Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Luật so sánh án lệ trong hệ thống pháp luật common law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.81 KB, 14 trang )

Lịch sử pháp luật Hoa Kỳ
I/ Giới thiệu khái quát:
Pháp luật của Mỹ thực sự là pháp luật của Anh được thực dân Anh du nhập
vào từ thế kỷ XVII - XVIII. Ý thức pháp luật với tất cả các nét đặc trưng của nó
cùng với các chế định cơ bản của pháp luật Anh đã được thực dân Anh áp đặt cho
khu vực Bắc Mỹ.
Do đó, về nguồn gốc pháp luật Mỹ nằm trong khuôn khổ hệ thống pháp luật án lệ
nhưng có những đặc điểm riêng. Mô hình pháp luật án lệ Anh đã được bổ sung,
phát triển theo những cách thức đặc thù của nước Mỹ.
II/ Lịch sử pháp luật Hoa Kỳ:
1/ Thời kỳ thuộc địa hoá Châu Mỹ của người Anh:
Ngay từ giai đoạn khởi đầu của quá tình thuộc địa hóa của người Anh ở châu
Mỹ, hệ thống pháp luật Anh đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
các thuộc địa ở châu Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của thực dân Anh ở châu Mỹ trong
những ngày đầu đăth chân lên mảnh đất này là chống chọi với thiên nhiên và sự tân
công của người da đỏ vì vậy nhu cầu về tòa án và luật sư hầu như không nảy sinh.
Thời kỳ này phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng
cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp
theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ
yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia,
người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa.
Ở thời kỳ này, quyền lực chính trị tập trung trong tay thống đốc do Hoàng đế
nước Anh chỉ định. Do các thống đốc thực hiện toàn bộ các chức năng hành pháp,
lập pháp và tư pháp, nên không cần đến một hệ thống tòa án quá chi tiết.
Cấp tư pháp thuộc địa nhỏ nhất là các thẩm phán địa phương được gọi là
thẩm phán hòa giải hoặc thẩm phán tiểu hình. Các thẩm phán này được thống đốc
khu vực thuộc địa bổ nhiệm. Cấp tiếp theo của hệ thống là các tòa án tỉnh; đây là
các tòa sơ thẩm chung của các khu vực thuộc địa. Các kháng cáo kháng nghị từ tất
cả các tòa án được đưa lên cấp cao nhất, đó là thống đốc và hội đồng thống đốc.
Đại bồi thẩm và tiểu bồi thẩm cũng xuất hiện trong thời kỳ này, và hiện nay vẫn là



một đặc điểm nổi bật của hệ thống tư pháp bang. Một vài thuộc địa của Anh ở Mỹ
như Pennsylvania và Massachusetts đã xây dựng chế độ thần quyền trong đó mọi
tranh chấp đều được giải quyết bởi các giáo sĩ cơ đốc giáo dựa trên kinh thánh chứ
không cần dùng tới luật sư, thẩm phán và án lệ Anh quốc. Mỗi thuộc địa có sự phát
triển riêng do chế độ cai trị khác nhau, phụ thuộc vào chính quốc.
Trong thời kỳ này không có các trường luật để đào tạo những người quan
tâm đến chuyên ngà nh luật. Một số người trẻ tuổi đã đến Anh để theo học luật và
tham gia vào các hội quán của Hội luật gia Anh. Những hội quán này không phải là
các trường luật chính thứ c, nhưng chúng là một phần của văn hóa pháp lý Anh
quốc và giúp cho các sinh viên gần gũi hơn với luật pháp Anh. Những người mong
muốn theo nghề luật trong thời kỳ này thường làm thư ký hoặc người học việc cho
một luật sư danh tiếng.
Từ nửa đầu thế kỉ XVII các thuộc địa đã có xu hướng coi trọng luật thành
văn thể hiện ở hoạt động pháp điển hóa và ban hành bộ luật ở Massachusetts năm
1634 và Pennsylvania năm 1682. Tuy nhiên, hoạt động pháp điển hóa này hoàn
toàn không có mối liên hệ nào với kỹ thuật pháp điển hóa hiện đại của người La
Mã.
Nguyên nhân khiến pháp luật Anh không được chấp nhận dễ dàng :
- Do bất mãn của đa số dân thuộc địa với nền công lý của Anh.
- Thiếu những luật gia thành thạo, nên kìm hãm sự phát triển suốt thế kỷ 17.
- Sự khác biệt về điều kiện sống, nên nhiều án lệ ở Anh không thích hợp : Anh duy
trì chế độ trưởng nam, còn Hoa Kỳ thì bình đẳng.
2/ Giai đoạn thế kỷ XVIII- Hoa Kỳ giành độc lập và bản Hiến pháp đầu tiên
ra đời:
Bước sang thế ki XVIII, tình hình kinh tế xã hội của các thuộc địa của Anh ở Mỹ
đã có những biến chuyển lên do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các thuộc địa
này với nước ngoài và với nước mẹ Anh quốc đã tăng lên. Trước tình thế đó, chính
trị thần quyền đã mất dần chỗ đứng ở các thuộc địa này, đồng thời một tầng lớp
luật sư gồm những người đã từng tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật sư ở London từ

trước khi di cư sang châu Mỹ đã bắt đầu hành nghề ở các thuộc địa mới này. Cùng


với sự hiện diện và hoạt động của các luật sư Anh, sách luật từ Anh quốc cũng dần
dần được sử dụng phổ biến ờ các thuộc địa, đặc biệt là cuốn “Bình luận về pháp
luật Anh” của Blackstone.
Giữa thế kỷ 18, đế chế Anh Quốc đã mở rộng bờ cõi đến dải đất dọc theo bờ biển
phía Đông của Bắc Mỹ. Ngoài số ít thổ dân bản địa châu Mỹ, nước Mỹ thời
kỳ này, gồm 13 thuộc địa mà sau này trở thành 13 tiểu bang đầu tiên, chủ yếu gồm
người châu Âu di dân sang định cư và nô lệ da đen. Nhờ chính sách thả lỏng từ
nước Anh mẫu quốc, 13 thuộc địa được phép thành lập các chính quyền của riêng
mình với nghị viện do dân địa phương bầu ra để biểu quyết về thuế và làm luật.
Năm 1765, Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Tem (Stamp Act), theo đó áp đặt một
loại thuế mới lên vùng thuộc địa Bắc Mỹ mà không thông qua các nghị viện thuộc
địa. Căng thẳng bắt đầu leo thang giữa 13 thuộc địa và mẫu quốc khi những người
dân định cư từ chối đóng thuế với lý do Quốc hội Anh không được quyền đánh
thuế dân thuộc địa khi mà họ không có đại diện ở Quốc hội. Đến tháng 4 năm
1775, xung đột vũ trang nổ ra giữa nhân dân thuộc địa và quân đội Anh, mở đầu
cho Cách mạng Mỹ – cuộc chiến giành độc lập từ Anh Quốc kéo dài trong 9 năm
của người dân thuộc địa. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, 13 thuộc địa tuyên bố độc lập
bằng một văn bản mà ngày nay được xem là Tuyên ngôn Độc lập (Declaration of
Independence) của nước Mỹ.
Sau khi tuyên bố độc lập, các thuộc địa lập thành nên liên minh các tiểu bang, được
gọi là Liên hợp bang (Confederation). Năm 1781, các bang cùng thông qua Các
Điều khoản Liên hợp bang, hay Hiến chương Liên hợp bang (Articles of
Confederation), được xem là hiến pháp đầu tiên của Hoa Kỳ. Theo quy định
của Hiến chương, chính quyền quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan là Quốc
hội (Congress of the Confederation) với chức năng lập pháp. Hiến
chương cũng cho phép Quốc hội quyết định các vấn đề đối ngoại, tuyên bố chiến
tranh và thiết lập quân đội. Tuy nhiên, vì mỗi bang vẫn giữ quyền tự quyết

(sovereignty) trong phạm vi lãnh thổ của mình nên trên thực tế Quốc hội không thể
bắt buộc bất kỳ bang nào cung cấp quân lực hay khí tài. Bên cạnh đó, Quốc hội
phải dựa vào các bang để có nguồn tài chính cho các hoạt động của mình, nhưng
lại không thể áp dụng chế tài khi một bang nào đó từ chối đóng góp vào ngân
sách liên hợp bang.


Đến tháng 9/1787, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp gồm 5 thành viên (trong đó có
James Madison) đã hoàn thành phiên bản cuối cùng của Hiến pháp Mỹ hiện tại
gồm 4200 chữ. Hội nghị Lập hiến kết thúc khi có 39 trên tổng số 55 đại biểu tham
dự ký tên đồng ý bản dự thảo hiến pháp. George Washington là người đã đặt bút ký
đầu tiên. Tuy nhiên, để Hiến pháp được thông qua trên toàn nước Mỹ, cần có ít
nhất 9 trên 13 bang phê chuẩn dự thảo. Với dư âm từ những bất đồng tại Hội nghị
Lập hiến, người dân Mỹ vẫn còn nhiều chia rẽ trong quan điểm liên quan
đến các vấn đề như quyền tự trị của mỗi bang và nguy cơ chính quyền trung ương
với quyền lực tuyệt đối sẽ nuốt chửng các bang nhỏ. Trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng
hộ từ công chúng đối với dự thảo Hiến pháp, James Madison cùng Alexander
Hamilton và John Jay đã lập nên một nhóm làm việc với bút danh Publius để viết
một loạt bài nhằm giải thích chi tiết mô hình nhà nước theo Hiến pháp mới và tính
hiệu quả của nó. Tập hợp gồm 85 bài chính luận, gọi chung là Luận cương Thể chế
Liên bang (The Federalist/The Federalist Papers) được đăng trên nhiều tờ báo khắp
các tiểu bang từ tháng 10/1787 đến tháng 5/1788. Tháng 12/1787, 5 tiểu bang
Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia và Connecticut lần lượt thông qua
bản Hiến pháp mới. Đến tháng 2 năm 1788, Massachusetts và các bang còn lại
đồng ý phê chuẩn Hiến pháp mới sau thỏa thuận cam kết rằng yêu cầu của những
bang này sẽ được nhanh chóng bổ sung vào đề xuất sửa đổi Hiến pháp sau khi nó
được thông qua. Nhờ vậy có thêm 3 tiểu bang gia nhập danh sách phê chuẩn gồm
Massachusetts, Maryland và Nam Carolina.
Ngày 21/6/1788, New Hampshire trở thành bang thứ 9 thông qua Hiến pháp, mở
đường cho guồng máy nhà nước theo Hiến pháp mới chính thức vận hành vào ngày

4/3/1789. Ngày 30/4/1789, George Washington tuyên thệ trở thành vị tổng thống
đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Cũng trong năm 1789, James Madison lúc này với cương vị là một dân biểu của
Hạ viện vừa mới thành lập đã đề xuất 19 tu chính án (amendment) cho Hiến pháp
theo như thỏa thuận trước đó. Ngày 25/9 cùng năm, cả hai viện của Quốc hội Mỹ
thông qua 12 trong số các tu chính án đề xuất trước khi chuyển đến các tiểu bang
xem xét. Ngày 10/12/1791, 10 trên 12 tu chính án đề xuất được các bang phê
chuẩn để chính thức trở thành một phần của Hiến pháp.
Mười tu chính án này, về sau thường được gọi chung là Tuyên ngôn Dân
quyền (Bill of Rights), ghi nhận những đảm bảo cơ bản của nhà nước đối với công


dân như tự do ngôn luận, tôn giáo và báo chí; quyền được sử dụng và cất giữ vũ
khí; quyền được biểu tình ôn hòa; quyền được bảo vệ khỏi việc khám xét và tịch
thu vô cớ; quyền được xét xử nhanh chóng và công khai bởi một tòa án độc lập.
Vì những đóng góp và dấu ấn đậm nét trong quá trình soạn thảo cũng như thông
qua Hiến pháp, James Madison đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ với tên gọi trìu mến mà
người Mỹ dành cho ông: “Father of the Constitution” – vị Cha đẻ của Hiến pháp
nước này.

James madison.
Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn, vấn đề tư pháp liên bang nhanh chóng được
đưa ra xem xét. Khi Quốc hội mới nhóm họp năm 1789, mối quan tâm chính đầu
tiên của nó là tổ chức tư pháp. Các cuộc thảo luận Dự luật số 1 của Thượng viện
xoay quanh nhiều bên tham gia và lý lẽ giống hệt như trong cuộc tranh cãi tư pháp
của Hội nghị lập hiến. Một lần nữa, vấn đề đặt ra là nên thiết lập các tòa án liên
bang cấp dưới hay trao toàn quyền sơ thẩm cho tòa án bang. Nỗ lực giải quyết vấn
đề tranh cãi này đã chia Quốc hội thành các nhóm riêng rẽ.
HỆ THỐNG TÒA ÁN HOA KỲ



(*) Mười hai Tòa phúc thẩm vùng (hay còn gọi là Tòa phúc thẩm lưu
động) còn thụ lý các vụ việc từ một số cơ quan liên bang.
(**) Tòa phúc thẩm liên bang còn thụ lý các vụ từ Ủy ban thương mại
quốc tế, Hội đồng bảo vệ hệ thống năng lực, Văn phòng bằng sáng chế
và thương hiệu và Hội đồng phúc thẩm hợp đồng.

Một nhóm bao gồm những người tin rằng luật liên bang đầu tiên cần được xét xử
tại các tòa án bang, và chỉ được xét xử tại Tòa án tối cao Hoa Kỳ theo trình tự phúc
thẩm. Những người này sợ chính quyền mới sẽ hủy bỏ quyền của các bang. Nhóm
còn lại gồm những nhà lập pháp nghi ngại các tòa án bang sẽ mang tính cục bộ địa
phương, và sợ rằng những người khởi kiện từ các bang khác, hoặc nước khác sẽ bị
đối xử bất công. Nhóm thứ hai đương nhiên muốn có một hệ thống tư pháp có cả
các tòa án liên bang cấp dưới. Kết quả của cuộc tranh cãi này là sự ra đời của Đạo
luật tư pháp năm 1789, thiết lập một hệ thống tư pháp bao gồm một Tòa án tối cao
(bao gồm một chánh án và năm thẩm phán), ba tòa lưu động (bao gồm hai thẩm


phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt); và 13 toà án hạt (mỗi tòa án hạt do
một thẩm phán chủ trì). Như vậy, quyền được thiết lập các tòa án liên bang cấp
dưới đã được thực thi ngay lập tức. Quốc hội không chỉ tạo ra một, mà đến hai
nhóm tòa án cấp dưới.
3/ Pháp luật Hoa Kỳ ngày nay:
Ngày nay hệ thống pháp luật ở Mỹ vẫn còn dựa trên những nguyên tắc pháp
lí truyền thống của luật án lệ của Anh, nhưng vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn
giáo với nền văn hóa đa dạng và lãnh thổ rộng lớn cùng với những thay đổi nhanh
chóng về xã hội và kinh tế, Mỹ đã và đang xây dựng và phát triển một hệ thống
pháp luật không hoàn toàn theo hệ thống pháp luật của Anh.
Nhà nước Mỹ được tổ chức dưới hình thức liên bang từ các bang được hình
thành trước từ các thuộc địa của Anh nên ở Mỹ, với nhiều lĩnh vực và nhiều người

thì pháp luật của bang quan trọng hơn pháp luật liên bang.
Hệ thống pháp luật hiện hữu của Mỹ hình thành cùng với việc soạn thảo, phê
chuẩn và thi hành hiếp pháp Mỹ năm 1787-1789, theo đó cơ cấu tổ chức của liên
bang và mối quan hệ giữa chính phủ liên bang và chính phủ bang được quy định
rõ. Chính phủ liên bang được tổ chức thành ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư
pháp, mỗi ngành được cơ cấu thành những đơn vị khác nhau. Cơ quan lập pháp
liên bang – Quốc hội – được chia thành 2 bộ phận là Hạ nghị viện và Thượng nghị
viện. Cơ quan hành pháp do Tổng thống đứng đầu với nhiệm kì 4 năm và không
được giữ ghế quá 2 nhiệm kì, có quyền tham gia vào quá trình làm luật và quyền
phủ quyết đối với dự luật đã được thông qua, chịu trách nhiệm thi hành những đạo
luật do Quốc hội thông qua và ban hành các văn bản pháp luật do Quốc hội ủy
quyền. Cơ quan tư pháp gồm Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm và các tòa án
quận, ngoài ra còn có các tòa án chuyên biệt trong hệ thống tòa án liên bang.
Mỗi bang của Mỹ đều có chính phủ và hiến pháp riêng, hiến pháp soạn thảo
theo mô hình hiến pháp liên bang, cơ cấu tổ chức chính phủ và các quyền dân sự
quyền công dân giữa các bang là tương tự nhau, hệ thống tòa án bang cũng gồm 3
cấp. Nếu có sự xung đột giữa luật của bang và luật Liên bang thì luật liên bang sẽ
được ưu tiên áp dụng.


Nguồn của pháp luật Hoa Kỳ hiện nay gồm: Hiến pháp, các đạo luật, quyết
định của các cơ quan chuẩn lập pháp và chuẩn tư pháp, các văn bản dưới luật của
cơ quan hành pháp ban hành, các quyết định tư pháp (Án lệ), ngoài ra còn có các
tác phẩm của các học giả pháp lý.
a.

Luật Liên Bang

Hiến pháp là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất ở các nước lập hiến. Điều
này đồng nghĩa với tất cả các văn bản pháp lý khác( kể cả điều ước quốc tế) phải

tuân thủ các quy định của Hiến pháp. Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể
hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên
bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó.
Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp
Mỹ:
“ Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở
tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với
tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính
ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật
của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.”
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi
Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn
chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụng cho bản thân chính quyền liên bang như
thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong những lĩnh
vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả
lời vấn đề này; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn
tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với
thẩm quyền bang.
Lập pháp: Hiến pháp Hoa kỳ trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một
đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành
viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống
phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên
bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là
kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không
phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ,


Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm
các đạo luật về Đối ngoại.
Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn. Nói chính xác hơn, nó được người

dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà
Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp
cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua
một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn
ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được
làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều
nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh
thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy
định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu
của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã
nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Tư pháp: Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được
quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang
trong một số loại tranh chấp nhất định. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các
vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công
bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã
ký kết ...”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của
hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa
vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.
Cơ quan tư pháp cua Mỹ là các tòa án. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động, thẩm
quyền của tòa án chúng ta sẽ tìm hiểu ở chủ đề sau.
Hành pháp: Điều II, Hiến pháp Hoa Kỳ, trao “Quyền hành pháp” cho Tổng
thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn
bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ
Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên,
ngành hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ
có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành
hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống
ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.



Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua,
được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ
ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp, nhưng không có nhà nước nào
có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống. Rất may là đã có
một thực thể khác quy định các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý giúp lấp các chỗ
trống, như trình bày dưới đây:
Thông luật
Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa
án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các
quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước
Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng
vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy
không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất
thường về hợp đồng có thể xảy ra.
Tiền lệ tư pháp
Trong hệ thống pháp luật Mỹ, án lệ là nguồn pháp luật có tính nổi trội. Các
phán quyết của toà án, các quyết định của toà án được phán xử trên cơ sở các quy
tắc, quy chế là nguồn luật đặc biệt quan trọng. Thông qua những quyết định này
toà án thực sự tham gia đắc lực vào việc làm luật (tạo ra quy phạm pháp luật). Các
thẩm phán có quyền đưa ra các sáng kiến pháp luật khi họ giải thích luật và họ cố
gắng tìm cách giải thích một văn bản pháp luật theo hướng có lợi nhất cho họ. Và
trong thực tế, nếu họ không thích một văn bản pháp luật nào thì họ sẽ tìm cách vô
hiệu hoá nó theo cách giải thích riêng của họ. Thậm chí họ còn có quyền quyết
định xem một văn bản pháp luật nào đó có hợp hiến hay không. Nếu không hợp
hiến thì văn bản pháp luật đó sẽ không được giải thích.
Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ
luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự
ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn.
Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó

giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ
hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau
giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến
quyết định trước đó.


Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Thỉnh thoảng lại có các
vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình
thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi
tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Điều đó có nghĩa là luật
pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh.
Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ,
Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ
đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao
sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ kiện Balsys, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở
nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội.
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc
thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị
ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết
của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong
khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ
pháp ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải.
Luật bang
Hiến pháp có quy định cụ thể về việc cấm các bang thông qua một số loại
luật nhất định (tham gia ký hiệp ước với nước ngòai, phát hành tiền). Cũng không
cho phép luật của bang trái với Hiến pháp và luật liên bang. Tuy vậy, một phần lớn
hệ thống pháp luật vẫn thuộc quyền kiểm soát của bang. Hiến pháp đã cẩn thận quy
định những lĩnh vực Quốc hội được quyền làm luật. Những quyền lực không được
Hiến pháp ủy quyền cho Hợp chúng quốc, đồng thời các bang cũng không bị Hiến

pháp cấm nắm giữ quyền lực đó, thì thuộc về các bang, hoặc thuộc về nhân dân,
theo thứ tự lần lượt.
b.

Tuy nhiên, vẫn còn sự giằng co giữa chính quyền liên bang và các bang về
vấn đề nô lệ và quyền tối thượng của các bang được quyền tách ra khỏi liên minh.
Cuộc nội chiến năm 1861-1865 đã giải quyết cả hai vấn đề này. Nó cũng đặt ra các
giới hạn mới đối với vai trò của luật bang trong hệ thống pháp luật: theo Tu chính
án Hiến pháp thứ mười bốn (1868), “Không bang nào có thể ... tước quyền được
sống, quyền tự do và quyền tài sản của bất kỳ người nào, nếu không theo đúng
trình tự pháp lý; hoặc từ chối quyền được pháp luật bảo vệ công bằng đối với bất


kỳ người nào trong khu vực tài phán của nó”. Tu chính án này đã mở rộng rất lớn
khả năng vô hiệu hoá luật bang của các tòa án liên bang.

III/ Sự khác biệt giữa pháp luật Mỹ và pháp luật án lệ Anh:
Xét về nguồn gốc pháp luật Mỹ nằm trong khuôn khổ hệ thống án lệ Anh
nhưng pháp luật Mỹ trên thực tại lại có những đặc điểm riêng biệt
Thứ nhất: Hiến pháp có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật và có
hiệu lực trực tiếp (đây là nét đặc thù của hệ thống pháp luật lục địa). Bản Hiến
pháp Mỹ đã tồn tại trên 200 năm với 14 điều sửa đổi, bổ sung là một trong những
bản Hiến pháp ổn định nhất thế giới.
Chức năng bảo hiến thuộc Toà án Tối cao. Đây là cơ quan không chỉ giải
quyết các vụ việc theo pháp luật mà còn là cơ quan giải quyết vấn đề hợp hiến của
một Đạo luật. Toà án Tối cao có quyền không áp dụng một điều luật hay một Đạo
luật nếu toà án thấy điều luật hay đạo luật đó trái với Hiến pháp của Liên bang.
Trên cơ sở Hiến pháp, Toà án Tối cao còn giải quyết các vấn đề chính trị, pháp lý
nảy sinh giữa Liên bang và bang, giữa Trung ương và địa phương, giữa ngành lập
pháp và ngành hành pháp.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật của Mỹ vừa có tính ổn định tương đối, vừa có
tính điều chỉnh linh hoạt. Bản thân tính ổn định của Hiến pháp đã chi phối tính ổn
định của toàn bộ hệ thống pháp luật, tính ổn định của quy phạm pháp luật chung
với quy phạm pháp luật thực định. Ở đây không có những văn bản quy phạm pháp
luật được pháp điển hoá theo kiểu pháp điển hoá của Pháp và các nước Châu Âu
lục địa. Khối lượng khổng lồ các án lệ, tục lệ làm cho các văn bản quy phạm pháp
luật đã được pháp điển hoá không còn mang tính ổn định cố hữu. Điều này làm cho
hệ thống pháp luật Mỹ trở nên linh hoạt phù hợp với tính cách của người Mỹ vốn
ưa thích thay đổi.
Thứ ba: Hệ thống pháp luật Mỹ là hệ thống pháp luật Liên bang. Theo
truyền thống, pháp luật Liên bang chủ yếu điều chỉnh các vấn đề quan trọng về
kinh tế, tài chính, quốc phòng, lao động, môi trường và các vấn đề chung của toàn
Liên bang như hải quan, quan hệ thương mại, sở hữu trí tuệ, ... Pháp luật của bang
chủ yếu điều chỉnh vấn đề quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, tổ chức và hoạt động
của Toà án, trình tự tố tụng. Đây là những lĩnh vực mà tục lệ và án lệ chiếm tỷ


trọng lớn và có khả năng điều chỉnh hiệu quả hơn luật thực định. Tuy nhiên, việc
phân biệt khu vực ảnh hưởng và phạm vi điều chỉnh giữa pháp luật Liên bang và
pháp luật bang là rất phức tạp. Trong không ít trường hợp, về cùng một vấn đề cả
pháp luật Liên bang và pháp luật của bang cùng điều chỉnh.
Bên cạnh Hiến pháp của Liên bang, ở tất cả ở các bang đều có Hiến pháp
riêng, khác với Hiến pháp Liên bang, Hiến pháp của bang có những đặc điểm như:
được sửa đổi và bổ sung nhiều lần, nhất là ở các bang miền nam, trình tự sửa đổi
khá đơn giản, có cấu trúc đồ sộ, nội dung điều tiết tỷ mỷ và chi tiết hơn
Thứ tư: Trong hệ thống pháp luật Mỹ, án lệ là nguồn pháp luật có tính nổi
trội. Các phán quyết của toà án, các quyết định của toà án được phán xử trên cơ sở
các quy tắc, quy chế là nguồn luật đặc biệt quan trọng. Thông qua những quyết
định này toà án thực sự tham gia đắc lực vào việc làm luật (tạo ra quy phạm pháp
luật). Các thẩm phán có quyền đưa ra các sáng kiến pháp luật khi họ giải thích luật

và họ cố gắng tìm cách giải thích một văn bản pháp luật theo hướng có lợi nhất cho
họ. Và trong thực tế, nếu họ không thích một văn bản pháp luật nào thì họ sẽ tìm
cách vô hiệu hoá nó theo cách giải thích riêng của họ. Thậm chí họ còn có quyền
quyết định xem một văn bản pháp luật nào đó có hợp hiến hay không. Nếu không
hợp hiến thì văn bản pháp luật đó sẽ không được giải thích.
IV/ Kết luận:
Có thể nói rằng, với tiềm lực của một nước công nghiệp phát triển bậc nhất
thế giới có ảnh hưởng lớn đối với vũ đài chính trị, kinh tế, thương mại thế giới, Mỹ
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong gia đình pháp luật án lệ. Mô hình pháp
luật án lệ của Anh đã được Mỹ bổ sung, phát triển theo những cách thức đặc thù.
Tuy nhiên với các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, hệ thống pháp luật Mỹ đã
đặt không ít dấu ấn vào hệ thống pháp luật nhiều nước, kể cả những nước có truyền
thống pháp luật Châu Âu lục địa và phát triển như Nhật Bản, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến pháp luật của hệ thống thương mại thế giới như GATT, WTO.


Nguồn: /> />


×