BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ VÂN ANH
BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM,
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ VÂN ANH
BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM,
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí đểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN THỊ TÌNH
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng kỹ năng giải quyết
xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai,
Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Tình là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Vân Anh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến PGS. TS. Nguyễn Thị Tình, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong Khoa
Tâm lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chí cùng công tác tại
đơn vị, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong
các thầy, cô góp ý, chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Vân Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
8. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI
QUYẾT XUNG ĐỘT CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI CÁC
KHU ĐÔ THỊ .................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7
1.1.1. Những nghiên cứu về xung đột và xung đột giữa vợ và chồng ........... 7
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột và bồi
dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột giữa vợ và chồng ................................. 11
1.2. Xung đột và Xung đột của vợ chồng trẻ .............................................. 13
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 13
1.2.2. Biểu hiện và mức độ xung đột của vợ chồng trẻ ................................ 18
1.2.3. Nguyên nhân xung đột của vợ chồng trẻ ............................................ 23
1.3. Kỹ năng giải quyết xung đột của vợ chồng trẻ .................................... 24
1.3.1. Khái niệm về kỹ năng giải quyết xung đột .......................................... 24
1.3.2. Kỹ năng giải quyết xung đột của vợ chồng trẻ ................................... 25
1.4. Bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho vợ chồng trẻ .................. 26
1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 26
1.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho vợ chồng trẻ .. 29
1.4.3. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho vợ chồng trẻ . 29
o
vợ chồng trẻ .................................................................................................... 30
1.4.5. Phương tiện bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho vợ chồng trẻ
......................................................................................................................... 31
chồng trẻ ......................................................................................................... 32
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột
cho vợ chồng trẻ............................................................................................. 32
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột
của các cặp vợ chồng trẻ sống tại các khu đô thị ....................................... 32
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................. 32
1.5.2. Các yếu tố khách quan ......................................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI KHU ĐÔ THỊ
LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ............................................ 38
..................................................... 38
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................ 38
2.1.2. Khái quát về điều tra khảo sát ............................................................. 39
................................. 40
................................................ 40
2.2.2. Thực trạng mức độ xung đột của các cặp vợ chồng trẻ tại
..................................................... 47
................................... 51
2.3. Thực trạng bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ
chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
.......... 54
. 54
2.3.2. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng kỹ
55
2.3.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các
cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
56
. 58
59
............................................................................................. 60
............................................................................................. 61
2.3.8. Th
............................................................................................................. 62
2.3.9. Hiệu quả bồi dưỡng kỹ năng giải quyết
......................................................................................................................... 64
2.3.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dương kỹ năng giải quyết xung
đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai,
TP Hà Nội ...................................................................................................... 65
2.4. Đánh giá thực trạng bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các
cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm .................................................. 67
2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 67
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ..................................................................... 67
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................... 68
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 70
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI KHU ĐÔ THỊ LINH
ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ...................................................... 72
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ..................................................... 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................ 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 73
..................................................... 73
3.2. Các biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ
chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm .............................................................. 73
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho chính quyền, đoàn thể và các cặp
vợ chồng trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của bồi dưỡng kỹ năng giải quyết
xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ ................................................................ 73
3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung
đột cho các cặp vợ chồng trẻ .......................................................................... 76
chồng trẻ ......................................................................................................... 78
3.2.4. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giải
quyết các xung đột của các cặp vợ chồng trẻ ................................................ 80
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc bồi dưỡng kỹ
năng giải quyết các xung đột của các cặp vợ chồng trẻ ............................... 82
phương tham gia bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các xung đột của các cặp vợ
chồng trẻ ......................................................................................................... 84
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp............................................................. 86
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
......................................................................................................................... 87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 87
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 88
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................. 88
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 88
3.5. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình ............................................... 96
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.Thực trạng nhận thức về xung đột của các cặp vợ trồng trẻ tại
.............................................. 41
Bảng 2.2. Đánh giá về mức độ biểu hiện xung đột về
trong đời sống
của các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
......................................................................................................................... 44
Bảng 2.3. Đánh giá về mức độ biểu hiện xung đột về
trong đời sống
của các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
......................................................................................................................... 44
Bảng 2.4. Đánh giá về mức độ biểu hiện xung đột về ngôn ngữ trong đời sống
của các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
......................................................................................................................... 44
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ biểu hiện xung đột hành vi trong đời sống của các
cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
...... 46
Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ xung đột của các
.................................................. 48
Bảng 2.7
Nội .............................................. 49
Bảng 2.8
................................. 51
Bảng 2.9
................. 53
Bảng 2.10. Đánh giá về tầm quan
TP.
....................................................................................................... 54
Bảng 2.11. Đánh giá về mục tiêu của việc bồi dưỡng kĩ năng giải quyết xung
đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
............................................................................................................. 55
Bảng 2.12
g bồi dưỡng các kĩ năng giải
quyết xung đột của các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
Mai, TP.
.............................................................................................. 57
Bảng 2.13. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp trong quá trình bồi
dưỡng các kĩ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ .................. 58
Bảng 2.14. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng các kĩ năng giải quyết xung
đột cho các
TP.
............................................................................................................. 59
Bảng 2.15. Đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng kĩ
năn
.......................................................................... 60
Bảng 2.16. Các đơn vị tham gia vào việc bồi dưỡng kĩ năng giải quyết xung
đột cho các
............................................................................................................. 62
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng giải quyết
xung đột của các cặp vợ chồng trẻ tại k
....................................................................................................... 63
Bảng 2.18. Đánh giá về hiệu quả của công tác bồi dưỡng các kĩ năng giải
quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
.................................................................................. 64
Bảng 2.19. Những yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng các kĩ năng giải quyết
xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai,
TP Hà Nội........................................................................................................ 65
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp ............. 88
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất .................................................................................................... 94
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................... 87
Biểu đồ 3.2. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........... 95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB
: Cán bộ
CBQL
: Cán bộ quản lý
CSVC
: Cơ sở vật chất
KN
: Kỹ năng
KN GQXĐ
: Kỹ năng giải quyết xung đột
LHPNVN
: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
MTTQ
: Mặt trận tổ quốc
UBND
: Ủy ban nhân dân
VCT
: Vợ chồng trẻ
XĐ
: Xung đột
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các quan niệm về gia đình,
về lối sống, nếp sống của các xã hội cư dân khác nhau ngày càng phong phú.
Sự phổ rộng của thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi về
kết cấu, cơ cấu gia đình, về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của gia đình; ảnh
hưởng tới sự hình thành nhân cách, lối sống, nếp sống và đạo đức của thế hệ
trẻ. Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ: “Gia đình là tế
bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010,
nêu rõ: “gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát
triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”.
Gia đình được coi là tổ ấm, là nơi nương tựa về mặt vật chất và tinh
thần của con người. Nhưng gia đình cũng là nơi hội tụ những mâu thuẫn và
đấu tranh do sự khác biệt về học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, quan niệm và lối
sống, do sự xung đột giữa thái độ đề cao giá trị của đồng tiền với đạo lí tôn
trọng tình nghĩa, do sự biến đổi giữa các thế hệ cùng chung sống, do tình
trạng bất bình đẳng giới chưa được cải thiện một cách triệt để, … Đối với
người Việt Nam, gia đình mang một giá trị cao cả, thiêng liêng. Hôn nhân và
gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội. Gia đình
Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thử thách mới khi chuyển
từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại.
Trong cuộc sống gia đình của các cặp vợ chồng trẻ sống tại các đô thị
lớn nói chung và sống tại các chung cư nói riêng cũng không nằm ngoài xu
thế nêu trên. Ngoài ra, những xung đột sâu sắc nhất của các cặp vợ chồng trẻ
1
đó là những vấn đề như là: tiền bạc, con cái, các mối quan hệ gia đình, xã hội,
hiện tượng quá coi trọng bạn bè mà lơ là việc gia đình, sự thiếu sự lãng mạn
sau hôn nhân,…
Thực tiễn cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không tương
xứng với sự phát triển văn hóa – xã hội đã làm khủng hoảng nhiều hệ thống
giá trị tinh thần, đạo đức của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt ở khu vực thành phố đang có
xu hướng tăng lên kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Cuộc điều
tra do bộ VHTT&DL, phối hợp với tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của
UNICEF cho, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51,361 vụ
ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65,929 vụ, đến năm 2010, con số này lên tới
126.325 vụ.. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng
đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7 - 2%, thấp
hơn tỷ lệ 4 - 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước
khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu
vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra
nhiều là: xung đột gia đình (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%);
bạo lực gia đình (6,7%). Như vậy, xung đột của các cặp vợ chồng là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến li hôn. Vậy nguồn gốc của các xung
đột trong gia đình như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến li hôn trong
gia đình? Các cặp vợ chồng giải quyết xung đột như thế nào? Đặc biệt là các
cặp vợ chồng trẻ, chỉ khi giải quyết được các xung đột thì hôn nhân mới được
bền vững, gia đình mới hòa thuận, con cái mới được chăm sóc đầy đủ.
Trước đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về những vấn đề xung đột
và xung đột trong gia đình cũng như những xung đột tâm lý của các cặp vợ
chồng. Tuy nhiên chưa tác giả và công trình nào nghiên cứu sâu về kỹ năng
giải quyết xung đột của các cặp vợ chồng trẻ cũng như việc bồi dưỡng kỹ
2
năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ sống tại các khu đô thị ở
các thành phố lớn như Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định
lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung
đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai,
Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng giải quyết xung đột
và bồi dưỡng KN giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ, đề xuất các biện
pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết những xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại
khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội góp phần cải thiện cuộc sống
hôn nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống hạnh phúc cho họ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng
trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Cuộc sống đô thị hiện đại và công nghiệp đã tạo ra nhiều áp lực cho
các cặp vợ chồng trẻ, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn, xung đột từ những
vấn đề kinh tế, ứng xử, giao tiếp, chăm sóc và giáo dục con cái,.... mà hiện
nay khả năng ứng phó cũng như kỹ năng giải quyết các xung đột của các
cặp vợ chồng trẻ là không cao. Nếu xác định được các biện pháp bồi dưỡng
kỹ năng giải quyết xung đột phù hợp với đặc điểm tâm lý của các cặp vợ
chồng trẻ cũng như đặc điểm khu đô thị sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống
và sống hạnh phúc hơn cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm,
quận Hoàng Mai, Hà Nội.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung
đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại các khu đô thị.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng kỹ năng giải
quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho
các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm; từ đó khảo nghiệm tính cần
thiết, tính khả thi của các biện pháp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết
xung đột trong các lĩnh vực kinh tế, ứng xử, giao tiếp, chăm sóc và giáo dục
con cái,... cho các cặp vợ chồng trẻ.
- Về khách thể khảo sát:
Đề tài tiến hành dựa trên khảo sát 40 cán bộ của các tổ chức, đoàn thể,
chính quyền địa phương và 210 cặp vợ chồng trẻ.
- Về địa bàn:
Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn khu đô thị Linh Đàm, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu trong 2 năm 2016 – 2017.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý
thuyết có liên quan đến biện pháp, xung đột, kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung
đột, vợ chồng trẻ, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho vợ chồng trẻ, …
4
để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết
xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại các khu đô thị.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra cộng đồng dân cư, các cặp vợ
chồng trẻ, cán bộ quản lý khu đô thị Linh Đàm, cán bộ chính quyền địa phương,
các đoàn thể nhằm tìm hiểu thực trạng về kỹ năng giải quyết xung đột, bồi
dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh
Đàm và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kỹ năng giải
quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát cuộc sống gia đình của các cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị
Linh Đàm nhằm bổ sung tài liệu cho điều tra thực tiễn.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số cặp vợ chồng trẻ, Cán bộ,
nhân viên Ban quản lý tòa nhà, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng dân cư,
nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung
thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thu thập các thông tin từ các chuyên gia về những vấn đề có liên quan
đến bồi dưỡng kỹ năng giải quyết những xung đột của các cặp vợ chồng trẻ
sống tại các khu đô thị.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đề tài nghiên cứu một số trường hợp để minh chứng thêm cho thực
trạng và bổ sung thêm căn cứ khoa học đề xuất các biện pháp.
7.2.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trên cơ sở thực tế tại khu đô thị Linh Đàm, chúng tôi tìm hiểu, tổng kết
5
kinh nghiệm bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các cặp vợ chồng trẻ
và kinh nghiệm sử dụng các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột
cho các cặp vợ chồng trẻ tại các khu đô thị
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học cơ bản, chương
trình SPSS để xử lý các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết
luận có giá trị khách quan.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, đ
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho
các cặp vợ chồng trẻ tại các khu đô thị.
Chƣơng 2. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các
cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Chƣơng 3. Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột cho các
cặp vợ chồng trẻ tại khu đô thị Linh Đàm quận Hoàng Mai, Hà Nội.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
CHO CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRẺ TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về xung đột và xung đột giữa vợ và chồng
- Ở nước ngoài
XĐ là hiện tượng tất yếu nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển
tâm lý của mỗi cá nhân và của toàn xã hội, đồng thời nó mang lại ảnh hưởng trực
tiếp tới xã hội (nhóm, tập thể) nói chung và mỗi cá nhân nói riêng. Để ổn định và
phát triển thì những XĐ này phải được giải quyết nếu không sẽ dẫn đến sự mất
cân bằng và những ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí tâm lý tập thể cũng
như trạng thái tâm lý cá nhân, thậm chí dẫn đến sự tan rã nhóm.
Mác (1818 – 1883) và Ph.Ăng – ghen (1820 – 1899). trong những
nghiên cứu của mình, hai ông đã xây dựng học thuyết về các quy luật phát
triển của tự nhiên và xã hội, những phạm trù khoa học về tồn tại xã hội, ý
thức xã hội và sự vận động của nó. Trong đó, mâu thuẫn xã hội là một trong
những vấn đề trung tâm được Mác và Ph.Ăng – Ghen nghiên cứu. Những
công trình nghiên cứu của hai ông đã trở thành kim chỉ nam cho mọi nghiên
cứu khoa học cả về lĩnh vực tự nhiên và xã hội nói chung và nghiên cứu về
XĐ nói riêng. [2]
Khi nghiên cứu về XĐ giữa vợ và chồng, các tác giả đã đề cập đến
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến XĐ, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến
các thành viên trong gia đình, bên cạnh đó là những nghiên cứu về cách thức
giải quyết và can thiệp XĐ giữa vợ và chồng.
Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến XĐ giữa vợ
và chồng như: Harville Hendrix (1997), Jacques Gauthier (2000), John Gray
7
(2003), Fincham (2003), Maurice Porot (2004), Szilagy Vilmos (2005),
Knuds S. Larsen và Lê Văn Hảo (2010) … Những nghiên cứu này tiếp cận
theo hai hướng nguyên nhân đó là: bên trong và bên ngoài.
Theo hướng tiếp cận những yếu tố bên trong là nguyên nhân gây ra XĐ
có các tác giả như: Harville Hendrix cho rằng XĐ xuất hiện do sự thiếu hiểu
biết về người bạn đời và chính mình, nhất là không thấu hiểu được những
chấn thương tuổi thơ, những mong muốn trong cuộc sống hôn nhân [12].
Jacques Gauthier [19] và John Gray [20] xem sự nhận thức không đầy đủ,
đúng đắn và có sự khác biệt ở nhiều lĩnh vực giữa hai vợ chồng là nguyên
nhân dẫn đến XĐ, còn Fincham lại nhấn mạnh đến sự khác nhau về sở thích,
những ưu tiên giữa vợ và chồng, sự khác nhau này làm cho vợ và chồng cảm
thấy người bạn đời đang can thiệp và cản trở mình đạt mục tiêu đã định.
Szilagy Vilmos [37] cho rằng XĐ giữa vợ và chồng có nguyên nhân từ sự
không thỏa mãn và hài lòng, bên cạnh đó tác giả còn nhấn mạnh – những
người không được chuẩn bị tinh thần, không được giáo dục về cách khắc
phục, giải quyết những bất đồng và XĐ trong hôn nhân sẽ dẫn đến nguy cơ
hôn nhân đổ vỡ càng cao. Theo Knuds S. Larsen và Lê Văn Hảo, hai tác giả
lại xem sự khác nhau trong quan niệm về trách nhiệm và quyền lợi là nguyên
nhân dẫn đến XĐ [24].
Theo hướng tiếp cận những yếu tố bên ngoài là nguyên nhân gây ra XĐ
có các tác giả như: Maurice Porot cho rằng sự thiếu thốn vật chất là nguyên
nhân dẫn đến XĐ và sự phân ly trong gia đình, ngoài ra sự nhầm lẫn giữa vai
trò làm bố, làm mẹ cũng dẫn đến những XĐ. Kết quả nghiên cứu của tác giả
cho thấy, để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì người vợ/ chồng
cần nhận thức và thực hiện đúng vai trò của mình. Bên cạnh đó cần đảm bảo
tốt đời sống kinh tế, vật chất của gia đình [28]. Knuds S. Larsen và Lê Văn
8
Hảo nhấn mạnh đến những yếu tố như hành vi sử dụng rượu hay chất ma túy
dễ dẫn đến XĐ giữa vợ và chồng [24].
Khi nghiên cứu về XĐ vợ chồng, hai tác giả B.Henring và H.Wessel
loại trừ yếu tố tình dục ra ngoài 4 mâu thuẫn chính: mâu thuẫn vì con cái;
mâu thuẫn vì khả năng tiếp nhận; mâu thuẫn vì trình độ không đồng đều; mâu
thuẫn vì tình yêu, hứng thú không phù hợp [32].
Một số tác giả nghiên cứu về cách thức giải quyết và can thiệp XĐ giữa
vợ và chồng như: D.Dich – May – e và D. Cac – Xơn (1989) đề cập đến
những trục trặc trong quan hệ vợ chồng. Hai ông cho rằng có ba cách giải
quyết xung đột chủ yếu là: đối đầu; tránh né; giải quyết tích cực [32].
Harriet Goldhor Lerner (1997) cho rằng, để giải quyết tốt những XĐ
giữa vợ và chồng cần chú ý đến hai vấn đề. Thứ nhất: giữ được sự trong sáng
trong khi xảy ra XĐ. Muốn giữ được sự trong sáng cần phải trả lời những câu
hỏi sau: tôi là ai? tôi muốn gì? tôi xứng đáng được hưởng cái gì?... Theo tác
giả, những người không giữ được sự trong sáng, thay vì tập trung giải quyết
vấn đề họ lại ca thán, đổ lỗi, chỉ trích dẫn đến XĐ ngày càng tăng và không
thể tháo gỡ. Thứ hai: cần thay đổi những ứng xử theo lề thói mang tính tiêu
cực trước đây như giọng nói thay đổi dịu dàng hơn, những cử chỉ gần gũi và
thoải mái hơn… [11]
Tác giả Erik J. Van Slyke (2004) đưa ra phương pháp giải quyết XĐ
dựa trên nguyên tắc lắng nghe, lắng nghe được xem là bí quyết để tạo nên
những giải pháp cho XĐ. Tác giả lý giả, XĐ nảy sinh do sự thiếu hiểu biết.
Do đó, lắng nghe người khác giúp chúng ta thấu hiểu đối phương [9]
John Gottman và Nan Silver (2013) cho rằng, giải pháp phổ biến nhất
cho những mâu thuẫn trong hôn nhân là đặt mình vào vị trí của người bạn đời
khi lắng nghe những gì người ấy bày tỏ, sau đó đáp lại một cách cảm thông
rằng bạn hiểu vấn đề theo cách nhìn của người ấy [21].
9
- Ở Việt Nam
Tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) có những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc,
bản chất của XĐ đó là mâu thuẫn giữa ý thức cá nhân và ý thức vợ chồng, sự
không ăn khớp giữa hai khái niệm gia đình và cá nhân [6].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân (1997) đã lý giải XĐ dưới 3 nguyên nhân:
thứ nhất – Mâu thuẫn với nhau về tâm lý từ đó không có sự hòa hợp về tình
cảm, nhận thức sẽ tạo ra muôn vàn XĐ; thứ hai – Mâu thuẫn về quyền lợi; thứ
ba – Mâu thuẫn về dục vọng, tác giả cho rằng chính những ham muốn của con
người đã làm nảy sinh XĐ [44].
Theo tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003), bản chất của gia đình có bố mẹ
ly hôn là XĐ và nó tạo nên các căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, đặc
biệt là sự bất an cho những đứa trẻ. Sự XĐ gia đình triền miên để lại những
hệ quả là sự phát triển lệch lạch của những thành viên trong gia đình, điều mà
không phải ai cũng ý thức được [4].
Trong luận án Tiến sĩ của mình, tác giả Cao Huyền Nga (2001) đã chỉ
ra những nguyên nhân dẫn đến XĐ giữa vợ và chồng đó là: ngoại tình, đời
sống kinh tế khó khăn, thiếu kĩ năng giao tiếp ứng xử, thiếu tôn trọng, thiếu
tin tưởng vào nhau, sự khác biệt giữa hai vợ chồng [32].
Tác giả Trần Thị Minh Đức (2012) trong cuốn “Giáo trình tham vấn tâm
lý” cũng đã hướng dẫn một cách chi tiết về các kỹ năng tham vấn như kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi…đây là
những kỹ năng không chỉ dành cho tham vấn mà nó còn là những kỹ năng để
mỗi người ứng dụng vào cuộc sống, trong đó có đời sống hôn nhân. Nghiên cứu
của tác giả là những gợi ý giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận về các biện
pháp phòng ngừa và cách thức ứng xử tích cực trong XĐ vợ chồng [7]
10
C
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột và bồi
dưỡng kỹ năng giải quyết xung đột giữa vợ và chồng.
Vấn đề kỹ năng đã được các nhà tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu
ở các mức độ khái quát như V.A. Crutexki, P.V. Petropxki, P.Ia Ganperin.
Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập đến trong các đầu sách của nhiều tác
giả. Ví dụ: “Giáo dục học” của T.A. Ilina (1978), “Làm thế nào để phát huy
tính tích cực học tập của học sinh” của L.F. Kharlomop (1979), “Tâm lý học
lứa tuổi” của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng [13], “Tâm lý
học đại cương” của Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [23],…
Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể hơn đã có nhiều công trình nghiên
cứu về kỹ năng lao động, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử, kỹ năng học tập,… Một số tác giả lại quan tâm nghiên cứu tới các kỹ
năng, kỹ xảo hành động … Có thể kể đến các tác giả nghiên cứu nghiêng về
mặt thao tác của hành động, hoạt động như: V.A. Kruchexki [31], A.G.
Côvaliôp [27], Hà Thế Ngữ [17], Đặng Vũ Hoạt [12], Trần Trọng Thủy,
[20],… Theo V.A. Kruchexki [31] thì “Kỹ năng là thực hiện một hành động
hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức
đúng đắn”. Ông cho rằng: Chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con
người đã có kỹ năng, không cần đến kết quả của hành động.
Trong cuốn [27,5] A. G. Côvaliôp cũng cho rằng: “Kỹ năng là phương
thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”.
Ở đây, ông cũng không đề cập tới kết quả của hành động. Theo ông, kết quả
của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là
11
năng lực của con người chứ không đơn thuần là cứ nắm vững cách thức hành
động là đem lại kết quả tương ứng.
Tác giả Trần Trọng Thủy, trong cuốn [20,6] có nêu: “Kỹ năng là mặt
kỹ thuật của hành động. Con người nắm bắt được cách thức hành động tức là
có kỹ thuật hành động và có kỹ năng”.
- Theo N.Đ. Levitop thì “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động
nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những
cách thức đúng đắn có tính đến điều kiện nhất định. Ông quan niệm, người có
kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách
thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông cho rằng con
người có kỹ năng không chỉ nắm bắt lý thuyết về hành động mà phải biết vận
dụng vào thực tiễn. [29,5]
Các tác giả Nguyễn Ngọc Quang [18], Hà Thị Đức [11], đưa ra quan
niệm: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động trí tuệ hay
hành động chân tay nhất định bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có của cá nhân”, Kỹ năng đòi hỏi con người phải có tri thức về
hành động và những kinh nghiệm cần thiết, nhưng bản thân tri thức và kinh
nghiệm không phải kỹ năng, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh
nghiệm đó vào hoạt động thực tiễn và có kết quả.
Theo Nguyễn Văn Đản [10], kỹ năng thuộc phạm trù kết quả hành
động. Người nắm được kỹ năng hành động là người:
- Nắm được mục đích hành động.
- Nắm được kiến thức về hành động.
- Biết lựa chọn các thao tác hướng tới mục đích hành động.
- Biết sắp xếp trình tự các thao tác (quy trình hành động).
- Biết thực hiện thành công các thao tác theo quy trình đó.
12