Tải bản đầy đủ (.ppt) (171 trang)

SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 171 trang )


3.1 NGUYấN TC CHUNG KHI THO NG C IEDEN

* Tháo động cơ diesel là một trong những giai đoạn quan
trọng của quá trình công nghệ sửa chữa.
Công việc tháo ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và giá
thành sửa chữa động cơ.
Đây là một công việc đòi hỏi ở người thợ sửa có tính
thận trọng, tỉ mỉ, chính xác và có trình độ chuyên môn
cao.
* Trước khi tháo:
+ Phải làm quen tìm hiểu kết cấu của chúng.
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo (kể cả các dụng cụ
chuyên dùng), vị trí và các giá kê đỡ, các thiết bị
nâng.
* Cụ thể phải thực hiện đúng và nghiêm chỉnh qui tắc an
toàn kỹ thuật:


3.1 NGUYấN TC CHUNG KHI THO NG C IEDEN

- Chỉ sử dụng các dụng cụ tháo hoàn chỉnh.
- Chỉ dùng các thiết bị nâng phù hợp với trọng lượng
- Khi tháo các chi tiết lắp ráp như bu lông, êcu,... tuyệt đối
không để chúng bị rơi.
- Đặc biệt các chi tiết bị nén như lò xo, phanh hãm, không để
chúng văng ra ngoài.
- Tháo các chi tiết động (piston, biên, ổ đỡ) chỉ được tiến
hành khi có thiết bị via hoặc máy via hoàn chỉnh.
- Khi tháo chi tiết ra khỏi vị trí của nó phải kiểm tra dấu
lắp ráp hoặc đánh dấu vị trí.


- Đối với các chi tiết hở (các ống dẫn) phải nút bằng các
nút gỗ hoặc che đậy cẩn thận (băng dính) để tránh các
vật khác rơi vào không được dùng giẻ hoặc giấy để nút.


3.1 NGUYấN TC CHUNG KHI THO NG C IEDEN

- Các bề mặt công tác của các chi tiết cần
phải bảo quản cẩn thận tránh bị ăn mòn
và hư hỏng khác khi tháo lắpcũng như khi
vận chuyển, cần phải bôi mỡ bảo quản,
bọc chèn lót cẩn thận.
- Những chi tiết gửi gia công trên xưởng
phải có biển ghi tên chi tiết, động cơ thiết
bị trên tàu,...
- Những chi tiết có gờ, ren phải bảo đảm
không để dập,xước gãy vỡ.


3.2 THO V KIM TRA NHểM PISTON-BIấN
3.2.1 Tháo nắp xi lanh và cơ cấu nhóm piston - biên

+ Tháo các ê cu nắp xilanh: Tháo theo thứ tự hướng dẫn nếu có, hoặc
tháo theo nguyên tắc đối xứng của các bulông.
+ Lượt tháo đầu tiên thường chỉ nới lỏng khoảng 1/4 ữ1/8 vòng (khi sử
dụng dụng cụ tháo thông thường) hoặc áp suất dầu theo hướng dẫn cụ
thể (khi dùng dụng cụ thủy lực).
+ Dụng cụ để nhấc nắp xilanh: Bulông vòng, bộ gá, dây cáp, palăng tuỳ
thuộc vào kết cấu, kích thước trọng lượng của nắp.
+ Tháo nhóm cơ cấu piston biên:

+Sử dụng đúng các dụng cụ chuyên dùng (palăng cố định hoặc chọn, bộ
gá để rút piston).
+Tháo nửa đầu to biên tránh đêư rơI bu lông biên và bạc biên.
+Vệ sinh ta rô lại các lỗ gá bu lông rút piston
+Vệ sinh khu vực buồng đốt





3.2 THO V KIM TRA NHểM PISTON-BIấN
- Vệ sinh khu vực buồng đốt, nếu có các vết xước ở khu vực
trên sơ mi phải thủ tiêu.
- Tháo nửa dưới đầu to biên: Lưu ý đánh dấu vị trí xiết của bu
lông biên (nếu không có dụng cụ đo lực hoặc dụng cụ tháo
không phải là thủy lực) Via trục khủyu đến vị trí phù hợp
tháo lỏng bulông biên đến khi có thể tháo được bằng tay
Sau đó via động cơ tới điểm chết trên (ĐCT).
- Lắp bộ gá lên đỉnh piston (mỗi động cơ cơ một bộ gá riêng).
Trước khi lắp bộ gá bằng bu lông trên đỉnh lưu ý vệ sinh
sạch lỗ để khi vặn bulông không bị kẹt và đảm bảo chắc
chắn.
- Dùng palăng kéo nhóm piston biên lên theo hướng thẳng với
đường tâm xilanh.








3.2 THO V KIM TRA NHểM PISTON-BIấN
- Đối với động cơ có bàn trượt: Tháo rời cán và biênkéo
piston cùng với cán lên.
- Tuy nhiên ở một số trường hợp như động cơ 3D6, 2D12,...
lật ngược động cơ tháo nhóm piston - biên.
- Một số động cơ nửa dưới của đầu to biên rất lớn phải sử
dụng các thiết bị treo, kéo.
+ Tháo rời piston và biên (tháo chốt piston):
- Tháo các phanh hãm hoặc nắp hãm chốt tháo chốt piston.
Nếu chốt rỗng ta sử dụng bộ gá chuyên dụng
- Nếu chốt đặc có thể dùng búa đồng gõ để tháo. Một số
trường hợp trước khi tháo chốt người ta nung nóng piston
và chốt bằng dầu nhờn (luộc dầu).




3.2 THÁO VÀ KIỂM TRA
NHÓM PISTON-BIÊN






3.2.2 Sửa chữa các chi tiết nhóm piston - biên

* Mài mòn hư hỏng các chi tiết nhóm piston - biên
+ Piston: - Hư hỏng của piston là tạo gờ, dập rãnh

xéc măng, rạn nứt, vỡ phần chuyển tiếp giữa 2 rãnh
xéc măng.
- Ngoài ra piston còn bị hư hỏng như cháy đỉnh, ăn
mòn và các hư hỏng khác ở phần định hướng.
- Gờ trong các rãnh xéc măng do mài mòn không đều.
Gờ có thể loại trừ được nếu khi tiện rãnh ta khoét
phía trong lõm vào.
Dập rãnh, do khe hở theo chiều cao giữa xéc măng
và rãnh xéc măng quá lớn Rãnh sẽ chịu lực va
đập và bị dập khi piston thay đổi hướng chuyển
động.


3.2 THO V KIM TRA NHểM PISTON-BIấN
Rạn nứt, do ứng suất nhiệt, chế độ làm mát không
đảm bảo,va đập thuỷ lực, do vật liệu kém chất lượng.
Cháy đỉnh piston thường do điều kiện làm việc, do rắp
ráp cân chỉnh thiết bị phân phối khí và nhiên liệu
không đúng: Lượng phun nhiên liệu, thời gian cháy,
điều kiện phun nhiên liệu,.... bị phá vỡ.
Mài mòn hư hỏng phần định hướng: ở những động cơ
không có bàn trượt, piston bị mài mòn không đều ở
phần này là do piston chịu lực ngang của cơ cấu biên
khuỷu và do sự lệch tâm gây nên.
ở những động cơ có bàn trượt hư hỏng này có thể do
sự lệch tâm xilanh và tâm piston, hoặc do con trượt và
bàn trượt bị mài mòn quá nhiều.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×