Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ý nghĩa của luật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.59 KB, 10 trang )

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
CHỦ ĐỀ 3: Anh/chị hãy phân tích và bình luận về ý nghĩa của
luật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế.
A. MỞ ĐẦU
Trong khoa học pháp lý trên thế giới, “Luật so sánh” là chủ đề được bàn
luận hết sức sôi nổi, nó tốn nhiều giấy mực cũng như gây ra nhiều tranh luận tư
các học giả, các luật gia. Nhiều tác giả đã bàn về việc sử dụng thuật ngữ này
trước khi trình bày các vấn đề về nội dung của nó. Tuy chưa có sự thống nhất
trong cách dùng thuật ngữ, nhưng đến thời điểm hiện tại, “luật so sánh” là thuật
ngữ được sử dụng tư lâu đời và cũng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn cả.
Hiện tại, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và bản chất của luật
so sánh. Nhưng tư những quan điểm đó có thể đưa ra các nhân định cơ bản về
luật so sánh như: không phải một ngành luật hay lĩnh vực luật thực định; so sánh
các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt;
không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Nghiên cứu luật nước
ngoài chỉ là điều kiện cần để làm luật so sánh. Ngoài nghiên cứu còn phải đánh
giá, so sánh, tìm điểm tương đồng... Nhiệm vụ quan trọng và thú vị của luật so
sánh là giải thích được điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp
luật, dòng họ pháp luật.
Mặc dù cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau, thuật ngữ được sử
dụng cũng chưa thống nhất nhưng ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của nó
đã được giới luật học thưa nhận. Vậy ý nghĩa của luật so sánh là gì? Việc nghiên
cứu luật so sánh có tác dụng như thế nào đối với khoa học pháp lý của mỗi quốc
gia nói riêng và của thế giới nói chung? Những thắc mắc đó là niềm cảm hứng
cho em lựa chọn đề tài: “Anh/chị hãy phân tích và bình luận về ý nghĩa của
luật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế” để trình bày trong bài tập cá
nhân của mình.


B. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN Ý NGHĨA CỦA LUẬT SO
SÁNH TRONG ĐỜI SỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TÊ


1. Luật so sánh giúp cho việc nâng cao hiểu biết của các luật gia,
các nhà nghiên cứu
Có thể nói, bất kỳ khoa học nào trên thế giới đều lấy tri thức là điểm đến
trên con đường nghiên cứu đầy chông gai của mình. Tương tự như vậy, luật so
sánh trước hết nhằm cung cấp tri thức khoa học. Tri thức về các lĩnh vực khoa
học sẽ phát triển hơn rất nhiều thông qua quá trình so sánh. Nắm bắt được tri
thức là một chuyện nhưng để so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các tri
thức khác nhau lại là chuyện khác. Nghiên cứu luật so sánh không chỉ cung cấp
kiến thức pháp luật mà còn bao hàm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác.
Trước hết, luật so sánh cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp
luật của các quốc gia trên thế giới thông qua việc giới thiệu các dòng họ pháp
luật. Với lý thuyết về phân nhóm hệ thống pháp luật thành các dòng họ khác
nhau và nghiên cứu các dòng họ pháp luật cơ bản, luật so sánh sẽ giúp cho
người nghiên cứu có một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế
giới, cũng như có những nhận định chung về hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia. Hơn nữa, người nghiên cứu có thể xác định được những điểm tương đồng
và khác biệt giữa các dòng họ pháp luật.
Bên cạnh đó, luật so sánh còn cung cấp tri thức về hệ thống pháp luật
nước ngoài, bởi để nghiên cứu so sánh luật thì bắt buộc phải hiểu biết về pháp
luật nước ngoài. Ngoài ra, luật so sánh giúp cho các luật gia và các nhà nghiên
cứu có thêm được những tri thức về hệ thống pháp luật của nước mình. Nghiên
cứu hệ thống pháp luật khác không chỉ bổ sung tri thức mà nó còn nâng cao sự
hiểu biết những tri thức có sẵn với một mức độ khác nhau. Đồng thời, giúp cho
các nhà nghiên cứu luật so sánh tiếp cận hệ thống pháp luật của nước mình theo
một cách thức hoàn toàn khác với những gì đã quá quen thuộc đối với họ. Trên
cơ sở so sánh, các luật gia và các nhà nghiên cứu có thể đánh giá, nhìn nhận hệ


thống pháp luật của nước mình một cách khách quan hơn, thậm chí, nhiều câu
hỏi về hệ thống pháp luật của nước mình chưa được giải đáp lại được giải đáp

một cách khá đơn giản.
Ngoài những tri thức và những hiểu biết về pháp luật, luật so sánh còn
cung cấp những tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trong quá trình tiến
hành so sánh pháp luật, để hiểu được một cách đúng đắn các quy định củapháp
luật nước ngoài, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng
đối với pháp luật như: lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, những điều kiện về kinh tế,
chính trị và xã hội. Hơn nữa, quá trình này còn đòi hỏi người nghiên cứu đưa ra
kết luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà
nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt đó là sự
tương đồng hoặc khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, lịch sử, địa lí…
Do đó, những kiến thức về các lĩnh vực khác vưa là nền tảng để phân tích làm
sáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời, chúng cũng tưng bước được
bổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.

2. Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia
Một trong những ứng dụng rất hữu ích của luật so sánh là hỗ trợ việc cải
cách pháp luật của quốc gia. Những tri thức có được tư kết quả của việc nghiên
cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xây dựng hoặc cải
tổ hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Trong rất nhiều lĩnh vực, các kết quả
của sự sáng tạo có thể được xác định, đánh giá thông qua những thử nghiệm, tuy
nhiên trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, những thử nghiệm này thường rất hạn
chế.
Vì thế, các nhà làm luật có vai trò quan trọng là phải dự báo được khả
năng tác động của các đạo luật đối với đời sống xã hội.Nếu được tiến hành các
nghiên cứu so sánh các giải pháp pháp lí đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác
nhau, nhà làm luật sẽ dễ dàng dự báo được khả năng tác động của các đạo luật
hoặc các giải pháp pháp lí cụ thể ở nước mình. Ngược lại, những giả thiết không


chính xác hoặc các dự báo sai lầm có thể sẽ dẫn đến việc xã hội phái gánh chịu

những hậu quả và những rủi ro rất lớn mà không thể lường trước được.
Bên cạnh đó, việc vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật của các hệ
thống pháp luật khác nhau sẽ rất hữu hiệu so với việc phải trải qua những thử
nghiệm tốn kém và nguy hiểm. Nói cách khác, các nhà làm luật không phải mạo
hiểm vào những dự đoán không chắc chắn mà thay vào đó họ có thể học hỏi
kinh nghiệm tư các hệ thống pháp luật nước ngoài. Thậm chí, việc nghiên cứu
luật so sánh không chỉ giúp cho nhà làm luật có được giải pháp hoặc mô hình
pháp luật tiếp nhận hoàn hảo mà còn giúp họ tránh được những sai xót, tổn thất
tư các cuộc thử nghiệm thất bại ở hệ thống pháp luật khác. Tuy nhiên, phải lưu ý
rằng, việc vay mượn giải pháp tư các hệ thống pháp luật khác phải dựa trên cơ
sở kinh tế – xã hội của tưng quốc gia, điểm giống và khác nhau về nhiều mặt của
các nước để có thể sửa đổi, bổ sung sao cho giải pháp đó là phù hợp với nước
mình.
Chưa dưng lại ở đó, các nghiên cứu so sánh cũng như việc nghiên cứu các
hệ thống pháp luật nước ngoài, nhà làm luật sẽ sử dụng các giải pháp và khái
niệm mà họ cho rằng có hiệu quả để giải quyết một vấn đề như là những hình
mẫu để xây dựng các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản luật của nước mình
sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Việc sử dụng các khái niệm và các
giải pháp pháp lí của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật có thể được
thực hiện theo hai phương thức:
Thứ nhất, dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài mà cụ thể là hệ
thống khái niệm và giải pháp của pháp luật nước ngoài để xây dựng cho hệ
thống pháp luật của nước mình. Ở phương thức này, trên cơ sở phân tích, đánh
giá các giải pháp, khái niệm của pháp luật nước ngoài, các luật gia sẽ căn cứ vào
hoàn cảnh kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hóa của nước mình để xây dựng
nên một giải pháp để giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất có thể. Điều này
xuất phát tư cơ sở mỗi quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hoàn
toàn khác nhau.



Thứ hai, tiếp nhận các khái niệm và giải pháp pháp luật của nước ngoài
bằng cách “cấy ghép” pháp luật. “Cấy ghép” ở đây nghĩa là đưa các quy phạm
pháp luật, các văn bản tư hệ thống pháp luật này vào hệ thống pháp luật khác
trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách pháp luật. Nói cách khác, các
luật gia “nhâp khẩu” quy phạm hoặc văn bản pháp luật cụ thể của một hệ thống
pháp luật nào đó vào hệ thống pháp luật nước mình. Để đảm bảo những “sản
phẩm nhập khẩu” hoạt động có hiệu quả, các nghiên cứu so sánh sẽ giúp các nhà
làm luật đánh giá, dự báo trước khả năng tương thích của chúng khi áp dụng vào
pháp luật quốc gia.
Tóm lại, thay vì tự nghiên cứu, tìm kiếm và thử nghiệm các giải pháp
pháp luật có thể có những rủi ro khó lường trước, các nhà làm luật có thể dựa
vào luật so sánh để cải cách và hiệu quả hóa hệ thống pháp luật nước mình
thông qua việc học hỏi kinh nghiệm hoặc “cấy ghép” pháp luật. Vì vậy, có thể
nói rằng: luật so sánh góp phần mở rộng các nguồn giải pháp về một vấn đề cụ
thể mà pháp luật của các nước đang phải đối mặt.

3. Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm hài hóa pháp luật và nhất thể
hóa pháp luật
Hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật là hai khái niệm, hai hình
thức khác nhau được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý, nhằm loại bỏ sự
khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể của các hệ thống pháp luật khác
nhau. Trong đó:
Hài hòa hóa pháp luật là quá trình nhằm làm giảm đi những khác biệt
trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật bằng cách xây
dựng các luật mẫu và thực hiện các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếp
nhận và áp dụng.
Nhất thể hóa pháp luật là quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâu
thuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được thay thế bởi các quy phạm
pháp luật chung nhất.



Có nghĩa là: nếu hài hòa hoá pháp luật giảm đi những khác biệt trong
cùng lĩnh vực pháp luật thì nhất thể hóa pháp luật lại đi xa hơn là tạo ra các quy
phạm pháp luật để áp dụng chung đối với các nước chấp nhận việc nhất thể hóa.
Có thể nói đây là hai quá trình hết sức khó khăn và phức tạp, dù được diễn
ra ở cấp độ và phạm vi nào cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định. Kỹ thuật
pháp lý là một trong những khó khăn như vậy – đó là sự khác biệt về quan niệm
và thuật ngữ giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Thêm nữa, vấn đề tâm lý
liên quan đến lòng tự tôn dân tộc cũng là một trở ngại bởi việc chấp nhận các
quy tắc được hài hòa hóa và nhất thể hóa đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ
phải tư bỏ các quy phạm pháp luật của mình.
Khi vấp phải những rào cản này, chính là lúc luật so sánh thể hiện vai trò
của mình. Trước hết, luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hòa hóa pháp luật và
nhất thể hóa pháp luật để vượt qua những khó khăn về kỹ thuật pháp lý bằng
cách xác định những điểm chung của các hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc
tạo ra hệ thống quy tắc mẫu hoặc hệ thống quy tắc được áp dụng chung. Để làm
được điều đó, không thể không tiến hành các nghiên cứu so sánh. Hơn nữa, khi
nghiên cứu so sánh hỗ trợ quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật không
chỉ dưng lại ở việc tập hợp các điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống
pháp luật mà cao hơn là phải đề xuất được giải pháp pháp lý tốt hơn và dễ dàng
áp dụng hơn.
Mặt khác, luật so sánh cung cấp tri thức và kỹ năng quan trọng để các luật
gia tham vào quá trình đàm phán nhằm đạt được sự đồng thuận về các quy tắc
pháp luật chung giữa các quốc gia. Những tri thức về các hệ thống pháp luật
cùng những kỹ năng phân tích, đánh giá các hệ thống pháp luật khác nhau là
những phương tiện không thể thiếu đối với một luật gia để tham gia đàm phán.
Như đã nói ở trên, trong quá trình hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa
pháp luật, một trở ngại lớn đặt ra là vấn đề tâm lý tự hào dân tộc. Ở vấn đề này,
luật so sánh hỗ trợ các quốc gia vượt qua hàng rào tâm lý khi tiếp nhận các quy



định áp dụng chung và tư bỏ các quy định của pháp luật quốc gia. Để tránh được
quan niệm tiêu cực, luật so sánh cần phải thực hiện những nghiên cứu so sánh
mang tính đột phá, vượt lên trên những nghiên cứu so sánh về quy phạm pháp
luật thực định. Nói cách khác, luật so sánh phải xây dựng được hệ thống lý
thuyết về các lĩnh vực pháp luật có thể xây dựng các quy phạm được áp dụng
chung. Lí thuyết này không tập trung vào hệ thống pháp luật cụ thể nào cũng
như không đề cập bất kì quốc gia nào mà nó được xây dựng trên cơ sở nghiên
cứu so sánh các quy tắc của các hệ thống pháp luật khác nhau được gắn với tính
đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội... của các quốc gia. Những nghiên cứukhông
dưng lại ở mục đích thuần túy mà nó nhằm mục đích làm cho mọi người nhận
thức được nền tảng của các quy phạm pháp luật được áp dụng chung phù hợp
với các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tư đó, các
quốc gia sẽ dễ dàng chấp nhận các quy tắc được áp dụng chung trong những lĩnh
vực được hài hòa hóa và nhất thể hóa.

4. Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật
Hiện nay, luật so sánh có thể được ứng dụng trong thực tiễn áp dụng
pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng, nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Vì thế, việc sử
dụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện và áp
dụng pháp luật có thể sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Trong điều kiện hiện nay, sử
dụng luật so sánh trong hoạt động thực tiễn không phải chỉ hữu ích đối với các
thẩm phán của các toà án hay các cơ quan tài phán mà nó còn hữu ích cả đối với
các luật sư,những người thường xuyên phải đưa ra lời tư vấn cho các giao dịch
của khách hàng hoặc lời bào chữa cho các khách hàng của mình.
Hơn nữa, trong việc giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài và pháp
luật nước ngoài, luật so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng . Khi phải giải quyết
vụ việc cụ liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với các Thẩm
phán và các luật sư khi tranh tụng tại toà án đối với các vụ việc liên quan đến

pháp luật nước ngoài đương nhiên cần phải hiểu được các quy định của pháp


luật nước ngoài. Mặc dù, việc tìm kiếm và áp dụng luật nước ngoài không liên
quan đến so sánh luật nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài đòi hỏi một cách
gián tiếp những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật của nước mà toà
án có thẩm quyền xét xử vụ việc. Ngoài ra, khi áp dụng pháp luật nước ngoài,
các toà án đều phải bảo đảm rằng các quy định đó không trái với các nguyên tắc
pháp luật trong nước và không xâm phạm trật tự công cộng. Để làm được như
vậy, việc so sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật trong nước là việc làm
không thể thiếu.
Trường hợp phải áp dụng các quy định là kết quả của quá trình hài hoà
hoá và nhất thể hoá pháp luật, bắt buộc phải đảm bảo tính thống nhất của các
quy tắc đã được nhất thể hoá hoặc hài hoà hoá thì việc sử dụng luật so sánh để
xác định nội dung và thách thức áp dụng các quy định này được xem như là yêu
cầu quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật của quốc
gia. Trong những trường hợp như vậy, các thẩm phán cùng những người có
thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể chọn cách thức giải thích các quy định đó
theo toà án các nước, đặc biệt là toà án của nước đã sản sinh ra quy định đó.
Trường hợp áp dụng pháp luật quốc gia để giải quyết vụ việc, luật so sánh
vẫn có thể được sử dụng là phương tiện giải thích và áp dụng các quy định đó.
Khi pháp luật quốc gia có những khoảng trống chưa lấp đầy thì các Thẩm phán
có thể tìm kiếm sự trợ giúp của luật so sánh và tất nhiên trong những trường hợp
như vậy, những lập luận tư nghiên cứu so sánh sẽ không được nêu ra trong bản
án hoặc phán quyết của Tòa án.
Bên cạnh đó, với bối cảnh hội nhập, giao lưu hợp tác như hiện nay, các
doanh nghiệp khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài rất cần đến vai trò của các
luật sư. Các luật sư thông qua việc so sánh luật, sẽ tư vấn cho thân chủ của mình
lựa chọn pháp luật nước nào có thể mang lại lợi nhuận tối đa cũng như giảm
được rủi ro tối thiểu trong các giao dịch với đối tác ngoại quốc. Tuy vậy, các

luật sư cũng nên lưu ý nghiên cứu các quy tắc không thành văn được thực tế các
nước thưa nhận, bởi thực tiễn thường khác xa với lý thuyết.


C. KÊT LUẬN
Như vậy, qua toàn bộ phần phân tích và bình luận về ý nghĩa của luật so
sánh trong đời sống pháp luật quốc tế, chúng ta có thể thấy rằng luật so sánh có
rất nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể ảnh hưởng đến pháp luật của mỗi
quốc gia có sự hiện diện của nó. Vì thế, trong thời đại của công nghệ thông tin,
của tự do hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia đặc biệt là những
quốc gia có nền kinh tế phát triển đều rất chú trọng đầu tư nghiên cứu luật so
sánh không chỉ bởi những lợi ích to lớn nó mang lại mà còn phản ánh trình độ
phát triển khoa học pháp lý của quốc gia đó. Ở nước ta, tuy là một nước đang
phát triển, có thể nhận định chung rằng trình độ lập pháp của Việt Nam còn
nhiều yếu kém, pháp điển hoá pháp luật không tốt, nhiều điều luật chồng chéo
nhau hoặc không cần thiết, rất cần nghiên cứu tư duy pháp lý, kỹ thuật lập pháp
các nước phát triển bổ sung cho pháp luật hiện hành. Hơn nữa trong thời buổi
hội nhập nếu không hiểu biết pháp luật quốc tế thì rất dễ bị thua thiệt, nên việc
học luật so sánh lại càng cần thiết. Mong rằng, luật so sánh sẽ được quan tâm,
chú ý phát triển nhiều hơn để có thể đóng góp thêm nhiều nghiên cứu khoa học
cho nền pháp luật nước nhà, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhân
dân, 2015.
2. />



×