên hệ thực tế

10


Câu 4: Làm rõ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác QP-AN ở địa phương?
Trả lời:
1. Khái niệm quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch
và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt ộng xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước
(bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm
vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan.
2. Vị trí, vai trò của quốc phòng - an ninh
Quốc phòng - an ninh là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối
ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước tạo
nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự - an ninh là nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình,
đẩy lùi ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng danh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi
hình thức và quy mô.
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: Dòng nước phải đi đôi với giữ nước; xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ ngựa. Chính vì vậy, quốc phòng - an ninh là
vấn đề rất hệ trọng đối với mọi quốc gia độc lập có chủ quyền. Quốc phòng - an ninh mạnh hay yếu liên quan
đến sự mất còn của đất nước, chế độ. Trong lịch sử của nhân loại, giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội cũng
đều coi trọng việc củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang, chăm lo phòng thủ quốc gia.
giữ vững độc lập, chủ quyên của đất nước.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về giai cấp và dấu tranh giai cấp, về bạo
lực cách mạng, quan điểm về chiến tranh, quân đội và về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta ngay từ
khi mới ra đời, trong Chính cương vốn tự tháng 2-1930 đã đề ra chủ trương: tổ chức ra quân đội công nông",

Luận cương chính trị của Đảng tháng 10-1930 cũng xác định phải vũ trang cho công nông tổ chức đội tự vệ
công nông", để hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh, chống lại sự khủng bố của kẻ thù và khi giành được chính
quyền thì bảo vệ độc lập của đất nước... Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3-1935) đã ra Nghị quyết riêng về tổ
chức và lãnh đạo tự vệ thường trực, trong đó đã chỉ rõ: công nông cách mạng Tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy
thống nhất của Trung ương, quân ủy của Đảng Cộng sản... luôn luôn phải giữ quyên chỉ huy nghiêm ngặt của
Đảng trong Tự vệ thường trực .
Mặc dù lúc đó các chủ trương, đường lôi vê quốc phòng; quân sư bước đầu mới được hình thành, nội
dung chưa đầy đủ, nhưng quan điểm, tư tưởng về quốc phòng, quân sự và đặt quốc phòng - an ninh dưới sự
lãnh đạo của Đảng là nhất quán. Những quan điểm, tư tưởng đó ngày càng hoàn chỉnh và phát triển lên trình
độ cao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Để sự nghiệp quốc phòng - an ninh. bảo vệ. Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giành
thắng lợi, tất yêu sự nghiệp đó phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Thực tiễn lịch sử chứng minh, do
có sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời, đúng đắn sáng tạo của Đảng, sự nghiệp quốc phòng - an ninh của nhân
dân ta đã ngày càng được củng cố, tăng cường, góp Phần.bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng trong mọi tình huống. Mơ hồ, mất cảnh giác, không chăm lo đến sự nghiệp quốc phòng - an ninh
sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
3. Nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của địa phương
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. các tỉnh. thành phố có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và
quốc phòng - an ninh. Trước đây ta vẫn tiến hành công tác quân sự địa phương, nhưng trước yêu cầu nhiệm vụ
mới đòi hỏi phải phát triển, bô sung và dược xác định thành các nhiệm vụ của địa phương về công tác quốc
phòng - an ninh. Theo Nghị định số 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ, địa phương có nhiệm vụ về công tác
quốc phòng như sau: Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo
dục quốc phòng toàn dân cho cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành
quản lý; phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ,
công chức theo quy định của pháp luật. Giáo dục quốc phòng - an ninh là một hình thức hoạt động xã hội có
tác động trực tiếp đến nâng cao trách nhiệm chính trị, trình độ tri thức và thể lực của mọi công dân, là bộ phận
cấu thành của nền giáo dục quốc gia, giữ vị trí quan trọng trong công tác quốc phòng ở địa phương. Do đó,
trong tình hình hiện nay. giáo dục quốc phòng – an ninh phải được triển khai, tiến hành đồng bộ với nội dung,
hình thức và chương trình phù hợp với mọi đối tượng. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng tổ chức
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh, những vấn đề về nhiệm

vụ quốc phòng - an ninh cho cán bộ các cấp, các ngành ở địa phương để làm nòng cốt cho việc giáo dục quốc
phòng - an ninh ở các cơ quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân. Có như vậy mới tạo nên cơ sở nâng cao ý
thức trách nhiệm của mọi người để thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh được giao. Tuy nhiên những
năm vừa qua đã có nhiều tiến bộ trong tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh, nhưng nhìn chung kết quả còn
11


hạn chế. nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kết hợp
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng - an ninh; gắn quốc phòng với an ninh; quốc
phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực
phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự
ở địa phương. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chấp hành Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ' ương Đảng khóa VI (7-1987),
hơn 10 năm qua các địa phương đã triển khai tích cực và đã thu được nhiều kết quả. Trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta xác định phải tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc và
phải đi vào chiều sâu, có chất lượng cao. .. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) là xây dựng toàn
diện, bao gồm cả lực lượng và thế trận. tạo nên tiềm lực quốc phòng - an ninh, trên cơ sở xây dựng chính trị 1
vững vàng, kinh tế ổn định và phát triển quốc phòng - an ninh mạnh, văn hóa, xã hội lành mạnth, tạo nên sức
mạnh toàn diện có đủ sức ngăn ngừa. đôi phó thắng lợi mọi tình huống cả trong thời bình và thời chiến. Kết
hợp chặt chẽ 1 giữa kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Bảo vệ vững chắc các công trình quốc phòng, căn
cứ hậu phương và các 1 khu vực quân sự ở địa phương.
- Thực hiện các biện pháp về xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng - an ninh của địa phương, xây
dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an
ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tê quốc dân đáp ứng yêu 118 cầu nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh của địa phương và cả nước trong mọi tình huống. Để làm tốt nhiệm vụ đó, di đôi với việc
thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng chính trị
làm cơ sở, ở từng địa phương phải làm tốt việc tổ chức phối hợp, kết hợp chặt chẽ cả hai lực lượng công an
nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương ở ngay từng cơ sở, có sự lãnh dạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy,
chính quyền các cấp và đặc biệt là phải phát động được phong trào rộng khắp trong quần chúng để xây dựng
lực lượng vũ trang địa phương thực sự làm nòng cốt xây dựng khu vực phòng thủ địa phương và giữ gìn an

ninh chính trị ở địa phương. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân
dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh
của địa phương và cả nước trong mọi tình huống. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng. huấn luyện và bảo đảm hoạt
động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; thực hiện công tác tuyên
quân và động viên theo quy định của pháp luật. Bộ đội địa phương. dân quân tụ vệ và lực lượng dự bị động
viên có vai trò to lớn trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ Tổ quốc. Để cho các lực lượng này
luôn vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng trong mọi tình huống, các địa phương cần chỉ đạo, tổ
chức xây dựng, huấn luyện và bảo đảm tác chiến cho các lực lượng này. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của đất nước. Đó là nhiệm vụ chung của
toàn Đảng, toàn dân mà trong đó có phần quan trọng là tiến hành ở địa phương. Trong xây dựng lực lượng dự
bị động viên thì việc đầu tiên là tạo nguồn và đăng ký nguồn. Việc tạo nguồn bắt đầu từ khâu tuyển quân (đầu
vào) đến khâu đăng ký quản lý khi xuất ngũ (đầu ra). Đó là hai khâu chủ yếu được tiến hành ở địa phương.
Đăng ký nguồn dự bị động viên còn bao gồm cả con người và vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật trong
các ngành kinh tế quốc dân. Tuyển quân cũng là một nhiệm vụ quân sự được tiến hành thường xuyên hàng
năm ở các địa phương theo quy định có quan hệ trực tiếp dấn sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang và
nguồn dự bị trước mắt cũng như lâu dài . Để thực hiện tốt các yêu cầu về xây dựng lực lượng dự bị động viên
và tổ chức tuyển quân... phải thường xuyên được kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện các yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở chính trị để không ngừng củng cố quốc phòng ở địa phương.
- Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương. dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên
phòng, cảnh sát biên, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an 120 định chính trị và trật tự an toàn
xã hội; làm công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ
dân sự ở địa phương. Các địa phương cần thường xuyên chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ,
dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động
quần chúng và tổ chức huy động các lực ượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo đảm hậu cần tại chỗ bảo đảm ngân sách chi cho công lác quốc
phòng – an ninh địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng
quân đội nhân dân, công an nhân dân. dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện
chính sách hậu phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách cho quốc phòng - an ninh có ảnh hưởng rất

quan trọng đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đến xây dựng khu vực phòng thủ địa phương. Vì vậy. để
xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, các địa phương cần
thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng. bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách chi cho công tác
quốc phòng - an ninh địa phương quá trình thực hiện nhiệm vụ và tiến hành công tác quốc phòng - an ninh ở
12


các địa phương phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh hệ thống chính sách và pháp luật về quốc phòng - an
ninh Hệ thống chính sách này có quan hệ trực tiếp đến việc tổ chức và động viên mọi lực lượng, mọi dối
tượng. mọi tổ chức ở địa phương tự giác, hăng hái tham gia các hoạt động. xây dựng, củng cố quốc phòng –
an ninh. Chính vì vậy, đến nay Đảng và Nhà nước ta đã từng bước có các chế độ, chính sách, các nghị định,
pháp lệnh, các chỉ thị và hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Các chế độ. chính sách
đang tiếp tục được bổ sung để ngày càng hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do đó, đi đôi với
việc chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật. cấp ủy và chính quyền các cấp cần phát huy tính năng động.
sáng tạo trong vận dụng thực hiện các chính sách đó ở địa phương một cách phù hợp, có hiệu quả. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “…thực hiện tốt chính sách hậu phương đối với Quân đội nhân
dân và Công an nhân dân". Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra. sơ kết. tổng kết về công tác quốc phòng an ninh ở địa phương hàng năm và từng thời kỳ. Để công tác quốc phòng - an ninh ở địa phương đạt kết quả
tốt hàng năm và từng thời kỳ các địa phương cần thực hiện tốt công tác thanh tra. kiểm tra, sơ kết, tổng kết về
công tác quốc phòng - an ninh ở địa phương. Qua đó, kịp thời phát huy những thành tích, ưu điểm, khắc phục
những thiếu sót, khuyết điểm, rút ra những bài học trong công tác quốc phòng - an ninh.
4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quốc phòng - an ninh ở địa phương
a. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh giữ
vai trò rất quan trọng để thực hiện công tác quốc phòng - an ninh và quản lý nhà nước về quốc phòng - an
ninh. Trong thời gian qua. công tác giáo dục quốc phòng - an ninh đã được triển khai ở các cấp, các ngành,
các địa phương bước đầu đạt được kết quả. góp phần nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng và trách nhiệm bảo
vệ Tổ quốc. Để đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới, càng cần tăng cường
công tác giáo dục quốc phòng ~ an ninh cho toàn dân, cho cán bộ các cấp, các ngành. dưa công tác này vào
nền nếp. thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho mọi người đối với công tác này. Trước
hết cần tiêu chuẩn hóa kiến thức quốc phòng – an ninh cho từng đối tượng, từng cấp, từng lứa tuổi... Trên cơ
sở đó xác !ập chương trình cơ bản phân cấp tổ chức giữa giáo dục quốc phòng - an ninh cho từng cấp theo hệ

thống các trường từ trung ương tới cơ sở cho các đối tượng. Đồng thời cũng cần có nội dung. chương trình
giáo dục quốc phòng - an ninh cho toàn dân không theo trường lớp tập trung. Công tác giáo dục quốc phòng an ninh phải được triển khai đảm bảo cả bề rộng. chiều sâu, bằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú,
sinh động cho các đối tượng, nhất là cho đội ngũ cán bộ chủ trì ở tất cả các cấp... Đảm bảo cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên không chỉ giỏi về kiến thức chuyên ngành. giỏi quản lý xây dựng kinh tế mà còn phải có kiến
thức quốc phòng - an ninh, giỏi quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh theo cương ví chức trách.
b. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhả nước vê QP-AN : Tô chức bộ máy quản lý nhà nước về
quốc phòng – an ninh có quan hệ mật thiết với công tác quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh và công tác
quốc phòng - an ninh của các địa phương. Vừa qua bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng ở các cấp từ
trung ương đến địa phương đã được thiết lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên so với yêu cầu cũng còn bộc lộ
những bất cập. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh và quản lý nhà nước về quốc phòng - an
ninh cần nghiên cứu hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng ' an ninh. Trước hết cần tập trung
giải quyết một số vấn đề sau: Cần rà xét lại hệ thống cơ quan cán bộ.làm công tác quốc phòng - an ninh ở các
ngành, các cấp tại các địa phương. Việc lựa chọn cán bộ cho cơ quan chuyên trách cần được tiến hành một
cách chặt chẽ theo tiêu chuẩn chức danh cụ thể. Đồng thời, đội ngũ này cũng cần được .bồi dưỡng chuyên sâu
có quy hoạch, kế hoạch quản lý, bố trí sử dụng một cách phù hợp, bảo đảm phục vụ lâu dài. Tích lũy được
kinh nghiệm và không để bị hẫng hụt. Đối với các cơ quan chuyên sâu làm tham mưu vê công tác quốc phòng
- an ninh ở các cấp như quân sự, công an tỉnh, huyện. .. phải thường xuyên được củng cô, kiện toàn vê biên
chế tổ chức cả số lượng và chất lượng... đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
c Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
Nhà nước cần nghiên cứu ban hành hệ thống pháp luật cho đồng bộ, làm cơ sở để thực hiện công tác
quốc phòng ' an ninh và quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh. Trước hết tập trung hoàn chỉnh hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng - an ninh đối ngoại như Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới
quốc gia. Luật Giới nghiêm và thiết quân luật chính sách về quốc phòng - an ninh trong thời gian qua đã được
xây dựng. bổ sung và dã phát huy tác dụng, góp phần xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên so với yêu cầu của thời kỳ mới, nhiều nội dung không còn phù
hợp, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được giải quyết Vì vậy cùng với hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,
cần tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách. như chính sách điều chỉnh dân cư,
chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng cao. vùng sâu, vùng xa. Chính sách đối với các vùng trọng
điểm và căn cứ cách mạng. chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội...Các chính sách được ban
hành cần đi đôi với các biện pháp đảm bảo cho tổ chức thực hiện. Vấn đề khó khăn thường gặp phải trong

thực thi các chính sách của Nhà nước là ngân sách, kinh phí Vì vậy cần tính toán khả năng huy động, cung cấp
tại chỗ và hỗ trợ của trên về ngân sách thì các chính sách mới phát huy được tác dụng và đạt hiệu quả cao.
13


d. Thực hiện có nên nếp chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm
Thanh tra, kiểm tra, giám sát. sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng trong thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Có thanh tra, kiểm tra. giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm mới phát
hiện việc làm đúng, làm tốt để kịp thời biểu dương, khen thưởng, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở những nơi làm
sai, làm chưa tốt, rút ra những kinh nghiệm quý để chỉ đạo hoạt động thực tiên Thực hiện công tác quốc
phòng-an ninh trong điêu kiện mới đầy biến động, phức tạp nên càng cân phải tăng cường, thực hiện có nền
nếp chế độ thanh tra, kiêm tra. giám sát sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy
sinh, tìm tòi những con đường, biện pháp tối ưu để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, đáp ứng yêu
cầu tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
5. Liên hệ thực tế

14


Câu 5: Vì sao phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện đáp ứng
nhu cầu QP-AN trong tình hình mới?
Trả lời:
1. Vị trí, vai trò của xã, phường, thị trấn
Xã phường thị trấn là đơn vị hành chính cuối cùng trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước ta được
pháp luật quy định là nền tảng của xã hội; là nơi triển khaithực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm cho dường lối chủ trương củaĐảng các quyết định, chương trình của
Chính phủ trở thành phong trào hoạt động của toàn dân ở cơ sở. Xã, phường, thị trấn là cầu nôi giữa cơ quan
lãnh đạo Đảng - Nhà nước với quần chúng nhân dân.
a. Trong thời bình
Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức giáo dục, động viên nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh Đồng thời trực tiếp động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân thế trận
quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân. thế trận an ninh nhân
dân ở cơ sở, là nơi tổ chức đấu tranh phòng, chống chiến 135 lược diễn biến hòa bình của địch; giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Xã, phường, thị trấn là nơi
khai thác và phát huy tính độc lập, tự lực, tự cường và sang tạo của toàn dân trong xây dựng và bảo vệ địa
phương, cơ sở, là nơi trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng
dự bị động viên và lực lượng an ninh ở cơ sở.
b. trong thời chiến
Khi chiến tranh xảy ra. xã, phường thị trấn là nơi trựctiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển địa phương từ
thờibình sang thời chiến và động viên thời chiến; là nơi trựctiếp thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân toàn
dân,toàn diện; động viên và tổ chức cho nhân dân tham giachiến tranh nhân dân địa phương. Đồng thời xã,
phường, thịtrấn sẽ là nơi trực tiếp chiến đấu; kịp thời phát hiện và đánhtrả địch; là chỗ dựa cho các lực lượng
vũ trang và nhân dântrụ bám chiến đấu; thực hiện làng giữ làng, xã giữ xã, giữthế cài xen, đánh địchliên tục,
rộng khắp góp phần làm thấtbại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của địch.Xã, phường, thị trấn là nơi tạo
nguồn nhân lực, vậtchất; sản xuất vũ khí, khí tài tự chế, sản xuất, khai thác dựtrữ nguồn hậu cần nhân dân tại
chỗ đảm bảo cho yêu cầuchiến đấu của địa phương và các lực lượng vũ trang.
2. Nội dung cơ bản xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện
a. Xây dựng về chính trị
Chính trị tư tưởng là nhân tố cơ bản luôn giữ vị trí đặcbiệt quan trọng, nhằm củng cố và giữ vững trận địa
tưtưởng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân; là cơ sở đểxây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và
củng cốquốc phòng an ninh ở địa phương, cơ sởxây dựng chính trị tư tưởng ở xã phường, thị trấn cầntập trung
vào các nội dung chủ yếu sau đây:Thường xuyên giáo dục tuyên truyền nhằm nâng caotrình độ chính trị tư
tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân; trướchết với cán bộ, đảng viên, lực lượng dân quân và công an.Thông qua
giáo dục tuyên truyền làm cho mọi người quántriệt được đường lối chủ trương của Đảng và chính sách,pháp
luật của Nhà nước; xây dựng, củng cô lòng tin của
nhân dân đối với Dòng, với chế độ, tin tưởng ở thắng lợivào công cuộc đổi mới của Đảng, của đất nước .Nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhândân dối với hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: xâydựng
và bảo vệ Tổ quốc. Động viên toàn dân phát huy sứcmạnh nội lực để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội;

nângcao đời sống vật chất tinhthần kết hợp chăm lo xây dựngcủng cố quốc phòng, an ninh.Xây dựng tinh thần
yêu nước, yêu quê hương, yêu chếđộ xã hội chủ nghĩa; rèn luyện nâng cao ý chí kiêncường,tinhthần tích cực
chủ động trong lao động sản xuất; ngoancường dũng cảm trongphòng chống thiên tai. thảm họa.kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tiêu cực vàcác tệ nạn xã hội ở địa phương, cơ sở củng cố xây dựng vàbảo vệ
quê hương, đất nước.
Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng nhận rõ âmmưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Tích cực chủ
động140tham gia phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình; thamgia bảo vệ, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; cùng cả nước xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa.
b. Xây dựng về tổ chức
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về ~đổí mới
vànâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sờ xã,phường, thị trấnxây dựng về tổ chức ở xã. phường,
thịtrấn cần tập trung vào các nội dung sau đây:Xây dựng Đảng.Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo
toàn diện cácmặt công tác ở xã, phường, thị trấn; trong đó xây dựng, pháttriển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
xây dựng Đảng là nhiệmvụ then chốt; đồng thời chăm lo xây dựng chính quyền, cáctổ chức chính tả - xãhội
hướng vào phục vụ nhân dân, đưađường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đếnmọi người dân
15


và tổ chức thực hiện ở cơ sở.Luôn kiện toàn củng cố tổ chức đảng; bồidưỡng nângcao năng lực lãnh đạo của
đội ngũ cấp ủy viên. Duy trì chặtchẽ nền nếp sinh hoạt và chấp hành nguyên tắc của Đảng.Nâng cao năng lực
lãnh dạo của cấp ủy các cấp và chi bộ,xây dựng chi bộ, đảng bộ thật sự trong sạch vững mạnh.Bồi dưỡng nâng
cao phẩm chất. năng lực của đội ngũđảng viên; tích cực phát triển đảng viên mới Xây dựng môiquan hệ đoàn
kết, thống nhất trong tổng chi bộ, đảng bộ,nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối vớinhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốcphòng - an ninh ở cơ sở.Xây dựng chính quyên.Tập trung
xây dựng chính quyền xã, phường, thị trấnvững mạnh, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vìdân. Thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.Thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyênxã phường, thị trấn và
đội ngũ cán bộ thôn, bản. tô dânphố . . . bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứngyêu cầu đòi hỏi
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Đảm bảo cho chính quyền xã phường, thịtrấn điều hành
thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội,quốc phòng - an ninh ở cơ sở, thực hiện được chức năngquản lý

nhà nước về mọi mặt ở cơ sởtheo quy định củapháp luậtXây dựng nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt
trậnTổ quốc và các đoàn thể nhân dân.Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có vai tròlàmnòng cốt
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và thựcTrước hên tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ mặt trậnvà cán bộ
các tổ chức đoàn thể có đủ phẩm chất, năng lựcvà có phương pháp tác phong công tác vận động quầnchúng
tốc có năng lực tuyên truyền vận động quần chúngvà có khả năng đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp
nhândân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhànước và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốcphòng - an ninh của địa phương, cơ sở.Thường
xuyên tổ chức có hiệu quả các chương trìnhhành động, các cuộc vận động và phong trào thi đua laođộng sản
xuất, xây dựng nếp sống văn hóa và giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở
c. Xây dựng kinh tế
Xây dựng kinh tế ở xã, phường. thị trấn là nội dung rấtquan trọng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, góp
phầngiữ vững và ổn định chính trị - xã hội, tạo cơ sở tiềm lựccho quốc phòng - an ninh.Nội dung xây dựng
kinh tế ở xã, phường, thị trấn tậptrung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:Xây dựng cơ chế quản lý và điều
hành có hiệu quả,phát huy tiềm năng sản xuất ở từng hộ gia đình và từng cơsở, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
phát triển kinh tế - xãhội ở từng cơ sở nhanh và vững chắc.Đối với các Xã, ưu tiên phát triển lực lượng sản
xuất huyđộng sức mạnh nội lực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất tăng nhanh năng suất và chất lượng.
Chú trọng pháttriển hệ thống điện. đường, trường, trạm, hỗ trợ vốn cho
người nghèo ổn định sản xuất; tăng thu nhập, nâng cao đờisống cho nhân dân. Các xã vừng sâu, vùng xa, vùng
đôngbào dân tộc thiểu số cần tổ chức tốt cho đồng bào định canh,định cư; đẩy mạnh việc khoán đất, khoán
rừng, thực hiện tộtcác chính sách nông, lâm nghiệp, khuyến khích phát triểntrang trại ; kết hợp giữa sản xuất
với chế biến nông, lâm sản;tích cực giải quyết việc làm cho người lao động.Đối với phường, thị trấn và xã ven
đô, cần chú trọngphát triển nghề truyền thống, mở rộng các ngành côngnghiệp nhỏ với dịch vụ, du lịch.
Khuyến khích việc thànhlập các mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, đâymạnh tốc độ tăng trưởng kinh
tế của địa phương, cơ sở.Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở xã phường.thị trấn phải luôn lấy hiệu quả
kinh tế gắn với yêu cầu quốcphòng - an ninh, bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với tăngcường khả năng quốc
phòng - an ninh.
d. Xây dựng văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy để phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an
ninh.Xây dựng văn hóa - xã hội ở xã, phường, thị trấn cần tậptrung vào các nội dung chủ yêu sau:xây dựng

môi trường văn hóa lành mạnh; giáo dục đạođức, lối sống, tư tưởng phong cách ứng xử có văn hóa.Thực hiện
nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nôngthôn
mới Góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam viên tiếng dậm đà bản sắc dân tộc giữ gìn tôn
tạo các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, cơ sở. Kiênquyết chống lại văn hóa độc hại, lai căng, phản động;
đẩylùi các tệ nạn xã hội. bài từ mê tín dị đoan . .Xây dựng nếp sống có kỷ cương, giáo dục cho mọicông dân
nắm vững và chấp hành nghiêm pháp luật.Thực hiện khẩu hiệu: sống và làm việc theo hiến pháp,pháp
luật"Giáo dục và vận động quần chúng nhân dân tham giathực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là chính
sách đốivới thương binh gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cáchmạng Phát động toàn dân tham gia thực
hiện có hiệu quảcác hoạt động giáo dục văn hóa dân số, thể thao, môitrường; tổ chức tốt nếp sống văn minh
lành mạnh ở địaphương. cơ sở.Chăm lo xây dựng khối dại đoàn kết dân tộc vì dângiàu nước mạnh. xã hội
công bằng, dân chủ văn minh. Pháthuy truyền thống nhân ái đoàn kết tin cậy lẫn nhau nêucao tinh thần yêu
quê hương đất nước, tụ lực tự cường; toàndân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
đ. Xây dựng về quân sự, an ninh . .
Xây dựng quân sự an ninh là nội dung quan trọng cóliên quan đến sự ổn định và phát triển của xã phường
thịtrấn. Nội dung xây dựng quân sự an ninh bao gồm xâydựng lực lượng và thế trận
* Xây dưng lực lương
16


Lực lượng quân sự và an ninh có vai trò làm nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền tính mạng, tài sản của nhân
dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở; dấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ; giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
- Xây dựng lực lượng dân quân Thực hiện theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ. Thực hiện phương
châm vững mạnh, rộng khắp dânbàn. dân cử, dân chăm lo Tập trung xây dựng lực lượngdân quân có số lượng
hợp lý, chất lượng cao, coi trọng chất lượng chính trị làm chínhLực lượng dân quân ở xã, phường, thị trấn có
lực lượng cơ động và tại chỗ lực lượng binh chủng và phục vụ Quymô tổ chức từ tổ, tiểu đội trung đội và đại
đội theo yêu cầucủa thời bình và thời chiến.Trong thời bình quy mô ở xã, phường, thị trấn tổ chứcđến cấp
trung đội và một số tổ tiểu đội dân quân binhchủng ở thôn bản, đường Phố tổ chức các tô hoặc tiểu độidân
quân tại chỗ.- xây dựng ban chỉ huy quân sự xã. phường, thị trấn.Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn có
chức nănglàm tham mưu cho cấp ủy chính quyền về công tác quốcphòng, quân sự ở cơ sở; đồng thời trực tiếp

chỉ huy, chỉ đạoxây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân; đăng kýquản lý lực lượng dự bị động viên và
công tác tuyển quânhàng năm.Kết hợp giữa cơ cấu của cấp ủy. ủy ban và bổ nhiệmcủa cấp trên để có biện
pháp xây dựng nâng cao trình độ,năng lực của ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (chỉhuy trưởng quân
sự xã phường. thị trấn là thành viên ủyban do dân bầu và dược cơ quan quân sự cấp trên bổ nhiệm.Bí thư đảng
ủy kiêm nhiệm chức vụ chính trị viên; các chỉhuy phó quân sự xã, phường, thị trân do cơ ' man quân sựcấp
trên bổ nhiệm).Cần thường xuyên kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nângcao phẩm chất dạo đức, trình độ năng lực
cho đội ngũ cánbộ ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, nhất là đối vớichỉ huy trưởng. Bồi dưỡng toàn
diện cả về trình độ chínhtrị, kinh tế văn hóa - xã hội tập trung bồi dưỡng kiến thứcquốc phòng, an ninh để đủ
sức hoàn thành nhiệm vụ quốcphòng - an ninh ở địa phương, cơ sở.- Quản lý xây dựng lực lượng dự bị động
viênQuản lý xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệmvụ của các cấp, các ngành và của toàn dân Xã,
phường, thị147và chất lượng. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về phápluật trình độ nghiệp vụ chuyên môn
nhằm phát huy vai tròcủa lực lượng an ninh. dân phòng; phối hợp với lực lượngcông an chuyên trách đấu
tranh, giữ gìn an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
* Xây dựng thế trận
Xây dựng thế trận quân sự, an ninh ở xã, phường, thịtrấn có ý nghĩa góp phần xây dựng nền quốc phòng
toàndân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhândân thế trận an ninh nhân dân của cả
nước.Xây dựng thế trận, quân sự an ninh bao gồm:Xây dựng thế trận lòng dân.Thông qua giáo dục tuyên
truyền và thực hiện đườnglối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước tạo ra sự nhất trí cao
trong đảng bộ, chính quyền vàtoàn dân. Xây dựng và tạo được lòng tin của quần chúngvới Đảng, Nhà nước và
chế độ; trướchết là tạo được lòngtin của quần chúng nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.Xây dựng cho quần
chúng nhân dân có ý thức giác ngộ vềnghĩa vụ. trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốcĐộng viên và
phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia xâydựng quốc phòng. an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trậttự an
toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Kiên quyết đâu tranhphòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của
chủ149nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Phát huy và độngviên vai trò của quần chúng nhân dân tham gia
phòngchống tiêu cực. tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Thực hiệncó hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Đảm
bảo và thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân . . .Xây dựng thế trận quân sự, an ninh.
Thế trận quân sự. an ninh ở xã. phường, thị trấn làthành phần thế trận của khu vực phòngthủ tỉnh, huyện; làthê
trận tổng hợp giữa lực lượng và bố trí lực lượng. tôchức hoạt động nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
antoàn xã hội trong thời bình; chiến đấu bảo vệ, giữ vững địaphương trong thời chiến.Trong thời bình chú
trọng kết hợp kinh tế với quốc

phòng, an ninh. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cảnhận thức, kế hoạch và hành động nhằm phát triển
kinh tế -xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm giữ gìn trật tự an toàn xãhội. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả một
âm mưu phá hoạicủa địch.Trong thời chiến, xây dựng thành xã, phường, thị trấnchiến đấu. Kết hợp thế trận
của mọi yếu tố, mọi lực lượng,củng cố, xây dựng hệ thống công sự trận địa vừa đảm bảophòng tránh vừa đảm
bảo hoạt động chiến đấu. Phát huytinh thần độc lập, tự lực, kiên cường bám trụ; thực hiện lànggiữ làng, xã giữ
xã; phát huy sức mạnh tổng hợp của chiếntranh nhân dân địa phương, đánh thắng chiến tranh xâmlược của
địch.
3. Liên hệ thực tế

17


Câu 6: Nội dung giải pháp phát triển KT-XH ở địa phương gắn với tăng cường quốc phòng –an ninh ở
các huyện hiện nay? Liên hệ thực tế?
Trả lời:
1. Nội dung kết hợp
a. Kết hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dưng khu vực phòng thủ, thế rận an ninh
nhân dân trên địa bàn huyện
khu vực phòng thủ huyện là một bộ phận quan trọnghợp thành của khu vực phòng thủ tỉnh (thành cơ sở của
thếtrận quốc phòng ' an ninh địa phương trong thời bình vàtiến hành chiến tranh nhân dân địa phương trong
thời chiến.Xây dựng và phát triển kinh tế ' xã hội là điều kiện đêtăng cường quốc phòng - an ninh trên địa bàn
huyện. Tuynhiên, điều này chỉ có thể được thực hiện trong sự kết hợpchặt chẽ giữa kế hoạch, quy hoạch phát
triển kinh tê - xãhội với kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ và.thế trận anninh của huyện; mà trước hết sự
kết hợp được thể hiện ngaytrong mục tiêu của hai kế hoạch này. Ngoài ra, nội dung kết
hợp này được phản ánh cụ thê như sau:Gắn kết quy hoạch phát triển các khu vực, địa bàn
kinh tế trọng điểm của địa phương với kế hoạch xây dựnghệ thống các căn cứ và khu vực phòng thủ của
huyện.Gắn quá trình phát triển anh tế - xã hội với xây dựng lựclượng, thế trận quốc phòng - an ninh trên các
khu vực phòngthủ trọng yếu của huyện như; ~ trấn, biên giới, biển đảo.- Làm cho quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội phù hợpvới kế hoạch củng cố thế trận quốc phòng - an ninh của địaphương. Ngược lại, ~mg cường
quốc phòng - an ninh khônggây cản trở sự thu hút đầu tư. điều chỉnh phân bố lại lao động,phát triển cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
b. Kết hợp quá trinh phân công lại lao động, phân bồ lạidân cư với tổ chức ấy dung ~ sắp xếp bố trí lại
lúc lượngquốc phòng - an ninh trên từng địs bản, phủ hợp với kếboạchphát triển kinh tế - /ã hội, xây dựng
thế trận quốc phòng toàndân an ninh nhân dân của huyện, sao cho có lực lượng để bảohệ địa pa trong cá
trong n ộp địa, biên giới, trên biển đảo
Việc phát triển kinh tế - xã hội muốn tạo ra hiệu quảtăng cường quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện,
cầnđáp ứng cả yêu cầu tăng cường lực lượng, thế trận quốcphòng - an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ
huyện.Trên cơ sở quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện cần gắnphương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
kinh tếtrọng yếu của địa phương, với nhu cầu về phát triển lựclượng và thế trận quốc phòng - an ninh trên
từng địa bàn,189
qua đó điều chỉnh phân bố lý lao động. dân cư trên các khuvực của huyện. Cần đặc biệt chú ý có kế hoạch,
chính sáchđầu tư chính sách xã hội để hỗ trợ, nhằm thu hút lao động
đến các vùng khó khăn, chậm phát triển về kinh tế - xã hội,nhưng có giá trị đặc biệt về quốc phòng - an ninh
như: rừngnúi, biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc... Bên cạnh
đó, thông qua tỉnh, có sự phối hợp với quân khu, Bộ Quốcphòng để có quy hoạch, dự án xây dựng các khu
kinh tê -quốc phòng ở những địa bàn trọng yếu của huyện, liên quanđến các hướng, khu vực phòng thủ trọng
yếu của cấp trên.
c Kết bợp đầy tư ~sy dưng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hộivới lây dụng các công trình quốc phòng, phỏng
thú dân sự...phục vụ cho cả kinh tề - xã hội và ~uồc phòng - an ninh
Để phát triển kinh tế - xã hội việc đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng kỹ thuật đang rất được quan tâm, thường đi
trướcmột bước sau khi đã có phương hướng và quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế của huyện. Nguồn vốn
đầu tư cholĩnh vực này thường rất lớn. Trong khi đó, nhu câu xâydựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
quốc phòng -an ninh cũng rất cấp thiết như: đường cơ động, sân bay, bếncảng, công trình ngầm viễn thông,
năng lượng... Xây dựngcác công trình này đòi hỏi cần có sự đầu tư rất lớn về ngânsách nhà nước Nhưng ở cấp
huyện nguồn kinh phí cho xâydựng các công trình quốc phòng hầu như không đáng kể. Vìvậy một trong
những nội dung rất quan trọng trong kết hợp190phát triển kinh tế - xã họ là kết hợp phát triển cơ sở hạ
tầngkinh tế - xã hội với phát triển hạ tầng quốc phòng - an ninh.Khí quy hoạch phát triển hạ tầng phát triển
kinh tế - xã hộicần nắm bắt, gắn kết với nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sởhạ tầng cho quốc phòng - an ninh.
Trong đó cần chú ý vàocác địa bàn như thị xã, thị trấn, biên giới, ven biển, đảo, khuvực căn cứ thời chiến, khu
hậu phương của huyện... Cóchính sách ưu tiên, hỗ trợ để thu hút đầu tư nước ngoài.doanh nghiệp trong nước

vào xây dựng cơ sở hạ tầng ởnhững khu vực trên. Ngoài ra, cần có sự đầu tu và sử dụnghiệu quả nguồn vốn
vay ODA cho một số huyện biên giới,biển nào để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.Trong những năm sắp
tới việc kết hợp phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội với cơ sở hạ tầng quốc phòng - anninh ở các huyện đảo. ven biển cần dược đặt trong
quyhoạch của chiến lược biển Việt Nam đến 2020" đã được
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa Xthông qua.
d. Kết hợp lây dựng cơ sơ chính trị, /(i~h tế - rã hội ~ỡagmình toàn diện rộng khắp nhăm giữ vững ổn
định chính trị.gắn với y dưng bệ tư ứng các căn cứ thòi chiến ở địa pa trọngđể sẵn sàng đối phó với cbiề~
tranh tâm lược
18


Ngày nay, chính trị ổn định vừa là điều kiện, vừa làmục tiêu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc
củanhân dân ta. Vì vậy, sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hộivới tăng cường quốc phòng - an ninh ở địa
phương cũngphải hướng tới mục tiêu này. Để giữ vững ổn định chính trị,trước hết cần chăm lo xây dựng cơ sở
chính trị trên từng xã,phường vững mạnh, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựngcủng cố hệ thống chính trị,
nhất là ở những xã đảo, biêngiới; củng cố thế trận quốc phòng - an ninh làm trong sạchđịa bàn. Đồng thời
triển khai thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội xóa đói giảm nghèo, thực hiện cảithiện đời
sống nhân dân, đặc biệt là nông dân trong quá trìnhchuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện những cam kết
saukhi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Kết hợp kinh tếvới quốc phòng - an ninh trong xây dựng địa
phương là đểlàm cho từng xã phường thực sự giàu vê kinh tế, vụng vềchính trị mạnh về quốc phòng - an ninh
góp phẩm làm thấtbại mọi âm mưu và hoạt động chống phá bằng diễn biếnhòa bình", bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch. Trong đó,huyện cần đặc biệt quan tâm những vùng căn cứ kháng chiếncũ, những khu vực đã
được hoạch định là vừng căn cứ chiếnđấu căn cứ hậu phương của huyện trong chiến tranh bảo vệTổ quốc
tương lai, vừng đồng bào dân tộc. tôn giáo.
2. Giải pháp
a. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực kết họp pháttriển kinh tế - /ã hội với năng cường QP-AN
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏicấp thiết đối với mọi cán bộ vànhân dân ở các địa
phương nước ta ngày nay. Đối tượng bồi dưỡng phải phổ cập chotoàn dân, nhưng trước hết tập trung vào đội
ngũ cán bộ chủchốt các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã.Nội dung bồ) dưỡng cho cán bộ phải tùy

theo từng đốitượng và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung,chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và
thiết thực; nhằm nângcao nhận thức, kinh nghiệm và năng lực chỉ đạo, điều hành,làm tham mưu trong kết hợp
anh tế - quốc phòng ở huyện,phù hợp với lĩnh vực và cương vị công tác đảm nhiệm.Hình thức và biện pháp
giáo dục bồi dưỡng kiến thứcquốc phòng - an ninh nói chung và kiến thức về kết hợpphát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường quốc phòng - anninh nói riêng phải kết hợp bồi dưỡng tập trung tại trườngvới hoạt động thực
tiễn, lý thuyết với thực hành. Phải thôngqua các đợt học tập chính trị, các cuộc diễn tập thực nghiệmvới thực
tế chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng ở huyện,xã để hoàn thiện sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực
tiễncua đội ngũ cán bộ về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vớităng cường quốc phòng - an ninh trong xây
dựng và bảo vệTổ quốc ở địa phương. Bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợpvới đặc điểm. điều kiện của từng
huyện.
b. Xây dlr~g quy hoạch, kề hoạch tổng thể kết hợp pháttriển kinh tế - xã hội ~ tăng cường quốc phòng an ninh của huyện trong thời kỳ mới
Cho đến nay nước ta đã và đang xây dựng chiến lược193phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược quốc phòng anninh cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước đến năm 2020. Từ thực tiễn cho thấy, sự
vận dụngvà quán triệt quan điểm chỉ đạo sự kết hợp đócủa Đại hộiIX đến nay còn nhiều mâu thuẫn và bất cập
nảy sinh dothiếu định hướng chiến lược cơ bản cho sự kết hợp ở tầm vĩmô và vi mô. Vì vậy muốn kết hợp
ngay từ đầu và trongsuốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước một cách cơ bản và thống
nhất, đòi hỏi các cấp, cácngành trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương phải tiếp
tục xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch tổngthể về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cườngquốc phòng - an ninh; coi đó như là một trong những khâuquan trọng hàng đầu để chỉ đạo và quản lý
nhà nước vềthực hiện tốt kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường quốc phòng ~ an nính có hiệu lực.
hiệu quả.Việc xây dựng quy hoạch kế hoạch tổng thể kết hợpphát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng - anninh trong thời kỳ mới phải có sự phối hợp đồng bộ giữacác bộ ngành, địa phương từ các khâu
khảo sát đánh giácác nguồn lực (cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bênngoài), trên cơ sở đó xác định mục
tiêu, phương hướng pháttriển và các chính sách giải pháp như: chính sách khai tháccác nguồn lực; chính sách
đầu tư và phân bổ đầu tư thỏađáng cho việc phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốcphòng - an ninh trên
các vùng miền; chính sách phân bổ
đầu tư, diều động nhân lực bố trí dân cư và chính sách ưuđãi phát triển khoa học công nghệ nghiên cứu phục
vụ choviệc thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường quốc phòng - an ninh của địa phương.
c Hoàn chỉnh vệ thồngpháp luật vả có chếchínb sách cóliên ~ua~ đến kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với tăngcường QP-AN trong thời kỳ mới
Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhànước từ có liên quan đến kết hợp xây dựng đất nước và

bảovệ Tổ quốc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường quốc phòng - an ninh đều phải được thể chế
hóathành pháp luật, pháp lệnh nghị định quyết định dưới luậtmột cách đồng bộ thống nhất để quản lý và tổ
chức thựchiện nghiêm túc có hiệu lực, hiệu quả ở từng địa phương vàtrên cả nước. Trên cơ sở ấy, lãnh đạo địa
phương cần có những chính sách, biện pháp phù hợp với điều kiện, đặcđiểm của địa phương mình, nhằm khai
thác các nguồn lựcvà vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện kếthợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng -an ninh nhất là đối với các công trình trọng điểm, ở nhữngđịa bàn trọng yếu như rừng
núi, biên giới và biển. đảo. Mặtkhác, từng địa phương cần nghiên cứu vận dụng đúng đắnsáng tạo, có hiệu quả
19


các chính sách, pháp luật của Nhànước về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trong thờikỳ mới; đặc biệt
về thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơsở hạ tâng...Việc xác lập cơ chế, chính sách bảo đ~ửn ngân sách
chokết hợp phát triển kinh tế ' xã hội với tăng cường quốcphòng ' an nỉnh~ cần được xây dựng và thực hiện
theo quanđiểm quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân. Các ngành,các cấp các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thànhphần kinh tế, các đoàn thể xã hội đều phải có nghĩa vụchăm lo cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
cũng như sự nghiệpxây dựng phát triển kinh tế ' xã hội của đất nước . Việc phânbổ ngân sách đầu tư cho kết
hợp phát triển kinh tế ' xã hộivới tăng cường quốc phòng - an ninh phải theo hướng tậptrung vào những mục
tiêu chủ yếu, những công trình có tínhlưỡng dụng hóa cao đáp ứng Phục vụ cho cả phụ triển kinhtế xã hội và
tăng cường quốc phòng ~ an ninh trước mắtcũng như về lâu dài.Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật
chất và tinhthần đối với các tổ chức cá nhân các nhà đầu tư có các dựán đầu tư. sản xuất mang tính dưỡng
dụng" cao, vừa phụcvụ cho xây dựng phát triển kinh tế ' xã hội, vừa góp phầntăng cường quốc phòng - an ninh
ở địa phương.
d. Tăng cường sự lãnh đạo cua Đáng tả hiệu lực quản lýnhà nức của chính quyền các cấp
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trên lĩnh vựckết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh.Thường xuyên
nắm vững chủ trương đường lối củaĐảng và kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành,địa phương mình
thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòngmột cách đúng đắn, có hiệu quả.Lãnh đạo việc kết hợp hai nhiệm vụ
chiến lược, trên cơsở hoạch định các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế 'xã hội gắn với tăng cường quốc
phòng ' an ninh ở địaphương. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện củachính quyền đoàn thể, các tổ chức
kinh tế - xã hội đối vớichủ trương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường quốc phòng - an ninh trên
địa bàn huyện; tập trungvào các ngành lĩnh vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết

rút kinh nghiệm kịpthời, thường xuyên để bổ sung chủ trương và chỉ đạo thựctiễn kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốcphòng - an ninh ở từng ngành; phù hợp với phương hướngkế hoạch của địa
phương trong từng thời kỳ.- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kết hợp pháttriển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng - an ninh.Từng cấp phải nhận rõ trách nhiệm và làm đúng chứcnăng, nhiệm vụ theo quy
định Pháp luật và nghị định vêkinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Chính phủ.Phải xây dựng chỉ đạo
thực hiện các quy hoạch, kếhoạch dài hạn và hàng năm về kết hợp phát triển kinh tế -xã hội với quốc phòng an ninh ở địa phương.197Phải đổi mới, nâng cao quy trình, phương pháp quản lý,điều hành của chính quyền
các cấp từ khâu lập quy hoạch,kế hoạch nắm tình hình, thu thập, xử lý thông tin, địnhhướng hoạt dộng tổ chức
hướng dẫn chỉ dạo cho cấp dướivà kiểm tra thanh tra ở mọi khâu, một bước của quá trìnhthực hiện kết hợp
phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng- an ninh ở ngành, địa phương của mình. đ Cảng có kiện toàn ~ phát
huy đẩy đủ năng lực, tráchnhiệm làm tham thua của cơ quan chuyên tráchCăn cứ vào Nghị định số 1 1
9/2004~NĐ-CP củaChính phủ cần nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm chứcnăng nhiệm vụ của các cơ quan
chuyên trách quản lý nhànước về quốc phòng - an ninh nói chung và kết hợp pháttriển kinh tế - xã hội với
quốc phòng - an ninh nói riêngtrong thời kỳ mớiChấn chỉnh, kiện toàn các cơ quan và cán bộ chuyêntrách,
kiêm nhiệm về công tác quốc phòng ở các cơ quancủa huyện ủy, ủy ban nhân dân, các ban ngành của
địaphương. Đồng thời, cần chăm lo bồi dưỡng nâng cao nănglực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ
chuyên tráchlàm tham mưu cho lãnh đạo và chính quyền địa phương vềkết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
quốc phòng - an ninhnhư: Ban chỉ huy quân sự cơ quan công an huyện, cơ quan kế hoạch - đầu tư... đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vàbảo vệ địa phương trong thời kỳ mới.
3. Liên hệ thực tế

20


Câu 7: ĐCSVN luôn khẳng định “DBHB là 1 trong 4 nguy cơ lớn nhất đối với CMVN với sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước”? Liên hệ thực tế ĐP?
Trả lời:
1. Khái niệm
“Diễn biến hòa bình" là chiến lược tấn công trên quy mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địchdo Mỹ khởi xướng với mục đích thủ tiêu chủ nghĩa xã hộivà phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện
không thểgiành thắng lợi bằng biện pháp quân sự. chiến lược diễnbiến hòa bình" được thực hiện thông qua
việc sử dụng tônghợp các phương thức, thủ đoạn hoạt động phá hoại thâmđộc, tinh vi với tính chất phạm vi và

mức độ khác nhau, kể240cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnh vực củađời sống xã hội. trong đó
kinh tế, chính trị tư tưởng và nộibộ là mặt trận nóng bỏng; dân tộc và tôn giáo là ngòi nổ.Các hoạt động phá
hoại trong diễn biến hòa bình" chủ yếunhằm làm xuất hiện ngay trong lòng chủ nghĩa xã hộinhững nhân tố
phản cách mạng; hỗ trợ và tiếp sức chonhững nhân tố này mạnh dần lên, trở thành lực lượng chínhtrị đối.
trọng với Đảng Cộng sản. nhà nước xã hội chủnghĩa; từng bước làm suy giảm tiến tới xóa bỏ vai trò lãnhđạo
của Đảng Cộng sản, làm suy yếu và mất dần bản chấtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sự tác động từ
bênngoài để tạo ra sự vận động từ bên trong một cách dần dần,từ từ theo hướng tư bản chủ nghĩa, từng bước
chuyển hóatheo con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Bản chất của chiến lược diễn biên hoà bình
Chiến lược diễn biến hòa bình dù không sử dụng cácbiện pháp quân sự nhưng mục đích của nó vẫn là loại bỏ
chủ nghĩa xã hội loại bỏ một hình thái kinh tế ~ xã hội tân tiên,kẻo lịch sử trở về chủ nghĩa tư bản. Vì vậy,
chiến lược nàymang bản chất chống cộng rất phản động và nguy hiểm .
Chiến lược diễn biến hòa bình là sự can thiệp tinh vi,thô bạo vào công việc nội bộ của các nước xã hội
chủnghĩa. Trong giai đoạn đầu, nó chủ yếu can thiệp ở khu vựcngoại vi đặt trọng tâm vào các hoạt động bao
vây ngănchặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với các nước tubản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân
tộc. Nhưngsang giai đoạn sau thì sự can thiệp này tấn công thẳng vàocông việc nội bộ của các nước xã hội chủ
nghĩa với nhữngthủ đoạn lắt léo. tinh ví núp dưới các chiêu bài: sự nhíchlại gân giải phóng tư tưởng cạnh
tranhhòa bình", sựdo dân chủ nhân quyền chiến lược diễn biến hòabình" đánh vào tâm tư nguyện vọng của
một bộ phận quầnchúng nhân dân và cán bộ, đảng viên nên đã che đậy đượcbản chất xâu xa, phản động của
nó.Bản chất chống cộng của chiến lược "diễn biến hòa
bình" là không hề thay đổi. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản MỹGớt-hôn khẳng định: "Bản chất của chủ nghĩa đế
quốckhông hề thay đổi, nhưng nó buộc phải khẳng định hànhđộng trong thế giới đang thay đổi"
3. Mục tiêu của chiến lược "diễn biến hòa bình"
Nếu như ở giai đoạn trước, khi chủ nghĩa xã hội chỉxuất hiện ở nước Nga, chủ nghĩa đế quốc đặt mục tiêu
bópchết nước Nga Xô viết, thì sau khi chủ nghĩa xã hội đã trởthành một hệ thống thế giới, chủ nghĩa đế quốc
đặt mục tiêucho chiến lược diễn biến hòa bình là xóa bỏ chủ nghĩa xãhội với tư cách là một xu thế, một con
đường phát triển củaxã hội loài người một hệ thống giá trị và lý tưởng xã hộichứ không phải giới hạn ở việc
xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ởmột vài nước nào đó.Trong những năm tiếp theo, mục tiêu của chiến lược
diễn biến hòa bình là xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩacòn lại giải quyết ngã ngũ vấn đề "ai thắng ai giữa
chủnghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với kết cục tư tưởng tự dotư sản sẽ chiến thắng tư tưởng độc đoán chuyên

chế củachủ nghĩa cộng sản.Như vậy, mục tiêu nhất quán của chiến lược "diễnbiến hòa bình là xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội trên phạm vitoàn thê giới
4. âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động "diễn biến hòa anh"chống phá Việt Nam
a. Hoạt động phá hoại tư tương, chính trị
Trong hoạt động phá hoại tư tưởng ' chính trị đối vớiviệt Nam, các thế lực thù địch luôn nhất quy ở các mục
tiêu:
+ Một là, xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp quần chúng
nhân dân Việt Nam.
+ Hai là, truyền bá và xây dựng hệ tư tưởng tư sản, lốisống thực dụng trong các thế hệ người Việt Nam.
+ Ba là, tạo dựng được vững tên tay sai làm ngọncờ , quy tụ tập hợp những phần tử chống xã hội chủ nghĩaở
Việt Nam vào các hoạt động phá hoại hệ thống chính trịcủa Nhà nước Việt Nam. khi có thời cơ sẽ lật đổ chế
độ xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng cuộc cách mạng nhunglụa" hoặc bạo loạn.
- Để đạt dược các mục tiêu trên. trong hoạt động tuyêntruyền phá hoại chính tri, tư tưởng, các thế lực thù địch
tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
+ Phủ nhận những thành tựu của cách mạng và chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.+ Phủ định những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩaMác-lênin như đấu tranh giai cấp. chuyên chính vô sản, tậptrung dân chủ, hoặc phủ định
toàn bộ học thuyết này.
+ Phủ nhận vai trò lãnh dạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sử dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại tư tưởngđối với Việt Nam.
21


+ Dùng vấn đề dự do "dân chủ tư sản vấn đề đanguyên chính trị" gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam thay 'đổi
bản chất chế độ.
- Trong hoạt động tuyên truyền phá hoại chính trị tư 1tưởng các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều thủ đoạn
thâm 1độc phổ biến nhất là:
+ Lợi dụng triệt để những thất bại của chủ nghĩa xã hội 1ở Đông âu và Liên Xô (trước đây) để khuy ếch
trương cho .cái gọi là thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
+ Lợi dụng triệt để những sai lầm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam để kích động nhân dân Việt Nam
đứnglên lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa

+ Bịa đặt vu cáo xuyên tạc sự thật.
+ Vừa tuyên truyền phá hoại Việt Nam ở nựớc ngoài?vừa tăng cường xâm nhập và sử dụng bọn tay sai trong
nộiđịa để tuyên truyền chống phá Việt Nam ngay trong nước.
+ Mở các chiến dịch tuyên truyền phá hoại tập trung, tạo những biến động chính trị lớn nhăm kích nổi
cácphong trào chống đối tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩaở Viết Nam.: Để tiến hành các hoạt động tuyên
truyền có hiệu quảMỹ và các thế lực thù địch dã sử dụng những Phương tiệnhiện đại, chi những khoản tiền
khổng lồ cho các hoạt độngphá hoại tư tưởng chống Việt NamTất cả những biểu hiện trên cho phép chúng ta
khăngđịnh các thế lực thù địch với chế độ xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam đã và đang kiên trì làm tất cả những gì
chúng cóthể để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phá hoại nhưchúng đã làm có hiệu quả ở Đông âu và Liên
Xô. Nhữnghoạt động đó được tiến hành công phu có bài bản và gắnchặt với mọi diễn biến chính trị ở Việt
Nam và quốc tế.
b. Hoạt động "diễn biến h ga bình ' trên inh vực kinh tế
- Nhìn lại toàn bộ quá trình từ năm 1975 đến nay,chúng ta thấy âm mưu diễn biến hòa bình" của các thế
lựcthù địch đối với nền kinh tế Việt Nam là:
Thứ nhất, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo rasự khủng hoảng kinh tế. làm cho đời sống nhân dân ta
ngàycàng gặp nhiều khó khăn rối kích động chống đối, làm tanrã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Am
mưu này đượccác thế lực thù địch tập trung thực hiện trong suốt giai đoạn1975-1985
Thứ hai, nhanh chóng tiếp cận, xâm nhập vào nềnkinh tế Việt Nam dùng thế mạnh về kinh tế và kỹ thuậttừng
bước tạo ra những thay đổi căn bản trong cơ sở hạtầng, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển lấn lướt vaitrò
chủ đạo của kinh tế nhà nước, hướng. lái nền kinh tếViệt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa, dùng kinh tế
đểchuyển hóa chế độ chính trị. âm mưu này được kẻ thùnăm 1986 đến nay.Các hoạt động diễn biến hòa bình
trên lĩnh vực kinhtế diễn ra vừa trắng trợn, vừa tinh vi xảo quyệt và thê hiệnở các dạng sau:+ Bao vây cấm
vận kinh tế để làm suy sụp nền kinh tếxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.+ Thông qua liên kết hợp tác kinh tế với
Việt Nam đểxây dựng cơ sở chính trị xã hội theo chế độ tư bản chủ nghĩa~ Thông qua sự giúp đỡ, viện trợ
kinh tế, các thế lựcthù địch tăng cường gây sức ép về chính trị tìm cách canthiệp vào công việc nội bộ nước ta,
từng bước chuyên hóaViệt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa.+ Thông qua hợp tác, đầu tư viện trợ kinh tế để
đẩymạnh các hoạt động tình báo, gián điệp Ở Việt Nam.
c Host động diễn biến hỏa hình thông qua lợi dụngvấn để dân tộc. tôn giáo
Dân tộc và tôn giáo là những vấn đề vốn tự thân đãchứa đựng những phức tạp. Sự sụp đổ của một loạt các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô trước đâygắn liền với vấn đề lấn lưu của giáo hội với

chínhquyền Sự từ bỏ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin, thực hiện đa nguyên, đa đảng, dân chủ một
chiêulà điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa dân tộc phục hồi và
phát triển nhanh chóng mà đỉnh cao là sự bùng nô tràoưu ly khai, tự vì và các xung đột vũ trang. Chủ nghĩadế
quốc triệt để lợi dụng và khai thác những mâu thuẫn,xung dột dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu xóa
bỏcác nước xã hội chủ nghĩa.Ớ Việt Nam, vấn đề dân tộc thường gắn liền với tôngiáo. Một số tôn giáo lại có
quan hệ với bên ngoài như
Thiên chúa, Tín lành đạo Phật, đạo Hồi... Các tôn giáo nàycó vị trí chi phối nhiều mặt đời sống xã hội của
đồng bàotheo đạo, có vị trí và ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Vìvậy các thế lực thù địch tích cực lợi dụng để
thâm nhập,tiến hành diễn biến hòa bình ở nước ta.
Những năm qua, lợi dụng những vấn đề phức tạp vềdân tộc do lịch sử để lại, các thế lực thù địch đã kíchđộng
khơi dậy những mâu thuẫn, hận thù dân tộc kíchđộng tư tưởng đòi tự trị, ly khai dưới các khẩu hiệuphục quốc
Chăm pa", giải phóng Khơ me Crôm ',người Khơ me hướng về Cămpuchia~ ~gíải phóng caonguyên Đê ga",
đòi tự trị cho 16 Châu Thái... Chúng cònlợi dụng những sai sót của ta và những khó khăn gay gắttrong dời
sống hiện tại của đồng bào các dân tộc thiểu sốđể xuyên tạc. đả kích, gây hoài nghi về chính sách dântộc của
Đảng và Nhà nước ta Chúng quy mọi khó khăn,nghèo đói sự chậm phát triển ở vùng dân tộc thiểu số làdo Nhà
nước ta không quan tâm đến vấn đề dân tộc; dongười kinh chiếm đất, dạng hóa dân tộc... Các thế lựcthù địch
đặc biệt chú ý lôi kéo. lợi dụng những người cóảnh hưởng lớn trong đồng bào dân tộc thiểu số để thôngqua đó
năm quần chúng.Đi đôi với hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc là lợidụng và kích động vấn đề tôn giáo. Kẻ
địch đã công khai
22


tuyên truyền ý thức hệ đối lập, gây mặc cảm giữa vô thầnvà hữu thần dẫn đến căm ghét và làm mất lòng tin
vào chủnghĩa xã hội trong một số tầng lớp nhân dân trong số giáosĩ và những người theo đạo.
d. Hoạt động ngsm (tình b~o~ gián diệp)
Với kinh nghiệm dùng Cộng sản để chống Cộngsản Mỹ và các thế lực thù địch rất chú trọng sử dụngcác hoạt
động ngầm, tổ chức các đường dây tình báo,gián điệp vừa chống ta từ bên ngoài, vừa tìm mọi cáchxâm nhập
nội bộ ta gây cơ sở và hoạt động chia rẽ pháhoại từ bên trongHoạt động ngầm trong chiến lược diễn biến
hòabình" dối với Việt Nam đã được Mỹ và các thế lực thù
địch tiến hành ngay từ khi khởi thảo kế hoạch hậuchiến (1968).Hoạt động tình báo gián diệp do Mỹ đứng đầu

ở ViệtNam trong thời gian vừa qua có thể chia thành hai giai đoạn
với những nét đặc trưng khác nhau. Giai đoạn từ năm 1975đến hết năm 1985, Mỹ và các thế lực thù địch ở
bên ngoàiđẩy mạnh các hoạt động xâm nhập vũ trang về Việt Nam,thông qua bàn đạp là các trại tị nạn các căn
cứ huấn luyệntrên đất Thái Lan. Trong thời gian đó, chúng đã xâm nhậphàng chục vụ điển hình là các kế
hoạch vượt sóng",đông tiến là đông tiến 2~ có vụ lên tới hàng trăm tên.Ý đồ của dịch là sử dụng các lực lượng
xâm nhập vào ViệtNam để lập mật khu làm căn cứ từ đó tập hợp lực lượngtrong nước trên hành các hoạt động
phá hoại, bạo loạn lậtđổ chính quyền. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, đây là giaiđoạn mở cửa hợp tác, các cơ
quan tình báo nước ngoài vàbọn phản động lưu vong đã triệt để khai thác cơ hội mớinày nhằm tăng cường các
hoạt động xâm nhập công khaihợp pháp dưới nhiều danh nghĩa khác nhau để móc nối, chỉđạo các cơ sở cũ,
phát triển lực lượng tại chỗ chờ thời cơ đểchống phá lật đổ chế độ.Lợi dụng chính sách mở cửa, các cơ quan
tình báo Mỹvà phương Tây có điều kiện tiếp xúc tuyển mộ, lôi kéonhững người Việt Nam ở các vị trí quan
trọng hoặc đi laođộng. học tập, công tác ở nước ngoài để xây dựng nội giánđánh vào nội bộ ta hoạt động lâu
dài.
đ Hoạt động răn đe quân sự
- Từ khi tiến hành phương thức chống Việt Nam bằngdiễn biến hòa bình chủ nghĩa dế quốc đứng đầu là Mỹ
luôn coi việc sử dụng các lực lượng quân sự để răn đe, kiềmchế Việt Nam là hoạt động quan trọng. Việc sử
dụng lựclượng quân sự răn đe của Mỹ và các nước theo đuôi Mỹ là
nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:Một là, duy trì sự có mặt thường xuyên ở châu Á đểbảo vệ quyền
lợi của Mỹ tại đây, tạo thế chiến lược lâu dàichống phá Việt Nam và phong trào cách mạng ở các nướctrong
khu vực.Họ là. bằng những hoạt động răn đe quân sự Mỹ vàđồng minh thường xuyên tạo ra sự căng thẳng
trong khuvực buộc Việt Nam rơi vào thế bị động phải chuẩn bị đốiphó với tình hình.Ngoài hai mục tiêu trên,
hoạt động răn đe quân sự củaMỹ còn nhằm tạo hậu thuẫn cho các tổ chức phản động ởnước ngoài và trong
nước nổi dậy chống phá, khi có diềukiến sẽ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Kinh nghiệm thế giới
đã cho chúng ta bài học là luônphải cảnh giác cao độ với kẻ thù Mỹ đã không phải một lântừ đe dọa quân sự,
tập trận, rồi tìm cớ, tạo cớ can thiệp xâmlược sự kiện vịnh Bắc Bộ" là một ví dụ của quá khứ.
5. Một số nhân tố về tình hình KT-XH của VN mà CNĐQ thực hiện âm mưu DBHB
6. Liên hệ thực tế

23



Câu 8: Làm rõ các phương châm, nguyên tắc chỉ đạo và các giải pháp của Đảng ta đề ra để đấu tranh
chống DBHB, BLLĐ bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và chế độ XHCN ở VN trong tình hình hiện
nay? Liên hệ thực tế?
Trả lời:
1. Khái niệm
“Diễn biến hòa bình" là chiến lược tấn công trên quy mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địchdo Mỹ khởi xướng với mục đích thủ tiêu chủ nghĩa xã hộivà phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện
không thểgiành thắng lợi bằng biện pháp quân sự. chiến lược diễnbiến hòa bình" được thực hiện thông qua
việc sử dụng tônghợp các phương thức, thủ đoạn hoạt động phá hoại thâmđộc, tinh vi với tính chất phạm vi và
mức độ khác nhau, kể240cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnh vực củađời sống xã hội. trong đó
kinh tế, chính trị tư tưởng và nộibộ là mặt trận nóng bỏng; dân tộc và tôn giáo là ngòi nổ.Các hoạt động phá
hoại trong diễn biến hòa bình" chủ yếunhằm làm xuất hiện ngay trong lòng chủ nghĩa xã hộinhững nhân tố
phản cách mạng; hỗ trợ và tiếp sức chonhững nhân tố này mạnh dần lên, trở thành lực lượng chínhtrị đối.
trọng với Đảng Cộng sản. nhà nước xã hội chủnghĩa; từng bước làm suy giảm tiến tới xóa bỏ vai trò lãnhđạo
của Đảng Cộng sản, làm suy yếu và mất dần bản chấtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sự tác động từ
bênngoài để tạo ra sự vận động từ bên trong một cách dần dần,từ từ theo hướng tư bản chủ nghĩa, từng bước
chuyển hóatheo con đường tư bản chủ nghĩa.
2.Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo của cuộc đấu tranh
Các Nghị quyết của Đảng đã xác định rõ những thuậnlợi cơ hội mới và những thách thức nguy cơ mới của
cách
mạng Việt Nam. Trong các nguy cơ, có nguy cơ từ bêntrong do nguyên nhân nội sinh, có nguy cơ từ bên
ngoài docác thế lực thù địch gây ra. Các nguy cơ này có mối liên hệvới nhau. Nếu khắc phục được nguy cơ
này sẽ hạn chếđược nguy cơ kia và ngược lại. Nguy cơ diễn biến hòabình" đang tác động mạnh mẽ vào nguy
cơ bên trong, thôngqua những nhân tố vận động bên trong để thực hiện ý đồchiến lược. Xét theo ý nghĩa dó
quá trình diễn biếnbêntrong đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên âm mưu và hoạtđộng của các thế lực thù địch
có thực hiện được hay không,cái chính là do chúng ta quyết định. Vì vậy phải đặt cuộc
đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lậtđổ ~ trong tổng thể các giải pháp chiến lược của sự
nghiệpxây dựng và bảo vệ Tô quốc.Trong quá trình đấu tranh chống diễn biến hòa bìnhcần vận dụng các quan
điểm, phương châm của Đảng đề ratrong các nghị quyết, đồng thời cần chú ý những vấn đề sau:xây dựng đất

nước phải gắn chặt với bảo vệ độc lập.chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Tổquốc gắn chặt
với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, chiếnthắng giặc ngoài gắn chặt với đánh bại thù trong.Gắn chặt cuộc đấu
tranh chống diễn biến hòa bìnhvới bảo vệ chủ nghĩa Mác-lênin. tư tưởng HỒ Chí Minh,bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa; có cơ sở lý luận vữngchắc để tiến hành cuộc đấu tranh này một cách lỉnh táovà có hiệu quả.Gắn
cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" với đẩymạnh công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo sự thống nhất giữa phátriển kinh tế với giữ vững độc lập dân
tộc.Luôn nắm vững chuyên chính vô sản trong đấu tranhchống "diễn biến hòa bình" nhưng biện pháp phải thật
linhhoạt, phải chú trọng cả hai mặt xây" và "chống", trong đómặt xây dựng thực lực của chủ nghĩa xã hội về
kinh tế,chính trị, tư tưởng văn hóa, quốc phòng, an ninh và chuẩn
mực tâm lý - đạo đức của con người Việt Nam xã hội chủnghĩa làm chínhCác giải pháp, biện pháp tiến hành
phải kết hợp phòngngừa với chủ động tiến công, tạo thành hệ thống để ngănchặn bên ngoài, giữ vững bên
trong là chính; có giải phápmang tính chiến lược đồng thời cũng có các giải pháp cụthê để đối phó với các tình
huống phức tạp phát sinh. Phát269
huy được sức mạnh truyền thống dân tộc và sức mạnh tổnghợp của cả hệ thống chính trị trong dấu tranh
chống diễnbiến hòa bình bảo vệ an ninh Tổ quốc.Củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia, chống~
diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ chung, trong đó quân đội
nhân dân và công an nhân dân là những lực lượng nòng cốt.Cùng với việc củng cố nền quốc phòng toàn dân
và nền anninh nhân dân, cần ra sức xây dựng các lực lượng vũ trangthật sự trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổchức theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từngbước hiện đại.
3.Các giải pháp phòng, chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ
Chống diễn biến hòa bình là cuộc đấu tranh toàn diệnvà lâu dài. Đây là nhiệm vụ chung của toàn
Đảng, toàn dân,toàn quân ta, của các ngành các cấp dưới sự lãnh đạo trựctiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để hoàn thành nhiệmvụ, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây.
Một là, tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thầnNghị quyết Đại hội dại biểu toàn quốc lần
thứ X; tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với côngtác bảo vệ Đảng; chăm lo củng
cố các cơ sở đảng, Đảng phảihoàn thiện đường lối chính sách trên cơ sở tổng kết thực tiễn,sớm định rõ mô
hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
24



Hai là, phải xây dựng và củng cố toàn diện, vữngchắc trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa. cảnh giác
đâutranh với âm mưu diễn biến hòa bình" của địch, chấnhưng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. chống văn
hóaphản động, đồi trụy.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm địnhrõ mô hình cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh
tế, coi đó làmột bộ phận quan trọng của việc thiết lập thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta; có chínhsách kinh tế đối ngoại đúng đắn nhằm khai thác tiềm lựctrong nước và sự hợp tác quốc tế để
đưa nước ta sớm trởthành một nước công nghiệp.
Bốn là, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyềnbình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín
ngưỡng, mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với việc xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải có chiến lược giải quyết các vấn đề xãhội, nhất là an sinh xã hội, triệt tiêu những nguyên
nhân,điều kiện phát sinh phát triển những nhân tố gây mất ổnđịnh và giải quyết những điểm gay cấn về an
ninh, trật tự.
Sáu là, Đảng phải nắm chắc và phát huy tốt hiệu lựccủa công cụ chuyên chính vô sản; phải thực sự
chăm lo xâydựng lực lượng quân đội nhân dân công an nhân dân trongsạch vững mạnh tinh nhuệ, từng bước
tiến lên chính quyhiện đại.
Bảy là, phải chủ động xây dựng các kế hoạch, phươngán đối phó với các khả năng, tình huống, hình
thái diễnbiến hòa bình bạo loạn lật đổ; không để xảy ra các tình
huống đột xuất bất ngờ.
Cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thời cơvận hội nhưng cũng có những thách thức, nguy cơ mới .
Nếuchúng ta luôn tỉnh táo, cảnh giác, tích cực chủ động phòngchống; công cuộc đổi mới thành công, giữ yên
được bêntrong, ngăn chặn được bên ngoài thì âm mưu diễn biến hòabình nhất định sẽ từng bước bị đẩy lùi và
thất bại.
4. Liên hệ thực tế

25


×