Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de thi thu dai hoc mon van lan 2 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.43 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2013
Môn: NGỮ VĂN; Khối C, D
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1( 2.0 điểm)
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2012), ở phần miêu tả cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài, có chi tiết: người đàn bà
mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con, còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt
người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt’’.
Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
Câu 2 (3.0 điểm)
“Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên
đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”
(Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tần nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá
người, biết trọng người ngay của viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn lọan xô bồ”
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, )
Hãy phân tích nhân vật viên quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi


Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà,từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gáng theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vong, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.121)
……………..Hết……………..
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh……………………………………Số báo danh…………………


TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN 2- NĂM 2013


CÂ Ý
U
I

NỘI DUNG


Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2, NXB 2,
Giáo dục Việt Nam, 2012), ở phần miêu tả cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà
hàng chài, có chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con, còn cậu bé
“lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt
nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt’’.
Chi tiết đó có ý nghĩa gì

1
Ý nghĩa chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con

2

II

1

- Nỗi tủi hổ, xót xa của một người mẹ khi để cho đứa con mình chứng kiến cảnh bố
hành hạ mẹ. Cảnh tượng ấy có thể làm tổn thương đến tâm hồn trong trẻo của
những đứa trẻ. Đó là một sự thực quá tàn nhẫn mà bấy lâu nay người phụ nữ ấy
không hề muốn nó xẩy ra.
- Tấm lòng hi sinh vô bờ bến của người mẹ dành cho con, cho gia đình. Người phụ
nữ ấy không muốn làm tổn thương tâm hồn của những đứa con. Đặc biệt, chị
không muốn vì bảo vệ cho mình mà đứa con trai phải có những hành động trái với
đạo đức, với luân thường đạo lí trong cuộc sống.
Ý nghĩa chi tiết: còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người
mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”
-Tấm lòng yêu thương bao la dành cho người mẹ của mình.
- Sự thấu hiểu, sẻ chia và khao khát chở che, bảo vệ cho người mẹ trước sự hành
hạ của người cha vũ phu trong tấm lòng của cậu bé làng chài.
* Kết luận: Từ hai chi tiết thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác

phẩm
“Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép,
chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu
khiêm nhường cúi đầu xuống”
(Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến
Giải thích ý kiến(1,0)
- Người thông thái: là những người có hiểu biết rộng, có trí tuệ , có cách hành xử khôn
ngoan và chính trực những công việc hàng ngày.

0,

0,

0,

0,

3,

0,

- Người thông thái thực sự: giống như những hạt lúa:
+ So sánh bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lí
+ “Khi hạt còn lép thì ngẩng đầu lên”: để tiếp lấy ánh sáng, không khí, để vun đăp…cũng như con người -để khẳng
mình thì ngoài việc cố gắng tích lũy, học hỏi có lúc cũng phải tự tin, kiêu hãnh .
+ “Khi đầy hạt thì cúi đầu xuống”, không phải vì đã quá mỏi mệt hay quá hài lòng, mà đó là đức khiêm nhường
- Người thông thái, khôn ngoan thực sự cũng tựa như những bông lúa phải biết rõ về chính mình


2

0,

Bàn luận ý kiến (1,5)

- Đôi khi người ta kiêu hãnh vì người ta chưa đủ thông thái để biết cái giá của kiêu hãnh!
Người ta khiêm nhường vì người ta đủ thông thái để biết cái hay của sự khiêm nhường.
0,
Bông lúa ngẩng cao đầu khi còn lép vì khi đó nó chưa có giá trị, khi đó nó cần phải có
thêm năng lượng để làm đầy mình, nó trĩu hạt cúi đầu vì nó đã biết được bổn phận cao quý
của mình, biết được giá trị của mình
0,
- Những người thông thái phải biết ngẩng lên đúng lúc để đón ánh mặt trời soi rọi, để kiêu hãnh, tự tin, để không


III.
b
1

2

Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca
“Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước với một hồn thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước và con người Việt
Nam.
- Đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) rất

tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện tư duy đa
chiều, mới mẻ của tác giả về đất nước. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tư
tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Cảm nhận đoạn thơ
- Nói đến bốn nghìn năm của lịch sử Đất Nước, nhà thơ không điểm tên
các triều đại, các anh hùng lưu danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp
lớp những con người bình dị và vô danh nhưng chính họ đã làm nên Đất
Nước.
- Nhân dân chính là người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền lại cho các
thế hệ mai sau mọi giá trị vật chất lẫn tinh thần của Đất Nước, sáng tạo
nên văn hóa, phong tục, lối sống, làm nên cốt cách riêng của con người
Việt Nam.(Phân tích)
- Trong khói lửa khốc liệt của chiến tranh, người ta mới nhận ra được sức
mạnh vô của Nhân dân. Những con người lao động bình dị ấy, khi Tổ
quốc bị đe dọa đã sẵn sàng đứng lên đánh đuổi cả ngoại xâm lẫn nội thù
để bảo vệ sự bình yên cho Đất Nước, làm nên truyền thống kiên cường,
bất khuất cho dân tộc Việt Nam.(Phân tích)
- Ngôn từ bình dị,thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh gần
gũi, thể thơ tự do nồng nàn cảm xúc, suy tư đã góp phần tái hiện thành
công hình ảnh Đất Nước trong chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa,
phong tục, nhấn mạnh công lao to lớn của Nhân dân. Góp phần thể hiện
tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

5.0
0.5
0.5

4.5
1.0


1.5

1.5

0.5


Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và có cách lý giải phù hợp.
Hết



×