Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.17 KB, 44 trang )

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
TRÊN CÂY CÀ PHÊ - TIÊU - ĐIỀU - CA CAO
(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)


I. BỆNH HẠI CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. BỆNH NẤM HỒNG (Corticium salmonicolor):
a. Triệu chứng:
• Đầu tiên trên quả hay cành có những chấm rất nhỏ màu trắng
giống như bụi phấn.
• Sau phát triển thành lớp phấn mỏng màu hồng ở mặt dưới cành
hay trên quả.
• Vết bệnh phát triển dọc theo cành, lan sang quả dẫn đến cành
chết khô, quả héo và rụng non.
b. Sự phát sinh phát triển:
• Gây hại nặng trên cà phê chè, trên cà phê vối xuất hiện rải rác.
• Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm độ cao, nhiều ánh sáng.
• Tại Tây Nguyên, bệnh phát sinh từ tháng 6, 7; cao điểm vào
tháng 9.
c. Phòng trừ:
• Kiểm tra vườn cây vào đầu mùa mưa và cắt đốt các cành bệnh.
• Phun một trong các thuốc sau: Sumi Eight 12.5 WP, Validacin
3L, 5L.
d. Liều dùng:
+ Sumi Eight 12.5 WP:
• Liều dùng: Pha 10gr – 15gr Sumi Eight 12.5 WP cho bình 16 lít
hoặc 150gr – 200gr thuốc Sumi Eight 12.5WP cho 200 lít – 220 lít
nước.
• Phun ít nhất 800 lít nước cho 1 ha, phun khi bệnh chớm xuất
hiện. Phun thật đẫm ướt và kỹ vào tán lá cây hay chùm trái.
• Nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun cho đến khi bệnh dứt hẳn và


thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là 7 -10 ngày
+ Validacin 3L, 5L:
• Liều dùng: Pha 200ml – 250ml thuốc cho bình 16 lít hoặc 2,5 lít –
3 lít thuốc cho phuy 200 lít – 220 lít. Phun ít nhất 800 lít nước cho
1ha.


• Phun thật kỹ vào nơi bị bệnh, nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun
cho đến khi bệnh dứt hẳn và thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là
10 – 15 ngày.
2 BỆNH LỠ CỔ RỄ (CHẾT RẠP CÂY CON) (Rhizoctonia
solani):
a. Triệu chứng:
Nấm gây hại ở phần cổ rễ sát mặt đất, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại,
cây bị héo và ngã rạp. Đối với cây lớn, cây bị vàng, héo lá và chết.
b. Điều kiện phát sinh phát triển:
• Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
• Chủ yếu gây hại trong vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản.
• Bệnh gây hại nặng ở những vùng đất ẩm, không được xới xáo.
c. Phòng trừ:
• Nhỏ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh.
• Xới xáo và bón phân hữu cơ hoai mục.
• Phát hiện sớm và phun thuốc hóa học như Validacin 5L, 3L.
d. Liều dùng:
• Pha 200ml – 250ml thuốc cho bình 16 lít hoặc 2,5 lít – 3 lít thuốc
cho phuy 200 lít – 220 lít.
• Tưới 2 lít dung dịch thuốc cho mỗi gốc, tưới 2 – 3 lần cách nhau
10 – 15 ngày.
• Nên phun hoặc tưới thật kỹ vào nơi bị bệnh. Nên phun cho đến
khi bệnh dứt hẳn.

3. BỆNH KHÔ CÀNH, THỐI CUỐNG QUẢ (Colletotrichum
spp.):
a. Triệu chứng:
• Trên lá: Là những đốm nâu, sau chuyển sang nâu đen.
• Trên quả: Có những đốm nâu lõm trên quả hay cuống quả thối
đen, lan dần sang quả làm quả khô đen và rụng.
• Trên cành: Có những vết nâu lõm xuống làm vỏ cành biến thành
màu nâu đen và khô dần.


b. Điều kiện phát sinh và phát triển:
• Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra.
• Bệnh thường gây hại trong mùa mưa từ lúc cà phê mang quả non
đến khi quả già. Bệnh nặng ở những vườn rậm rạp, chăm sóc kém,
thiếu phân.
c. Phòng trừ:
• Cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, lá, quả bị bệnh.
• Bón phân cân đối, bón đầy đủ phân N, K.
• Trồng cây che bóng hợp lý.
• Phát hiện sớm và phun thuốc hóa học như Sumi Eight 12.5 WP.
• Liều dùng: Pha 10gr – 15gr Sumi Eight 12.5 WP cho bình 16 lít
hoặc 150gr – 200gr thuốc Sumi Eight 12.5WP cho 200 lít – 220 lít
nước.
• Phun ít nhất 800 lít nước cho 1 ha, phun khi bệnh chớm xuất
hiện. Phun thật đẫm ướt và kỹ vào tán lá cây hay chùm quả.
• Nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun cho đến khi bệnh dứt hẳn và
thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là 15 -20 ngày.
4. BỆNH RỈ SẮT (Hemileia vastatrix):
a. Triệu chứng:
• Mặt dưới lá xuất hiện vết nhỏ màu vàng nhạt, đưa ra ánh sáng

thấy trong như những giọt dầu. Trên vết bệnh có phủ một lớp phấn
bột màu vàng da cam rất sáng.
• Bệnh gây hại nặng làm cây rụng lá, khô cành và rụng quả.
b. Điều kiện phát sinh và phát triển:
• Bệnh do nấm Hemileia vastatrix gây ra.
• Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa. Bào tử nấm dễ dàng
phân tán theo nước, gió và côn trùng.
• Giống cà phê chè nhiễm bệnh nặng nhất, kế đến là cà phê vối và
cà phê mít.
c. Phòng trừ:
• Trồng giống kháng bệnh.


• Ghép chồi thay thế cây bị bệnh nặng.
• Bón phân cân đối
• Phát hiện sớm và phun thuốc hóa học như Sumi Eight 12.5WP từ
đầu mùa mưa.
• Liều dùng: Pha 10gr – 15gr Sumi Eight 12.5 WP cho bình 16 lít
hoặc 150gr – 200gr thuốc Sumi Eight 12.5WP cho 200 lít – 220 lít
nước.
• Phun ít nhất 800 lít nước cho 1 ha, phun khi bệnh chớm xuất
hiện. Phun thật đẫm ướt và kỹ vào tán lá cây hay chùm trái.
• Nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun cho đến khi bệnh dứt hẳn và
thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là 15 - 20 ngày.
II. SÂU HẠI CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. MỌT ĐỤC CÀNH (Xyleborus morstatii):
a. Nhận dạng:
• Trưởng thành: thuộc bộ cánh cứng, kích thước nhỏ dài khoảng 2
cm, đen bóng.
• Sâu non: màu trắng đục sống bằng bào tử nấm ký sinh trong hang.

• Nhộng: trần, màu trắng đục, hóa nhộng trong đường đục.
• Vòng đời: + Trứng : 5 - 6 ngày.
+ Sâu non : 12 - 15 ngày.
+ Nhộng : 7 - 8 ngày.
+ Trưởng thành: 16 - 19 ngày.
b. Tập quán sinh sống và gây hại:
• Gây hại chủ yếu vào thời kỳ kiến thiết cơ bản trên những cành
bánh tẻ, tốt, nhiều nhựa.
• Thường gây hại nặng vào mùa khô.
• Cành bị hại sẽ vàng héo, chết khô và gãy ngang.
c. Phòng trừ:
• Phát hiện sớm, cắt bỏ cành bị hại.
• Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn cà phê thông thoáng.
2. MỌT ĐỤC QUẢ (Hypothenemus hampei):


a. Nhận dạng:
• Trưởng thành: thuộc bộ cánh cứng, thân hình ống màu nâu đen.
Trên cánh có nhiều gờ nổi chạy dọc theo cánh. Con đực không
bay, con cái bay khỏe. Trứng hình bầu dục rất nhỏ.
• Sâu non: trần, màu trắng ngà, hóa nhộng trong quả bị hại.
• Nhộng: trần, màu trắng đục.
• Vòng đời: + Trứng : 8 - 9 ngày.
+ Sâu non : 15 - 20 ngày.
+ Nhộng : 7 - 8 ngày.
+ Trưởng thành: 21 - 49 ngày.
b. Tập quán sinh sống và gây hại:
• Con cái đục lỗ ngay bên cạnh núm quả hoặc giữa núm quả chui
vào trong phá hại và đẻ trứng.
• Sâu non cắn phá phôi nhũ của hạt, chúng thường gây hại từ quả

xanh - chín, làm cho quả rụng, hạt lép.
c. Phòng trừ:
• Thu nhặt quả bị hại và tiêu hủy.
• Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn cà phê thông thoáng.
• Dùng thuốc hóa học như: Danitol S 50 EC, Sumithion 50 EC,
Padan 95 SP.
3. RỆP VẨY XANH (Coccus viridis), RỆP VẢY NÂU (Saissetia
hemisphaerica):
a. Nhận dạng:
• Trưởng thành: Kích thước 2,5 – 3,25 mm, hình bầu dục, màu
xanh nhạt (rệp vảy xanh), màu nâu (rệp vảy nâu).
• Vòng đời: 42 – 57 ngày
b. Tập quán sinh sống và gây hại:
• Rệp trưởng thành không di chuyển
• Lan truyền nhờ kiến.
• Xuất hiện quanh năm, gây hại trong mùa khô, đầu mùa mưa.
• Rệp phát triển làm nấm bồ hóng phát triển theo.


c. Phòng trừ:
• Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế kiến phát triển.
• Dùng thuốc hóa học như: Danitol S 50 EC, Sumithion 50 EC,
Padan 95 SP.
+ Danitol S 50 EC: Pha 20ml – 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Padan 95SP: Pha 20gr - 30 gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Sumithion 50 EC: Pha 20ml – 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
4. RỆP SÁP (Planococcus spp.):

a. Nhận dạng:
• Trưởng thành: kích thước nhỏ, hình bầu dục, màu vàng hồng, bên
ngoài phủ một lớp bột sáp màu trắng, xung quanh chân có những
tua sáp dài trắng xốp.
• Rệp non: mới nở có màu hồng, chưa có sáp, chân khá phát triển,
di chuyển tìm nơi sống cố định.
• Trứng: hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành từng ổ tròn,
bên ngoài có lông tơ trắng.
• Vòng đời:
+ Trứng: 3 - 5 ngày.
+ Rệp non: 6 - 7 ngày.
+ Trưởng thành: 20 - 30 ngày.
b. Tập quán sinh sống và gây hại:
• Xuất hiện từ khi cây ra hoa đến quả già
• Gây hại nặng trong điều kiện khô hạn, mưa nắng xen kẻ.
• Rệp cái đẻ trứng ở các kẽ lá, chùm hoa, quả non.
• Rệp sống thành từng đàn ở chùm quả hoặc mặt dưới của lá chích
hút nhựa làm quả phát triển chậm, nhỏ, lá vàng, nếu bị hại nặng sẽ
làm khô quả, chết cành. Rệp sáp phát triển làm nấm bồ hóng phát
triển theo.


• Trên rễ, rệp gây hại ở cổ rễ trước, sau đó lan dần ra rễ tơ và rễ
ngang. Rệp kết hợp với nấm Polyporus sp. tạo ra “măng xông” bao
quanh rễ làm cây không phát triển, vàng lá và chết.
c. Phòng trừ:
• Thu nhặt quả, cành bị hại và tiêu hủy.
• Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn cà phê thông thoáng.
• Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của
rệp sáp. Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay

vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.
• Dùng thuốc hóa học như: Danitol S 50 EC, Sumithion 50 EC,
Padan 95 SP.
• Trừ rệp sáp trên lá và quả : cần phun thuốc kỹ để thuốc bám và
thấm qua lớp sáp, phải phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày để
diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ.
+ Danitol S 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Padan 95SP: Pha 25gr - 30 gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
• Trừ rệp sáp hại rễ: cần phát hiện sớm trước khi rệp sáp tạo “măng
xông”. Phun hoặc tưới vào gốc 2 lít dung dịch thuốc cho 1 gốc,
tưới nhiều lần cách nhau 15 – 20 ngày.
+ Danitol S 50 EC: Pha 30 - 50 ml thuốc cho bình 16 lít,
+ Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít.
5. TUYẾN TRÙNG (Pratylenchus coffeae, Meloidogyne spp.,
Radopholus sp.)
a. Nhận dạng:
• Loài tuyến trùng gây hại cà phê thường gặp nhất là Pratylenchus
coffeae và Meloidogyne spp.


• Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm.
b. Triệu chứng gây hại:
• Triệu chứng trên mặt đất:
+ Cây thấp, lùn so với các cây khác trên vườn
+ Bộ tán lá thưa thớt, vàng lá và khô cành
+ Năng suất giảm

+ Xuất hiện thành từng vùng vàng lá cục bộ trên vườn
• Triệu chứng dưới mặt đất:
+ Hệ thống rễ phát triển kém nhất là các rễ phụ, rễ hút dinh dưỡng
+ Rễ có nốt sưng, có vết thương hay các vết nứt
+ Thối rễ tơ trên cà phê kinh doanh và thối rễ cọc trên cà phê kiến
thiết cơ bản.
c. Phòng trừ:
• Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Phải thay
đổi vị trí vườn ươm nếu phát hiện có tuyến trùng trong đất ươm
cây.
• Sau khi nhổ bỏ cà phê phải cày rà rễ nhiều lần, thu gom rễ còn
sót trên đồng ruộng. Sau đó trồng cây phân xanh, đậu đỗ ít nhất 2 3 năm mới có thể trồng lại cà phê. Khi trồng lại nên xử lý hố bằng
cách đốt hố, bón vôi và rải thuốc hóa học.
• Bảo đảm qui trình kỹ thuật như cây trồng xen, cây che bóng, đai
rừng chắn gió, bón phân cân đối, tăng cường phân bón lá và phân
hữu cơ để bảo đảm vườn cây có năng suất ổn định.
• Hạn chế xới xáo, tưới tràn trong vườn cây đã bị tuyến trùng gây
hại.
• Đào đốt các cây bệnh, xử lý hố, không trồng lại ngay
+ Pha 30gr – 50gr Padan 95SP cho 16 lít nước tưới vào gốc cây
hoặc sử dụng Padan 4G để rãi
+ Thời gian tưới hoặc rãi giữa 2 lần cách nhau 15 – 20 ngày.



III. BỆNH HẠI CÂY ĐIỀU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. THÁN THƯ (Colletotrichum gloeosporoides):
a. Triệu chứng gây hại:
Các vết bệnh có màu nâu đậm xuất hiện trên lá, chồi non, nụ hoa
và trái. Nếu bị nặng nhựa tiết ra trên các vết bệnh. Hạt và quả bị

nhiễm bệnh bị nhăn lại và có thể rụng non. Trong trường hợp bệnh
gây hại nghiêm trọng thì cành có vết bệnh sẽ khô héo và chết dần.
b. Biện pháp phòng trừ:
• Vệ sinh vườn, cắt bỏ các cành, lá, hoa bị bệnh đem tiêu hủy
• Pha 10gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít
nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 10 đến 15
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như
chum quả, cành, tán lá.
2. BỆNH NẤM HỒNG:
a. Triệu chứng gây hại:
• Do nấm Corticium salmonnicolor gây ra.
• Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa (tháng 6 – 9). Vết bệnh ban
đầu có màu trắng sau đó chuyển thành màu hồng bệnh xuất hiện từ
ngọn sau lan dần xuống cành chính, khi khô vỏ cây nứt và bong ra,
nếu bị hại nặng toàn bộ cây sẽ chết khô.
b. Biện pháp phòng trừ:
• Cắt bỏ các cành bị bệnh đem đi chôn hoặc đốt đi để giảm nguồn
bệnh.
• Pha 180ml – 200ml thuốc Validacin 5L Nhật Bản hoặc pha 10gr
thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước đến
800 lít nước cho 1 ha.
• Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 7 đến 10
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh.
3. BỆNH ĐỐM LÁ NÂU:


a. Triệu chứng gây hại:
• Bệnh thường xuất hiện trên lá ở cây con vườn ươm, các lá non ở
điều non và điều kinh doanh. Tác nhân gây bệnh là do nhiều loại

nấm và tảo gây nên.
• Ban đầu vết bệnh có màu xanh xẫm rồi lan dần thành các vết
rộng, tế bào chết của vết bệnh chuyển sang màu nâu hoặc đen.
• Bệnh thường hay phát sinh trong mùa mưa. Khi mưa nhiều bệnh
tập trung ở phần ngọn, khi chuyển mùa bệnh chuyển xuống lá gần
gốc.
b. Biện pháp phòng trừ:
• Cắt bỏ các cành bị bệnh đem đi chôn hoặc đốt đi để giảm nguồn
bệnh.
• Pha 180ml – 200ml thuốc Validacin 5L Nhật Bản hoặc pha 10gr
thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước đến
800 lít nước cho 1 ha.
• Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 7 đến 10
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh.
IV. SÂU HẠI CÂY ĐIỀU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis spp.)
a. Tác hại:
Đây là loại sâu hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng điều
ở nước ta. Bọ xít muỗi có thể phát triển thành dịch và tàn phá nặng
nề, làm giảm năng suất điều nghiêm trọng.
b. Hình thái:
Bọ xít muỗi thuộc biến thái không hoàn toàn, trưởng thành có màu
nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng. Trứng màu kem được đẻ vào
lớp biểu bì chồi non, đầu trứng có hai gân thò ra ngoài biểu bì.
Vòng đời 25 đến 35 ngày.
c. Tập quán sinh hoạt:
Bọ xít muỗi thường xuất hiện và gây hại vào sáng sớm và chiều
tối, những vườn cây rậm rạp và những ngày trời râm mát bọ xít có



thể gây hại cả ngày. Bọ xít muỗi bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 đến
tháng 11 khi cây bắt đầu đâm chồi mới và tăng cao nhất vào tháng
12 đến tháng 2 khi nở hoa rộ sau đó giảm xuống đến tháng 5 và
ngưng hoạt động trong mùa mưa. Tại các vườn điều non bọ xít
muỗi gây hại quanh năm.
d. Triệu chứng gây hại:
Cả con non lẫn con trưởng thành đều gây hại cây điều tại các bộ
phận lá, chồi non, hoa trái và hạt non. Chúng dùng vòi chích vào
các mô non để hút nhựa cây và tiết vào đó một loại độc tố, nơi bị
chích tiết ra một chất nhựa. Khi các chồi non, cành hoa bị hại dần
dần khô đi. Nếu lá non bị hại thì toàn bộ phiến lá xuất hiện các
chấm màu đen, lá bị cong và biến dạng. Hạt bị côn trùng chích sẽ
nhăn nheo và khô, trên bề mặt có nhiều đốm vãy màu nâu đen
tròn. Vết chích tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập gây hại
cây điều.
e. Biện pháp phòng trừ:
Tỉa cành, tạo tán thông thoáng, dọn vệ sinh, làm cỏ, làm mất nơi
cư trú của sâu. Có thể phun thuốc làm 2 lần, lần đầu vào lúc cây ra
chồi mới (tháng 10 đến tháng 11) và lần 2 vào lúc cây bắt đầu ra
nụ hoa (tháng 1 đến tháng 2) nếu cần thiết phun lần 3 khi cây ra
trái non (tháng 2 đến tháng 3).
• Danitol S 50 EC: Pha 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Padan 95 SP: Pha 25gr - 30 gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumi Alpha 5 EC: Pha 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Dantotsu 50 WDG: Pha 1 gói 5gr cho bình 16 lít, phun từ 600 lít

nước đến 800 lít nước cho 1 ha.


2. BỌ TRĨ (Selenothrips rubrocinctus)
a. Tác hại: Bọ trĩ là đối tượng gây hại phổ biến ở các vùng trồng
điều của nước ta (có khoảng 6 loài bọ trĩ tấn công trên cây điều ở
Ấn Độ, nhưng loại bọ trĩ tấn công trên hoa là nguy hiểm nhất). Bọ
trĩ rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có lông tơ. Con
cái có khả năng đẻ từ 30 - 50 trứng rất nhỏ ở mặt dưới lá dọc theo
các gân chính của lá non, trứng nở sau 4 - 6 ngày. Bọ trĩ non màu
vàng nhạt, rất nhỏ khoảng 0,2mm (rất khó thấy bằng mắt thường),
lột xác 2 - 3 lần kéo dài 12 - 18 ngày. Do vậy, có rất nhiều thế hệ
liên tiếp nhau nên mật số tăng nhanh gây hại nặng cho điều vào
đầu mùa khô. Bọ trĩ cạp lớp biểu bì và chích hút nhựa của các bộ
phận non, đặc biệt chúng tấn công vào nhụy hoa làm hoa khô rụng,
hiện tượng này cũng rất lầm lẫn với bệnh thán thư.
b. Thời gian gây hại: Bọ trĩ gây hại từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4
hằng năm, nhưng cao điểm vào tháng 12 - 1 trùng vào giai đoạn ra
hoa của cây điều.
c. Biện pháp phòng trừ:
• DanitolS 50 EC: Pha 30ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Padan 95 SP: Pha 25gr - 30gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Dantotsu 50WDG: Pha 1 gói (5gr) cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
3. SÂU ĐỤC THÂN (Plocaederus spp.)
a. Đặc điểm hình thái: Trưởng thành là loài xén tóc có màu nâu

sẫm dài 35-45cm râu màu nâu hình sợi chỉ. Vòng đời khoảng 10
tháng, sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm.
b. Triệu chứng gây hại và tập quán hoạt động:


• Cây bị hại xuất hiện các vết nhựa cùng với mùn gỗ cây đùn ra từ
một lỗ nhỏ những cây bị xén tóc gây hại làm cây suy yếu, và chết
dần, lá vàng
• Con cai trưởng thành có tập tính đẻ trứng từng cái riêng lẻ ở vỏ
gốc cây từ 1m trở xuống, sau 4-6 ngày trứng nở, ấu trùng đục vào
phần mô vỏ cây và ăn mô vỏ.
c. Biện pháp phòng trừ:
• Phát hiện kịp thời, rạch lỗ đục giết chết sâu hoặc dùng bông tẩm
thuốc nhét lỗ đục.
• Dùng hỗn hợp vôi + lưu hùynh + nước theo tỉ lệ (10:1:40), quét
từ 1.2m trở xuống để ngừa sâu trưởng thành đến đẻ trứng.
• Padan 95SP: Pha 25gr - 30gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• DanitolS 50EC: Pha 30ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
4. SÂU ĐỤC NÕN hay BỌ PHẤN ĐẦU DÀI (Alcides sp.)
a. Tác hại:
Bọ phấn đầu dài là 1 trong những loại sâu đục nõn nguy hiểm nhất
đối với cây điều. Đặc biệt khi sâu phá hoại đợt chồi ra hoa có thể
làm giảm năng suất một cách nghiêm trọng. Bọ đầu dài xuất hiện
và phá hoại khắp các vùng trồng điều ở nước ta.
b. Đặc điểm hình thái:
Con trưởng thành toàn thân có màu nâu đen dài 10 - 13mm. Trứng

màu đen hình bầu dục, sâu non màu trắng nằm trong đường hầm
đục trong lõi chồi non. Vòng đời 46 - 53 ngày.
c. Tập quán hoạt động:
Trưởng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Mỗi
nõn thường bị đục từ 8 - 10 lỗ nhưng chỉ có 1 - 2 trứng được đẻ
vào lỗ thứ 8 từ trên xuống, sâu non đục lên ngọn và đục xuống


trong lõi chồi non để ẩn náu. Chồi bị hại lá non lúc đầu héo và
rụng dần hay phát triển không bình thường. Chồi teo lại và ngừng
phát triển. Sâu có thể phát triển mỗi năm 3 lứa, biến động có 3 cao
điểm, ở pha sâu non rơi vào các tháng 2, tháng 6 và tháng10, pha
sâu trưởng thành rơi vào các tháng 1, tháng 5 và tháng 9.
d. Biện pháp phòng trừ:
• Cắt bỏ chồi non bị hại cùng với cả sâu non bên trong đem chôn
hay đốt đi.
• Padan 95 SP: Pha 25gr - 30gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Danitol S 50 EC: Pha 30ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
5. SÂU PHỎNG LÁ (Acrocercop sp.)
a. Tác hại: Sâu thường phá hoại nghiêm trọng những cây điều
non, nhất là cây con trong giai đoạn vườn ươm, cây điều kinh
doanh khi ra các đợt lá non.
b. Đặc điểm hình thái và triệu chứng:
• Sâu trưởng thành đẻ trứng ở các chồi non, lá non, sâu non mới nở
đục ăn thịt lá chừa lại phần xơ, lớp biểu bì mỏng của lá bị phỏng
rộp lên tạo thành các đốm màu trắng trên lá.

• Sâu non mới nở có màu trắng, khi phát triển đầy đủ có màu nâu
đỏ.
c. Biện pháp phòng trừ:
• Thường xuyên kiểm tra phát hiện để ngắt bỏ những bộ phận bị
hại đem huỷ.
• Padan 95 SP: Pha 25gr - 30gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Danitol S 50 EC: Pha 30ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
đến 800 lít nước cho 1 ha.


• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
6. CÂU CẤU (Myllocerus spp.):
a. Đặc điểm hình thái:
Con trưởng thành dài 16mm, rộng 5mm, toàn thân có màu xanh
vàng óng ánh. Mắt kép màu đen tròn lồi rõ hai bên đầu. Cánh
trong bằng chất màng trong suốt. Chân có 4 đốt phủ bằng lông tơ
trắng mịn. Đốt chân thứ 3 xẻ rãnh thành hai thùy.
b. Tập quán hoạt động:
Câu cấu xanh xuất hiện và gây hại hầu như quanh năm, nhiều nhất
vào tháng 3, 4 vào mùa giao phối. Sâu trưởng thành ít bay vào
buổi sáng sớm, khi có động sâu thường ẩn nấp dưới mặt lá. Câu
cấu thường cắn phá lá điều non, chúng gặm từ rìa lá vào đến gân
lá.
c. Biện pháp phòng trừ:
• Áp dụng biện pháp phòng trừ như các loài sâu hại khác. Khi thấy
sâu non xuất hiện có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
• Padan 95 SP: Pha 25gr - 30gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.

• Danitol S 50 EC: Pha 30ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
đến 800 lít nước cho 1 ha.
• Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
V. BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. BỆNH HÉO CHẾT NHANH:
a. Tác nhân:
• Do nấm Phytophthora spp..
• Nấm Phytophthora là nấm thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần
sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan
mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí trên dưới 30ºC.
b. Triệu chứng gây hại :


• Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ
thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho
cây tiêu bị chết nhanh hàng loạt là khi tấn công vào phần cổ rễ hay
còn gọi là gốc thân.
• Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì xuất hiện một ít lá bị
vàng úa, sau đó các lá tiếp tục bị vàng, cây tiêu héo rũ rất nhanh,
có khi lá héo rũ trên cây đến sáng sớm có thể thấy cây tiêu tươi trở
lại do ướt sương vào ban đêm. Sau đó các đốt thân cũng biến màu
thâm đen và rụng. Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ
ngọn trở xuống. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ
(ngang mặt đất) hoặc phần bên dưới mặt đất làm thối cổ rễ và thối
đen rễ, sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu
hiện các triệu chứng đã nêu . Bênh tiến triển rất nhanh từ khi phát
hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 5
-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1 - 2 tuần.
c. Phòng trừ :

• Kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sớm ngay từ khi thiết kế
vườn, chuẩn bị cây giống, bởi vì nếu để đến lúc bệnh đã lan ra mới
vội vã mua thuốc về xử lý thì không thể nào cứu chữa kịp.
• Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh. Chọn giống tiêu
ít bị nhiễm bệnh.
• Đất trồng tiêu nên chọn loại đất tơi xốp, đảm bảo ở độ sâu 50 60 cm không bị đọng nước. Thiết kế vườn, đào rãnh để vườn dễ
thoát nước khi có mưa.
• Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, làm sạch cỏ dại, cắt bỏ bớt các
lá già, các dây lươn ở gốc để cho gốc tiêu thông thoáng.
• Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai (15-20 kg/gốc/năm) và cân đối N,
P , K , Ca , Mg.
• Trong khi chăm xóc, làm cỏ, bón phân cố gắng tránh gây những
vết thương cho gốc tiêu, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm
bệnh gây hại.


• Các cây bị nặng cần đào bỏ, nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy, rắc vôi
1 kg / hố để diệt mầm bệnh.
• Thường xuyên kiểm tra nhất là vào mùa mưa và đặc biệt ở những
vườn đã từng bị bệnh hại trước đây để phòng trừ bằng thuốc hóa
học.
+ Pha thêm 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight 12.5WP trong bình 16 lít
với thuốc trừ nấm Phytophthora khác để trừ triệt để bệnh.
2. BỆNH CHẾT CHẬM:
a. Tác nhân:
• Do tuyến trùng kết hợp với một số loài nấm như Fusarium sp.,
Phytophthora spp., Pythium spp., Rhizoctonia spp. Đôi khi là sự
gây hại riêng lẻ của nấm Phytophthora spp. vào hệ thống rễ tơ gây
hiện tượng thối rễ tơ.
b. Triệu chứng gây hại :

• Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các
đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và
héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các
vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó
mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây
tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.
• Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài
nhiều năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1-2 dây.
c. Phòng trừ :
• Áp dụng các biện pháp tổng hợp như bệnh chết nhanh.
• Phun thuốc ngừa nấm bệnh định kỳ một tháng một lần trong mùa
mưa pha 10gr – 20gr thuốc Sumi Eight 12.5WP Nhật Bản cho 12 –
16 lít nước, tưới đẫm gốc tiêu và tưới lien tục từ 2 – 3 lần trong 1
vụ.
2. THÁN THƯ
a. Tác nhân:


• Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
• Nấm tồn tại trong đất và xác bã thực vật. Bệnh phát triển nhiều
trong điều kiện vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu phân bón, tưới
nước không đều trong mùa khô.
b. Triệu chứng gây hại :
• Bệnh gây hại ở bầu ương, cây con, cây đang cho thu hoạch.
• Trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu
nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng
đen rộng. Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, sau lan rộng
vào trong phiến lá. Lá bị bệnh nặng biến vàng. Bệnh cũng lan sang
nhánh làm khô đốt, rụng cành. Trên bông bệnh làm hạt mới tượng
bị khô đen, lép.

c. Phòng trừ :
• Chăm bón đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.
• Khi thấy bệnh chớm xuất hiện phun thuốc phòng trừ, phun kỹ
ướt đều tán lá, cành, quả. Khi bệnh nặng cần phun 2 - 3 lần, mỗi
lần cách nhau 10 - 14 ngày:
+ Pha 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ
600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 đến 20
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như
chum quả, cành, tán lá.
4. ĐEN LÁ
a. Tác nhân:
• Do nấm Lasiodiplodia theobromae.
• Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử trên tàn dư cây bệnh. Bệnh đen
lá phổ biến ở các vườn tiêu, phát sinh nhiều vào mùa mưa, ẩm độ
vườn tiêu cao, trời nóng, bộ rễ bị úng nước.
b. Triệu chứng gây hại :
• Trên lá vết bệnh xuất hiện ở giữa lá hoặc ở chóp lá những đốm
vàng, nhỏ, sau lớn dần biến màu đen. Khi vết bệnh già màu hơi


bạc không có quầng đen viền quanh (đặc điểm để phân biệt với
bệnh thán thư).
• Bệnh hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn
trở xuống làm tán tiêu trơ trụi.
c. Phòng trừ :
• Vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, gốc tiêu thông thoáng.
• Chăm sóc cây tiêu sinh trưởng tốt.
• Cắt bỏ các lá và nhánh bị bệnh nặng, tập trung tiêu hủy.
• Khi bệnh phát sinh dùng thuốc phòng trừ như bệnh thán thư.

+ Pha 10gr – 15 gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ
600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như
tán lá.
5. KHÔ VẰN
a. Tác nhân:
• Do nấm Rhizoctonia solani.
• Hạch nấm sống hàng năm trong đất, gặp điều kiện thuận lợi mọc
ra sợi nấm để xâm nhập gây bệnh.
• Bênh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ trong vườn cao,
nhất là ở những vườn tiêu rậm rạp.
b. Triệu chứng gây hại :
• Bệnh phát triển từ mặt đất nên hại chủ yếu phần tán lá dưới gốc.
Vết bệnh thường từ mép lá lan vào, vết bệnh loang lổ to nhỏ không
đều, xung quanh viền nâu thẫm. Khi già vết bệnh chuyển màu
trắng xám, phồng rộp, có những hạch nấm nhỏ li ti màu trắng trên
bề mặt, sau chuyển màu nâu đỏ. Trời ẩm ướt thấy trên vết bệnh có
lớp tơ trắng.
• Bệnh nặng làm lá bị thối đen , hơi nhũn, cây sinh trưởng kém.
c. Phòng trừ :
• Vệ sinh vườn tiêu thông thoáng, tỉa bớt các lá già, lá bệnh dưới gốc.


• Bón đầy đủ phân hữu cơ.
• Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện:
+ Pha 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight hoặc 180ml – 200 ml thuốc
Validacin 5L Nhật Bản cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước –
800 lít nước cho 1 ha.
+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20

ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh.
6. NẤM HỒNG:
a. Tác nhân:
• Do nấm Corticium salmonicolor.
• Bệnh nấm hồng phát sinh từ đầu mùa mưa và phát triển kéo dài
đến các tháng cuối năm. Bào tử nấm được sinh sản rất nhanh với
khối lượng lớn phát tán lây lan bệnh. Vào mùa khô bệnh ngừng
phát triển nhưng nguồn bệnh vẫn tồn tại trong bụi tiêu.
b. Triệu chứng gây hại:
• Trên dây chính và các nhánh tiêu, các vết bệnh màu hồng nhạt
bao bọc xung quanh vỏ thân và nhánh, vết bệnh kéo dài tới vài
chục cm.
• Sợi nấm phát triển trên mặt vỏ cây, đi sâu vào lớp vỏ cây tiêu để
lấy chất dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu, làm héo lá và chết cả
nhánh tiêu, quả bị rụng non.
c. Phòng trừ:
• Đầu mùa mưa làm mương thoát nước tốt.
• Làm sạch cỏ dại, cắt tỉa các dây lươn, các nhánh tiêu vô hiệu...
cho gốc tiêu được thông thoáng.
• Tiêu hủy các dây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh.
• Phun ngừa hoặc khi bệnh chớm xuất hiện:
+ Pha 10gr – 15gr thuốc Sumi Eight hoặc 180ml – 200 ml thuốc
Validacin 5L Nhật Bản cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước –
800 lít nước cho 1 ha.


+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20
ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh.
7. TIÊU ĐIÊN (Xoắn lùn, tiêu cằn):
a. Tác nhân:

• Do Virus.
• Virus gây bệnh lan truyền qua các loài sâu chích hút như rầy, rệp
và qua hom giống từ cây bị bệnh, dụng cụ canh tác. Bệnh xuất
hiện phổ biến ở vườn tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
b. Triệu chứng gây hại :
• Những cây tiêu bị cằn thường nằm rải rác trong vườn, hiếm khi
thấy cả vườn tiêu bị bệnh.
• Cây tiêu bệnh thấp hơn rõ rệt so với những cây tiêu khỏe xung
quanh, lá cũng nhỏ hơn, bị biến màu xanh vàng loang lổ ở cả hai
mặt., lá cứng, giòn, hơi nhăn nheo gợn sóng. Cây bệnh có đốt thân
ngắn lại, căn cỗi, ra ít bông, tỷ lệ đậu trái thấp, sản lượng hạt tiêu
giảm rõ rệt. Bộ rễ kém phát triển, chỉ có vài sợi rễ ngắn trơ trụi,
không thể đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường.
c. Phòng trừ :
• Khi phát hiện cây bị bệnh cần nhổ bỏ tiêu hủy.
• Không lấy giống từ vườn tiêu bị bệnh.
• Vệ sinh dao cắt sau mỗi lần cắt dây..
• Phòng trừ tốt các loại rầy, rệp, bọ xít bằng thuốc Danitol S 50
EC, Sumithion 50 EC, Dantotsu 50 WDG, Padan 95 SP.
VI. SÂU HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ:
1. RỆP MUỘI ĐEN (Toxoptera aurantii):
a. Hình thái:
• Có 2 loại rệp không cánh và có cánh. Rệp trưởng thành không
cánh cơ thể trần trụi, hình quả lê dài 1,5-2 mm, màu đen hoặc hơi
đỏ. Trong một ổ rệp có vài con rệp có cánh, phần bụng màu đen,
cánh mỏng và trong suốt, thường phát sinh khi mật độ rệp quá cao


nó có chức năng bay đi tìm nơi sinh sống mới để tạo ra ổ rệp mới
khi ổ rệp cũ gặp điều kiện bất thuận như nguồn thức ăn cạn kiệt.

Rệp non màu hơi nâu.
• Trong điều kiện nóng ẩm vùng nhiệt đới, một rệp cái đẻ trung
bình 30-50 con và chỉ sau 7-10 ngày rệp non lại trở thành rệp cái
và đẻ con, cho nên ổ rệp hình thành rất nhanh chóng.
b. Triệu chứng gây hại:
• Rệp muội sống tập trung ở các chồi non, lá non, trái non hút nhựa
làm và lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong
queo dị hình, quả bị khô héo. Trong quá trình sinh sống, rệp tiết ra
chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn
dụ kiến. Quan trọng và nguy hiểm hơn là rệp muội lan truyền bệnh
virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe.
c. Phòng trừ:
• Vệ sinh vườn sạch sẽ.
• Chăm sóc để cây tiêu sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh.
• Khi rệp phát sinh nhiều phun thuốc trừ rệp muội, chú ý phun ướt
đều nơi rệp đeo bám.
+ Danitol S 50EC: Pha 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600 lít
nước cho 1 ha.
+ Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
+ Dantotsu 50 WDG: Pha 1 gói (5gr) cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước đến 800 lít nước cho 1 ha.
4. BỌ XÍT LƯỚI hay RẦY THÁNH GIÁ (Elasmognathus
nepalensis):
a. Hình thái:
• Con trưởng thành màu đen, cơ thể nhỏ kích thước khoảng 15 x
17 mm, cánh dài quá bụng. Ngực trước kéo dài ra hai bên và phình
tròn ở đầu, tạo với trục cơ thể hình chữ thập, vì vậy khi bọ xít đậu



giống như cây thánh giá nên còn gọi là rầy thánh giá. Toàn bộ mặt
lưng và cánh trước có cấu tạo hình lưới.
• Sâu non giống trưởng thành nhưng không có cánh.
b. Triệu chứng gây hại:
• Trưởng thành xuất hiện vào thời kỳ cây tiêu ra bông và đậu trái
non, thường vào đầu và cuối mùa mưa.
• Bọ xít núp ở mặt dưới lá non chích hút nhựa lá non, bông và trái,
bị hại nặng cả chùm bông, chùm trái non trở thành màu nâu vàng,
bông, trái non rụng hàng loạt.
c. Phòng trừ:
• Vườn tiêu phải thông thoáng, dọn sạch cỏ.
• Phun thuốc trừ khi bọ xít xuất hiện vào thời kỳ ra bông và có trái
non, chú ý phun kỹ ở mặt dưới lá :
+ Danitol S 50 EC: Pha 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Sumithion 50 EC: Pha 30ml – 50 ml thuốc cho bình 16 lít, phun
từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Padan 95 SP: Pha 25gr - 30 gr thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.
+ Sumi Alpha 5 EC: Pha 30 ml thuốc cho bình 16 lít, phun từ 600
lít – 800 lít nước cho 1 ha.
5. SÂU ĐỤC THÂN (Lophobaris piperis):
a. Hình thái:
• Bọ trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5-2 mm, đầu
có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Trên lưng và cánh có
nhiều lõm nhỏ.
• Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong.
b. Triệu chứng gây hại:
• Bọ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu.



×