Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Tội phạm trên địa bàn tỉnh nam định, tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 191 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN ANH

TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 62.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Văn Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 15
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu .................................................................... 18
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2006-2015............................................................................................... 23
2.1. Những vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm ............................................... 23
2.2. Phần hiện của tình hình tội phạm ........................................................................... 27
2.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm .............................................................................. 51
CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................... 57
3.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ................................ 57
3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam
Định ............................................................................................................................... 63
CHƢƠNG 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM
ĐỊNH .......................................................................................................................... 106
4.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định ............. 106
4.2. Dự báo tình hình tội phạm ở tỉnh Nam Định ...................................................... 114
4.3. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định ........ 121
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 145
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 149

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 161



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ANTT

An ninh trật tự

BC

Bị cáo

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CTKGG

Cải tạo không giam giữ

CQĐT

Cơ quan điều tra

PNTP

Phòng ngừa tội phạm


TTHS

Tố tụng hình sự

TA

Tòa án

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TPH

Tội phạm học

TNHS

Trách nhiệm hình sự

THTP

Tình hình tội phạm

VKS


Viện kiểm sát


PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Mức độ tổng quan của THTP ở tỉnh Nam Định và ở cả nước

162

Bảng 2.2

Cơ số tội phạm của THTP ở cả nước và ở tỉnh Nam Định

163

Bảng 2.3

Cơ số THTP của Nam Định và một số tỉnh (thành phố)

166

Bảng 2.4

Tỉ lệ giữa bị cáo - vụ của THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định và cả nước

168

Bảng 2.5


Tỉ lệ giữa số bị cáo và số vụ của THTP tỉnh Nam Định và một số tỉnh

169

Bảng 2.6

THTP xét theo mức độ nhóm, theo số vụ của Nam Định từ 2006 - 2015

170

Bảng 2.7

THTP xét theo mức độ nhóm, theo số bị cáo của Nam Định 2006- 2015

171

Bảng 2.8

Tỉ lệ số vụ, số bị cáo giữa các nhóm tội phạm của Nam Định 2006 -2015

172

Bảng 2.9

Nhóm số lượng tội danh ở tỉnh Nam Định

172

Bảng 2.10


Các tội danh có mức độ cao hơn cả (từ 3 con số trở lên) ở tỉnh Nam Định
173
giai đoạn 2006-2015. Tỷ phần tính theo số tội danh có mức độ cao

Bảng 2.11 Động thái của THTP ở tỉnh Nam Định

174

Bảng 2.12 Động thái của THTP ở tỉnh Nam Định

174

Bảng 2.13

Cơ cấu về mức độ của THTP giai đoạn 2006-2015 được tính toán theo
175
dân số trên 10 địa danh của tỉnh Nam Định

Cơ cấu về mức độ của THTP giai đoạn 2006-2015 được tính toán theo
175
diện tích trên 10 địa danh của tỉnh Nam Định
Cơ cấu về mức độ của THTP 2006-2015 tính toán trên 10 địa danh tỉnh
Bảng 2.15
176
Nam Định được xác định trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư và diện tích
Bảng 2.14

Bảng 2.16


Cơ cấu về mức độ của THTP giai đoạn 2006-2015 xét theo nhóm tội ở
176
các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định

Bảng 2.17

Cơ cấu về mức độ của THTP giai đoạn 2006-2015 xét theo nhóm tội
177
mức độ cao ở các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định

Bảng 2.18 Cơ cấu của THTP ở tỉnh Nam Định xét theo hình phạt chính

177

Bảng 2.19 Cơ cấu THTP tỉnh Nam Định 2006-2015 theo đặc điểm nhân thân BC

178

Bảng 2.20

Cơ cấu THTP ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015 xét theo đặc điểm
178
nhân thân bị cáo

Bảng 2.21

Cơ cấu THTP ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015 xét theo đặc điểm
179
nhân thân bị cáo trên cơ sở phân tích 217 bản án với 502 bị cáo



PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Biểu đồ 2.1.1

Mức độ tổng quan của THTP ở tỉnh Nam Định 2006-2015

162

Biểu đồ 2.1.2

Mức độ tổng quan của THTP cả nước 2006-2015

163

Biểu đồ 2.2.1

Số vụ/100.000 dân của THTP tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015

164

Biểu đồ 2.2.2

Số bị cáo/100.000 dân của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015


165

Biểu đồ 2.2.3

So sánh bị cáo/100.000 dân giữa Nam Định - cả nước (2006-2015)

165

Biểu đồ 2.2.4

So sánh số vụ/100.000 dân giữa Nam Định - cả nước (2006-2015)

166

Biểu đồ 2.3.1

So sánh bị cáo/100.000 dân Nam Định – một số tỉnh (2012-2014)

167

Biểu đồ 2.3.2

So sánh số vụ/100.000 dân Nam Định - một số tỉnh (2012-2014)

167

Biểu đồ 2.4

So sánh số bị cáo/vụ giữa Nam Định - cả nước (2006-2015)


168

Biểu đồ 2.5

So sánh số bị cáo/vụ giữa Nam Định - một số tỉnh (2012-2014)

169

Biểu đồ 2.6

Mức độ tăng, giảm theo số vụ của nhóm tội mức độ cao của THTP
tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015

170

Biểu đồ 2.7

Mức độ tăng, giảm theo số bị cáo của nhóm tội mức độ cao của
THTP tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015

171

Biểu đồ 2.10

Mức độ tăng, giảm theo số bị cáo của 4 tội danh có mức độ cao

173

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC 217 BẢN ÁN



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nam Định có vị trí thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở
phía Đông Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển
(vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông và cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Bắc, có diện tích
1.652,29 km². Theo điều tra dân số ngày 01/04/2014 Nam Định có 1,805,771 người
với mật độ dân số 1,196 người/km² [152]. Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện là thành phố Nam Định và 9 huyện là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý
Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Mĩ Lộc, trong đó có một thành
phố loại một là thành phố Nam Định và 3 huyện duyên hải thuộc Vịnh Bắc
Bộ là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Người dân Nam Định chủ yếu là người
Kinh, người theo đạo thiên chúa giáo khoảng 23% [153]. Sau khi được tái thành lập,
Nam Định đã có những bước chuyển mình đáng khích lệ, tốc độ đô thị hóa trên địa
bàn tỉnh diễn ra nhanh trên phạm vi rộng, các khu công nghiệp được hình thành đã
thu hút nhiều lao động tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Nam Định phát triển mọi mặt cả
về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền,
công tác phòng ngừa tội phạm ở Nam Định đã đạt được kết quả đáng kể, an ninh
chính trị được giữ ổn định, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đạt được, Nam Định cũng gặp phải những khó khăn nhất
định, như dân cư nhiều thành phần, trật tự xã hội diễn biến phức tạp, nhiều loại tội
phạm hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó kiểm soát...
Trước tình hình đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nam Định đã triển khai thực
hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm, như: Quyết định số 140/QĐUBND ngày 20 tháng 01 năm 2014 về việc “Sáp nhập các ban Chỉ đạo có liên quan
để thành lập ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc của tỉnh”, Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm
2014 về việc “Thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ,

ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của
Quốc hội “về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm”, Công
văn số 402/UBND-VP8 ngày 05 tháng 9 năm 2014 về việc “Thực hiện Chỉ thị của
Thủ tướng đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục
1


đào tạo”, Công văn số 234/UBND-VP6 ngày 15 tháng 9 năm 2014 về việc “Tăng
cường công tác tuyên truyền kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả và gian
lận thương mại”, Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 22/5/2015 của Tỉnh ủy về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo tố giác tội
phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh... với mục tiêu đấu tranh không khoan
nhượng với các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, có thể nói tất cả hệ thống chính trị địa phương đã vào cuộc rất tích
cực, với quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm song THTP
vẫn diễn biến hết sức phức tạp cả về tính chất, mức độ, với thủ đoạn tội phạm ngày
càng tinh vi, xảo quyệt, gây bức xúc trong nhân dân và là lực cản lớn cho sự phát
triển các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2006 đến năm 2015, TAND các cấp
tỉnh Nam Định đã xét xử sơ thẩm tổng số 9186 vụ án, với 13.812 bị cáo, bình quân
năm là 919 vụ với 1382 bị cáo và đang có xu hướng gia tăng. Nếu năm 2006 xét xử
817 vụ với 1195 bị cáo, thì năm 2014 xét xử 1098 vụ với 1784 bị cáo, tức là tăng
gấp 1,34 lần về số vụ và 1,5 về số bị cáo.
Trước thực tế như vậy của THTP, đặc biệt là để góp phần thực hiện thiết thực
mục tiêu đã đề ra của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nam Định về phòng ngừa tội
phạm. Do đó, việc nghiên cứu THTP ở Nam Định phải được thực hiện một cách cơ
bản và chuyên sâu theo hướng phòng ngừa, tức là việc phòng ngừa tội phạm phải
được nghiên cứu và thiết lập trên cơ sở hướng dẫn của khoa học chuyên ngành. Đó
là tội phạm học, theo đó phòng ngừa tội phạm với tính cách là mục đích cuối cùng
của khoa học này, chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó được thiết lập trên cơ sở đã
làm rõ được bản chất THTP và xác định được nguyên nhân và điều kiện của hiện

tượng tiêu cực này.
Với cách nhìn nhận như vậy, đề tài "Tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định: Tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được chọn lựa để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án đã được thể hiện rõ ngay trong tên của
đề tài, tức là phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định. Cụ thể là, trên cơ sở
nghiên cứu THTP, nguyên nhân và điều kiện của THTP trên địa bàn tỉnh Nam
Định, luận án kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp với điều kiện
địa phương Nam Định.
2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây cần phải thực hiện để đạt được mục đích
của đề tài luận án:
Một là, làm sáng tỏ THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015.
Hai là, xác định nguyên nhân và điều kiện của THTP trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2006-2015.
Ba là, dự báo THTP và các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh
Nam Định trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã nêu thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ
phụ thuộc giữa THTP với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác, tức là làm
rõ quy luật của sự phạm tội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Xét về mặt nội dung, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm;
- Về cấp xét xử, luận án tập trung nghiên cứu cấp xét xử hình sự sơ thẩm;

- Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu trong 10 năm, từ 2006 đến
năm 2015, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án và 217 bản
án hình sự sơ thẩm về một số loại tội;
- Về không gian, đề tài luận án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định;
4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài
Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, cũng như các quan điểm của Đảng và nhà nước về các vấn đề của đề tài như:
Tội phạm; THTP; quan hệ giữa tội phạm và THTP; nguyên nhân và điều kiện của
tội phạm, của THTP và mối quan hệ giữa hai phạm trù này; người phạm tội và nhân
thân người phạm tội; phòng ngừa THTP.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, mang tính đặc trưng
tội phạm học đối với từng chương, cụ thể như sau:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong chương 1 gồm:
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh;
3


phương pháp lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp kế thừa. Những phương
pháp này giúp cho việc lược thuật và đánh giá được tình hình nghiên cứu đề tài trên
cơ sở của các công trình khoa học trong nước và nước ngoài, tìm ra những kinh
nghiệm, tư tưởng hay ý tưởng cho phép kế thừa và phát triển đối với các vấn đề
then chốt của đề tài.
Trong chương 2 đã sử dụng các phương pháp khác nhau để giải quyết những
vấn đề cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của
TPH; sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành liên ngành để làm rõ THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trong chương 3 các phương pháp chủ yếu được sử dụng gồm: Sử dụng

phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương
pháp so sánh để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học; sử dụng
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích để tìm ra những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu dẫn đến thực
trạng THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua.
Trong chương 4 sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp dự
báo, phương pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để đưa ra các biện pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5. Điểm mới của luận án
Thứ nhất: Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận án đã làm rõ nhất
bức tranh toàn cảnh của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn
2006-2015.
Thứ hai: Luận án sử dụng một số cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lê nin đã làm rõ tính quyết định về mặt xã hội của tình hình tội
phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nói cách khác là làm rõ nguyên nhân và điều
kiện của THTP từ các yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường sống ở tỉnh Nam Định và
các yếu tố tiêu cực từ phía người phạm tội trong điều kiện riêng về địa lý, kinh tế,
văn hóa, lịch sử xã hội của tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về tội phạm trên địa
bàn tỉnh Nam Định dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm. Luận án đã xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh
4


Nam Định trong điều kiện hiện nay. Đồng thời luận án đưa ra những giải pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội phạm học cũng
như các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm. Vì vậy, luận án có thể được sử

dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
tội phạm học và pháp luật hình sự.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để thống nhất về nhận
thức, góp phần khắc phục những hạn chế, vướng mắc, nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tình hình tội phạm trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đồng
thời các cơ quan lập pháp cũng có thể xem xét, sử dụng để chỉnh sửa, bổ sung một
số quy định về pháp luật hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức xã hội,
các cấp có thẩm quyền áp dụng những biện pháp phục vụ công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm cũng như hướng dẫn thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 20062015
Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Nam Định
Chương 4. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định và các giải
pháp phòng ngừa

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với nhận thức để có thể thực hiện được đề tài đang nói ở đây, Luận án không
chỉ kế thừa những công trình đã công bố về THTP nói chung mà còn tiếp thu có
chọn lọc những công trình lý luận về TPH để triển khai nghiên cứu thực tế những
vấn đề cơ bản của đề tài. Vì thế, tình hình nghiên cứu đề tài phải có hai nội dung đề
cập: Một là tình hình nghiên cứu phát triển lý luận chung của TPH, hai là tình hình

nghiên cứu thực tế cụ thể, tức là, trong tình hình nghiên cứu ở Việt Nam, cũng như
trong tình hình nghiên cứu trên thế giới đều hàm chứa hai nội dung như vậy.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát triển lý luận chung của tội phạm học
Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều sách chuyên khảo về TPH, những cuốn
sách mà trong đó cho phép người đọc hiểu được lý luận chung về các vấn đề cơ bản
của TPH với tính cách là một khoa học pháp lý hình sự độc lập. Sau đây, theo trình
tự thời gian ấn hành, một số công trình đã được tập hợp và nghiên cứu sâu:
a) Những vấn đề lý luận về luật hình sự, tố tụng hình sự và TPH, do Viện
thông tin khoa học xã hội xuất bản năm 1982. Phần III có nội dung nghiên cứu
những vấn đề lý luận về TPH. Các tác giả tên tuổi như Buchholz E, John Lekschas,
Richard Hartmann đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của TPH theo quan điểm
Mác-xít. Các tác giả Buchholz E, John Lekschas, Richard Hartmann cho rằng TPH
những năm thập niên bẩy mươi và tám mươi của thế kỷ trước được phân làm hai
loại, là TPH xã hội chủ nghĩa và TPH tư sản, trong đó, TPH xã hội chủ nghĩa được
xem là TPH Mác - Lê nin và được định nghĩa là một ngành khoa học xã hội mà đối
tượng của nó bao gồm các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề tâm lý tội phạm. Còn
các tác giả Liên Xô thời đó như Kudrjacev V.N thì con người phạm tội không phải
là nguyên nhân của tội phạm, mặc dù con người khi quyết định phạm tội thì cái
quyết định đó là nguyên nhân gần nhất, theo tác giả “... môi trường xã hội là cái có
vai trò quyết định trong việc giải thích nguyên nhân của các hiện tượng xã hội trong
đó có tội phạm”. Xuất phát từ quan điểm triết học Mác - Lê nin để đánh giá vai trò
của điều kiện khách quan: có điều kiện thúc đẩy việc phạm tội, có điều kiện đóng
vai trò tích cực trong việc PNTP, theo tác giả “... việc đấu tranh phòng chống tội
6


phạm không thể chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ nguyên nhân của tội phạm, dù đó là cơ
bản, mà phải song song tiến hành việc thủ tiêu các điều kiện thúc đẩy tội phạm phát
triển...”.

b) Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam của Viện
nghiên cứu nhà nước và pháp luật, do NXB Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm
1994. Phần 1 có nội dung nghiên cứu về THTP; nguyên nhân và điều kiện của
THTP, phòng ngừa tội phạm; phòng ngừa THTP, dự báo và kế hoạch hóa hoạt động
đấu tranh với THTP (Từ tr 5-115). Nội dung chương 1, GS.TS. Võ Khánh Vinh đã
phân tích rất sâu sắc và đưa ra khái niệm THTP “THTP là một hiện tượng xã hội,
pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể
thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định
và khoảng thời gian nhất định”, đồng thời vấn đề lý luận về đánh giá THTP đã được
đề cập cụ thể và đặc biệt, THTP ở Việt Nam từ năm 1986-1992 đã được nghiên cứu
lần đầu tiên trên cơ sở hướng dẫn của TPH, trong đó phần ẩn và phần hiện (còn gọi
là phần rõ của THTP) đã được đề cập. Nội dung chương 2, GS.TS Đào Trí Úc đưa
ra một mô hình nhận thức về tội phạm và kẻ phạm tội cũng như nguyên nhân của tội
phạm “1. Những quan niệm về chuẩn mực (mô hình) về con người; 2. Xác định
những cái mà con người cụ thể không có được, tức là sự thiếu tính cần có; 3. Xác
nhận nguyên nhân của cái thiếu đó; 4. Xác định phương pháp đưa con người trở lại
mô hình cần có, tức là phản ứng với hiện trạng; 5. Xác định mục đích của việc sử
dụng phương pháp đó”, các vấn đề nhận thức về TPH dù có khác nhau nhưng đều
có mô hình nhận thức chung này, từ nhận định đó tác giả đi phân tích những quan
điểm khác nhau về TPH.
c) Tội phạm học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của Viện
nghiên cứu nhà nước và pháp luật, do NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2000.
Có nội dung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của TPH Việt Nam; về
đối tượng nghiên cứu của TPH Việt Nam; về phương pháp nghiên cứu TPH và
những vấn đề phòng ngừa tội phạm. Khi phân tích về mối quan hệ giữa tội phạm và
THTP, tác giả đã đề cập đến cặp phạm trù “cái chung” và “cái riêng”. Điều đó có
nghĩa là mối quan hệ giữa tội phạm và THTP là mối quan hệ giữa “cái chung” và
“cái riêng”, THTP với tính cách là hiện tượng xã hội giữ vai trò là “cái chung” nên
7



chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua các tội phạm với tính cách là các hành vi của từng cá
nhân riêng biệt giữ vai trò là “cái riêng”. Về nội dung dự báo THTP, GS.TS Võ Khánh
Vinh đã đặc biệt nhấn mạnh “... dự báo THTP không chỉ là hướng nghiên cứu của TPH
mà còn là nhu cầu cấp bách của thực tế đấu tranh phòng và chống tội phạm”.
d) Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, của GS.TS Nguyễn Xuân
Yêm, do NXB Công an nhân dân ấn hành năm 2001. Tác giả đề cập đến cả TPH đại
cương, cả TPH chuyên ngành, tức là đề cập đến việc phòng ngừa một số loại THTP
cụ thể, kể cả tội phạm có ở Việt Nam, kể cả tội phạm chưa có ở Việt Nam như tội
khủng bố. Nội dung phần II - Phòng ngừa các tội phạm cụ thể, từ chương 12 đến
chương 36. Tác giả chỉ nêu ra một số đặc điểm TPH của tội phạm nghiên cứu, qua
đó tác giả chỉ ra một số nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm đó rồi đưa ra
giải pháp phòng ngừa. Tác giả chưa đề cập nghiên cứu đến phần ẩn và phần hiện
của THTP.
đ) Giáo trình tội phạm học, của trường đại học Luật Hà Nội, do NXB Công an
nhân dân xuất bản năm 2010. Giáo trình này đề cập đến những vấn đề lý luận chung
về TPH, như lịch sử ra đời và phát triển của TPH; THTP; nguyên nhân và điều kiện
của THTP; nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể; nhân thân người phạm
tội; phòng ngừa THTP; dự báo THTP và kế hoạch hóa hoạt động phòng chống
THTP; phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, phòng ngừa
THTP về tham nhũng và ma túy.
e) Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, của PGS.TS. Phạm
Văn Tỉnh, do NXB Tư pháp Hà Nội xuất bản năm 2007. Tác giả đã quan tâm
nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm của THTP ở Việt Nam dưới góc độ TPH từ
năm 1986 đến năm 2003; nghiên cứu đặc điểm định tính và định lượng của THTP ở
nước ta; các loại tội phạm ẩn ở nước ta và giải pháp đấu tranh; đề xuất một số giải
pháp đấu tranh với THTP ở nước ta.
f) Giáo trình tội phạm học, của GS.TS Võ Khánh Vinh, do NXB Công an
nhân dân Hà Nội xuất bản năm 2014. Tác giả nghiên cứu về khái niệm TPH, về đối
tượng, nhiệm vụ và vị trí của TPH trong hệ thống các khoa học; các phương pháp

nghiên cứu của TPH; về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống
THTP; nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng TPH, TPH tư
8


sản và TPH xã hội chủ nghĩa. Nhờ cuốn sách này, các tư tưởng TPH nền tảng đã
được khẳng định và có giá trị thiết thực để áp dụng cụ thể khi triển khai nghiên cứu
đề tài luận án. Đó là những tư tưởng TPH Mác-xít về THTP, về vấn đề nguyên
nhân, điều kiện của THTP, về nhân thân người phạm tội trong TPH và cả những tư
tưởng nền tảng về dự báo THTP, cũng như về mục đích của TPH, tức là phòng
ngừa tội phạm ở nước ta nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng.
Ngoài ra, cũng về chủ đề lý luận chung của TPH còn phải nói đến những công
trình đã công bố rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, đó là: Lê Thị Sơn (2011),
“Tội phạm học - Khái niệm và đối tượng nghiên cứu”, Tạp chí Luật học (2). Nguyễn
Ngọc Hòa (2009), “Các khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm trong tội phạm
học”, Tạp chí Luật học (7). Trần Hữu Tráng (2009), “Tọa đàm về một số thuật ngữ
tội phạm học”, Tạp chí Luật học (7). Phạm Văn Tỉnh (2007), “Khái niệm tội phạm
và tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
(6). Nguyễn Tuyết Mai (2013), “Khái niệm tội phạm Quốc tế”, Tạp chí Luật học
(2). Phạm Văn Tỉnh (2008), “Tội phạm học Việt Nam và phòng ngừa tội phạm”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật (7). Phạm Văn Tỉnh (2009), “Khái niệm tình hình tội
phạm với những hệ lụy của sự "Dễ tính” trong khoa học”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật (11). Phạm Văn Tỉnh (2004), “Nghiên cứu tình hình tội danh dưới góc độ
tội phạm học - Một hướng tiếp cận để hoàn thiện phần các tội phạm của Bộ luật
hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (11). Trần Hữu Tráng (2000), “Một số vấn
đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học (3). Phạm Văn Tỉnh
(2014), “Nội dung của chiến lược phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam hiện nay - nhận
thức và lý luận”, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội (3). Lý Văn Quyền (2013),
“Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật (8). Trần Hữu Tráng (2010), “Bàn về nguyên nhân của tội phạm”, Tạp chí

Luật học (11). Phạm Văn Tỉnh (2008), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm ở nước ta hiện nay - Mô hình lý luận”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6).
Trần Hữu Tráng (2010), “Bàn về nguyên nhân của tội phạm”, Tạp chí Luật học
(11). Trần Hữu Quân (2012), “Một số vấn đề về phòng ngừa tội phạm của ngành
tòa án nhân dân trong tình hình hiện nay”, Tạp chí luật học (12). Nguyễn Thị
Phương Hoa (2010), “Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lý
9


luận”, Tạp chí khoa học pháp lý (1). Trần Hữu Tráng (2010), “Tác động của kinh tế
thị trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta”, Tạp chí Luật
học (1). Trịnh Tiến Việt (2008), “Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội
phạm học”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật (24). Nguyễn Ngọc Hòa
(2007), “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, Tạp chí Luật học (6). Lê Thị
Sơn (2012), “Về khái niệm kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm”, Tạp chí Luật
học (8). Nguyễn Tuyết Mai (2006), “Một số đặc điểm cần chú ý về nhân thân của
người phạm tội về ma túy ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học (11). Đặng Thanh Nga
(2008), “Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật
học (1). Nguyễn Ngọc Bình (2006),“Đặc điểm tội phạm học của tội phạm có sử
dụng bạo lực ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5). Trần Hữu
Tráng (2012), “Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm”, Tạp chí Luật học (3).
Trần Hữu Tráng (2011), “Nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm”, Tạp chí Luật
học (10). Trần Hữu Tráng (2002), “Bàn về khái niệm nạn nhân của tội phạm”, Tạp
chí Luật học (1). Trần Hữu Tráng - Chủ nhiệm đề tài (2010), Vấn đề nạn nhân của
tội phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Ðại học Luật Hà Nội. Lê
Cảm và Đỗ Thị Phượng (2004),“Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên:
Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật”,
Tạp chí Luật học (20). Trần Đức Châm (2012), Xã hội học tội phạm, NXB. Chính
trị Quốc gia. La Cương (2011),“Đối sách chống lại các tội phạm xuyên quốc gia ở
Trung Quốc”, Tạp chí Luật học (11). La Cương (2010),“Xu thế phát triển mới của

tội phạm khủng bố quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật chống khủng bố của Trung
Quốc”, Tạp chí Luật học (5). Trương Thị Hiền (2011), “Tìm hiểu quan điểm của
Emile Durkheim về hiện tượng tội phạm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (1). Lê
Thị Sơn (2014), “Về phương pháp nghiên cứu tội phạm học so sánh”, Tạp chí Luật
học (3). Lê Thị Sơn (2013), “Một số vấn đề cơ bản của tội phạm học so sánh”, Tạp
chí Luật học (12). Trịnh Tiến Việt (2008), “Nhiệm vụ, hệ thống, vị trí và một số
hướng nghiên cứu mới của tội phạm học”, Tạp chí Tòa án nhân dân (9)...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực tế, cụ thể
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam
hiện nay”, năm 2016 của tác giả Trần Xuân Huệ. Luận án đã đánh giá tổng quan
10


tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu; Phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội phạm học tình hình tội rửa
tiền, những đặc điểm nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm; về các dấu hiệu pháp lý và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền
ở Việt Nam. Từ đó góp phần bổ sung cho lý luận tội phạm học, luật hình sự và góp
phần đề xuất hoàn thiện pháp luật; Phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của
tội rửa tiền, dự báo tình hình và đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội
rửa tiền ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình”, năm
2016 của tác giả Phạm Thị Mỹ Hương. Nội dung luận án tác giả đã khái quát lý
luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác; Phân tích, đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2015; Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái
Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015; Khái quát lý luận phòng ngừa tình

hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và thực
tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian nói
trên; Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Đề xuất các biện pháp tăng cường phòng
ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, của tác
giả Huỳnh Ngọc Ánh, bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội. Tác giả tập
trung phân tích làm rõ nội hàm của khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình
sự Việt Nam; những vấn đề lý luận về phòng, chống và thực tiễn phòng, chống tình
hình tội phạm nói trên cũng như nguyên nhân của nó; những hạn chế, bất cập, từ đó
đề xuất các giải pháp phòng, chống phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
11


- Luận án tiến sĩ Luật học “Phòng, chống tội buôn lậu trên tuyến biên giới Tây
Nam Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thành Long bảo vệ năm 2015 tại Học
viện Khoa học xã hội. Luận án đã phân tích lý luận về phòng, chống tội buôn lậu;
phân tích, đánh giá tình hình tội buôn lậu và tìm ra nguyên nhân và điều kiện của
loại tội phạm này, đồng thời tác giả cũng đã đánh giá kết quả phòng, chống tội buôn
lậu, rút ra những thiếu sót hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”, của tác giả Lê Hữu Du bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học
xã hội. Luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước
về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án; đánh giá mức độ, diễn biến, cơ cấu, tính
chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2013; Phân tích
làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội hiếp dâm trẻ em; Dự báo tình

hình tội hiếp dâm trẻ em và xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp để phòng ngừa có
hiệu quả tội phạm hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm ở
nước ta”, của tác giả Phạm Văn Tỉnh, bảo vệ năm 2004 tại Viện nhà nước và pháp
luật. Luận án đã cung cấp một hình ảnh tổng quan về THTP ở Việt Nam từ năm
2000 - 2003 thông qua hệ thống các đặc điểm định tính và định lượng cả THTP,
kiến nghị một số giải pháp đấu tranh với THTP.
- Luận án tiến sĩ Luật học “ Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội
phạm này ở Việt Nam”, của tác giả Hoàng Văn Hùng, bảo vệ năm 2007 tại Trường
Đại học luật Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng tình hình tội trộm cắp tài sản ở
Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó, đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “ Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ở
Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, bảo vệ năm 2007 tại Trường Đại học
luật Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng tình hình các tội về ma túy ở Việt Nam, có
tham khảo kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy của Liên
hợp quốc và một số quốc gia trên thế giới, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện
của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống
12


loại tội phạm này ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, thực
trạng và biện pháp phòng, chống”, của tác giả Trần Ngọc Việt, bảo vệ năm 2001 tại
Viện nhà nước và pháp luật. Luận án đánh giá thực trạng tình hình tội làm hàng giả,
tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của
thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này ở Việt Nam. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự qua các
giai đoạn để làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong BLHS và các văn bản pháp
luật khác có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm sử đổi, hoàn thiện các quy

định của pháp luật liên quan.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội phạm trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của tác giả Nguyễn
Thị Ánh Tuyết, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đánh giá
thực trạng THTP trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, phân tích, làm
rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Nam Định”, của tác giả Nguyễn Chí Công, bảo vệ năm 2016 tại
Học viện Khoa học xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết người, thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội này trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận văn đề xuất
các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội giết
người ở nước ta từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, của tác giả Trịnh Hồng Phương, bảo vệ
năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn phân tích, làm rõ những vấn đề lý
luận và các quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối chiếu các
quy định đó vào thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, để nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện
pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và loại tội phạm này nói chung.
13


- Luận văn thạc sĩ Luật học “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, của tác giả Nguyễn Văn Phên, bảo
vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý
luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu, tác
giả đã vận dụng lý luận chung đó vào việc làm rõ thực trạng nguyên nhân và điều

kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2011-2015. Qua đó tác giả kiến nghị hoàn thiện giải pháp phòng ngừa các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trên cơ sở thực trạng đã được xác định về
nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội phạm trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của tác giả Bùi Thị Ngọc
Bích, bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đánh giá thực trạng
THTP trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, phân tích, làm rõ nguyên nhân,
điều kiện của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội phạm trên địa bàn Quận hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của tác giả
Vũ Thị Thu Hà, bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn có mục
đích là nghiên cứu tìm hiểu về tình hình tội phạm tại quận Hai Bà Trưng thành phố
Hà Nội từ năm 2010 đến hết năm 2014, để từ đó tìm ra nguyên nhân và điều kiện và
chỉ ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội phạm trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của tác giả
Nguyễn Quốc Hùng, bảo vệ năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn
đánh giá thực trạng THTP trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, phân
tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng”, của tác giả Phan Thị Ngoan, bảo vệ năm 2013 tại Học viện
Khoa học xã hội. Luận văn đánh giá thực trạng tình hình tội hiếp dâm trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng và công tác đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh
14


Sóc Trăng.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tên địa bàn
thành phố Hà Nội”, của tác giả Nguyễn Hải Yến, bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại
học luật Hà Nội. Luận văn đánh giá tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012; Làm sáng tỏ nguyên nhân
của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2008
đến năm 2012; Dự báo tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới; Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cướp
giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang”, của tác giả Hà Thị Nhung, bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học luật
Hà Nội. Luận văn đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2007 - 2011; Xác định nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của
hoạt động phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình nghiên cứu phát triển lý luận chung của tội phạm học
a) Tội phạm học xã hội chủ nghĩa (1971) của E. Buchholz, R. Hartmann, J.
Lekschas và G. Stiller, Nxb. Staatsverlag Berlin. Các tác giả đã đề cập đến một số
vấn đề cơ bản của TPH theo quan điểm Mác-xít. Tác giả đã phân TPH thành hai
loại là TPH xã hội chủ nghĩa và TPH tư sản, trong đó, TPH xã hội chủ nghĩa được
xem là TPH Mác - Lê nin và được định nghĩa là một ngành khoa học xã hội mà đối
tượng của nó bao gồm các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề tâm lý tội phạm. Tác
giả nhấn mạnh, “trong TPH khi nói về khái niệm nguyên nhân, cần phân biệt
nguyên nhân của tội phạm với khái niệm nguyên nhân của THTP. Nguyên nhân của
THTP - đó là tổng hợp các hiện tượng có mối tác động qua lại và thâm nhập lẫn
nhau; các hiện tượng này là phổ biến và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các mối
quan hệ luôn luôn thay đổi. Trong khi đó khái niệm nguyên nhân của tội phạm có
phạm vi hẹp hơn. Cụ thể, khi nói đến nguyên nhân của tội phạm, người ta nói đến
sự kiện nhất định tác động đến hiện tượng khác làm phát sinh việc phạm tội”.

15


b) Phòng ngừa tội phạm - Crime Prevention - (1988) của hai tác giả Susan
Geason và Paul Wilson, Nxb. Viện tư pháp Úc. Các tác giả đã đưa ra quan điểm
phòng ngừa tội phạm bằng cách nâng cao chất lượng sống cho con người bằng
nhiều hình thức khác nhau. Triệt tiêu các điều kiện phạm tội là biện pháp phòng
ngừa tốt nhất. Đã khái quát được THTP, đưa ra nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm, đưa ra một số giải pháp về kinh tế để phòng ngừa tội phạm nói chung.
c) Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản (1989) của tác giả Can Ueda, do
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và GS.TS Hồ Trọng Ngũ dịch từ bản tiếng Nga của
NXB Tiến Bộ, Maxcova năm 1989. Tác giả đã đề cập đến các biện pháp đấu tranh
chống tội phạm. Qua đó, tác giả cũng đã khẳng định các chính sách kinh tế văn hóa
xã hội đều là các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, theo tác giả chủ thể của hoạt
động chống tội phạm gồm cả các nhà khoa học bên cạnh các chủ thể là cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội.
d) Lý thuyết phòng ngừa sớm (1996)- crime prevention by early intervention,
trong tập san Europe an Journal on Criminal Policy and Reasearch, Kugler
Publications, Amterdam/New York. Tác giả đã đề cập đến nội dung về các biện
pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, trong đó là phương
pháp sàng lọc đối tượng có nguy cơ phạm tội, tác giả chú trọng phân tích những
biến đổi mạnh về tâm sinh lý của độ tuổi này, đó là đặc tính dễ bị kích động, thường
đưa ra những quyết định nông nổi dẫn đến các hành vi phạm tội. Chính vì vậy biện
pháp phòng ngừa tốt nhất là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm
giúp đỡ các em giải quyết những vấn đề không ổn mà cuộc sống các em đã gặp.
đ) Giáo trình Tội phạm học (1998) của Tim Newbukin, Vương Quốc Anh
năm 1998, có nội dung nghiên cứu về phòng chống tội phạm tình huống, phòng
chống tội phạm cộng đồng và ngăn ngừa tội phạm vào mức độ liên kết.
e) Giáo trình Criminology today (2002), của Frank Schmalleger, Nxb.
Prentice Hall. Tác giả cuốn sách đã nhấn mạnh đến hai vấn đề là đối tượng nghiên

cứu và tính liên nghành của TPH. Điều này có nghĩa là nghiên cứu về TPH phải
hiểu biết các vấn đề của khoa học khác, tổng các vấn đề liên quan đến tội phạm, tìm
ra các quy luật để có các giải pháp phòng ngừa.
f) Tội phạm học với ví dụ thực tế (2007) của Hans Dieter Schwind, tái bản
16


lần thứ 17, Nxb Kriminalistik, Heidelberg. Tác giả đề cập đến một loạt vấn đề thiết
thực cho việc nhận thức toàn diện về TPH từ quá trình hình thành ở các thế kỷ trước
cho đến hiện đại. Đặc biệt, tác giả giải thích tại sao trên thế giới lại có nhiều trường
phái TPH và nhiều học thuyết về THTP. Lý do chính mà tác giả khẳng định là ở vấn
đề phương pháp luận, cái phải được sử dụng để nhận thức từ những vấn đề khái
quát đến chi tiết. Chính tác giả đã đưa ra quan điểm phải hệ thống hóa các khoa học
pháp lý hình sự một cách chi tiết hơn. Cụ thể, tác giả chia các khoa học này thành
hai nhóm, tạo thành hai cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu. Đó là các khoa học
pháp lý hình sự vị quy phạm và nhóm khác là phi quy phạm, mà trong đó có TPH.
Cách hiểu và cách nghiên cứu THTP, nguyên nhân và phòng ngừa tội phạm... ở
mức độ lý luận chung và áp dụng cụ thể đều được tác giả đề cập một cách thực tế
sâu sắc ở địa bàn châu Âu. Cuốn sách có giá trị đặc biệt cho nhận thức và nghiên
cứu phát triển tội phạm học ở nước ta.
Trước THTP có diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng nguy hiểm, đe dọa
đến sự phát triển và trật tự an toàn xã hội của các quốc gia. Chính vì vậy, sự hợp tác
quốc tế trong việc phòng chống tội phạm giữa các quốc gia cũng ngày càng được
tăng cường, củng cố chặt chẽ hơn. Năm 1997, Cơ quan phòng chống ma túy và tội
phạm Liên hợp quốc (United Nation Officce on Drugs and Crime - UNODC) được
thành lập. UNODC thành lập nhằm các mục tiêu hỗ trợ các quốc gia thành viên
Liên hợp quốc đấu tranh chống ma túy, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có
tổ chức và khủng bố. Với 3 mục tiêu chính: Nghiên cứu và phân tích nâng cao kiến
thức và hiểu biết về các vấn đề ma túy, tội phạm thế giới. Mở rộng cơ sở dữ liệu
phục vụ cho các quyết định, chính sách và hoạt động của các quốc gia cũng như các

tổ chức quốc tế. Trên cơ sở các kinh nghiệm thu được, xây dựng các chủ trương
sách lược hành động để đối phó có hiệu quả; Thiết lập hệ thống pháp quy hỗ trợ các
quốc gia trong việc phê chuẩn và thực hiện các hiệp ước quốc tế. Giúp xây dựng hệ
thống pháp luật quốc gia phòng chống ma túy, tội phạm khủng bố. Cung cấp các
dịch vụ thư ký và chuẩn bị nội dung cho các tổ chức được thành lập theo điều ước
quốc tế và các tổ chức điều hành; Thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật trên thực địa
nhằm giúp các quốc gia tăng cường năng lực đấu tranh phòng chống ma túy, tội
phạm và khủng bố.
17


1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nhìn chung đã đưa ra các vấn đề lý luận
cơ bản của TPH. Hầu hết các công trình đều nhận định tội phạm là một hiện tượng
xã hội tiêu cực, nó luôn chứa đựng đặc tính chống lại lợi ích xã hội, cộng đồng, trật
tự xã hội, quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Tội phạm có nguồn gốc xã hội, vì
vậy các phương pháp xã hội học là phương pháp đúng đắn để nghiên cứu nguyên
nhân và điều kiện của THTP để từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm
một cách có hiệu quả nhất.
Thứ hai, những vấn đề lý luận về tội phạm trong các công trình nói trên ít
nhiều còn khác nhau về khái niệm và thuật ngữ của TPH. Hầu hết các nhà khoa học
đầu ngành hiện nay ở nước ta nói chung và TPH nói riêng đều được đào tạo ở nước
ngoài, trong đó có nhiều nhà TPH được đào tạo ở các nước khác nhau như Nga
(Liên Xô cũ), Đức (Đông Đức cũ)... Điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến các quan
điểm khác nhau về lý luận TPH. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu dựa trên
quan điểm của các nhà khoa học tại Học viện Khoa học xã hội làm cơ sở lý luận
nghiên cứu cho luận án của mình.
Thứ ba, những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cho
việc thực hiện luận án. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về

THTP cụ thể (hoặc nhóm tội cụ thể) trên phạm vi địa bàn tỉnh hoặc vùng gồm nhiều
tỉnh của các công trình đã công bố, trong đó phần ẩn và phần hiện của THTP, sẽ
giúp tác giả có những định hướng cụ thể trong quá trình triển khai luận án. Trên cơ
sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá THTP, tìm ra nguyên nhân và điều kiện của
THTP, để từ đó đưa ra dự báo THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới,
với phương châm “dự báo THTP không chỉ là hướng nghiên cứu của TPH mà còn
là nhu cầu cấp bách của thực tế đấu tranh phòng và chống tội phạm”.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm, dưới góc độ khác nhau, hầu hết các công trình nghiên cứu
đều nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của THTP, như: luận án tiến sĩ của tác giả
Phạm Thị Mỹ Hương nghiên cứu về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến
18


năm 2015; luận án tiến sĩ của tác giả Trần Xuân Huệ nghiên cứu về rửa tiền ở Việt
Nam hiện nay; luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hữu Du nghiên cứu về tội hiếp dâm trẻ
em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; luận án tiến sĩ của tác giả Huỳnh Ngọc
Ánh nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn
Thành Long nghiên cứu về tội buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam;
luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tuyết Mai nghiên cứu về tội ma túy; luận văn
thạc sĩ của tác giả Phan Thị Ngoan nghiên cứu về tội hiếp dâm; luận văn thạc sĩ của
tác giả Nguyễn Hải Yến về tội cướp giật tài sản; luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Thị
Nhung về tội trộm cắp tài sản... Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở
việc nêu ra nguyên nhân và điều kiện của THTP của một tội cụ thể gắn với một địa
bàn cụ thể, nên cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh nhất định ở phạm vi nghiên cứu.
Thứ năm, có một số công trình nghiên cứu THTP nói chung của một địa
danh cụ thể, phải kể đến như: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị
Ánh Tuyết nghiên cứu về tội phạm trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ

An: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa; Luận văn thạc sĩ Luật học
của tác giả Bùi Thị Ngọc Bích nghiên cứu về tội phạm trên địa bàn huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa; Luận văn thạc sĩ
Luật học của tác giả Nguyễn Quốc Hùng nghiên cứu về tội phạm trên địa bàn huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa; Luận
văn thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Thị Thu Hà nghiên cứu về tội phạm trên địa bàn
Quận hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa. Đây là các công trình có nội dung nghiên cứu về THTP nói chung, các tác
phẩm có phương pháp phân tích khá tốt về phần hiện, phần ẩn của THTP, cũng như
nghiên cứu khá đầy đủ về nguyên nhân và điều kiện của THTP. Tuy nhiên, các
công trình đó mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nguyên nhân và điều kiện của THTP ở
các địa danh khác nhau với phạm vi địa lý hẹp (huyện) mà chưa nghiên cứu trên
phạm vi một tỉnh, có tính chất và phạm vi phức tạp hơn nhiều. Mặc dù vậy, đây
cũng là các công trình rất có giá trị tham khảo đối với luận án của tác giả. Ngoài
phần một số lý luận về tội phạm học được đề cập thì các phương pháp xử lý số liệu,
cũng như các phân tích lập luận của tác giả, làm rõ nhất có thể bức tranh về THTP ở
19


×