Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận mẫu Đề tài:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRÀ CỔ TP. MÓNG CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.11 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRÀ CỔ - TP. MÓNG CÁI

Sinh viên thực hiện: Ninh Thị Bích Ngọc
Lớp: K3A-Móng Cái
Khoa: Công tác xã hội
Hệ đào tạo: Đại học

1


Tháng 6, 2017
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn và thực hiện đề tài.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng, địa bàn thực hiện
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG.
1.1. Khái niệm cộng đồng, phát triển và phát triền cộng đồng.
1.2. Bối cảnh ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng
1.3. Nguyên tắc tác nghiệp của phương pháp phát triển cộng đồng
14. Tiến trình phát triển cộng đồng.
1.5. Dự án/chương trình phát triển cộng đồng.
II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA
2.1. Khái niện nghèo, chuẩn nghèo ở nước ta hiện nay.


2. 2. Nguyên nhân nghèo và chân dung hộ gia gia đình nghèo ở nước ta.
2.3. Những khó khăn trong cuộc sống của người nghèo
2.4. Thực trạng nghèo ở nước ta
2.5. Quan điểm, chính sách giảm nghèo ở nước ta.
III. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TRÀ CỔ - TP. MÓNG CÁI – TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát về địa bàn phường Trà Cổ
3.1.1. Về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số
3.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội.
3.1.3. Sự thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội
trên địa bàn phường Trà Cổ - TP. Móng Cái
3.1.4. Các vấn đề xã hội và tình hình thực hiện chính sách xã hội, an ninh xã hội trên địa
bàn phường.
3.2. Tình hình nghèo trên địa bàn phường:
3.2.1. Số lượng thống kê và những biểu hiện cơ bản của tình hình nghèo trên địa bàn phường
3.2.2. Nguyên nhân nghèo trên địa bàn phường.
3.2.3. Một số trường hợp hộ nghèo trên địa bàn phường.
3.3. Công tác giảm nghèo trên địa bàn thị trấn
2


3.3.1. Các chương trình và hoạt động trợ giúp người nghèo, thực hiện giảm nghèo trên
địa bàn phường.
3.3.2. Kết quả đạt được của công tác giảm nghèo trên địa bàn phường.
3.3.3. Hạn chế của công tác giảm nghèo trên địa bàn phường.
3.3.4. Định hướng giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường.
IV. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG XÂY DỰNG DỰ
ÁN GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG.
4.1. Cơ sở lựa chọn, xây dựng dự án giảm nghèo trên địa bàn phường.
4.2. Tiến trình thực hiện dự án.

4.2.1. Tên dự án, phạm vi và thời gian thực hiện dự án.
4.2.2. Mục đích, mục tiêu cụ thể của dự án.
4.2.3. Đối tượng tham gia, quản lý và hưởng lợi từ dự án.
4.2.4. Nguồn lực thực hiện dự án.
4.2.5. Thuận lợi, khó khăn xây dựng và thực hiện dự án.
4.2.6. Dự toán kinh phí chi tiết của dự án.
4.2.7. Tiến độ thực hiện dự án.
4.2.8. Dự báo kết quả đạt được của dự án theo mục tiêu xác định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ
những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước
chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2010 đến nay Đảng và nhà nước ta đã
coi công tác xóa đói giảm nghèo là một trong trững nhiệm vụ quan trọng hành đầu. Các
chương trình hỗ trợ giảm nghèo như chương trình 135,167…của Đảng và Nhà nước từng
bước được triển khai đến từng địa phương. Những chương trình đó đã làm cho nền kinh
tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một
cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa... đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu
4


của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại... Chính vì vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta
ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của những nước có

nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển
mình thì vấn đề phân hoá giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn
thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá
giàu nghèo. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của
toàn thể nhân dân. Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá người Việt trong nhiệm
vụ xoá đói giảm nghèo.
Trà Cổ là phường thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Phường Trà Cổ có diện tích 1390,62 ha, giáp với phường Hải Xuân và Bình Ngọc. Trà
Cổ có bãi biển nước cạn dài đến 17 km nên thu hút nhiều khách du lịch đến tắm biển.
Đây được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất ở miền Bắc Việt Nam, tuy
nhiên cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển. Dân số khoảng 4392 người, chủ yếu sống bằng
nghề dịch vụ, đánh cá và nuôi trồng thuỷ sản. Do số hộ nghèo trên địa bàn phường còn
khá cao nên công tác giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cùng với sự quan tâm của lãnh
đạo các cấp và địa phương đã thực hiện nhiều chính sách giảm nghèo và đã đạt được
những hiệu quả nhất định, góp phần giảm đáng kể số hộ nghèo toàn thị trấn, đời sống
nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế. Nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
Xuất phát từ những lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về công tác Xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Kết hợp với việc
nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo
nói riêng và của nhân dân trong xã nói chung.

5


2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại phường Trà Cổ,
đề tài đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về thực trạng

nghèo đói xóa đói giảm nghèo ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ đói
nghèo xuống mức thấp nhất trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, đưa ra những nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo. Bước đầu có những kiến nghị về các giải pháp chủ yếu nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương
trong thời gian tới.
3. Đối thượng, địa bàn thực hiện:
- Đối tượng: Đề tài hướng đến đối tượng là thực trạng nghèo và công tác giảm
nghèo ở phường Trà Cổ
- Địa bàn thực hiện: phường Trà Cổ - TP. Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh

6


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG:
1.1. Khái niệm cộng đồng, phát triển và phát triển cộng đồng.
Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự
tin, có vấn đề, có nhu cầu thành cộng đồng tự lực và giải quyết các vấn đề đặt ra thông
qua việc giáo dục giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng, nhận thức rõ tình hình, vấn
đề hiện tại của họ, phát huy hết khả năng và tài nguyên sẵn có của họ.
Phát triển cộng đồng là một tiến trình qua đó có sự nỗ lực của chính dân cư trong
cộng đồng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa của cộng đồng và để cộng đồng có điều kiện hội nhập và tham gia tích cực vào
đời sống của toàn xã hội. Thực chất của phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng là
người làm CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng, xây dựng, thực hiện chương trình, dự án dựa
trên sự huy động nguồn lực bên trong cộng đồng (nội lực) kết hợp với nguồn lực của xã hội,
có sự tham gia của nhà nước hoặc các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (tổ chức phi chính phủ, tổ
chức xã hội), để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, tăng cường khả năng tự lực

của cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề của mình.
Đối tượng tác động của phương pháp này là cộng đồng người, sinh sống trên một
địa bàn dân cư có những đặc điểm chung cơ bản về kinh tế, xã hội và văn hóa, có vấn đề
hoặc nhu cầu xã hội. Mục đích của CTXH với cộng đồng là thông qua việc nhận diện vấn
đề của cộng đồng, đánh giá các nguồn lực, khai thác và phát huy tiềm năng của cộng
đồng, từ đó tổ chức hoạt động, thực thi những chương trình hành động mang lại những
chuyển biến tích cực cho cộng đồng: từ chỗ khó khăn, kém phát triển trở thành cộng
đồng tiến bộ, ổn định, phát triển.
Quá trình ứng dụng phương pháp CTXH tác nghiệp với cộng đồng, người làm
CTXH tổ chức và phát triển cộng đồng cùng với cộng đồng xác định vấn đề gặp phải,
phân tích tìm ra nguyên nhân của những trở ngại khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển
của cộng đồng và tạo ra mối quan hệ, liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa
cộng đồng với các cơ quan chức năng, tổ chức, thông qua các chương trình, dự án hoạt
động làm thay đổi, chuyển biến tích cực cộng đồng: từ yếu, kém, có vấn đề, có nhu cầu
trở thành cộng đồng thức tỉnh, lên khá và phát triển - cộng đồng tự lực.
1.2. Nguyên tắc tác nghiệp của phương phát phát triển cộng đồng.
Đối tượng tác nghiệp của phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng là
cộng đồng có nhu cầu, có vấn đề; với đặc thù cộng đồng là một thành tố của cấu
trúc xã hội, được xác định dựa trên những tiêu chí nhất định, thường được hiểu
khái quát là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một địa bàn, do đó phải có
những nguyên tắc tác nghiệp phù hợp. Cùng với những nguyên tắc chung, trở
thành những nguyên tắc cụ thể như: khẳng định và coi trọng đặc điểm riêng của
cộng đồng; tôn trọng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của cộng đồng; cộng
đồng vừa là đối tượng tác động, vừa là nguồn lực và lực lượng chủ yếu giải quyết
vấn đề, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng… còn có những nguyên tắc đặc thù.
+ Các hoạt động phát triển cộng đồng phải dựa trên nhu cầu thiết yếu của cộng
đồng. Tác viên phát triển cộng đồng không làm thay, áp đặt chương trình phát triển từ
trên hoặc từ bên ngoài vào mà phải được xuất phát từ bên trong cộng đồng. Đây là
7



nguyên tắc quan trọng hàng đầu, quyết định đến động lực, sự tham gia - điều kiện thành
công của chương trình/dự án phát triển cộng đồng.
+ Phát triển cộng đồng phải dựa trên cơ sở và hướng tới thực hiện công bằng, bình
đẳng, dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi công bằng, bình đẳng, dân chủ về thông tin, về
quyền tham gia, về mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích cá nhân và về hưởng
thành quả từ trước, trong và sau quá trình triển khai thực hiện chương trình/dự án phát
triển cộng đồng.
+ Khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực cho chương trình/dự án phát triển
cộng đồng. Các nguồn lực phát triển cộng đồng bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực
tinh thần, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực bên trong cộng đồng
cần khai thác, phát huy như sức mạnh từ tinh thần cộng đồng, đoàn kết cộng đồng, văn
hóa cộng đồng, cố kết cộng đồng, kinh nghiệm cộng đồng, cá nhân có uy tín trong cộng
đồng... Nguồn lực bên ngoài có thể là nguồn lực tài chính, khoa học – kỹ thuật, chính
sách... và đặc biệt là vai trò của tác viên phát triển cộng đồng.
+ Giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu chung và chú trọng những ưu tiên. Chương
trình/dự án phát triển cộng đồng, bên cạnh việc quan tâm đến nhu cầu chung của cộng
đồng cũng cần chú trọng đến những đối tượng ưu tiên như người nghèo, người yếu thế,
thiệt thòi, trình độ thấp...
+ Các hoạt động phát triển cộng đồng là một tiến trình có sự hợp tác và sự liên kết
chặt chẽ: bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để đạt được những thành công nhỏ. Các hoạt
động phát triển cộng đồng là một tiến trình có sự hợp tác và sự liên kết, nó đòi hỏi phát
triển phải được coi như là một tiến trình, trong đó có các bước đi thích hợp từ thấp đến
cao, từ chỗ nhận diện, đánh giá nhu cầu đến những hành động dựa trên việc khai thác, sử
dụng, phát huy nguồn lực, chuyển biến cộng đồng ở tình trạng yếu kém, chưa thức tỉnh
tiến lên cộng đồng thức tỉnh, tự lực và phát triển. Trong toàn bộ tiến trình, sự chia sẻ về
kinh nghiệm, chia sẻ về phương pháp, kĩ thuật và các sáng kiến... từ đó có thể tránh được
những mâu thuẫn, những xung đột xảy ra làm tổn hại đến sự phát triển cộng đồng là hết
sức quan trọng.
+ Có niềm tin vào sức mạnh của cộng đồng. Khuyến khích người dân phát huy

khả năng, tiềm năng của họ để cùng thảo luận, ra quyết định và thực hiện hành động
trong các chương trình hành động giải quyết vấn đề, phát triển cộng đồng. Niềm tin và sự
khích lệ sẽ tạo ra những sự thay đổi trong cộng đồng, từ cộng đồng.
1.3. Tiến trình phát triển cộng đồng:
Tiến trình PTCĐ là quá trình bao gồm các bước hoạt động thể hiện sự tương tác
giữa tác viên phát triển cộng đồng với một cộng đồng cụ thể nhằm đạt được mục đích và
các mục tiêu đặt ra. Thực chất tiến trình phát triển cộng đồng là quy trình thực hiện các
bước trước, trong và sau của một chương trình, dự án hoạt động đối với một cộng đồng.
Tiến trình này bắt đầu từ lựa chọn, tiếp cận, nhận diện vấn đề, đánh giá nhu cầu, tiềm
năng, những điều kiện thuận lợi, khó khăn của một cộng đồng đến việc thiết kế/xây dựng,
thực hiện chương trình, dự án phát triển cộng đồng và những hoạt động phát triển sau
chương trình, dự án.
Khái quát tiến trình phát triển cộng đồng được thực hiện qua bốn giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Cộng đồng kém phát triển – có vấn đề hoặc gặp những trở ngại
trong tổ chức đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.
8


+ Giai đoạn 2: Cộng đồng thức tỉnh. Những người dân trong cộng đồng không
hiểu ngay chính họ và cuộc sống của họ nên việc thức tỉnh cộng đồng giúp người dân
trong cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, điều tra
vấn đề khó khăn và nhu cầu của họ từ đó xác định những nhu cầu ưu tiên, xây dựng các
dự án để giải quyết là việc làm cần thiết.
+ Giai đoạn 3: Cộng đồng tăng năng lực. Khi cộng đồng đã thức tỉnh cần tăng
cường cho họ về nhận biết các nguồn lực vốn có, những khả năng tiềm năng của họ nâng
cao năng lực trong khai thác và sử dụng, nguồn lực này, đồng thời hỗ trợ thêm các nguồn
lực từ bên ngoài (vốn, kiến thức, năng lực tổ chức thực hiện…) để các hoạt động thực
hiện có hiệu quả.
+ Giai đoạn 4: Cộng đồng tự lực. Thông qua sự tăng trưởng về nhiều mặt cộng
đồng phải có khả năng tự lực, mục đích cuối cùng không phảu là giải quyết huyết mọi

khó khăn mà mỗi khi gặp khó khăn thì cộng đồng phải tự biết huy động tài nguyên bên
trong và bên ngoài, mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn trong việc
giải quyết các vấn đề của mình.
1.5. Dự án/chương trình phát triển cộng đồng:
- Khái niệm dự án phát triển cộng đồng
Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án phát triển nhằm giải quyết một hay
một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội, thể
hiện bằng một kế hoạch can thiệp, hỗ trợ hay một chương trình hành động được xác định
bởi một khung thời gian, nguồn nhân lực, tài chính và quản lý.
Dự án phát triển cộng đồng là dự án hướng trực tiếp vào cộng đồng nhằm mục
đích giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển toàn diện
của cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực của người dân và các tổ chức trong dân
chúng.
Như vậy, dự án phát triển cộng đồng phải hướng vào những mục tiêu phát triển cụ
thể, nó không phải là một dự án cứu trợ hay giải quyết tình huống khẩn cấp, tạm thời,
trước mắt, nó được thực hiện có sự phối hợp của nhiều nguồn lực, lực lượng và đối tượng
của dự án là tạo ra sự thay đổi tích cực tại cộng đồng, từ bên trong cộng đồng.
- Quy trình thiết kế, thực hiện dự án phát triển cộng đồng
+ Thiết kế dự án: Bao gồm các khâu từ nhận diện cộng đồng, xác định nhu cầu,
xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đánh giá nguồn lực, thuận lợi, khó khăn cho
đến việc hoạch định các hoạt động.
+ Triển khai dự án: Là quá trình triển khai các hoạt động đã được hoạch định – lên
kế hoạch, bao gồm các hoạt động phối hợp, hoạt động giám sát và hoạt động quản lý.
+ Đánh giá dự án: Là quá trình gồm các hoạt động đánh giá mức độ đạt được trên
cơ sở đối chiếu với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã đề ra, tương ứng với chúng là
hệ thống các hoạt động, các nguồn lực đã được sử dụng và triển khai.
II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở
NƯỚC TA:

2.1. Khái niệm nghèo, chuẩn nghèo ở nước ta hiện nay:

9


- Khái niệm nghèo:
Tại hội nghị về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức vào tháng 9 năm 1993 ở Bangkok - Thái Lan đã đưa ra khái niệm nghèo
như sau: “ Nghèo khổ là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thõa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đã được
xã hội thừa nhận”.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch
năm 1995 đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: “ Người nghèo là tất cả những ai mà có
thu nhập dưới một đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Tuy nhiên quan điểm này không nhận được sự
đồng thuận của nhiều quốc gia do chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người của mỗi
quốc gia là không thống nhất. Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến sự phân biệt quá lớn về tình
trạng nghèo của mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia phát triển so với những quốc gia
không phát triển.
Ngân hàng thế giới đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi
phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà
còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả
năng dễ bị tổn thương, quyền phát ngôn và quyền lực
Ở Việt Nam, trước năm 1995, khái niệm nghèo được khái quát: Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thõa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ
bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên
mọi phương diện. Hiện nay, đói nghèo được định nghĩa là tình trạng một bộ phận dân cư
trong cộng đồng, xã hội, biểu hiện cụ thể là những cá nhân, hộ gia đình không được đảm
bảo, thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, cơ bản cho cuộc sống, trước hết là nhu cầu về đời
sống vật chất của con người được xác định theo tiêu chí đánh giá tại thời điểm nhất định
và gặp khó khăn, trở ngại trong việc tiếp cận điều kiện để vươn lên thoát cảnh đói nghèo.

Theo Tổ chức Nông Lương Liêp Hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB) và
Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thì nghèo được phân thành hai cấp độ:
nghèo tương đối – nghèo và nghèo tuyệt đối – nghèo đói/nghèo khổ.
+ Nghèo tương đối là tình trạng cá nhân, hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng
xét trên mọi phương diện (Tiêu chuẩn của Liên hợp quốc đưa ra, hiện đang sử dụng là
người có thu nhập bình quân dưới 2USD/1người/1ngày).
+ Nghèo tuyệt đối – nghèo khổ là tình trạng cá nhân, hộ gia đình có mức sống
dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống tối thiểu, nói
cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thường xuyên thiếu ăn, đứt bữa, sống khổ
cực thiếu thốn, phải lo chạy ăn bữa, vay nợ và thiếu khả năng trả nợ (Tiêu chuẩn của
LHQ đưa ra là người có thu nhập bình quân dưới 1USD/1ngày).
Có thể với cộng đồng này thì nhóm người này (bộ phận dân cư này) là nghèo
nhưng cũng nhóm người ấy so sánh với cộng đồng dân cư hay bộ phận dân cư nghèo của
cộng đồng dân cư khác thì lại có mức sống, điều kiện sống cao hơn. Như vậy, nghèo
tuyệt đối là hệ quả trực tiếp của thu nhập thấp và các điều kiện sống khác như môi
trường, điều kiện sản xuất, kinh doanh, canh tác, y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng cơ sở,
10


mạng lưới thông tin thấp, còn nghèo tương đối là việc so sánh mức thu nhập, mức sống,
điều kiện sống giữa các nhóm dân cư trong một cộng đồng dân cư xác định hoặc giữa các
cộng đồng dân cư với nhau. Theo sự vận động, phát triển – chuyển biến và cải tiến không
ngừng của kinh tế – xã hội, đặc biệt là của quá trình sản xuất, tính chất sở hữu và phương
thức phân phối thu nhập thì tình trạng nghèo tuyệt đối sẽ có xu hướng giảm dần, song
tình trạng nghèo tương đối sẽ có những khoảng cách và tồn tại lâu dài do tương quan
giữa các nhóm dân cư, cộng đồng xã hội khác nhau.
- Chuẩn nghèo ở nước ta hiện nay.
Ở Việt Nam trong mỗi giai đoạn khác nhau thì có những quy định khác nhau về
chuẩn nghèo phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mỗi giai đoạn.

+ Giai đoạn 1993 - 1995: hộ nghèo bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng
dưới 13kg đối với thành thị và dưới 8kg đối với khu vực nông thôn
+ Giai đoạn 1995 - 1997: Hộ nghèo là hộ có thu nhập: Vùng nông thôn, miền núi,
hải đảo dưới 15kg/ người/ tháng; Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20kg/ người/
tháng; Vùng thành thị dưới 25kg/ người/ tháng;
+ Giai đoạn 1997 - 2000 (Theo công văn số 175/LĐTBXH): Hộ nghèo là hộ có
thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn, miền núi,
hải đảo: dưới 15kg/ người/ tháng (tương đương 55000 đồng); Vùng nông thôn đồng bằng
trung du: dưới 20kg/ người/ tháng (tương đương 70000 đồng); Vùng thành thị: dưới
25kg/ người/ tháng (tương đương 55000 đồng)
+ Giai đoạn 2001 - 2005 (Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH): Chuẩn
hộ nghèo được phân ra làm 3 mức theo 3 khu vực: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là
80.000 đồng/ người/ tháng; Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/ người/ tháng;
Vùng thành thị là 150.000 đồng/ người/ tháng
+ Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Theo quyết định số 170/2005/QĐ - TTg
của Thủ tướng Chính phủ: Vùng thành thị là 260.000 đồng/ người/ tháng; Vùng nông
thôn là 200.000 đồng/ người/ tháng;
+ Giai đoạn 2010 - 2015 theo đề xuất ban hành chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội: Vùng thành thị là 450.000 đồng/ người/ tháng; Vùng nông thôn
là 350.000 đồng/ người/ tháng. Chuẩn nghèo mới được áp dụng cho giai đoạn 2011 –
2015 theo Chỉ thị số 1752, ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, ở khu vực nông
thôn, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng là hộ nghèo, ở khu
vực thành thị là 500.000đồng/người/tháng.
Chỉ thị này cũng đề ra chuẩn xác định các hộ cận nghèo là những hộ có mức thu
nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000đồng/người/tháng (khu vực nông thôn) và
từ 501.000 đồng đến 650.000đồng/người/tháng (khu vực thành thị).
Việc xác định chuẩn nghèo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định đối
tượng cần có sự giúp đỡ để vươn lên cải thiện cuộc sống, đạt mức sống bằng mức sống
trung bình của xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
2.2. Nguyên nhân nghèo và chân dung hộ gia đình nghèo ở nước ta.

- Nguyên nhân nghèo ở nước ta.
11


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói và mỗi hộ gia đình nghèo
đói có những đặc thù về gia cảnh, về lý do khác biệt nhất định, xong có thể khái quát ở
hai nguyên nhân – yếu tố tác động: khách quan và chủ quan. Việc phân biệt nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan là dựa trên việc xác định hộ gia đình là trung tâm,
là chủ thể của sự tác động.
Xét trên bình diện vĩ mô, khu vực, quốc gia, lãnh thổ, vùng miền, địa hạt hành
chính thì sự phân định này chỉ có ý nghĩa tương đối, trên thực tế chúng đan xen vào nhau,
có những yếu tố tác động vừa là yếu tố khách quan, vừa được xem là nhân tố chủ quan.
Vì vậy, ở tầm vĩ mô và khách quan trong mối quan hệ với hộ gia đình thì nguyên nhân
của nghèo đói thường được xác định là do sự suy giảm môi trường - thiên tai, cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên; do bùng nổ dân số - tốc độ gia tăng quá nhanh, quy mô cao
mà không kiểm soát được dẫn đến tình trạng quá đông hay sự quá tải về dân số; do chiến
tranh và dịch bệnh; do lợi thế so sánh để phát triển kinh tế thấp, các quy định thương mại
quốc tế không công bằng, tụt hậu về khoa học – kỹ thuật – công nghệ và về giáo dục; do
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội không phù hợp, kém hiệu
quả, năng lực quản lý yếu kém, thất thoát do tham nhũng, lãng phí cao; bất bình đẳng
giới về sự tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, tạo cơ hội vươn lên và các lĩnh vực
khác.Xem xét những tác động, chi phối ở tầm vi mô cùng với yếu tố chủ quan của từng
cá nhân con người và hộ gia đình thì nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng.
Ở nước ta, tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình được xác định là do các
nguyên nhân khách quan, chủ quan, tác động vĩ mô và vi mô chủ yếu sau: Thiếu hoặc
không đáp ứng yêu cầu về vốn và tư liệu sản xuất, đặc biệt là thiếu ruộng đất canh tác
hoặc đất đai, đồi núi, sông suối, đầm phá phục vụ cho sản xuất quá khó khăn ở các vùng
nông thôn (bạc màu, cằn cỗi, hoang hóa, hiểm trở, ô nhiễm, thường xuyên bị thiên tai...),
thất nghiệp thường xuyên, không có vốn hoặc không đảm bảo sức khỏe để có việc làm,
thu nhập ở thành thị; Thiếu kinh nghiệm, thiếu trình độ tay nghề, tổ chức sản xuất, không

được đào tạo, trình độ học vấn thấp, yếu kém về nhận thức, hiểu biết và tay nghề, chưa
được hoặc tiếp cận ít với khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, kinh
doanh...; Gia đình đông con, nhiều nhân khẩu, ít lao động hoặc thừa lao động, thiếu việc
làm - cái vòng luẩn quẩn của nghèo với nhận thức, với sức khỏe và với việc sinh đẻ
không có kế hoạch; Rủi ro thiên tai, lũ lụt, bão tố, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn thương
tích, làm ăn, kinh doanh thất bát, thua lỗ, phá sản...; Lười lao động, ăn chơi, đua đòi, chi
tiêu lãng phí, vượt quá khả năng (thu nhập) hoặc sa vào các tệ nạn xã hội (nghiện hút,
rượu chè bê tha, cờ bạc, lô đề...); Ốm đau, bệnh tật hoặc do tàn tật bởi chiến tranh, tai
nạn, ảnh hưởng chất độc hại; Bị chèn ép, bị tước đoạt các cơ hội, điều kiện làm ăn bởi
người khác; Chưa được tiếp cận cơ chế, chính sách phù hợp hoặc chưa được tiếp nhận và
tiếp nhận, ứng dụng chưa hiệu quả các nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài...
- Chân dung hộ gia đình nghèo ở nước ta.
Từ khái niệm và những tiêu chí xác định hộ gia đình nghèo, chúng ta đã có thể
nhận diện và phác họa “chân dung” về người nghèo, hộ gia đình nghèo đói ở nước ta trên
các khía cạnh cụ thể: nhân khẩu, lao động - năng lực kinh tế, thu nhập, tài sản, đời sống
vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
+ Về nhân khẩu, lao động – năng lực kinh tế: Đa số hộ gia đình nghèo thường gắn
với tình trạng đông nhân khẩu nhưng sức lao động thấp (trẻ em, người già, thiếu lao động,
sức khỏe kém và trình độ, năng lực lao động không cao…). Do đó, phần lớn các hộ gia
12


đình nghèo rơi vào tình trạng của cái vòng luẩn quẩn giữa số lượng nhân khẩu với năng lực
lao động sản xuất khiến cho khả năng tự lực thoát cảnh nghèo là rất mong manh.
+ Về thu nhập: Thu nhập của các hộ gia đình nghèo rất thấp, bấp bênh, không ổn
định và chủ yếu là từ hoạt động lao động chân tay.
+ Về tài sản: Theo quan niệm truyền thống, tài sản của mỗi gia đình là nhà cửa
(đất đai, ruộng vườn) và các phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất làm ăn.
Trong hầu hết các hộ gia đình nghèo ở nước ta, những tài sản đó có giá trị rất thấp (không
có tài sản đáng giá), nhà cửa lụp xụp, dột nát, tạm bợ, thiếu thốn phương tiện, tư liệu sản

xuất, đồ đạc phục vụ sinh hoạt cũ kỹ, đơn sơ. Xe máy, xe đạp, tivi, tủ lạnh, đầu máy
video/ VCD/DVD, điện thoại, quạt điện, điều hòa, giường, tủ, bàn ghế và các phương
tiện/tư liệu/công cụ sản xuất như máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy gặt, máy làm đất... là
những cái cụ thể để so sánh tài sản giữa các hộ gia đình trong cộng đồng xã hội.
+ Về đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe: Đối với các hộ gia đình
nghèo, việc đáp ứng nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở còn chưa đủ, luôn gặp khó khăn
thiếu thốn, do đó đời sống tinh thần rất hạn chế, hầu như không có hoặc rất ít cơ hội được
tiếp cận và thụ hưởng giá trị tinh thần, vui chơi, giải trí trong đời sống cộng đồng xã hội.
Người nghèo thường khó có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ít có kiến
thức về dự phòng, bảo vệ sức khỏe, khi ốm đau, bệnh tật không có hoặc không đủ thuốc
men và đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.
2.3. Những khó khăn trong cuộc sống của người nghèo.
- Không có điều kiện để đi chưa bệnh
- Không cho con cái theo học lên lớp cao
- Ăn uống phải hà tiện, không giám đi chơi với bạn bè, người thân.
- Tư tưởng lúc nào cũng lo nghĩ, âu sầu có cảm giác người giàu không tôn
trọng mình.
- Thường xuyên xa lãnh mọi người…
2.4. Thực trạng nghèo ở nước ta:
Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát
triển, bị chiến tranh kéo dài, tàn phá nặng nề và hậu quả để lại rất lớn, phải mất nhiều thời
gian mới khôi phục và hàn gắn được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của toàn dân
tộc, đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, cả đất nước đã không ngừng
phấn đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và từng bước vươn lên mạnh mẽ, thu
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng khá cao liên tục
(giai đoạn 1986 – 2005 đạt bình quân khoảng 7%, năm 2006 đạt 8,04%, năm 2007 là
8,5%, năm 2008 khi kinh thế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng thì tăng
trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt 6,23% và năm 2009 tăng 5,32%); Mặt bằng xã hội nói
chung và đời sống nhân dân khồng ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nằm trong nhóm những nước

nghèo (có khả năng ra khỏi nhóm này vào năm 2009) và là nước đang phát triển trên thế
giới. Hai trong những biểu hiện rõ nét của tình trạng nước nghèo là: (1)thu nhập bình
quân đầu người ở nước ta còn rất thấp trong khu vực và thế giới (năm 2009 khoảng
13


1100USD/1người/1năm, đứng thứ 7 ASEAN và thứ 141 thế giới); (2) mặc dù được thế
giới đánh giá việc xóa đói giảm nghèo là “một kỳ tích, đáng kinh ngạc và trân trọng” (từ
70% dân số sống dưới mức nghèo vào những năm 1980, xuống 50% những năm 1990,
đến 1998 là 37,4%, năm 2002 là 28,9%, năm 2004 là 19,5%, năm 2006 là 16% và theo
chuẩn nghèo năm 2005(xem phần phụ lục P1) thì đến hết năm 2008, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam còn
14,7% và đến hết năm 2010 giảm xuống còn 9,45%), nhưng chưa thực sự bền vững, khả
năng tái nghèo cao. [(1)(2) nguồn từ số liệu của Tổng cục Thống kê, cập nhật ngày
30/12/2009 và Web site: www.baomoi.com - Áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 –
2015, cập nhật ngày 13/01/2011]. Theo số liệu của UNDP, ở Việt Nam, vào năm 2004
chỉ số phát triển con người ở Việt Nam xếp thứ 122 trên 177 nước, chỉ số phát triển
giới(GDI) xép thứ 87 trên 141 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp thứ 41 trên 95 nước.
Cũng theo số liệu của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo
theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9% , theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo
lương thực là 10,87%. Theo chuẩn nghèo hiện nay, tổng số hộ nghèo của cả nước khoảng
3,3 triệu hộ (chiếm 15,25%) và tổng số hộ cận nghèo là trên 1,8 triệu hộ (chiếm 8,5%).
Phần lớn người nghèo, hộ gia đình nghèo tập trung ở các vùng nông thôn nước ta
(chiếm 90% tổng hộ nghèo), đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi và chiếm tỷ lệ cao ở
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.5. Quan điểm, chính sách giảm nghèo ở nước ta:
- Quan điểm nghèo ở nước ta:
Xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, mọi người ai cũng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc là mục đích hướng tới,
là lý tưởng phấn đấu, quyết tâm thực hiện của Đảng, Nhà nước ta và cũng là khát vọng
của cả dân tộc. Trong nhiều năm qua, việc trợ giúp đối với người nghèo, công tác xóa đói

giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mục tiêu quan trọng, thể hiện ý chí,
tình cảm và hành động thiết thực, được thực hiện liên tục, với những hình thức đa dạng,
phong phú, rộng khắp và hiệu quả ở nước ta. Điều đó được thể hiện ở quan điểm chỉ đạo,
chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong các văn kiện, nghị
quyết của Đảng (qua các văn kiện Đại hội Đảng khóa VII, VIII, IX, X và XI) và được
hiện thực hóa bằng các những chính sách, chương trình hành động cụ thể về xóa đói giảm
nghèo ở nước ta nhằm cải thiẹn đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm
dân cư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đưa ra mục tiêu:
Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 – 25% xuống còn khoảng 10%
vào năm 2000, bình quân giảm 300.000hộ/năm. Trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng
đã đề cập đến cơ chế, chính sách đối với người nghèo và xã nghèo.
Đến Đại hội IX của Đảng (năm 2001) xác định mục tiêu: Cơ bản xóa hộ đói,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005. Trong đường lối và phát triển kinh tế
– xã hội, Đảng ta chủ trương: “Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo thông qua
những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn
hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở
rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh” 1. Phương
1

14


hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005, Đảng ta khẳng
định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo. Quan tâm xây
dựng kết cấu hạ tầng chó các vùng nghèo, xã nghèo, đồng thời nâng cấp, cải tạo các
tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với các trung tâm của những vùng khác,
nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn để phát triển. Đi đôi
với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân

cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh
thu nhập. Phấn đấu đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số
hộ thuộc diện nghèo. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các huyện đồng bằng miền Trung và
các tỉnh Nam Bộ về cơ bản không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát
nghèo, tránh tình trạng tái nghèo”2.
Hỗ trợ người nghèo, xóa đói giảm nghèo tiếp tục là một trong những nhiệm quan
trọng cần ưu tiên thực hiện, được đề ra trong “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
– xã hội 5 năm 2006 – 2010” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Định
hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng trong “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010”, Đảng ta một lần nữa khẳng định tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện xóa đói, giảm nghèo, đồng thời đưa ra định hướng giải pháp: “Đa dạng hóa các
nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ
nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao
kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện
mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp
và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo,
nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo”.3
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, phát huy kết quả đạt được của công tác xóa đói,
giảm nghèo sau hơn 20 năm thực hiện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
tiếp tục đề ra nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo bền vững, với mục tiêu cụ thể cho giai đoạn
2011 – 2020: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 – 2%/năm (5 năm 2011 – 2015 tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân 2%/năm). Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
cho giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta chủ trương: “Tập trung triển khai có hiệu quả các
chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng
hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp,
nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo
bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp
đỡ người khác thoát nghèo”4.
* Chính sách giảm nghèo ở nước ta:

Hỗ trợ người nghèo, giảm nghèo với nhiều hình thức, đa dạng nguồn lực được
thực hiện rộng khắp, liên tục trên cả nước, một mặt thể hiện sự quan tâm, quan điểm, tầm
nhìn, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về xóa đói, giảm nghèo, mặt khác
chính là sự hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào

2

3
4

15


việc không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là đối
với các xã nghèo, người nghèo.
Chương trình hành động, chính sách hỗ trợ người nghèo, xóa đói, giảm nghèo
được thực hiện thông qua các chính sách, chương trình hành động cụ thể, đồng bộ ở
nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đặc
biệt là chính sách kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều chương trình
hành động cụ thể, thiết thực về hỗ trợ người nghèo, thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ năm 1993, trên cơ sở đánh giá và đề cao tinh
thần cộng đồng, tương thân, tương ái trong nhân dân đã phát động, xây dựng, thực thi
nhiều hoạt động, phong trào nhân đạo, từ thiện giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo. Từ
năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm
được xác định, hình thành và thực hiện. Ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo”. Từ năm 2002, việc triển
khai thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo
được tăng cường lồng ghép vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và trong
kế hoạch 5 năm, tầm nhìn 10 năm, 20 năm.
Hàng năm, toàn xã hội thực hiện tháng cao điểm hành động vì người nghèo, lấy

ngày 17/11 làm ngày “Vì người nghèo” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phát động, triển khai thực hiện với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực và rất
hiệu quả.
Ngoài ngân sách Nhà nước, chúng ta đã huy động hiệu quả các nguồn lực tại chỗ,
các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế cho công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người
nghèo, hộ nghèo.
Một số chính sách hỗ trợ người nghèo, thực hiện xóa đói, giảm nghèo đã và đang
triển khai:
+ Chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Thực hiện đa dạng hóa các
hình thức cung cấp tín dụng, vốn vay cho tất cả các hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay
vốn sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn không cần phải thế chấp để
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
+ Chính sách về hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Mục tiêu là đảm bảo cho
số hộ nghèo, người nghèo có việc làm ổn định tại chỗ, tăng thu nhập, nâng cao mức sống
cho gia đình bằng cách đẩy mạnh việc mở mang ngành nghề và mở rộng các loại hình
sản xuất, chú trọng việc khôi phục các ngành nghề và các làng nghề truyền thống, các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, mạnh dạn, chủ động đưa nghề mới vào cộng
đồng để thu hút được nhiều lao động.
+ Chính sách về giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí: Xóa tình trạng xã trắng về
trường học và thôn bản trắng về lớp học, xóa mù chữ trong độ tuổi, thực hiện phổ cập
giáo dục, dạy nghề cho các con em hộ nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Đa dạng
hóa các hình thức dạy và học, các cơ sở dạy nghề, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy
học, đào tạo (xóa tình trạng trường, điểm trường tạm, không đảm bảo kiên cố), khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia giáo dục miễn phí cho con em
người nghèo, hộ gia đình nghèo.
16


+ Chính sách về y tế – kế hoạch hóa gia đình: Bảo đảm cho người nghèo tiếp cận

thuận lợi trong việc phòng và khám chữa bệnh miễn phí, giảm viện phí. Đầu tư kinh phí,
hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở các xã nghèo cũng như tăng cường đội ngũ y,
bác sỹ đến các xã nghèo, vùng nghèo công tác. Thực hiện miễn phí các dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình đối với người nghèo, vận động làm chuyển biến nhận thức, thực hiện hành
vi tích cực đối với người nghèo, vùng nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc về kế hoạch
hóa gia đình.
+ Chính sách về an sinh xã hội: Đồng thời với các chính sách đối với người
nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, Nhà nước xây dựng và từng bước hoàn thiện, thực thi hệ
thống chính sách, mạng lưới phục vụ mục tiêu an sinh xã hội nói chung, an sinh xã hội
cho người nghèo, đối tượng yếu thế nói riêng.
+ Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Hỗ trợ đất đai để cho những hộ nghèo có đất để làm
nhà ở, mở rộng tuyên truyền, vận động ủng hộ phong trào xây dựng nhà tình thương, nhà
đại đoàn kết cho hộ nghèo, có thể bằng các nguồn đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng, cá
nhân trong nước, quốc tế và một phần từ ngân sách nhà nước.
+ Chính sách hỗ trợ về văn hóa – thông tin cho người nghèo: Đầu tư, phát triển,
mở rộng chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, những vùng đặc biệt khó khăn.
+ Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ sản xuất,
thay đổi, cải tiến phương thức, kỹ thuật sản xuất, thâm canh cho vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Hỗ trợ đồng bào thực hiện ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục
lạc hậu, du canh, du cư. Bên cạnh đó là những chính sách cụ thể về ưu đãi tín dụng, các
chương trình tài trợ, hỗ trợ về giáo dục, y tế, văn hóa, vệ sinh môi trường, nước sạch…
Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, chúng ta có
những chương trình phát triển kinh tế – xã hội, chương trình hỗ trợ dành riêng và đã triển
khai thực hiện ở tất cả các xã đặc biệt khó khăn trên cả nước: Chương trình 133 và
Chương trình 143: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo được ban
hành, phát động thực hiện theo Quyết định số 133/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính
phủ; - Chương trình 135: Chương trình Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội ở các xã đặc
biệt khó khăn, vùng núi và vùng sâu, vùng xa; - Nghị quyết 71 của Chính phủ về các
Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005, trong đó có Chương trình mục

tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và việc làm; - Chương trình 134 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ - TTg về một số chính sách hỗ trợ đất
sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống,
giảm nghèo nhanh, bền vững; Quyết định 20 -Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn 2006 – 2010 theo Quyết định số 20/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ
ký ban hành ngày 05/02/2007; - Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ về tập
trung xóa đói, giảm nghèo ở 61 huyện (nay là 62 huyện) nghèo nhất trong cả nước ban
hành ngày 27/12/2008.
III. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRÀ CỔ
3.1. Khái quát về địa bàn phường Trà Cổ.
17


3.1.1. Về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số.
3.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội.
3.1.3. Sự thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã
hội trên địa bàn phường Trà Cổ
Giảm nghèo là Chương trình Mục tiêu Quốc gia, là chính sách lớn của Đảng và
Nhà Nước đồng thời là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội do đó trong những năm qua
Mặt trận và các đoàn thể chính trị đã góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo thông
qua các hình thức trợ giúp cho hội viên của tổ chức mình. Đáp ứng được phần lớn nhu
cầu về vốn cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay sản xuất cải thiện nâng cao đời sống.
- UBMTTQ thị trấn: phối hợp với chính quyền địa phương hàng năm vận động
được trên 40.000.000 đồng quỹ xóa đói giảm nghèo và xây dựng được 4 nhà đại đoàn
kết ; Hỗ trợ cho 20 em học sinh con em hộ nghèo, hỗ trợ khó khăn cho 105 hộ; tặng 30
suất quà cho người nghèo nhân tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm
- Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn: mô hình hỗ trợ giúp phụ nữ nghèo phát triển
kinh tế gia đình. Hàng năm đã 150 chị giàu, khá giúp 208 chị có hoàn cảnh khó khăn

vay không tính lãi với số tiền 60 triệu và trên 320 ngày công lao động và các vật tư
khác. Bên cạnh đó hội đứng ra tín chấp với NHCSXH huyện cho 159 hội viên nghèo,
cận nghèo vay với số vớn gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra còn vận động hội viên xây dựng quỹ
mái ấm tình thương để hỗ trợ trẻ em nghèo 100.000 đồng/ hàng tháng, các nguồn vốn
giúp nhau thoát nghèo bền vững đã có hiệu quả.
- Hội Nông dân thị trấn: Trong 4 năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi đã phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, khai thác tiềm nămg về đất đai, lao
động, vốn, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiếp cận thị trường để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi hợp lý và mở mang các ngành nghề (như nuôi
trồng thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng…), mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
nông dân nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập, quyên góp xây dựng quỹ vì người
nghèo cải thiện đời sống cho nông dân, góp phần XĐGN chung của thị trấn.
* Đoàn Thanh niên CSHCM: Phong trào Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động
sáng tạo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.
Phát huy vai trò các đội nhóm, mô hình hỗ trợ giúp nhau làm kinh tế trong thanh
niên nông thôn được đông đảo đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng. Từ năm 20112014 đoàn thanh niên đã xây dựng được 15 công trình nước sạch cho đoàn viên thanh
niên gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức được hàng ngàn ngày công lao động
3.1.4. Các vấn đề xã hội và tình hình thưc hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội
trên địa bàn phường.
Giảm nghèo cơ bản không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà là tổng hợp nhiều
nội dung như: Chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội. Đây là vấn đề liên quan đến một loạt
các điều kiện, từ giai cấp dân tộc đến gia đình và xã hội.
Chính vì vậy, thực hiện giảm nghèo phải chú ý giải quyết mối quan hệ giữa các
nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội, giữa các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội
mà ở đó trung tâm là con người. Vấn đề quan trọng hàng đầu của việc triển khai chương
trình giảm nghèo là tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của việc giảm
18



nghèo trong tất cả các cấp, các ngành, của cấp ủy đảng, chính quyền đến các tổ chức
đoàn thể, cộng đồng xã hội và ngay với bản thân người nghèo.
3.2. tình hình nghèo trên địa bàn thị trấn.
3.2.1. Số liệu thống kê và và những biểu tượng cơ bản của tình hình nghèo trên
địa bàn thị trấn.
Năm

Số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ%

2011

2000

192 hộ

9,6

2012

2068

151 hộ

7,3

2013


2160

121 hộ

5,6

2014

2176

111 hộ

5,1

3.2.2. Nguyên nhân nghèo trên địa bàn thị trấn.
Việc xác định nguyên nhân gây ra nghèo, những khó khăn và những nhu cầu của
người dân, tình hình thực tế của địa phương là rất cần thiết. Trên cơ sở tìm ra nguyên
nhân của thực trạng nghèo đói từ đó đề ra các biện pháp giảm nghèo ở địa phương đạt
hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng nghèo thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể
chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh
lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn
nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật,
hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
+ Thị trấn ……… còn có những khó khăn trong phát triển kinh tế, phát huy nguồn
nhân lực, thiếu đlao động. Những hộ gia đình nghèo còn có những nguyên nhân chủ quan
như sức khỏe yếu, trinh độ kỹ năng hạn chế, đông con…
+ Chính sách nhà nước về giảm nghèo còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, việc xác

định đối tượng thuộc diện nghèo còn nhiều bất cập.
+ Các chương trình dự án hỗ trợ cho người dân chưa đạt hiệu quả còn nhiều bất
cập do cách thức tổ chức, sự kết hợp và tham gia của người dân chưa cao.
+ Phần lớn người dân thị tr ấn sống chủ yếu làm bằng nông nghiệp với quy mô
nhỏ, trong đó một bộ phận hộ nghèo vẫn chưa biết cách làm ăn để cải thiện đời sống,
tăng thu nhập thoát khỏi đói nghèo
+ Do đông con và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ở địa phương vẫn còn tồn tại
làm gia tăng dân số dẫn đến nghèo đói.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, lười lao động thiếu ý chí vươn lên của một bộ
phận dân cư và người nghèo còn tồn tại.
19


+ Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết
chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn
lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, …
+ Do nhận thức của người dân. Người dân vẫn chưa nhận thức được hậu quả và tác
động của nghèo đến cuộc sống.
+ Do sức khỏe yếu nên không thể tham gia sản xuất tạo thu nhập của một bộ phận
người dân.
+ Do tâm lý của người dân còn nhút nhát, chưa mạnh dạn. Một số hộ nghèo được
vay vốn để làm ăn nhưng lại không dám vay vì không biết sử dụng số vốn vay được như
thế nào để có lãi trả nợ ngân hàng, sợ không trả được.
+ Do người dân còn thiếu kiến thức về việc khoa học đầu tư sản xuất khi được vay vốn
3.2.3. M ột số trường hợp hộ gia đình nghèo trên địa bàn phường Trà Cổ:
Họ và tên

Nhân
khẩu


Trường hợp 1

Dương Văn Vinh

Trường hợp 2

Số TT

Địa chỉ

Nguyên nhân

06

Khu ………..

ốm đau, bệnh tật

Trần Văn Bách

04

Khu ……….

ốm đau, bệnh tật

Trường hợp 3

Nguyễn Văn Toan


04

Khu …………

Thiếu lao động

Trường hợp 4

Hoàng Văn Hải

04

Khu ……….

ốm đau, bệnh tật

Trường hợp 5

Đặng Văn Dũng

04

Khu

Thiếu lao động

Trường hợp 6

Nguyễn Văn Thỏ


04

Khu

Thiếu lao động

Trường hợp 7

Đặng Thị Từ

04

Khu

Thiếu lao động

Trường hợp 8

Nguyễn Thị Len

03

Khu

Không biết làm ăn

Trường hợp 9

Phạm thị Miến


04

Khu

ốm đau, bệnh tật

Trường hợp 10

Đồng Văn Vị

05

Khu

Thiếu lao động

3.3. Công tác giảm nghèo trên địa bàn phường Trà Cổ
3.3.1. Các trương trình và hoạt động trợ giúp người nghèo, trực trạng giảm
nghèo trên địa bàn thị trấn.
Trong những năm qua, các ban, ngành đoàn th ể chính trị xã hội, chính quyền địa
phương đã thực hiện những chương trình hoạt động nhằm hỗ trợ cho người nghèo thoát
khỏi tình trạng nghèo bằng các chương trình:
* Chương trình cho hộ nghèo vay vốn:
Liên hệ với ngân hàng CSXH huyện hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn phát triển chăn
nuôi, trồng trọt và phát triển ngành nghề. Mỗi hộ nghèo được vay từ 30 - 40 triệu đồng để
xây chuồng trại, mua giống vật nuôi với lãi suất 0,6% lãi suất đối với hộ nghèo, 0,72%
20



đối với hộ cận nghèo để phát triển sản xuất thông qua các tổ chức như Hội nông dân, Hội
phụ nữ , Hội cựu chiến binh thị trấn.
* Chương trình hỗ trợ về y tế:
Ủy ban nhân dân thị trấn phối hợp với bệnh viện An Bình tổ chức khám, chữa
bệnh miễn phí cho người nghèo 3 tháng 1 lần.
* Chương trình hỗ trợ về giáo dục
Dựa trên những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phường Trà Cổ có
những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho con em hộ nghèo được đến trường như thực
hiện miễn giảm 50% học phí cho học sinh nghèo theo quy định; miễn giảm học phí cho
con hộ nghèo đang theo học các trường đại học, cao đẳng và học nghề. Hàng năm, hội
khuyến học của thị trấn điều tổ chức chương trình tặng quà, trao học bổng cho những học
sinh nghèo vượt khó để động viên khích lệ các em cố gắng vươn lên trong học tập.
* Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Hỗ trợ tiền cho các hộ nghèo xây nhà, mỗi hộ được hỗ trợ 30 triệu đồng. Năm 2013
- 2014, thị trấn đã xây được 04 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo giúp người nghèo ổn định và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Chương trình xây dựng kênh mương hóa nội đồng
Mục tiêu của chương trình xây dựng kênh mương hóa nội đồng là xây dựng hệ
thống kênh mương kiên cố cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cho người dân.
* Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xóa đói giảm nghèo
Ủy ban nhân dân thị trấn phối hợp với phòng Lao động thương binh xã hội
Huyện và sở Lao động thương binh của TP Hải Dương mở chương trình tập huấn nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đối tượng tham gia là trưởng
thôn, khu dân cư, bí thư chi bộ nông thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ ở cơ sở.
3.2.2. Kết quả đạt được của công tác giảm nghèo trên địa bàn phường Trà Cổ
Trong công tác giảm nghèo của thị trấn đã đạt được một số thành tựu. Các chương
trình, dự án ở thị trấn phần lớn tập trung vào mục đích giảm nghèo, phấn đấu đến năm
2015 toàn thị trấn chỉ còn 5,3% hộ nghèo.
Các chương trình và một số dự án triển khai thực hiện tốt đã góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân, cụ thể:

Trong chương trình hỗ trợ cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, một số
hộ đã có cơ hội vươn lên giảm bớt được khó khăn và thoát khỏi tình trạng nghèo, hàng
năm mỗi khu đã giảm từ 5 đến 10 hộ nghèo thoát nghèo.
Trong chương trình hỗ trợ về y tế đã có 100% người nghèo được cấp thẻ bảo
hiểm y tế, số hộ nghèo được khám chữa bệnh ngày càng nhiều
Trong chương trình hỗ trợ về giáo dục đã miễn giảm học phí và các khoản tiền
đóng góp xây dựng nhà trường cho học sinh nghèo theo học tất cả các cấp học.,
Chương trình hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo, mỗi năm th ị trấn đã xây dựng 02
nhà ở cho hộ nghèo trở lên nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
21


nghèo, nguồn kinh phí được th ị trấn huy động quyên góp ủng hộ trong toàn th ị trấn, các
ban ngành đoàn thể ở địa phương và sự trợ giúp của nhà hảo tâm.
3.2.3. Hạn chế của công tác giảm nghèo trên địa bàn phường Trà Cổ

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của công tác giảm nghèo ở thị trấn vẫn còn
tồn tại những hạn chế
Nhận thức của người dân chưa đầy đủ về công tác giảm nghèo, công tác dạy nghề.
Chương trình hỗ trợ cho người nghèo vay vốn chưa đạt hiệu quả, nhiều hộ chưa
mạnh dạn vay vốn, số hộ nghèo vay vốn còn ít, mức vay còn thấp, thời gian vay ngắn
Biện pháp giảm nghèo đối với các hộ già cô đơn còn gặp nhiều khó khăn vì đối
tượng này không còn sức lao động, chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của anh em, họ hàng và
con cháu trong đó con cháu còn khó khăn nên nhận phụng dưỡng chưa được nhiều.
Sự giúp đỡ của các tổ chức, các ngành, đoàn thể có thời điểm chưa thường xuyên,
một số hội viên, đoàn thể được phân công giúp đỡ người nghèo chưa thật sự nhiệt tình
gặp gỡ, trao đổi cách làm.
Công tác rà soát hộ nghèo ở một số khu dân cư còn thiếu chính xác, lơi lỏng trong
chỉ đạo nên đã phát sinh hiện tượng số hộ không nghèo ghép vào hộ nghèo để được
hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước

Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các khu dân còn hạn chế về năng lực
chuyên môn nhất là trong tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu
Việc huy động nguồn lực ở cộng đồng và từ ngân sách còn hết sức hạn chế, chưa
phát huy được chính nguồn lực từ người dân trong cộng đồng, chưa lôi cuốn thu hút được
người dân cùng tham gia vào quá trình phát triển nên dẫn đến vẫn còn tồn tại nhiều hộ
nghèo, vì vậy công tác giảm nghèo cũng không mang tính bền vững mà chỉ mang tính
cứu trợ trước mắt.
3.2.4. Định hướng gỉải pháp giảm nghèo.
Tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền và truyền thông về quan điểm chủ
trương của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo, nêu gương những hộ sản xuất kinh
doanh giỏi, những hộ nghèo vượt khó vươn lên làm giàu thông qua hoạt động câu lạc bộ
của các hội, đoàn thể và qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Đối với hộ nghèo thiếu vốn: Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo của thị trấn cần phải
chỉ đạo các cán bộ, những người làm công tác giảm nghèo của từng khu tổng hợp nhu
cầu vay vốn của những hộ nghèo, sau đó đề nghị với Ngân hàng chính sách xã hội huyện,
các tổ chức đoàn thể huy động các nguồn lực hiện có để hỗ trợ hộ nghèo vay vốn
Đối với hộ nghèo thiếu kinh nghiệm làm ăn: Những cán bộ Đảng viên có kinh
nghiệm làm ăn thì cần được phân công giúp đỡ hộ nghèo bổ sung thêm kiến thức trồng
trọt, chăn nuôi, sản xuất
Đối với những hộ nghèo thiếu lao động: giao cho các khu vận động các đoàn thể
chính trị xã hội, những người xung quanh trợ giúp về nhân công trong những ngày mùa
vụ
Đối với những đối tượng già cả, cô đơn, người ốm đau: các hội, đoàn thể trong các
đơn vị thôn cần tích cực vận động dòng họ, con cháu, hàng xóm giúp đỡ.
22


Quan tõm thc hin tt cỏc cụng tỏc y t khỏm cha bnh cho ngi nghốo. Thc
hin chng trỡnh v nc sch, v sinh mụi trng, chng trỡnh tiờm chng m rng,
chng trỡnh chng suy dinh dng, trong ú cn c bit quan tõm n nhng gia ỡnh

nghốo, gia ỡnh chớnh sỏch c cp th bo him y t v th khỏm cha bnh min phớ
Cn y mnh huy ng ngun vn t ngõn sỏch a phng, huy ng cng
ng, lng ghộp cỏc chng trỡnh, vn u ói rớn dng, ngõn hng chớnh sỏch xó hi
huyn, cỏc hi on th thnh lp qu giỳp hi viờn vt khú
Phỏt huy ni lc ngay ti cng ng bng nhng th mnh ca cng ng nh cõy
trng, vt nuụi
ú l nhng ngun lc vụ cựng quan trng th hin s quan tõm, tham gia ca
ton xó hi vo cụng tỏc gim nghốo nhm t c nhng thnh tớch to ln, giỳp h
nghốo thoỏt nghốo, nõng cao cht lng cuc sng.
IV. VN DNG PHNG PHP PHT TRIN CNG NG XY
DNG D N GIM NGHẩO TRấN A BN PHNG TR C
4.1. C s la chn, xõy dng d ỏn gim nghốo trờn a bn th trn.
Xut phỏt t nhu cu ca cng ng, trờn c s kho sỏt, ỏnh giỏ thc trng, tim
nng ca cng ng v cỏc ngun lc h tr cú th khai thỏc, phỏt huy, chỳng tụi l a
chn xõy dng mt d ỏn phỏt trin cng ng nhm gúp phn thc hin ci thin i
sng cho ngi nghốo a bn phng Tr C
- Xõy dng d ỏn: H tr vic lm cho h nghốo gim nghốo bn vng.
4.2. Tin trỡnh thc hin:
4.2.1. Tờn d ỏn, phm vi v thi gian thc hin ỏn.
- Trung tõm h tr vic lm cho h nghốo gim nghốo bn vng, thi gian thc
hin 24 thỏng.
4.2.2. Mc ớch, mc tiờu v thi gian thc hin d ỏn:
- Mc ớch: Qua theo dừi nm bt tỡnh hỡnh i sng ca cng ng nhõn dõn
phng Tr C tụi thy a phng cú nhu cu v xõy dng Trung tõm h tr vic lm
cho h nghốo gim nghốo bn vng nhm gii quyt vic lm v xúa úi gim nghốo
ỏp ng nguyn vng ca nhõn dõn.

- Mc tiờu c th ca ỏn: H tr vic lm cho h nghốo gim nghốo bn
vng trờn a bn th trn to iu kin gỳp cỏc i tng tht nghip, ỏp ng nhu
cu v cụng n vic lm m bo i sng, hũa nhp cng ng.

4.2.3. i tng tham gia, qun lý v hng li d ỏn.
- Chính quyền địa phơng kết hợp với nhân dân cùng thực hiện.
- Các hội bảo trợ xã hội tham gia quản lý và thực hiện.
- Các đối tng nghiờn cu trong a bn th trn và các xó lân cận.
4.2.4. Ngun lc thc hin d ỏn.
- Đc sự nhất trí của của BCH Đảng uỷ, Thng trực Hội đồng nhân dân, uỷ ban
nhân dân, và các ban ngành đoàn thể chớnh tr xó hi th trn.
23


- Nguồn kinh phí của chính quyền địa phng và nhân dân đóng góp
4.2.5. Thun li, khú khn xõy dng v thc hin d ỏn.
* Thuận lợi:
+ Đc sự nhất trí của của BCH Đảng uỷ, Thng trực Hội đồng nhân dân, uỷ ban
nhân dân, và các ban ngành đoàn thể chớnh tr xó hi th trn h trợ về kinh phí, mặt bằng
xây dựng, huy động các đoàn thể, hội viên đóng góp, ủng hộ ngày công.
+ Sự ủng hộ của UBND huyn T K - UBND tnh Hi Dng và các hội bảo trợ
xã hội.
* Khó khăn:
+ Kinh phí đóng góp của nhân dân còn chậm v hnch.
+ Một số hộ dân do thiếu hiểu biết, cha nhận thức đc việc hởng lợi từ trung
tâm hỗ trợ việc làm nờn cú nhiu ý kin trỏi triu.
4.2.6. D toỏn kinh phớ chi tit ca d ỏn.
- Dự toỏn kinh phí thực hiện dự án là: 2 tỷ đồng, trong đó kinh phí của chính quyền
địa phơng và cấp trên là 1.5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 200 triệu đồng và các hội bảo trợ
xã hội và các nhà hảo tâm là 300 triệu đồng.
- Địa điểm xây dựng Trung tâm th trn.
- Diện tích xây dng 1 ha.
4.2.7. Tin thc hin d ỏn.
- Thời gian thực hiện là 24 tháng.

- Thời gian bắt đầu thực hiện từ 10/5/2015 đến 10/5/2015.
+ Từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015 chuẩn bị hồ sơ xin phê duyệt dự án.
+ Từ tháng 11/2015 đến tháng 12 /2015 chuẩn bị kinh phí xây dựng dự án và giải
phóng mặt bằng.
+ Từ tháng 01/2016 đến tháng 5/2016 xây dựng cơ sở vật chất nhà điều hành, nhà
trung tâm.
+Từ tháng 6/2016 đến tháng 8/2016 hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán
công trình và tổ chức khánh thành đi vào sử dụng.
4.2.8. D bỏo kt qu t c ca d ỏn theo mc tiờu cỏc nh.
- Công trình xây dựng dự án trung tâm hỗ trợ việc làm giảm nghèo tại cộng đồng
đợc đông đảo ngời dân đồng tình ủng hộ, tiến độ thực hiện dự án đúng thời gian địa
điểm và nhu cầu cần thiết của cộng đồng.
- Dự án thực hiện song sẽ có tính khả thi cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện việc làm giảm nghèo phỏt trin bờng
vng của nhân dân th trn và nhân dân cỏc xó lân cận.

KT LUN V KIN NGH

24


Đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và khá phổ biến ở nhiều quốc gia,
dân tộc. Đây là một trong những khó khăn, trở lại của các nước trên con đường phát triển.
Muốn khắc phục được vấn đề này, đòi hỏi mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế,
phải có lỗ lực chung để phát triển kinh tế - xã hội.
Giảm nghèo là một chính sách xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát
triển, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt chính sách giảm
nghèo là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa và phát huy truyền thống,
đạo lý nhân văn, nhân đạo, nhân ái của dân tộc Vệt Nam. Xuất phát từ tư tưởng, quan
điểm đó. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu giảm nghèo là “ Khuyến khích làm giàu

hợp pháp đi đôi với giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội”.
Với chủ trương đúng đắn lên đã được nhân dân hưởng ứng và thực hiện có hiệu
quả.
Về mặt xã hội: Chính sách giảm nghèo là một công cụ tích cực để Đảng và Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện con người, thực chất của chính sách giảm
nghèo là chính sách phát triển con người, vì con người và cho con người. Trong thời đại
ngày nay thực hiện tốt và triết để chính sách giảm nghèo ngoài ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng… còn khẳng định vị thế của dân tộc ta trong quá
trình hội nhập, toàn cầu hóa.
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ phường Trà Cổ lần thứ XXII, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ phường Trà Cổ lần thứ IV. Trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã
đề ra chỉ tiêu phấn đấu giảm hộ nghèo trong toàn huyện xuống dưới 7% và ở phường Trà
Cổ là 3% vào năm 2015. Thực trạng giảm nghèo ở phường Trà Cổ hiện nay vẫn còn là
nỗi chăn trở lớn đặt ra đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, Chính
quyền, các đoàn thể chính chị xã hội thị trấn. Để đạt được mục tiêu giảm nghèo, đòi hỏi
phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp
với tình hình thực tế ở địa phương thì mới đạt được mục tiêu mà Nghị quyết - Kế hoạch
đã đặt ra.
Nhìn chung trong những năm qua công tác giảm nghèo được các cấp ủy đảng,
Chính quyền địa phương quan tâm, đã huy động được sức mạnh của cả cộng đồng tham
ra, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt đã
thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo đã góp phần tình hình chính trị, xã hội ở
địa phương, làm lành mạnh các mối quan hệ trong từng khu dân cư, trong mỗi gia đình.
Với những chương trình thực hiện cụ thể vào việc giảm nghèo một cách tích cực. Kết quả
đó được thể hiện bằng tỷ lệ hộ nghèo giảm nhânh, không còn hộ đói. Cơ sở hạ tầng từng
bước được thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải
thiện, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.\
Để góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những hạn chế tồn tại, đồng thời đề xuất ý
kiến nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức thực hiện chính sách giảm ngèo ở phường Trà
25



×