Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích bài thơ: Xuất Dương lưu biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.98 KB, 4 trang )

Phân tích bài Xuất Dương lưu biệt
Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là lãnh tụ kiệt xuất của các phong trào Duy Tân,
Đông Du, Việt Nam quang phục hội đầu thế kiX. Ông là “bậc anh hùng, vị thiên
sứ, được 25 triệu (1) đồng bào tôn kính” (Nguyễn Ái Quốc). Cụ Huỳnh Thúc
Kháng cũng hết lời ca ngoại Phan Bội Châu: “Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật
một – giữa tầng không mù cuốn mây tan – tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba – đầy
mặt giấy mưa tuôn sấm nổ.”
Năm 1905, mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu xuất dương sang
Trung Quốc, Nhật Bản tìm đường cứu nước. Trong không khí chia tay với các đồng
chí trong Hội Duy Tân, Phan Bội Châu sáng tác bài “Xuất dương lưu biệt” (Lời để
lại khi chia tay để ra nước ngoài) bằng chữ Hán, Tôn Quang Phiệt dịch ra tiếng
Việt:
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, luật Đường, luật bằng vần
(1) Đầu thế kỉ XX nước ta mới có 25 triệu dân.
bằng. Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên quan niệm về chí nam nhi: “Sinh vi nam tử
yếu vi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”. Tôn Quang Phiệt dịch là:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
Phan Bội Châu nêu lên quan niệm về chí làm trai mà các nhà nho trứ danh đều
đồng tình. Nguyễn Công Trứ, trong bài thơ “Chí nam nhi” cũng từng nói: “Thông
minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kì”. Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm
điều kì lạ, kì tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước. Làm trai là phải tung hoành
ngang dọc, dời non lấp bể:
“Há để càn khôn tự chuyển dời”
Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn nhu vậy. Nội lực mạnh mẽ phi
thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để còn khôn tự
chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các
đấng mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về
sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách
mạng. Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự


nhiên, cải tạo xã hội.
1
Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ,
tác giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình: “Ư bách niên
trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Hai câu thơ đó được Tôn
Quang Phiệt dịch là:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
Trong một nền văn học phi ngã (tôi) mà hiện lên một chữ “ngã” sừng sững, phải
nói là “kì” (lạ)!
“Ư bách niên trung tu hữu ngã”
Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thời đại
như vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữa băng
tuyết. Không phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái “tôi” tham
gia vào sự “chuyển dời” của “càn khôn”. “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc
đó, có được một ý thức về cái “tôi” như thể, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng
như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cần thiết, là cao
cả vô cùng” (Nguyễn Đình Chú).
Còn mối quan hệ giữa con người với muôn thuở thì tác giả lại đặt ra câu hỏi “Khởi
thiên tài hậu cánh vô thùy?” (Sau này muôn thuở há không ai?) Hỏi nhưng thật ra
là để khẳng định. Tác giả có niềm tin vào chính mình, lại càng có niềm tin vào
cộng đồng, vào dân tộc. Thơ Phan Bội Châu xói vào tâm can người ta, kích thích
vào ý thức trách nhiệm của mỗi con người, giục giã con người hành động, chuyển
dời tự nhiên, chuyển dời xã hội. Đấy chính là thơ của một nhà cách mạng.
Sang hai câu luận, tác giả càng riết róng hơn về mối quan hệ giữa con người với
non sông đất nước, giữa cuộc sống thực tại với sách vở của thánh hiền:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
(Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.)

Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “non sông đã chết” khiến ta cảm thấy “giang
sơn” (non sông) như một sinh mệnh, thật đau lòng.
2
“Non sông đã chết sống thêm nhục”
Nhiều nhà Nho thức thời cũng đã nói lên nỗi nhục mất nước, nhưng chưa có nhà
Nho nào nói một cách triệt để, thống thiết như vậy. Đem sự sống chết của cá nhân
mà gắn liền với sự vinh nhục của non sông đất nước thì không còn nghi ngờ gì nữa,
Phan Bội Châu là nhà ái quốc vĩ đại.
Sách vở của thánh hiền cũng chẳng rửa được vết nhơ nô lệ:
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
Câu thơ nguyên tác trực cảm mãnh liệt hơn “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”,
(Hiền thánh đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi). Viết như vậy thì đúng như cụ
Huỳnh Thúc Kháng nói “đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ”. Không nên hiểu là cụ
Phan phủ định sách của thánh hiền, mà nên hiểu cụ Phan đã hành cái đạo của thánh
hiền một cách sáng suốt, cái sáng suốt của một nhà cách mạng. Mà có ông Khổng,
ông Mạnh, ông Lão nào dạy các đệ tử ngồi “tụng” sách của quý vị trong khi nước
mất dân nô lệ đâu?
Tóm lại, từ quan niệm sống “ư bách niên trung tu hữu ngã”, trong hai câu luận, tác
giả tự dồn mình vào cái thế phải xuất dương cứu nước.
Hai câu kết, tác giả thể hiện trọn vẹn chủ đề “xuất dương lưu biệt”
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”,
(Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).
Hình ảnh đẹp, lãng mạn. “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gian rộng
lớn của biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ dịch hay, xứng với
tinh thần của nguyên tác. Nhưng câu kết “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” thì
được cái tình của non nước đối với người ra đi, chứ không sát với nguyên tác.
“Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
(Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên)

Hình tượng thơ làm hiển hiện trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sôi réo trắng xóa, lạ
là không vỗ vào bở mà “nhất tề phi” (cũng bay lên). Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ
3
mộng thể hiện được tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăn hoa của nhà thơ mà cũng
là nhà cách mạng.
Muốn hiểu được nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu mà chưa đọc được hàng ngàn
trang trước tác của cụ thì tốt hơn hết là đọc bài thơ “Xuất dương lưu biệt”. Một bài
thơ nhỏ cũng cho ta thấy được chí nam nhi của người anh hùng, thấy được chí lớn
muốn dời non lấp bể, thấy được ý thức trách nhiệm của cái “tôi” đối với lịch sử, với
dân tộc, thấy được quan niệm sống chết, vinh nhục, thấy được hoài bão lớn lao của
một nhà chi sĩ muốn cứu dân cứu nước.
“Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đường
mới.
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê.
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.”
Đấy là mấy dòng Phan Bội Châu viết về Phan Châu Trinh, nhưng ta thấy
hình ảnh của cả hai cụ Phan, hai tâm hồn yêu nước lừng danh trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc, giai đoạn đầu của thế kỉ này
4

×