Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chu trình chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 4 trang )

Câu 2: Nêu và phân tích chu trình chính sách công. Những hạn chế, bất
cập chủ yếu trong chu trình chính sách công. Đề xuất hướng khắc phục các
hạn chế, bất cập đó.
Chính sách công là gì (trang 178)
Chu trình chính sách công (trang 185-210, tồn tại, hạn chế trang 214-217)
Các bước trong chu trình chính sách công: nhận dạng vấn đề, hoạch định
chính sách công, ban hành chính sách công, thực thi chính sách công, đánh giá
CSC.
Hạn chế, bất cập:
* Đối với giai đoạn hoạch định chính sách:
- Làm chính sách vẫn đang được coi là đặc quyền của các cơ quan nhà nước,
của nhà nước nói chung mà chưa phải là công việc chung của xã hội, của các
doanh nghiệp, của các nhóm lợi ích trong xã hội. Rất ít các chính sách công được
ban hành xuất phát từ ý tưởng của những đối tượng bị chính sách chi phối, ảnh
hưởng và các biện pháp thực hiện chính sách do những nhà quản lý xây dựng nên.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho một số chính sách tính khả
thi thấp, hoặc khi thực thi không đem hiệu quả như nhà quản lý mong muốn.
- Có quá nhiều chính sách của các bộ, ngành trong khi chúng được xây dựng
phân tán; thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành một cách hợp lý và có cơ quan chủ
trì, chịu trách nhiệm đích thực nên chất lượng không cao. Trong khi đó, hầu hết các
chiến lược hay chính sách đều thể hiện sự liệt kê mục tiêu, quan điểm định hướng,
yêu cầu mà thiếu hẳn những kế hoạch hành động cụ thể hay các biện pháp cần có.
- Trong quá trình hoạch định chính sách công chưa tạo được kênh thông tin
tốt nhất để tiếp thu ý kiến đóng góp của những đối tượng chịu ảnh hưởng của chính
sách. Trong khi đó, chính sách không thể là ý muốn chủ quan của cơ quan nhà
nước, càng không phải là ý chí áp đặt của cá nhân có thẩm quyền mà xuất phát từ
hiện thực khách quan, từ việc tìm kiếm, phát hiện, nhận thức một cách biện chứng
các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế – xã hội và có các phương án giải quyết
phù hợp với thực tế. Một chính sách đúng đắn phải từ thực tế khách quan.
- Năng lực của đội ngũ tham gia hoạch định chính sách còn hạn chế. Điều
này dẫn đến tình trạng bỏ sót vấn đề chính sách hoặc nhìn nhận cách giải quyết vấn


đề chưa đúng.
- Việc đánh giá tác động của chính sách trước khi ban hành hiện nay tại Việt
Nam còn rất hạn chế. Việc phản biện chính sách trước khi ban hành là việc làm rất
quan trọng để có thể lường trước được những mặt tiêu cực có thể do thực thi chính


sách mang lại cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách đó. Hiện nay
các nước trên thế giới hoạt động phản biện chính sách là một khâu rất quan trọng
nhưng tại Việt Nam thì hoạt động này lại bị coi nhẹ.
- Vai trò của các cơ quan thẩm định, phê duyệt chính sách chưa được phát
huy nên đã tạo những kẽ hở đáng kể cho việc ra đời một số chính sách có chất
lượng chưa cao, thậm chí xã hội không đồng tình.
- Hiện tượng "vận động chính sách" (lobby) tuy chưa được chính thức thừa
nhận ở phương diện luật pháp nhưng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức với những
biểu hiện tiêu cực khác nhau làm ảnh hưởng đến tính công bằng của chính sách,
gây những nguy hại nhất định cho xã hội lại chưa được quan tâm nghiên cứu để có
phương hướng và biện pháp xử lý có hiệu lực, hiệu quả.
* Đối với giai đoạn thực thi chính sách
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về nội dung và yêu cầu của
chính sách có khi chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời tới những đối tượng liên quan
(nhà chức trách, những người thực thi và người dân), dẫn đến hiểu sai.
- Các văn bản hướng dẫn nhiều khi không rõ ràng, thống nhất, thậm chí mâu
thuẫn nhau. Tình trạng luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng phải chờ nghị định và
thông tư hướng dẫn diễn ra khá phổ biến, cản trở việc áp dụng.
- Sự phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị tổ chức thực thi chính sách chưa
thực sự khoa học, vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và lợi ích. Cơ
chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan đồng cấp chưa chặt chẽ, đặc biệt
trong việc chia sẻ, trao đổi, công khai thông tin. Bên cạnh đó, một bộ phận trong
đội ngũ cán bộ, công chức thiếu năng lực, trình độ và sự trong sạch trong thực thi
chính sách cũng đang là một trong những nguyên nhân bóp méo, thậm chí đi

ngược lại mục tiêu của chính sách.
- Những quy chế, thủ tục lập ra trong quá trình tổ chức thực thi chính sách
thường thiếu tính ổn định tương đối, gây xáo trộn cho quá trình thực thi chính sách
công. Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, rắc rối gây khó khăn, cản trở việc
thực thi chính sách.
* Đối với giai đoạn đánh giá chính sách:


- đánh giá chính sách còn đơn giản, phiến diện.
- Các cơ quan chức năng thường không quan tâm tổ chức đánh giá chính
sách. Trên thực tế, rất ít chính sách được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc,
bài bản. Nhiều cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ban hành chính sách hoặc chủ trì
tổ chức thực hiện chính sách) không đưa việc đánh giá chính sách vào chương
trình hoạt động của mình.
- Việc xem xét lại chính sách đôi khi chỉ được thực hiện khi xuất hiện “vấn
đề”. Trong một số trường hợp, các chính sách vẫn “bình yên” trong một thời gian
dài, chỉ đến khi “vấp váp” trong thực tiễn, người ta mới nhận ra được những “lỗ
hổng” của chính sách.
- Thiếu các tiêu chí để đánh giá chính sách một cách khoa học. Khi đánh giá
chính sách, người ta thường so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu chính sách
ban đầu. Việc đánh giá chính sách sẽ dễ dàng nếu các mục tiêu chính sách được thể
hiện dưới dạng định lượng, chẳng hạn như tốc độ gia tăng dân số, tỷ lệ trẻ em trong
độ tuổi đi học được đến trường...
- Đánh giá chính sách đôi khi mang tính một chiều, chỉ phản ánh nhận xét
của các cơ quan nhà nước mà không quan tâm đủ mức đến sự phản hồi từ xã hội,
từ những đối tượng mà chính sách hướng vào.
3) Các giải pháp:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức để trên cơ sở đó mở rộng sự tham dự một cách có
hiệu quả của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhất là của cá nhân người lãnh đạo,
quản lý vào quá trình hoạch định và thực thi CSC. Nói cách khác, làm cho CSC từ chỗ chỉ

là chức năng đặc quyền của các cơ quan nhà nước thành mối quan tâm chung và trách
nhiệm của toàn xã hội.
- Đổi mới quy trình hoạch định CSC theo hướng dân chủ, huy động sự tham gia đắc
lực của toàn xã hội, nhất là của đội ngũ chuyên gia vào xây dựng chính sách. Từng bước
tạo lập một quy trình làm chính sách gọn, tiện lợi nhưng khoa học, có hiệu quả kinh tế - xã
hội cao. Sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế thẩm định và phê duyệt chính sách, nhất
là với những chính sách lớn, quan trọng, có tác động trực tiếp và lâu dài tới lợi ích chung
của toàn xã hội.
- Chấn chỉnh để nâng cao tính kịp thời, đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả của quá trình
tổ chức thực thi CSC. Đặc biệt, coi trọng tính tiên phong của các khâu tuyên truyền, vận
động, định hướng dư luận xã hội trong quy trình thực hiện chính sách. Tăng cường công


tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát về tiến độ, hiệu quả thực hiện CSC. Phát hiện và xử lý kịp
thời, công bằng, minh bạch các khiếu kiện, vi phạm pháp luật nảy sinh.
- Coi trọng hoạt động tổng kết thực tiễn về hoạch định, thực thi CSC theo hướng
thường xuyên, thiết thực; tránh phô trương, hình thức, lãng phí để rút kinh nghiệm cần
thiết, bổ ích cho các hoạt động đó.
- Đề cao vai trò của hoạt động phân tích, đánh giá CSC như là một điều kiện tối
quan trọng để từng bước cải thiện chất lượng của quy trình hoạch định và thực thi chính
sách. Có cơ chế ràng buộc các cơ quan nhà nước trong việc phản hồi ý kiến, tiếp nhận các
kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá CSC
- Tăng cường công tác thu thập, lấy ý kiến của người dân về các vấn đề đang phát
sinh trong cuộc sống và nguyện vọng về cách xử lý của Nhà nước như các hình thức lấy ý
kiến qua mạng, báo đài, hay tại địa phương thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở rồi tổng hợp,
đánh giá để ban hành những chính sách kịp thời nhất.
- có cơ chế đảm bảo sự tham gia của đối tượng bị tác động bởi chính sách để có cái
nhìn toàn diện hơn trước khi ban hành chính sách mới, tránh phản ứng gay gắt và gây bất
mãn với đối tượng ảnh hưởng.
- Đào tạo 1 cách chuyên nghiệp và bài bản đội ngũ làm công tác hoạch định chính

sách. Đây chính là hạt nhân của chính sách tốt, có hiệu quả, có tầm nhìn bao quát và có
tính chất dự đoán bước ứng phó tốt cho tương lai.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×