Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

chuyên đề phân tích vai trò của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.39 KB, 10 trang )

Chuyên đề:
Phân tích vai trò của chủ nghĩa xã hội hiện thực
trong quan hệ quốc tế

Mở đầu
Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới ra đời trong
hoàn cảnh rất đặc biệt, cuộc cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, đến khi kết
thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề cho trào
lưu đấu tranh đòi dân chủ phạm vi toàn thế giới, thể hiện ý chí và quyền lực
của nhân dân lao động trên rộng khắp thế giới. Mô hình chủ nghĩa xã hội hện
thực đầu tiên xuất hiện ở Nga, sau khoảng thời gian hơn bảy mươi năm xây
dựng xã hội chủ nghĩa, các nước đã đạt tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật
chất của xã hội trên quy mô lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Với công cuộc phát triển kinh tế,văn hóa,
Liên Xô trở thành một nước trình độ học vấn cao. Bước tiến lớn hơn cả về
khoa học, chinh phục vũ trụ, văn hóa,nghệ thuật…chế độ xã hội chủ nghĩa hiện
thực không chỉ mở ra một xu thế mới tất yếu giải phóng dân tộc nó còn đóng
vai trò quan trọng quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế
giới. Đảng cộng sản Việt Nam đã thấy được vai trò, sự tích cực và vận dụng
mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực là tất yếu. Chủ nghĩa xã hội đã mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi năm 1917 đã khai sinh nhà
nước XHCN đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của CNXH hiện thực.
Đây là bước đột phá vĩ đại mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH. Với tầm vóc lịch sử lớn lao đó, cách mạng Tháng Mười trở thành biểu
tượng của niềm tin và sự cổ vũ mãnh liệt đối với hàng ngàn triệu người bị áp
bức trên hành tinh vùng lên đấu tranh tự giải phóng, đặt nền móng hiện thực
cho xu hướng đi lên CNXH như một tất yếu khách quan, không thể đảo ngược.
Kể từ khi ra đời đến nay, CNXH đã trải qua những giai đoạn vận động


khác nhau, thậm chí phải đối diện trước những thử thách lớn, nhưng vẫn chứng
tỏ khả năng tự đổi mới để tồn tại và phát triển. Tuy chỉ mới ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành và phát triển, nhưng CNXH hiện thực đã thể hiện rõ
tính ưu việt của chế độ xã hội mới bằng những thành tựu quan trọng đạt được
trên nhiều lĩnh vực. Các nước XHCN với mức độ khác nhau đã từng bước xác
lập trên thực tế một chế độ xã hội dân chủ, ở đó người lao động tham gia trực
tiếp vào quá trình quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Nhà nước XHCN không
ngừng được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng lợi ích chính đáng của đa số nhân
dân. Hàng loạt chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ được thực hiện nhằm đưa các
1
giá trị dân chủ và nhân văn vào cuộc sống, không ngừng cải thiện và nâng cao
điều kiện sống của người lao động.
2. Những thành tựu và vai trò của Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong
đời sống quan hệ quốc tế
Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù đều có điểm xuất phát chưa cao, nhưng về
cơ bản trong thời kỳ đầu, các nước XHCN do khai thác được tính ưu việt của
thể chế kinh tế mới dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ
yếu và tính kế hoạch hoá, đồng thời biết khơi dậy nhiệt tình cách mạng của
nhân dân lao động, nên đã tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế. Nền
kinh tế các nước XHCN đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn các nước
TBCN trong những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Chỉ một thời gian ngắn, Liên
Xô đã trở thành một cường quốc kinh tế, đủ sức đánh bại cuộc xâm lược của
chủ nghĩa phát xít, chi viện cho cách mạng thế giới, hỗ trợ quan trọng đối với
sự ra đời của hàng loạt nước XHCN. Đến năm 1987, các nước XHCN đã
chiếm 43% tổng giá trị công nghiệp thế giới. Liên Xô còn vượt Mỹ trong nhiều
ngành sản xuất như khai thác dầu khí, khí đốt, phân hóa học, xi măng, v.v
Do thực lực kinh tế được tăng cường, nên CNXH hiện thực đã đạt được
thành tựu to lớn về quân sự, vươn tới sự cân bằng về vũ khí hạt nhân chiến
lược với CNTB, củng cố vững chắc khả năng quốc phòng. Bên cạnh đó, về
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, CNXH hiện thực cũng có những

bước tiến vượt bậc. Liên Xô đã đạt thành tựu rực rỡ trong nhiều ngành khoa
học và dẫn đầu về nghiên cứu, chinh phục vũ trụ cũng như ứng dụng những
thành tựu vật lý nguyên tử vào cuộc sống.
Sự trưởng thành và phát triển của CNXH hiện thực đã đưa tới một thành
quả cực kỳ quan trọng, đó là sự hình thành hệ thống XHCN thế giới - trụ cột
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. CNXH từ phạm vi một nước trở
thành hệ thống thế giới hùng mạnh bao gồm 15 nước, chiếm 26% diện tích và
30% dân số toàn cầu, đã thực sự chấm dứt thời đại toàn thị CNTB. Hệ thống
XHCN có những cống hiến rất to lớn đối với cuộc đấu tranh chung của nhân
loại tiến bộ vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Những sai lầm cơ bản
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản không thể phủ nhận, các
nước XHCN do nguyên nhân khách quan và chủ quan đã bộc lộ ngày càng rõ
những khó khăn, hạn chế. Các ĐCS, công nhân cầm quyền đều đã từng phạm
sai lầm, thậm chí một số đảng còn phạm cả sai lầm nghiêm trọng nhưng lại
không được khắc phục kịp thời. Sự trì trệ trong nhận thức lý luận và việc
không tính đến một cách đầy đủ các quy luật khách quan khiến cho không ít
đảng chủ quan, duy ý chí, nóng vội trong thực tiễn xây dựng CNXH. Toàn bộ
điều đó lý giải vì sao công cuộc xây dựng CNXH từ cuối thập niên 70 bị chững
2
lại, hàng loạt nước XHCN đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội
ngày càng sâu sắc, toàn diện.
Sự phát triển kinh tế theo bề rộng, những bất cập và khiếm khuyết của
cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã trở thành vật cản làm cho sản
xuất bị ngưng trệ. Hầu hết các nước XHCN đều chưa chú trọng đúng mức đến
việc tiếp cận và ứng dụng kịp thời thành tựu của cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế theo chiều sâu, nên chưa tạo
ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Đầu những năm 80, năng suất
lao động của các nước XHCN bị giảm sút chỉ bằng khoảng 1/2 đến 1/4 của các
nước tư bản phát triển; mức sống của nhân dân bị sa sút lớn. Mặt khác, tồn tại

khá phổ biến những sai lầm, hạn chế trong thực hành và phát huy đầy đủ cơ
chế dân chủ trong sinh hoạt Đảng và xã hội; tình trạng tham nhũng, nhiều vấn
đề xã hội trở nên căng thẳng, chuẩn giá trị đạo đức, tinh thần bị sói mòn Tình
trạng lãng phí và chưa sử dụng xứng đáng đội ngũ trí thức là một nguyên nhân
gây ra nạn rò rỉ, “chảy máu chất xám” sang các nước tư bản phát triển.
Về quan hệ kinh tế quốc tế, các nước XHCN chủ yếu phát triển các quan
hệ hợp tác trong nội bộ khối SEV, thậm chí tạo ra tình trạng “bao cấp quốc tế”
trong hệ thống XHCN, chưa coi trọng tác động của xu thế quốc tế hoá, toàn
cầu hoá và nhu cầu tất yếu của phân công lao động quốc tế. Hơn nữa, trong
quan hệ giữa các nước XHCN, giữa các ĐCS cầm quyền cũng xảy ra sự thiếu
dân chủ. Những biểu hiện của chủ nghĩa nước lớn, sự áp đặt và độc đoán, tệ
sùng bái kinh nghiệm của đảng lớn, những bất đồng về đường lối chiến lược
giữa một số đảng, làm tổn hại đến khối đoàn kết, thống nhất của hệ thống
XHCN, gây tổn thất cho CNXH hiện thực cũng như phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế.
Những hạn chế, sai lầm nêu trên đã gây hậu quả rất tiêu cực đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội cũng như quan hệ quốc tế của CNXH hiện thực. Sự
giảm sút lòng tin vào ĐCS, vào bộ máy nhà nước diễn ra đồng thời với sự hoài
nghi nhất định về chủ nghĩa Mác - Lênin làm tổn thương nghiêm trọng đến
hình ảnh của CNXH trong một bộ phận nhân dân lao động ở cả trong nước và
ngoài nước.
4. Quá trình đổi mới, cải tổ, cải cách và kết quả đạt được
Quá trình vận động của lịch sử xã hội mang bản chất là không ngừng tự
đổi mới để phát triển, hoàn thiện. Đối với CNXH hiện thực - một chế độ xã hội
chưa có tiền lệ lịch sử - thì càng không thể là một ngoại lệ. Do vậy, đổi mới và
hoàn thiện mọi mặt chế độ XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS luôn là đòi hỏi
tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển CNXH hiện thực. Tiến trình cách
mạng XHCN với mục tiêu thủ tiêu chế độ người bóc lột người, sự bất bình
đẳng xã hội, tiến tới giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại là một sự nghiệp
vĩ đại thì tất yếu cũng sẽ không chỉ có thuận lợi, mà còn xuất hiện những thời

3
kỳ khó khăn, trắc trở, thậm chí thoái trào. Chính Lênin đã từng vạch rõ nếu
hình dung lịch sử như một con đường thẳng tắp, trơn tru…thì không biện
chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận. Nhãn quan biện chứng
này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các ĐCS khi nhận thức về vận mệnh
lịch sử và sự vận động của CNXH hiện thực. Quá độ từ CNTB lên CNXH là
một quá trình lịch sử lâu dài, gồm nhiều thời kỳ vận động dích dắc, phức tạp. Do đó,
nhất thiết phải đoạn tuyệt với những ảo tưởng giản đơn, vốn đã từng tồn tại để
không nóng vội, chủ quan; đồng thời cũng không hoài nghi, dao động, bi quan
trước những khó khăn, hạn chế, những sai lầm và biến động phức tạp của
CNXH hiện thực.
Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn
chế và sai lầm nảy sinh trong thực tiễn xây dựng CNXH, nhiều ĐCS cầm
quyền đã tỏ rõ tính chủ động lịch sử, phát động công cuộc cải cách, cải tổ, đổi
mới. ĐCS Trung Quốc từ cuối thập niên 70 đã tiến hành cải cách, mở cửa, đẩy
mạnh “bốn hiện đại hoá”. Đến giữa thập niên 80, ĐCS Liên Xô phát động cải
tổ, ĐCS Việt Nam khởi xướng đổi mới cùng lúc với tiến trình cải cách ở một
số nước XHCN khác. ĐCS Cuba và Đảng Lao động Triều Tiên cũng bắt đầu
cải cách vào những thời điểm khác nhau của thập niên 90.
Tuy vậy, sau một thời gian thực hiện cải cách, cải tổ, đổi mới do nhiều
nguyên nhân, nên diễn biến và kết quả của nó ở mỗi nước XHCN không hoàn
toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Cùng hướng tới mục tiêu nhằm
khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt,
các nước XHCN đã phát động cải tổ, cải cách và đổi mới. Vậy nhưng, cũng
chính từ bước đi cấp thiết và có ý nghĩa quyết định này đối với vận mệnh của
CNXH, thì một số ĐCS lại tỏ ra lúng túng, không tìm ra bước đi thích hợp, dao
dộng hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây
dựng CNXH, mất cảnh giác trước thủ đoạn chống phá của CNĐQ. Thậm chí,
một bộ phận lãnh đạo chóp bu trượt vào lập trường cơ hội phản bội đã đưa cải
tổ, cải cách lâm vào bế tắc và thất bại. Sự đổ vỡ chế độ XHCN ở Đông Âu và

Liên Xô cuối những năm 80 - đầu 90 là bằng chứng sinh động nhất khẳng định
cải cách, cải tổ, đổi mới mà xa rời nguyên tắc, mục tiêu CNXH thì chẳng
những khó tránh khỏi thất bại, mà còn tự xoá bỏ những thành quả của CNXH.
Trái lại, tại một số nước XHCN khác, do có sự vững vàng về bản lĩnh
chính trị và có đường lối thích hợp, nên các ĐCS cầm quyền đã lãnh đạo cải
cách, đổi mới thắng lợi, vượt qua được thử thách khắc nghiệt nhất bắt nguồn từ
sự đổ vỡ của hệ thống XHCN thế giới. Chế độ XHCN ở những nước này
không chỉ trụ vững mà còn bước phát triển mới.
Thành tựu mà Trung Quốc, Việt Nam, Cuba giành được trong cải cách
mở cửa, đổi mới là đóng góp rất đáng trân trọng vào quá trình phục hồi từng
bước của phong trào cộng sản quốc tế (PTCSQT) thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
4
Ba lĩnh vực chủ yếu được các nước này chú trọng tiến hành là: cải cách kinh
tế; đổi mới hệ thống chính trị và hành chính; cải cách mở cửa và đổi mới chính
sách đối ngoại. Do đó, họ khắc phục được khủng hoảng, duy trì tình hình chính
trị-xã hội ổn định; phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao
được vị thế trên trường quốc tế; làm thất bại âm mưu chống phá của các thế
lực đế quốc thù địch thông qua chiến lược “Diễn biến hoà bình”.
Thực tiễn cải cách, đổi mới của những nước nêu trên đã và đang khẳng
định sức sống và tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng tiến bộ
nhất của loài người trong thời đại ngày nay. Các nước XHCN hiện nay trong
tư cách bộ phận nòng cốt của PTCSQT, đang năng động hoàn thiện mô hình,
con đường đi lên xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi
nước. Với thành tựu đạt được trong xây dựng CNXH, họ tăng cường được
sức mạnh quốc gia, trở thành các chủ thể quan hệ quốc tế không thể không
tính đến trong cán cân so sánh lực lượng thế giới, góp phần to lớn vào cuộc
đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các ĐCS cầm quyền cũng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn xây dựng và bảo vệ CNXH ở mỗi nước. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của

một số nhà nước XHCN và ĐCS, các ĐCS cầm quyền khẳng định kiên trì
những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đổi mới và phát triển
sáng tạo lý luận về con đường đi lên CNXH, tăng cường phát triển quan hệ
giữa các nước XHCN trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, lý luận, kinh tế,
an ninh quốc phòng. ĐCS Việt Nam cùng với ĐCS Trung Quốc, Đảng Nhân
dân cách mạng Lào, ĐCS Cuba thường xuyên gặp gỡ cấp cao song phương để
trao đổi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH, bày tỏ quan điểm
về nhiều vấn đề quốc tế cùng quan tâm Sự lớn mạnh của các ĐCS cầm quyền
trở thành nhân tố hết sức quan trọng đối với tiến trình lịch sử của CNXH ở mỗi
nước và trên thế giới.
Trung Quốc sau ba thập kỷ cải cách, mở cửa và hiện đại hoá đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Với đường lối lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm và bắt đầu cải
cách từ lĩnhvực kinh tế, Trung Quốc liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao đứng đầu thế
giới. Thành công trong phát triển kinh tế đã tạo điều kiện tăng cường thực lực về mọi
mặt. Trên cơ sở tổng kết sâu sắc những thành tựu, kinh nghiệm cơ bản trong sự
nghiệp cải cách, mở cửa, ĐCS Trung Quốc trên quan điểm phát triển hài hòa,
đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá CNXH, phấn đấu mở ra cục diện mới cho sự
nghiệp xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đã giành được thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử. Điều đó khẳng định sự lựa chọn mục tiêu, bước đi của đổi mới là
thích hợp và sáng tạo. Cùng với việc đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt
5
Nam không chỉ phát triển kinh tế nhanh, mà còn giữ vững ổn định chính trị -
xã hội, an ninh, quốc phòng, mở rộng quan hệ quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thêm một lần nữa,
bằng thành tựu của đổi mới, Việt Nam chứng tỏ tính đúng đắn của sự lựa chọn
con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Cách mạng và chế độ XHCN của Cuba tiếp tục được bảo vệ, củng cố bất

chấp những khó khăn thử thách do sự tan rã của hệ thống XHCN đưa lại. Từ
năm 1993, ĐCS Cuba tuyên bố và thực thi chính sách cải cách. Nhờ có bước đi
thích hợp, cho nên trong hoàn cảnh bị Mỹ xiết chặt bao vây cấm vận, nhưng
Cuba vẫn thu được những kết quả rất quan trọng, Nền kinh tế bắt đầu phát
triển, những ưu việt vốn có của chế độ mới về giáo dục, y tế, thể thao, khoa
học - kỹ thuật,…được giữ vững; khả năng phòng thủ được tăng cường, uy tín
và ảnh hưởng trên trường quốc tế được nâng cao. Sự trụ vững và phát triển của
quốc đảo cách mạng Cuba đã và đang chứng minh sức sống của các giá trị
XHCN chính trong bước vận động phức tạp hiện nay của CNXH.
Mặc dù, CNXH hiện thực còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
lớn sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, nhưng điều đó không
làm thay đổi tính chất và nội dung của thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ
CNTB lên CNXH. Nhìn từ xu thế chung của sự phát triển của CNXH, thì thời
kỳ khủng hoảng, thoái trào tuy đã diễn ra gần hai thập niên và chưa được khắc
phục hoàn toàn, song cũng chỉ là một giai đoạn có tính tạm thời trong toàn bộ
tiến trình cách mạng lâu dài của nhân loại đi lên xác lập chế độ XHCN và hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. CNXH hiện thực đã và đang tiếp tục
có những cống hiến xứng đáng, không thể phủ nhận đối với tiến bộ xã hội;
đồng thời trong tư cách một thực thể quốc tế, CNXH hiện thực đóng vai trò to
lớn trong đời sống quan hệ quốc tế.
Sự ra đời của CNXH hiện thực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi sâu sắc bức tranh toàn cảnh của đời sống
chính trị thế giới hiện đại. Nước Nga Xô viết và sau đó là Liên Xô đã từng
bước tham gia tích cực vào hệ thống quan hệ quốc tế đương thời, đồng thời
cũng khai sinh một kiểu quan hệ quốc tế mới - quan hệ hoà bình, hữu nghị, độc
lập, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc
gia dân tộc. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tiến tới bình đẳng hoá hệ thống
quan hệ quốc tế, công nhận quyền bình đẳng hoàn toàn của tất cả các dân tộc,
xây dựng một nền hoà bình thực sự chân chính, bền vững. Chính sách đối
ngoại và hoạt động ngoại giao hoà bình, hữu nghị của CNXH hiện thực được

bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân (GCCN). Trên cơ sở này,
các nước XHCN có khả năng phát triển quan hệ quốc tế một cách đa dạng,
6
đoàn kết quốc tế rộng rãi, tập hợp lực lượng trên thế giới đấu tranh vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, sự trưởng thành và phát triển mọi
mặt của CNXH hiện thực đã đưa tới sự hình thành hệ thống XHCN làm thay
đổi căn bản tương quan so sánh lực lượng của thế giới nghiêng về phía có lợi
cho hoà bình và cách mạng. CNXH từ phạm vi một nước trở thành hệ thống
thế giới hùng mạnh, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó mật thiết giữa các
nước XHCN trên nền tảng của chủ nghĩa quốc tế XHCN (thông qua Hội đồng
tương trợ kinh tế và khối Hiệp ước Vacsava), phát huy ảnh hưởng ngày càng
rộng khắp trên các châu lục. Với tương quan lực lượng này, CNXH hiện thực
đóng vai trò là lực lượng đối trọng trước CNTB, buộc CNTB và các thế lực đế
quốc phải thu hẹp trận địa, từng bước phải chấp nhận những nguyên tắc cơ bản
trong quan hệ quốc tế hiện đại là cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ
xã hội khác nhau, tôn trọng độc lập dân tộc, bình đẳng, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau… CNXH hiện thực trở thành lực lượng chủ yếu, là
mũi tiến công quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, tạo chỗ dựa
vững chắc hậu thuẫn phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc; ủng hộ
một cách hiệu quả phong trào đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động ở các
nước tư bản chủ nghĩa. Liên Xô vàc các nước XHCN đã xác lập sự cân bằng
lực lượng hạt nhân chiến lược, hình thành cấu trúc của hệ thống quan hệ quốc
tế theo hình thái trật tự thế giới hai cực, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu
tranh bảo vệ hoà bình thế giới, ngăn chặn và làm thất bại những tham vọng
hiếu chiến của CNĐQ trên phạm vi toàn cầu.
Nếu như sự ra đời và phát triển của CNXH hiện thực đã tạo ra những
thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt trọng đại đối với đời sống mọi mặt của thế giới,
thì sự khủng hoảng và thoái trào của nó từ cuối thập niên 80 thế kỷ XX cũng
tác động hết sức sâu sắc, toàn diện đến thế giới và quan hệ quốc tế hiện đại.

Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến
tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực chấm dứt khi chế độ XHCN ở Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ. Cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu hoàn
toàn bị đảo lộn. CNXH hiện thực lâm vào thoái trào đã đẩy cuộc khủng hoảng
của PTCSQT càng trở nên trầm trọng. Tương quan lực lượng thế giới nghiêng
hẳn về phía có lợi cho CNTB, CNĐQ; bất lợi đối với các lực lượng cách mạng
tiến bộ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh diễn ra
phức tạp với nhiều yếu tố bất trắc, khó lường.
Trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn
từ cuộc đối đầu giữa CNXH và CNTB trước đây, nhưng đồng thời nó cũng làm
mất đi cái giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét
và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. An ninh toàn cầu
sau sự đổ vỡ của hệ thống XHCN trở nên không chắc chắn. Xung đột vũ trang,
7
chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu
vực các nước đang phát triển.
Triệt để lợi dụng ưu thế về so sánh lực lượng Mỹ tỏ rõ tham vọng độc
tôn “lãnh đạo” thế giới. Càng về những năm gần đây, đặc biệt từ khi G.W
Bush trở thành tổng thống, chính quyền Mỹ càng ráo riết thi hành một chính
sách đơn phương mang nặng tính vị kỷ, bất chấp sự phản đối của nhiều nước
lớn và cộng đồng quốc tế. Mỹ cố tình lảng tránh, thậm chí đã thẳng thừng chối
bỏ hàng loạt cam kết quốc tế như: rút khỏi Nghị định thư Kyoto về giảm thải
khí gây “hiệu ứng nhà kính”; trì hoãn phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt
nhân toàn diện (CBBT); ngăn cản thực thi Công ước cấm vũ khí sinh học; đơn
phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972 với
Liên Xô trước đây; tích cực xúc tiến kế hoạch xây dựng Hệ thống phòng thủ
tên lửa quốc gia (NMD), gây sức ép, khống chế Liên hợp quốc và các tổ chức
quốc tế khác phục vụ lợi ích của Mỹ v.v Mặt khác, Mỹ đưa ra và thực thi
chiến lược an ninh quốc gia mới “đánh đòn phủ đầu”, lợi dụng chống khủng bố

quốc tế để tăng cường hoạt động áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ của
nhiều quốc gia có chủ quyền.
Như vậy, hệ thống XHCN tan rã khiến cho CNTB chiếm lĩnh đa phần
thế giới và trong lúc không còn địch thủ đáng gờm phải đối mặt, CNĐQ đứng
đầu là đế quốc Mỹ càng ráo riết bành trướng thế lực, đẩy mạnh thực hiện chiến
lược toàn cầu phản cách mạng, mưu toan thao túng hoàn toàn thế giới trong
quỹ đạo của mình. Một mặt, Mỹ và các thế lực đế quốc gia tăng “Diễn biến
hoà bình” nhằm xoá bỏ các nước XHCN còn lại, tăng cường áp lực khống chế
các nước thuộc “thế giới thứ ba”; mặt khác, đẩy mạnh hoạt động chống phá
các ĐCS và các phong trào dân chủ, tiến bộ ở các nước tư bản phát triển
(TBPT). Biểu hiện rõ nhất là sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ ngày càng tung
hoành ngang ngược với vị thế siêu cường duy nhất, can thiệp trắng trợn vào
công việc nội bộ nhiều nước. Mỹ đã phát động liên tiếp 3 cuộc chiến tranh
dưới danh nghĩa khác nhau chống Liên bang Nam Tư, Apganistan và Irắc bất
chấp Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế cũng như làn sóng phản
đối mạnh mẽ của công luận quốc tế.
Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, phương thức tập hợp lực lượng trên thế
giới đã thay đổi nhanh chóng và cơ bản, bắt nguồn từ những biến đổi về so
sánh lực lượng giữa CNXH và CNTB. Hơn 4 thập niên kể từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ II, cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Xô - Mỹ đã đưa nhân tố
chính trị - quân sự, ý thức hệ tư tưởng trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu,
quy định cách thức tập hợp lực lượng thế giới. Quan niệm “bạn - thù” cũng trở
nên rạch ròi, lợi ích quốc gia - dân tộc phục tùng nghiêm ngặt lợi ích của phe,
của hệ thống mà quốc gia - dân tộc đó tham gia. Sau khi Liên Xô và hệ thống
8
XHCN tan rã, phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới trở nên đa đạng và
linh hoạt. Lợi ích quốc gia - dân tộc, trước tiên là lợi ích kinh tế, nổi lên hàng
đầu chi phối các quan hệ quốc tế hiện đại và quan điểm chính sách đối ngoại
của các nước.
Trước đây, CNXH hiện thực với tư cách chế độ xã hội đối trọng với

CNTB và bằng thực lực hùng mạnh đã buộc CNTB phải thu hẹp vòng cương
tỏa ở nhiều nơi trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các
ĐCS và nhân dân lao động thế giới chống CNĐQ, vì hoà bình, dân sinh, dân
chủ và tiến bộ xã hội, hình thành một mặt trận rộng rãi chống đế quốc, bảo vệ
hoà bình thế giới với nòng cốt là các nước XHCN. Do đó. sự đổ vỡ của hệ
thống XHCN làm cho CNTB không còn phải quá lo ngại trước CNXH hiện
thực trong vai trò một lực lượng đối địch chủ chốt, nên có điều kiện tập trung
đối phó với những thách thức bên trong, gia tăng cuộc phản kích chống phá
các ĐCS, phong trào độc lập dân tộc và phong trào dân chủ tiến bộ với những
thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt hơn.
Trong bối cảnh mới của cục diện thế giới sau sự sụp đổ chế độ XHCN
ở Đông Âu và Liên Xô, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trong các nước đang phát triển không còn nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn cả
về vật chất và tinh thần từ CNXH. Hầu hết các quốc gia lựa chọn định hướng
XHCN đều rơi vào tình trạng xung đột gay gắt về chính trị, nội chiến kéo dài.
Còn các đảng phái có khuynh hướng tiến bộ cầm quyền ở các nước chậm phát
triển bị lung lay, chao đảo do sức ép ngày càng lớn của các vấn đề kinh tế - xã
hội, sự chống phá của các thế lực thù địch, thậm chí không ít đảng bị gạt ra
khỏi vị trí cầm quyền. Phong trào độc lập dân tộc đứng trước nhiều nguy cơ
tiềm tàng và bị đặt trước những thử thách khắc nghiệt. CNTB từ chỗ trước đây
phải ít nhiều tranh thủ các nước "ngoại vi" thuộc thế giới thứ ba, nay chuyển
sang thi hành chính sách tăng cường chi phối, áp đặt và thâm nhập trực tiếp về
mọi mặt đối với những nước này, đe doạ nghiêm trọng chủ quyền quốc gia và
nền độc lập của họ trên mọi phương diện.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay cùng với việc phải đối phó trước sự
gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và xu hướng hình thành
các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Mỹ còn đứng trước những thách thức
nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới có ảnh hưởng đến lợi
ích thiết yếu của họ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe
dọa xuyên quốc gia khác. Quá trình triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ đối

với phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh lạnh diễn ra
không như Mỹ dự kiến. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế tuy chưa hoàn
toàn vượt qua khủng hoảng, nhưng có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Các
nước xã hội chủ nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều
thành tựu quan trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế. Các
9
nước này do nâng cao được vị thế quốc tế của mình ngày càng trở thành những
chủ thể quan trọng của các quan hệ quốc tế hiện đại, chủ động đổi mới chính
sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan
hệ quốc tế, hội nhập một cách hiệu quả thiết thực với khu vực và thế giới. Mặt
khác, làn sóng cánh tả lan rộng ngay tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là
“sân sau” của Mỹ.
Kết luận
Những chuyển động tích cực của phong trào cộng sản, công nhân và
cánh tả trên thế giới, những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập
quốc tế đạt được của các nước xã hội chủ nghĩa đang tác động nhiều mặt đến
cấu trúc mới của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Điều đó đang đóng góp
vào quá trình hình thành một trật tự quốc tế mới theo hướng thật sự dân chủ,
công bằng và cùng phát triển, cũng như vào cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Toàn bộ
tình hình nêu trên làm cho không gian địa- chính trị và ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội được củng cố. Đây thực sự là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng,
không thể không tính đến trong tương quan lực lượng thế giới hiện nay.
10

×